BỨC THƯ ĐẦU TIÊN BÁC GỬI CÁC CHÁU THIẾU NHI NGÀY 1/6
Thứ Ba, 1 tháng 6, 2021
THỜI TRAI TRẺ TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA BÁC: Cánh chim bằng bay trên bão táp
LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA
SỰ LỰA CHỌN TẤT YẾU
Theo các tài liệu chính thức ở Việt Nam, ngày 5-6-1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành -đang làm phụ bếp với tên gọi là Văn Ba -đã theo tàu Amiral Latouche Tréville rời bến cảng Sài Gòn đi Marseille (Pháp) mở đầu cuộc hành trình tìm con đường cứu nước của một người thanh niên yêu nước sau này trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là một sự kiện lịch sử và cũng là một sự thật lịch sử không thể phủ nhận.
Song vẫn có quan điểm cho rằng, Nguyễn Tất Thành khi đó ra đi không phải để tìm đường cứu nước mà là để mưu sinh và họ đã đưa ra nhiều bằng chứng cho quan điểm này mà bằng chứng chủ yếu là bức thư ngày 15.-9-1911 của Nguyễn Tất Thành gửi Tổng thống Pháp và Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp xin vào học Trường Thuộc địa. Họ lập luận rằng Nguyễn Tất Thành xin vào học ở Trường này để sau này ra làm quan như một số học sinh của Trường này sau khi tốt nghiệp .Họ dựa vào một số đoạn trong bức thư như đoạn sau đây (trong bản được dịch ra tiếng Việt): “Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng hảo tâm của ông ban cho tôi đặc ân vào học nội trú Trường Thuộc địa…Tôi mong muốn trở nên hữu ích cho nước Pháp “.Một bức thư gửi Tổng thống Pháp với lời lẽ như trên thì việc suy luận rằng Nguyễn Tất Thành xin vào học Trường Thuộc địa để sau này làm việc cho chính quyền Pháp là điều dễ hiểu.Hơn nữa, Trường Thuộc địa do Chính phủ Pháp thành lập năm 1885 ,ngoài số học sinh người Pháp,mỗi năm còn có 20 học sinh được Toàn quyền Đông Dương chọn cử đi học lấy từ học sinh của 3 nước trong Đông Dương khiến cho suy luận nói trên có tính hợp lý nhất định.
Thế nhưng suy luận nói trên không phải là duy nhất . Từ bức thư nói trên người ta còn có suy luận khác với những bằng chứng được nhiều công trình nghiên cứu nêu ra để khẳng định Nguyễn Tất Thành ra đi từ Cảng Sài Gòn ngày 5-6 -1911 là để tìm đường cứu nước.
1- Ngay từ khi là một học sinh, Nguyễn Tất Thành đã tận mắt chứng kiến cuộc sống cực khổ của người dân dưới ách thống trị của thực dân Pháp cũng như những hành động tàn bạo của thực dân Pháp đối với những người yêu nước đấu tranh chống lại chúng. Tại quê hương mình,Nguyễn Tất Thành được biết nhiều sĩ phu yêu nước đã lập các đội quân khởi nghĩa chống Pháp như cụ Hoàng Xuân Hành lập căn cứ chồng Pháp ở Thanh Chương bị giặc bắt và tra tấn đến chết, cụ Hoàng Phan Thái chiêu tập nghĩa binh chống Pháp ở Nghi Lộc bị giặc bắt và chém đầu…. Còn ở Huế,tháng 4-1908 một cuộc biểu tình ôn hoà của nông dân mà Nguyễn Tất Thành có tham gia đòi giảm sưu, giảm thuế cũng bị đàn áp dã man- một số người bị chém đầu tại chỗ, nhiều người bị cầm tù và bị đày biệt xứ . Sau vụ này, Vua Thành Thái bị phế truất và bị đày ở đảo Reunion (Pháp). Tình cảnh đó đã thúc đẩy Nguyễn Tất Thành phải tìm con đường mới để cứu dân ,cứu nước.
2-Nguyễn Tất Thành khi lớn lên đã được sự giáo dục của các thầy giáo có tinh thần yêu nước . Khi ở làng Kim Liên, Nguyễn Tất Thành học chữ Hán ở nhà thầy giáo Vương Thúc Quý -người đỗ cử nhân nhưng không ra làm quan. Tại đây thầy Qúy đã dạy Nguyễn Tất Thành tư tưởng yêu nước , thương dân và chí làm trai phải giúp ích cho đời.. Khi học ở Trường Tiểu học Vinh, Nguyễn Tất Thành hằng ngày đều nhìn thấy các từ “Liberté -Egalité – fraternité ” gắn trên các bảng đen của Trường khiến anh muốn “tìm hiểu những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy”. Khi học ở Trường Quốc học Huế – một trường đặc biệt lúc bấy giờ với quy định tuyển chọn học sinh nghiêm ngặt- Nguyễn Tất Thành đã được nhiều thầy giáo của trường giáo dục tinh thần yêu nước,không quên trách nhiệm đối với đất nước. Cũng tại Trường này,Nguyễn Tất Thành được làm quen với loại sách Tân thư chứa đựng tư tưởng cải cách của Khang Hữu Vy và Lương Khải Siêu ở Trung Quốc cùng với một số sách báo tiến bộ của phương Tây do các thầy giáo yêu nước cung cấp. Nhờ đó, lòng yêu nước vốn có của Nguyễn Tất Thành đã được khơi dậy, nuôi dưỡng và thôi thúc chí hướng ra nước ngoài tìm đường cứu nước.
3- Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trong bối cảnh đất nước đang bị thực dân Pháp đô hộ với chính sách cai trị hết sức tàn bạo đã được phản ánh trong cuốn sách của Nguyễn Ái Quốc “Lên án chủ nghĩa thực dân Pháp”. Cũng trong thời gian này các phong trào yêu nước tiếp tục lan rộng. Kế tiếp phong trào Cần Vương vào cuối thế kỷ 19 do Vua Hàm Nghi đứng đầu với gần 20 cuộc khởi nghĩa từ Tây Bắc đến Khánh Hoà, sang đầu thế kỷ 20, phong trào chống thực dân Pháp đã bước sang giai đoạn mới với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, được tập hợp trong nhiều tổ chức với những nhà lãnh đạo có uy tín như phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xưởng, phong trào “Khai dân trí,chấn dân khí, hậu dân sinh” do Phan Chu Trinh đứng đầu, cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám chỉ huy…. Mặc dù các phong trào,các cuộc khởi nghĩa đó đều thất bại nhưng đã tác động sâu sắc đến tình cảm, tư tưởng của Nguyễn Tất Thành và đã đặt ra câu hỏi lớn trước Nguyễn Tất Thành: Con đường nào để cứu nước?”. Sau này trong cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” có ghi lại: “Anh khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trình, Phan Bội Châu nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của mỗi người nào. Anh thấy rõ và quyết định con đường nên đi”.
Có thể nói, với những điều tận mắt chứng kiến khi còn là một học sinh, với những kiến thức và tư tưởng được sớm tiếp nhận tại các trưởng đã học, lại sống trong bối cảnh của đất nước đầu thế kỷ thứ 20 đã đưa Nguyễn Tất Thành đến một sự lựa chọn lịch sử là “muốn đi ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”. Đó cũng là một sự lựa chọn tất yếu./.
Hỏa tốc yêu cầu dừng nhập cảnh hành khách tại sân bay Nội Bài
Cục Hàng không Việt Nam vừa có công văn yêu cầu sân bay Nội Bài và các hãng hàng không được yêu cầu tạm dừng nhập cảnh hành khách từ 1/6 để phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết, việc tạm dừng nhập cảnh hành khách trên các chuyến bay quốc tế vào Việt Nam tại sân bay Nội Bài sẽ kéo dài đến hết 7/6. Các chuyến bay ra nước ngoài từ sân bay này vẫn diễn ra bình thường.
Lâu nay các chuyên gia, lao động nước ngoài, người Việt Nam về nước được nhập cảnh tại các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Vân Đồn, sau đó cách ly tập trung tại cơ sở quân đội hoặc các khách sạn, doanh nghiệp...
Cục Hàng không Việt Nam cũng kéo dài thời gian dừng đón các chuyến bay từ nước ngoài vào Việt Nam qua sân bay Tân Sơn Nhất đến hết ngày 14/6.
Trước đó, chiều tối ngày 27/5, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản hỏa tốc gửi các hãng hàng không, Cảng vụ hàng không miền Nam, UBND TP Hồ Chí Minh, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an về việc tạm dừng nhập cảnh toàn bộ hành khách tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Theo đó, nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19, của Bộ GTVT và đề nghị của UBND TP Hồ Chí Minh, Cục Hàng không Việt Nam thông báo tạm dừng nhập cảnh toàn bộ các đối tượng hành khách tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất từ ngày 27/5 đến hết ngày 4/6/2021 (theo giờ Việt Nam).
Theo Bộ Y tế đến trưa 31/5, cả nước ghi nhận thêm 68 ca dương tính SARS-CoV-2, gồm tại Bắc Giang 48, Hà Nội 12, Bắc Ninh 4...
Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay lên 4.164, ghi nhận ở 34 tỉnh , thành phố.
GẦN 30.000 CÁN BỘ Y TẾ, SINH VIÊN Y DƯỢC ĐÃ CÓ MẶT, SẴN SÀNG ĐẾN CHỐNG DỊCH COVID- 19 TẠI BẮC GIANG, BẮC NINH
Theo thông tin của Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế tính đến chiều ngày 31/5/2021, tổng số cán bộ, giảng viên, sinh viên lên đường tham gia hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 tại Bắc Ninh và Bắc Giang là 2.743 người gồm lực lượng y bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng… đến từ nhiều bệnh viện, viện và y tế các tỉnh, thành phố; sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng y dược và lực lượng y tế quân y, công an.
Trong đó, đợt 1 từ trước ngày 24/5 là 1.976 người; đợt 2 từ ngày 27-30/5 là 367 người; đợt 3 – ngày 31/5 là 400 người là cán bộ, chuyên gia, học viên, sinh viên của Trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược Thái Bình và Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội sẽ hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh: 50 người (Trường Đại học Y Hà Nội); Hỗ trợ tỉnh Bắc Giang: 350 người (gồm Trường Đại học Y Dược Thái Bình là 70 người; Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội là 280 người).
Cùng đó, tổng số cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên ngành y dược đăng ký sẵn sàng tiếp tục lên đường tham gia hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 tại Bắc Giang, Bắc Ninh là 1.355 người.
Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo cũng cho biết thêm, sau lời kêu gọi của GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế, đến nay, đã có 24.413 cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên của 38 trường Đại học, Cao đẳng ngành y dược đăng ký tình nguyện tham gia phòng chống dich COVID-19 tại điểm nóng Bắc Ninh, Bắc Giang.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đây là đợt huy động tổng lực nhân lực y dược đông nhất, lớn nhất trong cả nước nhằm hỗ trợ ngành y tế Bắc Ninh, Bắc Giang chống dịch.
Cùng đó, các chuyên gia đầu ngành về điều trị trong cả nước của Tiểu ban điều trị- Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và Hội đồng chuyên môn đã thường xuyên, liên tục hội chẩn trực tuyến các ca bệnh nặng, dồn tâm sức để bàn thảo, đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.
Liên quan đến công tác điều động nhân lực hỗ trợ hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang trong công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19, sáng nay- 31/5, Bệnh viện Bạch Mai và Trường Cao đẳng y tế Bạch Mai tiếp tục tập huấn online về công tác tiêm chủng vắc xin cho 1000 sinh viên năm cuối tình nguyện đến Bắc Giang và Bắc Ninh./.
nguồn
PHÁ "ĐỘC QUYỀN VACCINE" VÀ THÔNG ĐIỆP CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Thông tin về đại dịch Covid-19 tràn ngập trên truyền thông, nhưng điều mà giới quan sát đặc biệt quan tâm là 2 thông điệp và cách điều hành của Chính phủ đã giúp người dân yên tâm hơn, dù các con số lây nhiễm chưa giảm.
Đầu tiên đó là thông điệp truyền thông, nếu như ban đầu Việt Nam nhấn mạnh đến giải pháp 5K, thì trước xu thế chung của thế giới, Chính phủ đã phát đi thông điệp “5K+vaccine” và giờ đây là “5K+vaccine+ công nghệ”. Ngay và luôn, các cơ quan phòng, chống dịch sẽ triển khai vòng đeo tay giám sát cách ly tại nhà, bắt đầu triển khai từ 01/6/2021 và trước mắt sẽ thực hiện cho công nhân của các khu công nghiệp, khu chế xuất. Vòng đeo tay giám sát cách ly không phải thiết bị công nghệ mới, thế giới đã áp dụng. Nó giúp cho chúng ta đang “tìm” và “bắt” bệnh nhân chủ động, tức là phát hiện người bệnh trong cộng đồng, những nơi đông đúc như sân bay, bến tàu, trường học, bệnh viện…
Khác hẳn chiến thuật lâu nay hễ thấy F0 bùng phát địa phương nào, đơn vị nào thì chúng ta mới bị động quây tìm ở đó. Bản khai y tế điện tử lâu nay cũng chỉ có mỗi tác dụng là nếu có xuất hiện bệnh nhân thì sẽ vây “bắt” những người đi cùng chuyến bay, làm cùng phân xưởng hay gia đình, họ hàng. Việc áp dụng các ứng dụng công nghệ tiên tiến trong phòng, chống dịch Covid-19 sẽ giúp Ban chỉ đạo các địa phương “3 hơn”: Phát hiện người nhiễm bệnh sớm hơn, truy vết nhanh hơn và triệt để hơn (phát hiện cả người nhiễm bệnh không có triệu chứng và tự khỏi nên không bị phát hiện, nhưng vẫn có thể lây cho người khác). Khi Việt Nam đưa ứng dụng công nghệ vào phòng, chống Covid-19, thì chiến lược “lửa to khoanh to, lửa nhỏ khoanh nhỏ” sẽ được thực thi một cách chính xác nhất, hạn chế thiệt hại của xã hội. Khi đó ai bị nhiễm thì điều trị, ai tiếp xúc gần thì cách ly, những người còn lại xung quanh vẫn có thể đi lại, làm việc và sinh hoạt bình thường.
Trở lại thông điệp thứ hai là vaccine tiêm phòng, Chính phủ đã có những thay đổi quan trọng về chiến lược này trong bối cảnh nguồn vaccine còn thiếu, cả thế giới đều lo vaccine. Khi mà cả thế giới đều đổ xô đi mua, mà năng lực sản xuất thì có hạn, nếu vẫn làm theo cách cũ, người dân chúng ta sẽ không có đủ vaccine để tiêm phòng. Hiện trên thế giới đã có hơn 1,8 tỷ liều vaccine ngừa virus corona đã được tiêm ở ít nhất 190 quốc gia trên toàn cầu. Tại Anh và Israel, những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao cho thấy, vaccine sẽ làm giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong cũng như lây truyền trong cộng đồng. Hầu hết các chính phủ đều bắt đầu tiêm cho những người trên 60 tuổi, nhân viên y tế và những người dễ bị tổn thương. Nếu như đã coi “chống dịch như chống giặc” thì cần phải nhanh và luôn học tập tinh thần của Hồ Chủ tịch ” Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc”. Thế độc quyền nhập vaccine lâu nay dành riêng cho Bộ Y tế và một đơn vị duy nhất được nhập khẩu (Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam). Đó là sự trói buộc khả năng phòng chống dịch Covid-19 của đất nước. Vòng dây trói đó phải được cởi bỏ để cho mọi nguồn có khả năng được nhập vaccine.
🔻🔻🔻 Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 tuần qua, Thủ tướng đã quyết định một điểm rất quan trọng: “Phải dùng mọi biện pháp như Chính phủ, ngoại giao, doanh nghiệp, người dân, các biện pháp khác… để tiếp cận mua vaccine và phải đẩy nhanh nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước”. “Ai làm tốt hơn thì để cho làm” – một thông điệp của Thủ tướng đang được các doanh nhân và người dân ủng hộ, nhất là trong tình thế “nước sôi, lửa bỏng” như hiện nay. Thực tế cho thấy ngoại giao doanh nghiệp là một kênh rất hiệu quả, các doanh nhân có nhiều mối quan hệ và khả năng xoay xở tình thế không thua kém các nhà ngoại giao chuyên nghiệp.
✅✅✅ Nếu không xếp hàng mua được trực tiếp, họ sẽ biết cách để mua gián tiếp, vay, mượn… Lúc này, Bộ Y tế chỉ cần công bố danh mục các loại vaccine được dùng, tiêu chuẩn bảo quản và tham gia/hướng dẫn cho doanh nghiệp tiêm vaccine. Lịch sử 4.000 năm của dân tộc ta cho thấy, thời đại nào thì trong hoạn nạn “dân cứu dân” bao giờ cũng nhanh nhất, hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp FDI bằng lợi thế của mình sẽ biết cách tự tìm kiếm vaccine để bảo vệ công nhân của mình, nhằm không đứt chuỗi kinh doanh toàn cầu. Các doanh nghiệp lớn FDI như Honda, Toyota, Samsung, Unilever, Canon… đang có những lợi thế nhất định. Trong khi đó, các triệu phú, tỷ phú tiền đô người Việt đều cho thấy, nếu được Chính phủ cho phép họ đều có mối quan hệ để có khả năng đưa vaccine về nước sớm nhất. Khả năng kết nối với Nga (quốc gia đã sản xuất được vaccine) của các doanh nhân thuộc top 500 Việt Nam được đánh giá rất tiềm năng. Lâu nay, chúng ta cứ lấy lý do các nhà sản xuất vaccine chỉ đàm phán với chính phủ nên các doanh nghiệp Việt Nam bị gạt ra khỏi đại sự. Song, điều kỳ lạ là một doanh nghiệp – Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam – lại được quyền nhập khẩu và cung ứng song song với Nhà nước, điều này được cho là không thuyết phục các doanh nghiệp khác. Nói cách khác, tính mạng của người dân, vận mệnh của quốc gia không thể được đặt cược vào tay một hay vài doanh nghiệp bởi bất cứ lý do nào. Không chỉ doanh nhân mà giờ đây tỷ lệ tiêm vaccine cũng chính là thước đo về năng lực của lãnh đạo các địa phương, nếu không muốn bị giãn cách xã hội. Không ít địa phương đã kiến nghị Chính phủ và Bộ Y tế hỗ trợ tìm nguồn cung ứng vaccine, không ngồi chờ Thủ tướng và Bộ Y tế. Dường như một điều đã được khẳng định trong chiến lược “5K+vaccine+công nghệ”, nếu làm tốt tất cả các công việc nhưng nếu không tiêm chủng vẫn không thể quay trở lại cuộc sống bình thường.
Đây là lúc người dân chứng kiến cuộc đua về khả năng miễn dịch cộng đồng của các thành phố lớn, các đầu tàu kinh tế của cả nước. Là cơ hội để lãnh đạo các địa phương thể hiện năng lực, bản lĩnh và sự cống hiến của mình trước các cử tri vừa bỏ phiếu cho mình một cách thiết thực nhất. Là thước đo để Đảng, Nhà nước đánh giá khả năng chèo chống, chỉ đạo, lãnh đạo của cán bộ, bổ sung vào nguồn cán bộ trước mắt cũng như lâu dài. Việc tung 20.000 bác sĩ trong cả nước về các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh để “thay ca” của Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 quốc gia cho thấy Chính phủ đã nghĩ đến một “cuộc chiến” dài hơi. Cũng như khi ra trận, không thể thần tốc, đánh nhanh, thắng nhanh thì vị tư lệnh chiến trường cần phải tính đến dưỡng sức quân bằng chiến thuật “xa luân chiến”. Người dân cũng phải nhìn vào các quyết sách của Chính phủ để tính toán cho việc của cá nhân, gia đình mình. Người đứng đầu các tổ chức, đơn vị cũng cần nhìn vào các thông điệp, cách điều hành của Chính phủ để đưa ra các chương trình hành động cho phù hợp với tình hình mới./
Tình cảm của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi
Trong muôn vàn tình thương yêu của Bác Hồ dành cho “mọi kiếp người”, có một tình yêu bao la, đặc biệt dành cho thiếu niên, nhi đồng. Người từng nói: “Tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả trẻ em Việt Nam đều là con của tôi”. Hình ảnh Bác bón cơm cho các em nhỏ, hình ảnh Người gần gũi bên các cháu vui Tết Trung thu giản dị mà đầm ấm yêu thương. Tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của Người qua những bức thư, lời dạy, bài viết gửi đến thiếu niên, nhi đồng cả nước nhân dịp Tết Thiếu nhi, Ngày khai trường, Tết trung thu,… mãi mãi khắc sâu, trở thành tài sản vô giá đối với các thế hệ măng non Việt Nam.Những vần thơ của Bác Hồ dành cho thiếu nhi chứa đựng tình thương yêu sâu sắc và thắm thiết. Người luôn nhắc đến trẻ em với một tình cảm trìu mến, nâng niu:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan
Chẳng may vận nước gian nan
Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng”...
Hết lòng thương yêu và ân cần dạy bảo thiếu nhi, Bác Hồ rất tin tưởng xác định trách nhiệm trọng đại của thiếu nhi đối với tương lai đất nước. Trong thư gửi học sinh vào tháng 9 năm 1945, Bác đã viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.
Cụ thể hơn, nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội thiếu niên Tiền Phong (tháng 5 năm 1961), Bác gửi đến thiếu nhi cả nước 5 lời dạy thiêng liêng:
“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
LÀM SẠCH "RÁC" TRÊN MẠNG XÃ HỘI
QĐND - “Chủ động rà soát, kiên quyết xử
lý các kênh livestream và nhóm chat có nội dung phản cảm, phạm pháp”. Đó là một
trong những nội dung được nhấn mạnh trong công văn của Bộ Thông tin và Truyền
thông gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường
công tác quản lý, xử lý thông tin vi phạm trên mạng xã hội.
Việc cơ quan quản lý nhà nước ra văn bản chấn chỉnh tình trạng “rác” mạng
xã hội là rất cần thiết, vì thời gian qua, nhiều đối tượng lợi dụng các
tính năng của mạng xã hội như livestream, chia sẻ hình ảnh, video clip, lập
group chat để đăng tải những nội dung phản cảm, vi phạm pháp
luật. Trong số đó có nhiều nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các cá
nhân, tổ chức, sử dụng từ ngữ thiếu văn hóa, phản cảm, tung
tin giả, quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... tác động tiêu cực đến dư
luận và ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
Những cái tên từng làm “nóng” dư luận như kênh Hưng blog, Hưng
troll, kênh Thơ Nguyễn... và mới đây là kênh YouTube Hoàng Anh-Timmy chứa
đựng nhiều nội dung phản cảm, đã bị cơ quan quản lý xử phạt nghiêm khắc. Cũng
thời gian gần đây, không ít nghệ sĩ nổi tiếng lợi dụng mạng xã hội để quảng cáo
thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh sai sự thật, cổ xúy lối sống lệch lạc...
khiến dư luận xã hội rất phiền lòng. Đáng nói hơn, một số thanh niên, thiếu
niên thiếu kiến thức văn hóa, lười lao động đua nhau làm “sáng tạo nội dung số”
mà thực chất là quay những video clip nhảm nhí, dung tục để "câu
like", "câu view" nhằm kiếm tiền một cách rẻ mạt.
Câu chuyện “rác” văn hóa trôi nổi tràn lan trên mạng đã được công luận
nhiều lần cảnh báo vì nó làm vẩn đục môi trường văn hóa xã hội và các cơ quan
chức năng cũng đã ra tay chấn chỉnh, xử lý sai phạm. Tuy nhiên, thực trạng này
khó có thể ngăn chặn dứt điểm, một mặt vì tính chất không gian mạng xuyên biên
giới nên không dễ quản lý hiệu quả một sớm một chiều; mặt khác, vì bản thân
nhiều cư dân mạng vô tình “hà hơi, tiếp sức” cho không ít nội dung thiếu lành
mạnh trên mạng xã hội.
Cách đây ít ngày, dư luận không khỏi ngạc nhiên khi một nữ doanh nhân
livestream suốt gần 3 tiếng đồng hồ với nội dung chủ yếu là đấu tố, “bóc phốt”
những mặt trái, góc khuất của một số người nổi tiếng trong giới
showbiz, nhưng đã thu hút tới 450.000 người xem trực tiếp trên nền tảng Facebook
và YouTube.
Trong khi rất nhiều chuyện tốt, chuyện hay, chuyện đẹp
trên mạng xã hội không mấy người quan tâm để ý thì có tới gần nửa triệu lượt
người theo dõi một câu chuyện thị phi trong giới giải trí, phần nào cho thấy
một bộ phận người đang “đốt thời gian” quá nhiều cho những chuyện không đâu.
Nói điều này là có cơ sở, bởi theo thống kê, năm 2020 có 64% dân số nước ta sử
dụng điện thoại thông minh được trang bị kết nối 3G, 4G, trong đó,
người dùng đã dành 25% thời gian sử dụng smartphone để lướt Facebook
và 12% thời gian để xem YouTube. Như vậy, tính trung bình có
khoảng 24 triệu người dành 37% thời gian trong ngày (tức mỗi ngày
khoảng hơn 8 tiếng đồng hồ) để lang thang và sống cùng mạng xã hội.
Không ai ngăn cản, cấm đoán sở thích, thị hiếu của người dùng mạng xã hội.
Nhưng cư dân mạng cũng không nên thờ ơ, bàng quan với vấn nạn “rác” văn hóa
trên mạng đang hằng giờ, hằng ngày tiêm nhiễm độc hại vào tâm hồn, khối óc mình
mà nếu mỗi người không đủ tri thức để loại bỏ. Nếu người dùng mạng xã hội đứng
ngoài cuộc chiến chống “rác” văn hóa trên không gian mạng thì dù cơ quan chức
năng có mạnh tay, quyết liệt đến mấy cũng rất khó đạt hiệu quả căn cơ, bền vững
trong cuộc chiến này. Do đó, chung tay làm sạch “rác” văn hóa trên mạng xã hội
là trách nhiệm không của riêng ai!