Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

CẢNH GIÁC, ĐẤU TRANH VỚI NHỮNG QUAN ĐIỂM SAI TRÁI TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI

Như chúng ta đã biết, hiện nay mạng Internet được phổ cập và phát triển rất rộng rãi, sự phát triển của Internet góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích của nó mang lại thì mặt trái của Internet là không hề nhỏ; đặc biệt là các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam, chúng đã triệt để tận dụng mạng Internet để thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” nhằm chống phá cách mạng nước ta.
          Thực tế, trong thời gian gần đây, các thế lực thù địch đã tập dượt cho âm mưu, ý đồ của chúng bằng nhiều thủ đoạn; kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng... khác nhau: như thâm nhập vào các tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và hội sinh viên nhằm phá vỡ các tổ chức này; đưa các ấn phẩm văn hóa đồ trụy, phản động vào cuộc sống của giới trẻ, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, sự mê tín, dị đoan của một số thanh niên trẻ thiếu hiểu biết để thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, họ thông qua các chương trình hoạt động khác nhau. Đặc biệt chúng sử dụng các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo liên tục đăng tải những bài viết bôi nhọ, nói xấu Đảng, Nhà nước và cá nhân các đồng chí lãnh đạo của đảng và Nhà nước ta.
          Trong những ngày gần đây được sự giật dây của những kẻ phản động từ bên ngoài, những phần tử quá khích ở trong nước, lợi dụng tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, đã súi dục, kích động giáo dân và các phần tử sấu biểu tình, gấy rối làm mất an ninh trật tự ở một số địa phương trên cả nước mà điển hình: Tại Lộc Hà, Hà Tĩnh số đông giáo dân đã tụ tập gây rối nhiều ngày liền, họ ngang nhiên hạ cờ Tổ quốc tại trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Lộc Hà, sau đó thay thế vào đó bằng cờ ngũ sắc, đại diện cho giáo hội thiên chúa, như vậy chúng ta có thể thấy rằng; các thế lực thù địch đã tiến thêm một bước cực kỳ nguy hiểm. Nhưng điều đáng buồn ở đây, trong đám đông ô hợp đó, chỉ một bộ phận nhỏ là ý thức được việc mình đang làm, còn đại đa số là bị chúng súi dục, lôi kéo, giật dây như những con rối khi đang biểu diễn trên sân khẩu để tham gia vào trò chơi chính trị tôn giáo. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là những chiêu bài cũ rích, mà kẻ đứng đằng sau kích động, súi dục, giật dây để những con rối kia nhảy múa điên loạn chính là những kẻ núp dưới vỏ bọc của tôn giáo. Chúng ta dễ dàng nhận diện một số khuôn mặt quên thuộc; là các linh mục, Nguyễn Đình Thục, Trần Đình Lai, Đặng Hữu Nam cùng đồng bọn của chúng dưới quyền chỉ đạo của giáo mục Nguyễn Thái Hợp và đám tay sai bán nước hại dân của nhóm băng đảng gọi là “Việt Tân”, như Bạch Hồng Quyền...Chúng đã lợi dụng vấn đề cá chết ở 4 tỉnh miền trung để luận điểm, xuyên tạc bóp méo sự thật, nói xấu đảng, chế độ, bôi nhọ danh dự các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gây rối cản trở chính quyền địa phương các cấp thực thi nhiệm vụ, đặc biệt nguy hiểm có những nơi các phần tử quá khích còn bắt giữ những cán bộ, chiến sỹ đang làm nhiệm vụ để làm con tin, gây dư luận xấu trong quần chúng nhân dân.
          Theo số liệu được công bố bởi Tổ chức thống kê số liệu Internet quốc tế, tính đến nay Việt Nam có 45,5 triệu người dùng Intrnet đạt mức thâm nhập/dân số là 48%. Với con số này Việt Nam xếp thứ 6 trong khu vực châu Á vế số lượng người dùng Intrnet. Các thế lực thù địch lợi dụng trang mạng xã hội để thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” đẩy nhanh mưu đồ chống phá cách mạng Việt Nam, với những âm mưu thủ đoạn và cách thức tiến hành không có gì là mới mẻ, nhưng thủ đoạn thì ngày càng hèn hạ và xảo quyệt hơn. Vì vậy, đòi hỏi mỗi người dân yêu nước chúng ta cần phải nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm trong sử dụng mạng Internet. Đồng thời mỗi người chúng ta đều phải có những kiến thức nhất định, để xem xét, phân tích, phân biệt những thông tin một cách khách quan, toàn diện, biết phân biệt những thông tin tốt, xấu, thật, giả không để mắc mưu kẻ thù./.

                                                                                                                Tre Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét