Chuyến bay thương mại sử dụng
cho công tác nước ngoài mới đây của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là một tín hiệu
khác lạ so với thông lệ.
in dẫn lại trên VTV và các báo cho biết: Sau khi viếng nhà vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej, chiều tối 28/10/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Bangkok trên chuyến bay thương mại của Vietnam Airlines. Đây là lần đầu tiên Thủ tướng đi công tác nước ngoài bằng máy bay thương mại.
in dẫn lại trên VTV và các báo cho biết: Sau khi viếng nhà vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej, chiều tối 28/10/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Bangkok trên chuyến bay thương mại của Vietnam Airlines. Đây là lần đầu tiên Thủ tướng đi công tác nước ngoài bằng máy bay thương mại.
Bản tin rất
gọn. Nhưng phía sau những mô tả ngắn gọn đó, sẽ thấy vài điều mới lạ, có ý
nghĩa vượt ra khỏi ý nghĩa một chuyến công cán thông thường của người đứng đầu
Chính phủ.
Ngay từ khi mới nhậm chức, thông điệp xuyên suốt của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là thực hành tiết kiệm. Ngày 11/6, làm việc với tỉnh Vĩnh Long, ông chỉ đạo tỉnh này phải ưu tiên ngân sách đầu tư cho các công trình chống hạn, mặn. Riêng về Bảo tàng Nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long theo đề xuất của tỉnh, phải làm vừa phải, tiết kiệm ngân sách tối đa.
Ngày 29/7, ở
buổi làm việc cuối của kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XIV, người đứng đầu Chính
phủ đích thân hứa trước quốc dân đồng bào việc triệt để tiết kiệm chi thường
xuyên, nhất là hội họp, xe công, đi công tác nước ngoài. Ông cũng làm gương
không mua xe mới.
Ngày 1/8,
chủ trì phiên họp Chính phủ, Thủ tướng khẳng định từng thành viên chính phủ
phải gương mẫu đi đầu trong công tác tiết kiệm, chống lãng phí. Cuối tháng 8,
cũng trong phiên họp Chính phủ, ông nhắc lại rõ ràng thông điệp: “Phải sử dụng
tiết kiệm mồ hôi công sức của dân”. Ngân sách là mồ hôi công sức của dân.
Có rất
nhiều thông điệp đã được người đứng đầu Chính phủ cam kết. Và nói là làm. Sử
dụng chuyến bay thương mại cho công tác nước ngoài là một hành động thực chứng
cho cam kết mạnh mẽ. Và chắc hẳn, sẽ có nhiều hành động nữa nối tiếp “chuyến
bay thương mại” đáng nhớ này.
Thật ra, tiền lệ sử dụng máy bay thương
mại cho công cán nước ngoài không phải là không có. Cuối tháng 4/2013, Thủ
tướng Singapore Lý Hiển Long đã đến dự hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 22 tại
thủ đô Brunei bằng máy bay thương mại.
Ông đến trên chuyến bay SQ 182 của hãng
hàng không quốc gia Singapore, và rời đó trên chuyến bay BI423 của hãng hàng
không Hoàng gia Brunei. Chọn lựa “bình dân” của ông Lý Hiển Long được dư luận
ca ngợi. Bởi lẽ Singapore là nước giàu có, phát triển hàng đầu Đông Nam Á. Thế
mà người đứng đầu chính phủ đất nước đó lại chọn cách tiết kiệm tiền ngân sách
tối đa.
Với cương vị đứng đầu chính phủ, đi công
tác nước ngoài gắn liền với những yêu cầu chặt chẽ về ngoại giao, an ninh… Sẽ
không ai nói gì về sự lựa chọn chuyên cơ cho những chuyến đi đó. Nhưng nếu chọn
máy bay thương mại, sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền.
Để tham khảo, theo đơn giá của Bộ Tài
chính ban hành năm 2009, chi phí cho một giờ bay thử bằng máy bay Boeing 777 là
144,6 triệu đồng. Chi phí thuê chuyên cơ theo hình thức thuê chuyến (chưa bao
gồm thuế VAT và chi phí nhiên liệu bay) là 124,4 triệu đồng một giờ.
Do vậy, chuyến bay thương mại sử dụng
cho công tác nước ngoài mới đây của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là một tín hiệu
khác lạ so với thông lệ.
Nhiều người gần gũi với thủ tướng đã
miêu tả ông là một người vẫn mang đậm tính cách Quảng Nam, bộc trực, dứt khoát,
nói là làm, nói được là làm được. Và như vậy, có sơ sở để người dân đặt lòng
tin vào tuyên bố triệt để thực hành tiết kiệm mà thủ tướng đã truyền đi.
Lòng tin đến từ thực chứng. Tinh thần
lan toả từ chuyến bay thương mại có phần khác thường ấy hy vọng sẽ nhanh chóng
trở thành điều bình thường. Và những tuyên bố hay quyết sách hợp lòng dân sẽ từ
các cuộc họp chính phủ đi thẳng vào cuộc sống. Đọc được những tin tức như thế,
lòng dân rất vui.
Một tín hiệu đáng mừng của người đứng đầu Chính phủ về thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Con đường từ lời nói đến hành động sẽ ngày càng ngắn lại và phải trở thành hiện thực. Nói phải đi đôi với làm, cấp trên làm gương cho cấp dưới.
Trả lờiXóa