Nhìn xác những chiếc B52 bị hạ gục như sim trên bầu trời Hà Nội, Mỹ khiếp ba đời, hối thúc Việt Nam ký Hiệp định Paris để rút quân trong danh dự, rút luôn ống thở đưa con lai VNCH để mặc chúng dãy dụa và cáo phó ngày 30/4/1975.
Máy bay chiến lược B52, vốn được
mệnh danh là "Siêu pháo đài bay"; cao hơn 12 mét, dài hơn 49 mét, sải
cánh hơn 56 mét và nặng trên 200 tấn. Một chiếc B52 có thể mang 32 tấn bo.m,
bay cao 20 km và liên tục 20.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu. Với những
tính năng ưu việt và được đội hình máy bay tiêm kích, máy bay gây nhiễu điện tử
dày đặc bảo vệ, B52 là "con quá.i vật" rất khó bị tiêu d.iệt.
Nhưng nó đã sớm tan x.ác trên bầu
trời Việt Nam. Báo chí phương Tây đã từng nhận định chua cay: "Cứ với tốc
độ này, chỉ 3 tháng nữa B52 sẽ bị tuyệt chủng!".
Ngày 18/6/1965, Mỹ đưa 30 máy bay
B52 ném bo.m khu căn cứ Long Xuyên của ta ở huyện Bến Cát, một tháng sau, ngày
19/7/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh cáo quân xâm lược và chỉ thị cho quân
dân ta: “Dù đế quốc Mỹ có lắm s.úng, nhiều tiền, dù chúng có B57, B52 hay “Bê”
gì đi nữa, ta cũng đánh… mà đã đánh là nhất định thắng”.
Ngày 12/6/1966, Mỹ cho B52 ném
bo.m đèo Mụ Giạ (Quảng Bình) rồi mở rộng ra đến Vĩnh Linh. Đầu xuân năm 1968,
Bác Hồ đã mời Tổng tham mưu phó QĐND Việt Nam Phùng Thế Tài, nguyên Tư lệnh
Quân chủng Phòng không - Không quân lên gặp và đưa ra dự báo, nhận định: “Sớm
muộn đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra ném bo.m Hà Nội rồi có thua mới chịu thua.
Chú nên nhớ trước khi đến Bàn Môn Điếm ký Hiệp định đình chiến ở Triều Tiên, Mỹ
đã cho không quân hủ.y d.iệt Bình Nhưỡng. Ở miền Nam, Mỹ nhất định thua nhưng
nó chỉ chịu thua trên bầu trời Hà Nội”.
Sau chỉ thị của Bác, một Kế hoạch
đặc biệt quan trọng mang tên “Phương án đánh trả cuộc tập kích chiến lược đường
không bằng B52 của Mỹ, bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng” của Quân chủng Phòng không -
Không quân được ra đời ngày 27/2/1968. Từ những gợi mở của Bản kế hoạch này,
kết hợp với những thông tin quý giá và kinh nghiệm xương máu của các đơn vị
quân báo, radar, tên lửa, cao xạ, không quân, thông tin, hậu cần, kỹ thuật,
Quân chủng Phòng không - Không quân đã liên tục bổ sung, phát triển thành các
phương án đánh B52. “Phương án tháng 11/1972” là bản kế hoạch đánh B52 hoàn
chỉnh nhất đã được Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng ký duyệt ngày 24/11/1972.
Từ 18 - 30/12/1972, đế quốc Mỹ sử
dụng 663 lần B-52 và 3.920 lần máy bay chiến thuật, ném hơn 100.000 tấn bo.m,
đạn xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã miền Bắc nước ta. Ở Hà
Nội, Mỹ sử dụng 441 lần B-52 cùng nhiều máy bay chiến thuật ném hàng nghìn tấn
bo.m xuống các khu phố, sân bay, nhà ga, bệnh viện, trường học... Với tinh thần
chiến đấu anh dũng, kiên cường, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đánh bại
hoàn toàn cuộc tập kích đường không quy mô lớn nhất trong lịch sử hiện đại, làm
nên chiến thắng vang dội và niềm kiêu hãnh - “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên
không”.
Đến nay, Việt Nam vẫn là quốc gia
đầu tiên và duy nhất bắ.n hạ được máy bay B-52 của Mỹ. Trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, chúng ta đã bắ.n rơi 68 chiếc B-52; trong đó có 34 chiếc B-52 bị bắ.n
rơi tại chỗ trong 12 ngày đêm “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.
Mức độ B52 bị tiê.u d.iệt đạt
17,6% (34/193 chiếc B52 của Mỹ huy động vào chiến dịch; Mỹ có tổng số 400 B52
thời điểm đó) - vượt xa mức Nhà trắng có thể chấp nhận được, buộc Mỹ phải chấm
dứt cuộc tập kích chiến lược và trở lại Hội nghị Paris... Gần 1 tháng sau, ngày
27/1/1973, Hiệp định Paris được ký kết, mở ra một giai đoạn mới cho sự nghiệp
thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.
Sau chiến tr.anh của Mỹ tại Việt
Nam, B-52 xuất hiện nhiều lần trong các cuộc ch.iến ở Trung Đông, Nam Tư, Iraq,
Libi… nhưng không một quốc gia nào bắ.n rơi được “pháo đài bay” này, mặc dù
trang bị vũ khí của các nước rất hiện đại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét