CÁC VẤN ĐỄ XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂNTRONG QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẦN PHẢI NHẬN DIỆN
Các vấn đề xã hội ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong công tác
lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước Việt Nam trong quá trình bước vào
kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam.
Vấn đề xã hội là những hiện tượng xã hội này sinh từ điều kiện và hệ quả
của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của
cộng đồng, giai tầng xã hội hoặc toàn bộ xã hội. Nó được công luận hay một số
bộ phận của công luận đòi hỏi như là một tất yếu cần được thay đổi giải quyết
thông qua hệ không chính sách kinh tế - xã hội. Như vậy, các vấn đề xuất hiện
từ các quan hệ xã hội có tác động, ảnh hưởng hoặc đe dọa đến sự phát triển bình
thường của xã hội, đòi hỏi xã hội phải có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn
hoặc giải quyết kịp thời, hiệu quả.
Một xã hội lành mạnh sẽ có sức đề kháng tốt đối với các “vấn đề xã hội”.
Kinh nghiệm thực tiễn và khoa học đã chứng minh, khi kinh tế đi xuống, có thể
chỉ cần vài năm để hồi phục, song khi những vấn đề xã hội gia tăng đến mức
không thể kiểm soát, hệ quả xã hội rất khôn lường và sẽ mất nhiều thập niên để
khôi phục.
Về mặt lý thuyết có thể đưa ra 8 tiêu chí/đặc điểm để nhận diện vấn đề xã
hội (phân biệt với vấn đề cá nhân), bao gồm: 1) Có liên quan và tác động tới
nhiều nhóm trong xã hội; 2) Có liên quan và ảnh hướng đến nhiều thiết chế, lĩnh
vực xã hội khác nhau; 3) Mang tính chất quốc tế, quốc gia; 4) Trở thành một chủ
đề bàn bạc nhiều trong các chương trình nghị sự; 5) Nhận được sự quan tâm của
dư luận xã hội; 6) Khó tiên lượng và đạt kết quả giải quyết tận gốc, triệt để;
7) Song hành với quá trình phát triển kinh tế - xã hội; 8) Phụ thuộc vào bối
cảnh không gian và thời gian.
Thành tựu của 40 năm đổi mới đã đem lại nhiều thành quả quan trọng trên
mọi lĩnh vực của đới sống xã hội. Song, đi liền với nó là những hệ lụy của tác
động mặt trái kinh tế thị trường để lại. Vì vậy, mối cá nhân, thể nhân lãnh đạo
quản lý đất nước trên các cương vị khác nhâu cần phải nhân diện vấn đề xã hội
thật sâu sắc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét