NHẬN DIỆN ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CHỐNG
PHÁ TRÊN LĨNH VỰC
CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG, VĂN HÓA CỦA
CÁC THẾ LỰC
THÙ
ĐỊCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Tư tưởng và văn hóa là hai lĩnh vực có quan hệ mật
thiết với nhau, cùng hợp thành nền tảng tư tưởng, tinh thần của xã hội và có
vai trò quan trọng đến sự tồn tại, vững mạnh của chế độ chính trị. Xuất phát từ
vai trò, vị trí và mối liên hệ mật thiết giữa tư tưởng và văn hóa, mà hiện nay
các thế lực thù địch tập trung chống phá đồng thời cả hai lĩnh vực. Vì vậy, chúng
ta cần tỉnh táo nhận diện đúng bản chất của hiện tượng này để kịp thời đề ra
những giải pháp đấu tranh, tuyên truyền có hiệu quả.
Nhận
diện thứ nhất: Phủ nhận các luận
điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Hiện nay, khác với sự chống phá qua sách, báo, tạp chí,
các thế lực thù địch đưa ra những thông tin xấu độc, lợi dụng sức lan toản của
mạng Internet, trang mạng xã hội, đưa tin dưới dạng ngắn gọn, kích thích sự
nghi ngờ hoặc phủ định sạch trơn những giá trị của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chi Minh. Về mặt lý luận, các tin, bài viết đều là sự thu gom, nhào
lặn những thông tin của các thế lực chống chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh qua các thời kỳ. Nội dung chống phá thường chủ quan, thiếu căn cứ, chủ yếu
tác động về tâm lý, kích động những nhóm đối tượng có cùng hoàn cảnh, thu hút
số đông những đối tượng thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết chưa đầy đủ để tạo sức
mạnh chống phá, theo các hướng:
-
Về việc Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng: Các
thế lực thù địch cho rằng, chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời vào thời kỳ chủ nghĩa tư
bản cổ điển, đã hoàn thành sứ mệnh và không còn phù hợp với giai đoạn hiện nay.
Một dạng khác cho rằng chủ nghĩa Mác-Lênin là ngoại lại, không phù hợp với Việt
Nam
cần có một tư tưởng, học thuyết riêng.
Tách
tư tưởng Hồ Chí Minh ra khỏi chủ nghĩa Mác-Lênin, cho rằng chủ nghĩa Mác-Lênin
là thuần túy về giai cấp và đấu tranh giai cấp; còn tư tưởng Hồ Chí Minh là về
dân tộc, do vậy hai vấn đền này không liên quan gì với nhau.
-
Nhiều nội dung căn cốt của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh bị các thế
lực thù địch tấn công: như thế giới quan, phương pháp luận, những nguyên lý,
qui luật, phạm trù, nhất là học thuyết về hình thái kinh tế-xã hội, đấu tranh
giai cấp, nhà nước chuyên chính vô sản.
-
Sau khi Liên Xô, Đông Âu sụp đổ, mô hình chủ nghĩa xã hội chỉ là ảo tưởng, Việt
Nam cần xây dựng một mô hình xã hội khác, một số ý kiến cổ vũ cho mô hình xã
hội dân chủ theo kiêu phương Tây.
Nhận diện thứ hai: xuyên tạc, phủ định con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội, các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước
Về
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, các thế lực thù địch phù nhận mục tiêu chủ
nghĩa xã hội, phủ nhận công cuộc đổi mới, cho rằng áp dụng kinh tế thị trường
là đi theo chủ nghĩa tư bản; phủ nhận thời kỳ quá độ.
Về
Đảng cầm quyền: Thông tin xấu độc tập trung vào bản chất của Đảng, sự lãnh đạo
duy nhất của Đảng đối với Nhà nước và xã hội; các nguyên tắc của Đảng, nhất là
nguyên tắc tập trung dân chủ, bác bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng được ghi trong
điều 4 của Hiến pháp.
Về
vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam: Vấn đề này được các thế lực thù địch bên
ngoài cấu kết với các đối tượng bất mãn, chống đối ở trong nước thường xuyên thông
tin sai sự thật; hình thức đa dạng, tính chất quyết liệt gây ra các điểm nóng ở
các vùng miền trong cả nước.
Về
quốc phong-an ninh, đối ngoại: Sự tác động quyết liệt nhất của các thông tin
xấu, độc tập trung vào mục tiêu “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang. Chúng
cho rằng quân đội chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước, công an chỉ cần chăm lo giữ
gìn an ninh, trật tự xã hội, không nên chi phối bởi chính trị. Một hướng khác
chúng tập trung chia rẽ Đảng, nhân dân với quân đội, công an.
Nhận
diện thứ ba: Phủ định giá trị
lịch sử của dân tộc và những thành quả cách mạng
Thông
tin xấu độc phủ nhận sự lựa chọn tất yếu của lịch sử và tính chính nghĩa của
cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Chúng cho rằng một số nước không cần
chiến tranh mà vẫn giữ được độc lập, chủ quyền và phát triển, cho rằng cuộc
chiến tranh ở Việt Nam là nội chiến, đánh đồng sự hy sinh chính nghĩa với những
kẻ tay sai bán nước. trong thời kỳ đổi mới, không ít thông tin phủ nhận thành
quả công cuộc đổi mới, chỉ nhìn vào những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém mà
không thấy hết được những giá trị, thành quả to lớn mà Đảng và nhân dân ta đã
đạt được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét