Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2020

KẾT CỤC TẤT YẾU CHO KẺ LỢI DỤNG TÔN GIÁO ĐỂ CHỐNG PHÁ ĐẤT NƯỚC!

Những ngày qua, dư luận rất quan tâm đến việc Tòa Giám mục Giáo phận Vinh công bố quyết định về việc thuyên chuyển và bổ nhiệm linh mục trong giáo phận. Đáng chú ý, trong khi một số linh mục được thuyên chuyển đi các giáo xứ làm quản xứ thì linh mục Đặng Hữu Nam lại bị cho nghỉ mục vụ.
Xung quanh sự việc này, có rất nhiều quan điểm trái chiều, người thì cho rằng quyết định nghỉ mục vụ là “mất chức” và là “vết nhơ trong cuộc đời một linh mục”, có người coi đó là “ngưng thực hiện các lễ nghi tôn giáo”. Còn số đối tượng chống đối, các trang báo lá cải như BBC, RFI và trang mạng của tổ chức khủng bố Việt Tân thì đăng ý kiến của một vị linh mục coi đó là “nghỉ hưu non”, thậm chí một số đệ tử của linh mục Đặng Hữu Nam lại lu loa, vu cáo “chính quyền Việt Nam gây sức ép” để Giáo phận Vinh phải quyết định “tạm nghỉ mục vụ giáo xứ” đối với Đặng Hữu Nam…
Đối với bản thân Đặng Hữu Nam, y luôn miệng thanh minh cho mình bị nghỉ mục vụ vì “hay nói chuyện chính trị”. Những lời thanh minh của hắn chẳng khác nào vạch áo cho người xem lưng. Bởi vì không can thiệp vào công việc chính trị không phải là giới luật của riêng Giáo hội Việt Nam mà cả Giáo hội Vatican cũng quy định điều đó. Thực tế, Đặng Hữu Nam không những đi ngược với quy định trên mà các hoạt động của y những năm qua là việc làm quá trớn, đi sai với mục vụ, sai với hoạt động tôn giáo, can thiệp quá nhiều vào đường lối chính trị, hướng dẫn các con chiên đi vào các hoạt động chống đối chính quyền, chống đối lại Nhà nước, vi phạm pháp luật một cách trắng trợn...
Trong thời gian qua, linh mục Đặng Hữu Nam đã lôi kéo, kích động giáo dân gây ra hàng loạt vụ tụ tập đông người, gây rối an ninh trật tự núp bóng dưới võ bọc “bảo vệ môi trường”, “bảo vệ tự do tín ngưỡng, tôn giáo” tại địa bàn hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Y còn kêu gọi con chiên thực hiện hàng loạt các hoạt động tuần hành, biểu tình, trương băng rôn khẩu hiệu phản đối Formosa, Dự thảo Luật Đặc khu, Luật An ninh mạng, nhất là băng rôn, khẩu hiệu với nội dung xấu, xuyên tạc về ngày 30/4… Hơn nữa, trong các hoạt động rao giảng, nội dung truyền giảng về đức tin, luân lý đạo đức thì ít mà nói về chính trị, xã hội thì nhiều, thậm chí là ca tụng, cổ súy cho tội phạm, tung hô hành động khủng bố của nhóm đối tượng tại Đồng Tâm (Hà Nội)…
Những việc làm của Đặng Hữu Nam đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, có thể nói là vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Thế nhưng y lại giở giọng điệu ganh tị với linh mục Ngô Công Sở vì linh mục này được tôn vinh vì có nhiều đóng góp trong các phong trào thi đua yêu nước. Đây là căn nguyên dẫn đến những sai phạm nối tiếp sai phạm khi hắn không còn định nghĩa được đâu là hoạt động yêu nước, đâu là hoạt động gây phương hại cho đất nước.
Những hành vi trên của linh mục Đặng Hữu Nam thể hiện thái độ coi thường pháp luật. Mặc dù đã được răn đe, giáo dục nhưng hắn vẫn không chịu hối cải, sửa chữa mà tiếp tục thách thức chính quyền và dư luận xã hội. Chính vì vậy, việc linh mục Đặng Hữu Nam bị cho nghỉ mục vụ là hết sức cần thiết. Đây cũng là kết cục tất yếu cho tất cả những gì mà hắn đã gây ra cho xã hội trong thời gian qua.

THỰC CHẤT NHỮNG LUẬN ĐIỂM “THƯ NGỎ”, “TRAO ĐỔI”, “GÓP Ý CHO ĐẠI HỘI XIII” CỦA ĐẢNG


Hình thức “gửi thư”, “trao đổi”, “góp ý cho Đại hội XII” như trên đã trở thành hoạt động mang tính “truyền thống” mỗi kỳ Đại hội Đảng. Họ trình bày nhiều vấn đề, nhất là những vụ việc gây rối mang màu sắc chính trị nơi này, nơi khác, một số người mệnh danh là “dân chủ” được thể bới lại và tung hô lên “vấn đề đa đảng” hòng đánh lừa hoặc lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin theo ý đồ chính trị của họ.
Cụ thể trên các trang mạng, blog hải ngoại, mạng xã hội đăng tải bản “Góp ý cho Đại hội XIII”, tác giả sau trình bày những nội dung như “Đánh giá về tình hình mới”, quy kết Đảng “giác ngộ yếu kém yếu tố dân tộc, dân chủ đã tạo ra nỗi đau về hòa hợp dân tộc”, dẫn đến “Sự thất bại nghiêm trọng 45 năm xây dựng CNXH của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phát huy sức mạnh quốc gia”… Các luận điệu dưới mác góp ý trên, kỳ thực là mưu toan xóa bỏ vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định trong Điều 4 – Hiến pháp 2013. Thực hiện mục tiêu đó, chúng thường sử dụng một số thủ đoạn như:
Thứ nhất, đề cập đến các vấn đề dân chủ, nhân quyền. Khi bàn về vấn đề dân chủ, chúng cho rằng, dân chủ là phải đa đảng, yêu cầu Việt Nam phải đa đảng, có đa đảng thì nhân dân mới có quyền làm chủ, có đang đảng đất nước mới phát triển... Nhưng thực tế lại không như vậy. Chẳng hạn, ở một số nước tư bản như Hoa Kỳ - được mệnh danh là “thiên đường tự do”, trong suốt hàng trăm năm qua kể từ khi ra đời, trong bối cảnh nhiều đảng, nhưng thực chất chỉ có hai đảng lớn nhất của giai cấp tư sản thay nhau cầm quyền. Tuy là hai đảng nhưng khó ai có thể tìm thấy sự khác nhau về bản chất, về lập trường giai cấp và hệ tư tưởng giữa hai đảng đó, và nếu có khác nhau thì chỉ ở tên gọi và một số chính sách nhất định mà thôi.
Thứ hai, lợi dụng một số vụ án kinh tế lớn có dấu hiệu vi phạm pháp luật, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước; một số cán bộ suy thoái... để từ đó “quy kết” hệ thống chính trị là “yếu kém” cả về trách nhiệm và năng lực, cho rằng Đảng “phải chịu trách nhiệm” về tình trạng nói trên đòi thay quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu lịch sử đương đại, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lênin  khẳng định, sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công. Buông lỏng hoặc hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng là phạm sai lầm từ nguyên tắc, là thủ tiêu sức mạnh của nhà nước và hệ thống chính trị, tạo điều kiện cho chủ nghĩa cơ hội nổi dậy “cướp chính quyền”.         
Về phương diện thực tiễn, Đảng Cộng sản Việt Nam với truyền thống đoàn kết, thống nhất, được tổ chức và hoạt động chặt chẽ theo tư tưởng, nguyên tắc của Chủ nghĩa Mác - Lênin, đã lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong gần 35 năm qua đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đưa đất nước vững bước trên con đường đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được củng cố, nâng cao. 
Về phương diện lịch sử, kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, ở Việt Nam cũng có thời kỳ tồn tại đa đảng, nhưng sau đó các đảng khác đều tự giải tán do hoàn thành vai trò lịch sử và không còn cơ sở xã hội để tồn tại. Đảng Cộng sản Việt Nam với vai trò duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam-đó là sản phẩm của sự lựa chọn mang tính khách quan của lịch sử dân tộc.
Như vậy, có thể thấy bằng giọng điệu tinh vi để vu khống chế độ do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sẽ không có dân chủ, họ cổ súy tư tưởng bài xích Đảng, từ đó thúc đẩy đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, đòi thực hiện nhà nước “tam quyền phân lập”. Phương thức, thủ đoạn rất nguy hiểm mà phần tử cơ hội chính trị, phản động sử dụng trong các “kiến nghị”, “góp ý”, “trao đổi” là đề và gửi đến cơ quan cao nhất của Đảng, đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sau đó phát tán trên các trang mạng hải ngoại, blog phản động, mạng xã hội. Người đọc cần phải tỉnh táo nhận diện, tránh bị cuốn vào trận địa xảo trá của họ, dẫn tới tư tưởng hoài nghi, hoang mang, dao động, suy giảm niềm tin với Đảng.