“Quyền của người dân đối với đất đai được tôn trọng” - Nhận diện và đấu tranh với quan điểm sai trái về sở hữu
đất đai
Cũng có
những ý kiến sai trái cho rằng sở hữu toàn dân về đất đai khiến đất đai trở
thành vô chủ, không được sử dụng hiệu quả và không thể trở thành vốn. Thực tế
thì Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản pháp luật liên quan đã trao cho người
sử dụng đất khá nhiều quyền: Sử dụng (theo quy hoạch của Nhà nước), chuyển nhượng,
thế chấp vay vốn, thừa kế, góp vốn... Về cơ bản, người sử dụng đất ở Việt Nam
đã có gần hết quyền của chủ sở hữu cho phép họ đầu tư, sử dụng đất hiệu quả
theo năng lực của họ. Một số hạn chế của quyền chủ sở hữu mà người sử dụng đất
không có là: Không được tùy ý chuyển mục đích sử dụng đất; hạn điền; thời gian
giao đất hữu hạn; phải giao lại đất cho Nhà nước để sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh, mục đích công cộng. Tương ứng với mở rộng quyền cho người sử
dụng đất, quyền của cơ quan nhà nước với tư cách đại diện cho toàn dân thống
nhất quản lý đất đai trong cả nước được quy định trên các mặt sau: Quy định mục
đích sử dụng cho từng thửa đất (bằng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất); thu hồi
đất, giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục
đích sử dụng và quy định thời hạn sử dụng đất; quyết định giá đất; quyết định
chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không phải do người sử dụng
đất tạo ra.
Người
sử dụng đất giữ lại cho mình hầu hết quyền của người sở hữu như chiếm giữ, sử
dụng, giao dịch trên thị trường đất đai, thế chấp và thừa kế. Người dân chỉ
giao lại cho Nhà nước một số quyền như: Quyền xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổng
thể sử dụng đất đai để cho hoạt động sử dụng đất đai của từng cá nhân và tổ
chức không làm giảm hiệu quả sử dụng đất đai chung của quốc gia. Nhà nước phải
hoàn thành nhiệm vụ xây dựng quy hoạch, kế hoạch và giám sát tuân thủ quy
hoạch, kế hoạch cho tốt. Quyền bảo vệ đất đai và môi trường để ngăn cản những
hành vi vụ lợi cá nhân của người dân làm tổn hại lợi ích chung. Quyền bảo hộ
quyền chính đáng của dân cư đối với đất đai đã được quy định theo luật. Quyền
bảo toàn lãnh thổ quốc gia trước các hành vi xâm phạm của nước ngoài. Người dân
phải cung cấp tài chính qua thuế sử dụng đất cho Nhà nước để duy trì các hoạt
động của mình.
So sánh
với luật đất đai của một số nước duy trì tư hữu về đất đai, quyền của người sử
dụng đất của Việt Nam cũng không có chênh lệch đáng kể. Như vậy, không có sự
khác biệt lớn về phương diện tạo quyền tự chủ cho người sản xuất, kinh doanh sử
dụng đất hiệu quả giữa chế độ sở hữu toàn dân về đất đai của nước ta và chế độ
tư hữu đất đai ở một số nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét