Thứ Tư, 1 tháng 1, 2025

Sự tự do cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

 Bên cạnh những luận điệu xuyên tạc về nội dung, vai trò, tầm quan trọng của nền KTTT định hướng XHCN, các thế lực thù địch, phản động còn đưa ra những lập luận hàm hồ, nhằm gây chia rẽ giữa các thành phần kinh tế trong nền KTTT ở nước ta. Họ cho rằng, việc lựa chọn đường lối phát triển KTTT định hướng XHCN là bóp nghẹt kinh tế tư nhân và không có tự do cạnh tranh.

Quả thực không thể hiểu, họ lấy cơ sở nào để đưa ra một khẳng định phi lý, có tính chất vu cáo trắng trợn đến như vậy? Trên thực tế, quan điểm của Đảng ta về mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế trong nền KTTT định hướng XHCN là tất cả các thành phần kinh tế vừa hợp tác với nhau, lại vừa cạnh tranh lành mạnh với nhau, nhằm tạo môi trường bình đẳng, thuận lợi nhất trong việc huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế đất nước. Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối khẳng định vai trò và vị thế của kinh tế tư nhân. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định phương hướng:“Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân của người Việt Nam cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân5”.

Khu vưc kinh tế tư nhân có sự tăng trưởng nhanh chóng; số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động tăng từ 42.300 (năm 2000), lên đến 758.610 (năm 2019). Trong những năm qua, khu vực kinh tế tư nhân đã tạo ra khoảng 40% GDP, đóng góp30% ngân sách Nhà nước và thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước6. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn tư nhân đã phát triển đạt tầm cỡ quốc tế và có ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu như: Vingroup, T&T Group, Thaco, Vietjet, Vinamilk,…

Rõ ràng không hề có chuyện hạn chế cạnh tranh, cũng không có việc kìm hãm sự phát triển của kinh tế tư nhân, mà trái lại, những thay đổi trong chủ trương, chính sách của Đảng đã tạo ra những thành tựu to lớn trong sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta.

Trong Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Đảng ta tiếp tục xác định: “KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Đó là nền kinh tế hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng XHCN vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”7”. Điều đó một lần nữa khẳng định, phát triển nền KTTT định hướng XHCN là chủ trương lớn của Đảng,đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, sẽ tiếp tục song hành cùng với quá trình quá độ lên CNXH ở nước ta. Đây cũng chính là mục đích cao nhất mà Đảng và toàn thể Nhân dân ta theo đuổi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét