Thứ Năm, 2 tháng 5, 2024

PHẢN BÁC VỀ CÁI GỌI LÀ "CÔNG LAO TO LỚN ĐỐI VỚI ĐẤT NƯỚC" CỦA VUA GIA LONG!

     Tháng 11 năm 2022, Hội đồng tư vấn đặt đổi tên đường Thừa Thiên Huế đề nghị đặt tên đường các vị vua triều Nguyễn và trước đó hội đồng Nguyễn Phước tộc Việt Nam đã tổ chức tọa đàm công lao và những đóng góp quan trọng về mặt lịch sử của hoàng đế Gia Long, tham dự có nhiều "nhà sử học" ở Thừa Thiên Huế.
Phát biểu tại buổi toạ đàm, đương kim Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Ông Phan Thanh Hải cho biết "Với 18 năm ở ngôi hoàng đế, vua Gia Long đã có những đóng góp to lớn cho lịch sử phát triển của đất nước và dân tộc, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hùng mạnh trong khu vực lúc bấy giờ". Theo ông Hải, với những công trạng trên, vua Gia Long xứng đáng được tôn vinh ở địa phương và tầm quốc gia nhưng trước hết là ngay trên vùng đất Thừa Thiên Huế - nơi triều Nguyễn đã để lại những kho tàng di sản vô cùng lớn mà ngày nay chúng ta đang kế thừa. Họ ca ngợi Gia Long với những ngôn từ hoa mỹ và cho rằng "trước đây do nhận thức chưa đầy đủ và thiếu tư liệu nên Gia Long mang tiếng xấu là cõng rắn cắn gà nhà"... Từ đó đã chỉ ra những đại công lao của Nguyễn Ánh. Xin có đôi lời:

Thứ nhất. Họ cho rằng: Vua Gia Long có công lao to tổ lớn khi thống nhất đất nước sau 245 năm (1558-1802) bị phân ly chia cắt (kể từ các cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn).

Xin thưa, Trịnh - Nguyễn phân tranh mấy trăm năm, đến năm 1777 thì Quân Trịnh diệt Quân Nguyễn. Sau này chính Nhà Tây Sơn đã đập tan tập đoàn Trịnh, Nguyễn, đánh bại 5 vạn quân Xiêm do chính Gia Long cầu viện (Gia Long cầu viện bằng cách ngồi bệt dưới chân Vua Xiêm. Đoàn tùy tùng thì quỳ mọp dưới chân Vua Xiêm để được giúp đỡ). Chính Vua Quang Trung đánh tan 29 vạn Quân Thanh ở Ngọc Hồi - Đống Đa. Thời vua Quang Trung còn sống, lãnh thổ Việt Nam cơ bản đã thống nhất, Nguyễn Ánh chỉ trốn ở một góc nhỏ Thổ Chu. Nguyễn Ánh thắng Tây Sơn để lập quốc là vì Quang Toản và Tây Sơn suy yếu sau khi vua Quang Trung qua đời và kế thừa việc thống nhất đất nước từ thời Quang Trung. 

2. Thứ hai là mở rộng lãnh thổ, Việt Nam đến lúc đó là lớn nhất từ khi lập quốc và có công ổn định đất nước.

Nói thế có nghĩa là các người chẳng hiểu gì về lịch sử. Lãnh thổ Việt Nam thời Nguyễn Ánh không hề mở rộng thêm. Công lao khai phá miền Nam là của các Chúa Nguyễn chứ không phải Nguyễn Ánh. Gia Long vì lợi ích gia tộc nên cầu Pháp, Xiêm để đánh Tây Sơn, làm cho giang sơn đổ nát chứ ổn định gì. Triều Nguyễn là triều đại mà khởi nghĩa nông dân nhiều nhất, hàng trăm cuộc khởi nghĩa chống vua quan nhà Nguyễn nổ ra. Năm 1802, sau khi lên Ngôi, Nguyễn Ánh đã cắt đất Trấn Ninh cho Ai Lao. Làm cho lãnh thổ nước ta bị thu hẹp lại. Vậy nên nói Nguyễn Ánh mở mang bờ cõi là không có cơ sở. Xuyên tạc lịch sử.

Thứ Ba. Họ cho rằng, Gia Long là vị hoàng đế khai sáng nhà Nguyễn và đã có ý thức mạnh dạn xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo, đặc biệt là các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Đây là luận điệu xuyên tạc, vơ công. Hoàng Sa và Trường Sa xác lập từ thời vua Lê Thánh Tông và sau này các chúa Nguyễn tiếp tục sự nghiệp. Nguyễn Ánh chỉ là kẻ kế thừa sau khi thắng Tây Sơn. Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi rõ. Gia tộc Nguyễn Ánh chớ nhận vơ. Các bạn phải chiết tự, hiểu rõ thế nào được gọi là "xác lập chủ quyền" để không rơi vào tình trạng dốt nhưng thích chơi chữ. Nói "có ý thức mạnh dạn xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo, đặc biệt là các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa" khác nào phủ công lao của tiền nhân đã xác lập chủ quyền của Đại Việt trước Nguyễn Ánh ít nhất là 300 năm.

Thứ Tư. Là người khởi đầu thiết kế di sản Đại nội Huế

Ồ, xây dựng tổ ấm cho cả vương triều mà gọi là công? Thành, đại nội xây bằng xương máu của người Việt như cách Tần Thủy Hoàng xây cung A Phòng, như Trần Dụ Tông xây dựng chốn ăn chơi trắc táng. Đó là thành quả của dân tộc chứ không phải là do Nguyễn Ánh. Vạn niên là vạn niên nào/thành xây xương lính hào đào máu dân.

CÁC TRỌNG TỘI CỦA NGUYỄN ÁNH:

1. Cắt Trấn Ninh cho Lào:

Cái này được ghi nhận trong Đại Nam thực lục của chính triều Nguyễn, phần cương thổ về Trấn Ninh như sau:

“Tính ra trong vòng hơn 300 năm Trấn Ninh vẫn theo chức cống, đất rộng dân đông, đứng đầu các Man, Trình Quang là đô ấp. Cuối đời Vĩnh Hựu tôn thất nhà Lê là Duy Mật chiếm cứ hơn 30 năm, đến năm Cảnh Hưng thứ 31 mới dẹp được, rồi cho thị tộc Cầm nối đời làm xà chánh xà phó …. Bản triều đầu đời Gia Long, Thiệu Ấn nước Vạn Tượng có công đánh giặc (Tây Sơn), do đó đem đất này cho Vạn Tượng”.

2. Quỳ mọp xin Vua Xiêm để kéo quân Xiêm tàn hại dân tộc.

Năm 1784, Ánh sang Xiêm và quỳ mọp dưới chân vua Xiêm cầu viện để đánh Tây Sơn. Cuối cùng, dân Xiêm tàn sát mất vạn người, cướp của giết dân. Ánh là kẻ cỏng rắn cắn gà nhà có sai. Ai bảo là nhận thức chưa đầy đủ, chưa có tư liệu. Giám đốc sở Văn hóa - Thể thao và du lịch Thừa Thiên Huế bảo thế khác nào xách mé, bảo Chủ tịch Hồ Chí Minh là "chưa nhận thức đầy đủ" về lịch sử?

3. Góp lương thảo cho giặc Thanh:

Đại Nam thực lục ghi nhận: “Nguyễn Ánh Sai Cai cơ Nguyễn Đình Đắc đi dò tình hình Bắc Hà. Mùa hạ năm Kỷ dậu [1789], vua nghe tin người Thanh đem quân Lưỡng Quảng vì nhà Lê mà đánh giặc Tây Sơn, bèn sai sứ thần là bọn Phan Văn Trọng và Lâm Đề mang thư sang Thanh và đem 50 vạn cân gạo giúp lương cho quân. Gặp bão đắm cả ở biển lâu không nghe tin tức. Đến đây nghe tin quân Thanh bị giặc đánh bại, đã không đánh lại mà còn phong cho (giặc). Vì vậy mới sai Đình Đắc đi dò tin tức vua Lê, nhân tiện chiêu dụ những hào kiệt Bắc Hà.”

Đây cũng là thời điểm mà chính sử nhà Nguyễn than thở về việc dân chúng Gia Định đói khổ do bị quân Tây Sơn cướp phá, nhưng chính ở thời điểm dân đói khổ như thế, Nguyễn Ánh vẫn không hề tiếc rẻ 50 vạn cân gạo để nhân cơ hội tạo mối quan hệ tốt đẹp với thiên triều thứ hai là nhà Thanh. Đấy quả là tài năng ngoại giao không hề nhỏ chút nào nhỉ ?!

4. Hiệp ước Versailles.

Hiệp ước này gồm 10 khoản, nội dung chính là về việc Hoàng đế Pháp cam kết cung cấp cho Nguyễn Ánh 4 chiếc tàu chiến loại frégaté cùng 1.200 bộ binh 200 pháo binh và 250 lính Cafres (lính da đen châu Phi) và các phương tiện trang bị vũ khí tương ứng; ngược lại Nguyễn Ánh chấp thuận nhường cửa biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn cho Pháp, cho phép người Pháp được quyền tự do buôn bán và kiểm soát thương mại của người nước ngoài ở Việt Nam mỗi năm sẽ đóng trả cho Pháp một chiếc tàu giống với loại tàu Pháp viện trợ đồng thời cung cấp lương thực và quân nhu thiết yếu cho Pháp khi Pháp có chiến tranh với một nước khác ở khu vực Viễn Đông.

Hiệp ước này được ký khi Nguyễn Ánh giao hoàng tử Cảnh làm con tin cho Đa Bá Lộc đại diện đem qua Pháp trong tình thế tuyệt vọng khi phải đi tẩu quốc, và quân thiên triều Xiêm La cũng đã bị đánh bại, hiệp ước này sau đó không được Pháp thực thi do dính Cách Mạng Pháp năm 1789, sau này Pháp dùng để làm cớ nổ súng vào nước ta. (Nguồn: Chủ yếu trong Đại Nam thực lục, biên khảo của Nguyễn Duy Chính.)

Đương nhiên nhiêu đây chỉ là những điều nổi bật nhất về Nguyễn Ánh mà mình nghĩ là rất dễ tìm thấy trong các tài liệu lịch sử, thậm chí ngay trên mạng. Còn rất nhiều tội danh khác, nhưng mình nghĩ nhiêu đây là đã quá dài rồi, nếu có thắc mắc, hoặc bổ sung, tranh luận, mình rất sẵn sàng trao đổi dưới bình luận.

Tóm lại, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thừa Thiên - Huế đòi vinh danh, đặt tên đường kẻ bán nước, làm tôi tớ cho ngoại bang như Ánh là không thể chấp nhận được./.


Hình thứ ba, Nguyễn Ánh ngồi bệt dưới chân vua Xiêm năm để cầu Xiêm mang quân xâm lược nước ta năm 1785.
Yêu nước ST.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét