Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Những tài khoản mạng xã hội chuyên “ăn càn nói tục” cũng là bọn "Việt gian bán nước cầu vinh"

Mạng xã hội như một “con đường” đi, trên “con đường” đó cũng có người tốt, kẻ xấu. Và thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều mạng xã hội và các trang mạng nước ngoài đang lợi dụng công cuộc phòng chống tham nhũng ở Việt Nam để suy diễn tình hình chính trị trong nước nhằm gây hoang mang dư luận.
Chúng ta đã thấy một loạt các tài khoản “tên tuổi” nằm trong đội ngũ phản động như: Trang chủ Việt Tân, Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Danh Dũng, Nguyễn Văn Hóa, Blog Dân Làm Báo, Jenny Bui, Mẹ Nấm, Nhật ký yêu nước…. Còn rất nhiều, nhưng đây là những kẻ thường xuyên nhất, manh động nhất, gọi theo kiểu giang hồ là “hung hăng và ghê tởm nhất”. Những kẻ này chủ yếu đi “ăn càn nói tục”, “có một nói mười”, nhằm phá hoại sự ổn định về tình hình chính trị, kinh tế – xã hội của đất nước.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết, đến thời điểm này, Google và Facebook bước đầu đã có những hợp tác tích cực với Việt Nam. Facebook đã gỡ hàng trăm tài khoản bôi nhọ, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Cụ thể, Google đã ngăn chặn, gỡ bỏ được khoảng 4.500 video clip có nội dung xấu, độc trên trang Youtube trong tổng số khoảng 5.000 video clip theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông (chiếm tỷ lệ 90%, thuộc nhóm các nước được Google đáp ứng yêu cầu cao nhất trên toàn thế giới). Đặc biệt, Facebook đã gỡ bỏ 107/107 tài khoản giả mạo, 394 link rao bán, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp, 159 tài khoản nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước.
Ai cũng nhận thấy một điều, thông qua Facebook, các tổ chức phản động bên ngoài có thể cập nhật thông tin cá nhân của người dung như địa chỉ email, số điện thoại, năm sinh, địa chỉ, bạn bè, người thân… để tiến hành hoạt động tuyên truyền, kích động chống đối. Các trang Facebook chống đối thường đưa ra những bài viết đang nóng hổi mà dư luận quan tâm, từ đó thêm vào những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, thay đen đổi trắng để tán phát đến nhiều địa chỉ trên facebook thông qua những nút “like”, “share”, “tag”…
Những bài viết này có thể lan tỏa một cách nhanh chóng và gây ra nhiều hậu quả khôn lường nếu người dùng không nhận thức đúng đắn vấn đề, lập trường tư tưởng không vững vàng.
Mặt khác, nhiều chủ tài khoản trên mạng xã hội và một số tờ báo nước ngoài đang cố tình lèo lái vụ án kinh tế nghiêm trọng thành một vụ án chính trị và cho rằng Trịnh Xuân Thanh là nạn nhân chính trị, của đấu đá chính trị nội bộ, phe cánh. Rồi, có những thông tin được phát tán nhân chuyện nọ, chuyện kia, chẳng hạn như chuyện lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo để kêu gọi biểu tình trái pháp luật, xuyên tạc những chính sách chủ trương và những việc mà Đảng và Nhà nước đang làm ở vấn đề xử lý sự cố môi trường biển miền Trung..v..v.
Đó là những hành vi không chấp nhận được trên mạng xã hội, vi phạm pháp luật Việt Nam. Theo quy định tại Điều 117 – Bộ luật Hình sự năm 2015: “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Với điều khoản này, người có hành vi phạm tội có thể bị phạt tù tới 20 năm”.
Có điều, chủ nhân của các tài khoản phản động này không thể uống nước, sông hít không khí để làm việc này được. Phải có những cá nhân, tổ chức nào đó “nuôi” để phá hoại cuộc sống yên bình của đất nước này. Tức là, chúng bị thế lực thù địch lợi dụng triệt để, đi làm công tác tuyên truyền hay còn gọi là bọn “tuyên truyền viên phá hoại”.
Thử hỏi rằng, trên mạng xã hội chúng nói giỏi thế, nhưng ra ngoài thực tế chúng có là cái gì của xã hội không? Chúng có làm nên trò trống gì cho xã hội hay không? Hay chỉ là những thứ đầu óc rỗng tuếch, không có chất xám, chỉ đi ăn bám nói xấu thôi? Những kẻ mà “cha bày không thấu, mẹ dạy không nghe” chỉ thích đi nghe những bài nhồi sọ của bọn “phản động”.
Về công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng chia sẻ: “Dư luận rất tốt, còn tất nhiên bên ngoài nói xấu, xuyên tạc, kiểu gì cũng nói được. Phải cảnh giác với những âm mưu kích động, nào là đấu đá nội bộ, phe này đánh phe kia. Sắp tới còn làm tiếp, nhưng làm thế nào thì không thể nói trước được. Chúng ta cứ làm đúng luật pháp, đúng lương tâm, trách nhiệm, đạo đức”.
Do đó, pháp luật Việt Nam phải càng nghiêm minh hơn nữa để trừng trị những kẻ này để làm gương cho kẻ khác. Phải thắt chặt tính nghiêm minh của pháp luật để trừng trị những kẻ phản bội chính dân tộc mình.
Việt Nam – một quốc gia có một bề dày lịch sử văn hóa, với chế độ chính trị khác với nhiều nước, nhất là các nước phương Tây. Theo đó, bản thân những người quản lý trang mạng lớn ‘phủ sóng’ toàn cầu như Facebook, Youtube, Google… phải có sự lựa chọn phù hợp, tôn trọng quyền tự quyết và chủ quyền của quốc gia trong không gian mạng, tôn trọng và tuân thủ những khuyến cáo của nhà chức trách ở Việt Nam.
Phải khẳng định, việc cơ quan chức năng yêu cầu những trang mạng xã hội lớn gỡ bỏ không ít tài khoản mang tính chất ‘phản động’, không phải là Việt Nam hạn chế quyền tự do ngôn luận. Mà có một sự khác nhau rất lớn giữa việc biểu đạt chính kiến một cách hòa bình, có văn hóa, với việc biểu đạt theo kiểu suy diễn, suy đoán, đặc biệt là những sự chụp mũ vấn đề nào đó, làm rối loạn tình hình.
Đất nước cần ổn định để đổi mới và phát triển, mang lại ấm no, thịnh vượng cho nhân dân. Nên trước tiên, những chủ tài khoản trên mạng xã hội chuyên tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ hãy thức tỉnh, đừng phá hoại đất nước nữa. Đừng để người đời chửi là bọn ‘Việt gian bán nước cầu vinh!
Sông Trà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét