Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

ĐẨY MẠNH CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ



ĐẨY MẠNH CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ, LOẠI BỎ NHỮNG KẺ CƠ HỘI VỀ CHÍNH TRỊ, THAM VỌNG VỀ QUYỀN LỰC TRONG NỘI BỘ ĐẢNG-GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CÓ HIỆU QUẢ “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” TRONG CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY
          Để cuộc đấu tranh phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên có hiệu quả, làm cho Đảng ta trong sạch vững mạnh, củng cố lòng tin của nhân dân với đảng, phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó vấn đề đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, loại bỏ những kẻ cơ hội về chính trị, tham vọng về quyền lực là một giải pháp quan trọng. Thực tế nóng bỏng và kinh nghiệm sống còn của tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới và ở nước ta cho thấy: không chủ động phòng chống tham nhũng, lãng phí có hiệu quả thì không thể nói tới bất kỳ sự ổn định hay phát triển bền vững nào; nếu không muốn nói là nạn tham nhũng tới mức nào đó sẽ làm băng hoại một thể chế, khuynh đảo và làm xụp đổi một nhà nước. Do vậy cần tiến hành đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp chủ yếu sau:
          Một là: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm các cấp, các ngành của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, tạo sự thống nhất, tự giác, quyết tâm cao trong hành động.
          Hai là: Tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các qui định của Đảng và Nhà nước theo hướng đề cao trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu trong mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, vừa phải tôn trọng nguyên tắc tập thể, vừa phải phát huy vai trò cá nhân người đứng đầu; khuyến khích, bảo vệ người đứng đầu, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng.
          Rà soát cơ chế, chính sách và ban hành văn bản qui phạm pháp luật để quản lý, kiểm soát chặt chẽ vốn, tài sản của Nhà nước. Theo đó, cần tiến hành tổng kết toàn diện công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm; bổ sung, sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng. Kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan có chức năng đấu tranh phòng chống tham nhũng.
          Ba là: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, mạnh dạn đưa ra xét xử các vụ án tham nhũng, lãng phí trọng điểm, lấy lại lòng tin của nhân dân. Kiên quyết xử lý và kịp thời thay thế những cán bộ lãnh đạo, quản lý tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm trách nhiệm những người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, địa phương mình trực tiếp quản lý. Đồng thời xây dựng cơ chế phòng ngừa để không thể, không dám tham nhũng; ngăn chặn quan hệ “lợi ích nhóm”; chống đặc quyền, đặc lợi, khắc phục “tư duy nhiệm kỳ”. Kiên quyết loại bỏ hậu duệ, tiền tệ, quan hệ trong công tác cán bộ...
          Bốn là: Thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản, kê khai thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức. Đây là biện pháp quan trọng trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng. Trong những năm qua các tổ chức đảng đã thực hiện có nền nếp việc kê khai tài sản cho cán bộ, đảng viên theo định kỳ, hoặc trước khi bổ nhiệm, đề bạt, nhưng thực tế còn mang tính hình thức. Vì vậy, điều quan trọng có ý nghĩa quyết định hàng đầu là cán bộ, công chức phải kê khai trung thực, cán bộ giữ chức vụ càng cao, càng phải thể hiện sự gương mẫu. Hạn chế số lượng công chức phải kê khai tài sản, nên tập trung vào số cán bộ có chức, có quyền gắn với tiền, tài sản của Nhà nước, nhất là cán bộ cao cấp. Nếu kiểm tra phát hiện cán bộ, công chức kê khai không trung thực phải có chế tài xử lý nghiêm minh.
          Năm là: Đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước và cải cách hành chính trong Đảng. Rà soát loại bỏ những cơ chế, chính sách không còn phù hợp, cản trở việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, phương tiện thông tin đại chúng và quần chúng nhân dân. Xây dựng và thực hiện tốt cơ chế khuyến khích và bảo vệ tổ chức, cá nhân phát hiện, tố cáo tham nhũng, lãng phí.
          Đẩy nhanh việc cải cách chính sách tiền lương, thu nhập, chính sách nhà ở, chống bình quân, cào bằng; đồng thời chống độc quyền, độc lợi; gắn với tinh giảm biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức để kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội.
                                                          

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét