Trào lưu dân túy trong thời gian gần đây đang ngày càng gia tăng,
nổi lên mạnh mẽ ở các nước phát triển. Ở châu Âu, lần đầu tiên các đảng dân túy
có mặt tại hầu hết các quốc hội, chiếm ít nhất 10% số phiếu ủng hộ tại 16 nghị
viện châu Âu, là lực lượng lớn nhất trong quốc hội 6 nước (Hy Lạp, Hunggari,
Italia, Ba Lan, Slovakia và Thụy Sĩ). Trào lưu dân túy ở châu Âu có đặc điểm là
phản đối xu hướng liên kết hội nhập, phê phán các chính sách ủng hộ toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế, chống nhập cư, phản đối việc đặt lợi ích của Liên minh
châu Âu (EU) lên trên chủ quyền và lợi ích quốc gia. Ở Mỹ, trào lưu dân túy
cánh hữu nổi lên lôi kéo sự tham gia của nhiều thành viên Đảng Cộng hòa và đỉnh
điểm là thắng lợi trong bầu cử Tổng thống Đ. Trăm, đánh dấu việc lần đầu tiên
một ứng cử viên theo đường lối dân túy nắm quyển lãnh đạo nước Mỹ với khẩu hiệu
“Nước Mỹ trên hết”. Trào lưu dân túy hiện đang gây ra một số tác động khá tiêu cực. Ở trong
nước, các trào lưu dân túy cổ vũ cho việc xây dựng một nhà nước mạnh và chuyên
chế. Kết quả lại làm tăng thêm các mâu thuẫn nội bộ, đẩy tình trạng bất ổn lên
cao, làm cho chính sách đối nội và đối ngoại bất định. Đối với bên ngoài, trào
lưu này chống liên kết, hội nhập quốc tế và khu vực, gắn ưu tiên thậm chí ly
khai khỏi các cơ chế đa phương, như trường hợp Anh rút khỏi EU (hay còn gọi là
Brexit), Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định
Pari về chống biến đổi khí hậu. Điều đó làm giảm hợp tác, tăng cạnh tranh, xung
đột và do đó đưa đến những căng thẳng mối trong quan hệ quốc tế.
Xu hướng bảo hộ, hoặc còn gọi là chủ nghĩa bảo hộ, gần đây phát triển
mạnh tại Mỹ và một số nước Tây
Âu. Tại các nước này, những lực lượng ủng hộ tự do hóa kinh tế đang suy yếu và
co lại, trong khi trào lưu phản kháng tự do hóa, phản kháng toàn cầu hóa lại
trỗi dậy, nhất là sau sự kiện Brexit và bầu cử Tổng thống ở Mỹ. Thực hiện theo
xu hướng đó, số lượng biện pháp
bảo hộ tăng mạnh, lĩnh vực bảo hộ được mở rộng với nhiều biện pháp phức tạp,
tinh vi hơn. Theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong giai
đoạn từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 10/2016, các nước thành viên G20 đã áp dụng
85 biện pháp hạn chế thương mại. Bảo hộ không còn chỉ giới hạn trong lĩnh vực
trao đổi hàng hóa dịch vụ, mà còn bao gồm cả tài chính, bảo hộ đầu tư, sở hữu
trí tuệ, dịch vụ tự do lao động.
Việc quay trở lại chủ
nghĩa bảo hộ, đóng cửa thị trường, hạn chế liên kết kinh tế, giảm sự ủng hộ đôì
vối tự do thương mại đa phương, cản trở thương mại và đầu tư quốc tế đã và đang
tạo ra hệ lụy tiêu cực đến tiến trình tăng trưởng kinh tế thế giới và làm chậm
lại quá trình đổi mối mô hình tăng trưởng trên thế giới. Xu hướng bảo hộ ở một
số nền kinh tế lớn, đặc biệt là ở Mỹ sẽ làm tăng mâu thuẫn, bất đồng vốn có về
một số vấn đề kinh tế, thương mại, do đó làm gia tăng va chạm lợi ích, không
loại trừ việc xuất hiện những hành động “trả đũa” dẫn tới chiến tranh thương
mại. Tình hình đó làm cho liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu đứng trước nhiều
khó khăn, toàn cầu cầu hóa có xu hướng bị chậm lại.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét