Thứ Hai, 3 tháng 1, 2022

Chuẩn bị đón Tết ở Trường Sa

 

Chuẩn bị Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, bộ đội và nhân dân huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) được đón nhận những cành mai, cây quất và rất nhiều món quà từ đất liền gửi ra.

Tình cảm, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, quân đội và đồng bào cả nước giúp cán bộ, chiến sĩ cùng bà con nơi đảo xa được đón Tết sung túc, vui tươi. Cùng với hương vị Tết từ đất liền, quân dân trên các đảo tích cực tăng gia sản xuất để đón Tết thêm đủ đầy, ấm cúng.

Phóng viên Báo Quân đội nhân dân gửi đến bạn đọc một số hình ảnh chuẩn bị đón Tết ở huyện đảo Trường Sa.

Chuẩn bị đón Tết ở Trường Sa
 Đoàn công tác Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân tặng quà và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ đảo Cô Lin.

 

Chuẩn bị đón Tết ở Trường Sa
 Vượt muôn trùng sóng gió, những chậu quất trĩu quả được trao tận tay bộ đội Trường Sa.

 

Chuẩn bị đón Tết ở Trường Sa
 Chăm sóc rau xanh chuẩn bị phục vụ Tết trên đảo.

 

Chuẩn bị đón Tết ở Trường Sa
 Những chú lợn được đưa lên đảo để tiếp tục nuôi dưỡng.

 

Chuẩn bị đón Tết ở Trường Sa
 Hành, tỏi từ đất liền gửi ra được phơi nắng để tránh ẩm mốc.

 

Chuẩn bị đón Tết ở Trường Sa
 Vận chuyển quà từ tàu lên đảo.

SƠN BÌNH - THẾ TUẤN (thực hiện)

Điểm tựa phòng, chống dịch

 

Khác với nhiều người được sum vầy bên gia đình để đón chào năm mới 2022, những cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên Huế đang thực hiện nhiệm vụ tại Khung T2 (khu điều trị bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng tại Trường Cao đẳng nghề số 23) trong bộ trang phục bảo hộ đẫm mồ hôi vẫn ngày đêm tất bật làm việc để hỗ trợ điều trị bệnh nhân, tuần tra canh gác, vệ sinh môi trường, chuẩn bị khẩu phần ăn... cho gần 1.000 bệnh nhân.

Trong số cán bộ, nhân viên đang làm việc tại đây có những đồng chí nhiều tháng liền chưa một lần về thăm nhà; có chiến sĩ sắp hoàn thành nghĩa vụ quân sự nhưng vẫn không ngại khó khăn, nguy hiểm, xung phong tình nguyện ở lại tuyến đầu để chung sức với đồng đội phòng, chống dịch. Binh nhất Hoàng Hùng Cường, chiến sĩ Trung đoàn 6 bày tỏ: “Tôi muốn dành khoảng thời gian còn lại trong quân ngũ để phục vụ, giúp đỡ bệnh nhân vượt qua dịch bệnh, sớm trở lại cuộc sống bình thường”.

Điểm tựa phòng, chống dịch
 Quân y Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với lực lượng y tế huyện A Lưới lấy mẫu xét nghiệm cho người dân. 

Cảm động trước sự tận tình, chu đáo, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ và các lực lượng thực hiện nhiệm vụ tại đây, chị Mai Thị Lệ Chinh ở phường Phú Thượng, TP Huế, nói: “Khi biết mình trở thành F0, tôi rất lo lắng, hoang mang, nhưng khi vào điều trị tại Khung T2, thường xuyên được các anh bộ đội cùng các lực lượng tận tình chăm sóc, điều trị, động viên, tôi đã không còn lo lắng nữa. Các anh chị là điểm tựa để những bệnh nhân như chúng tôi thêm vững tin, yên tâm điều trị...”.

Những ngày này, tại các chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 trên tuyến biên giới hay ở “vùng đỏ”, “vùng cam”, cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh Thừa Thiên Huế cũng không quản ngày đêm tham gia chốt chặn, tuần tra, theo dõi các trường hợp F1 cách ly tại nhà, hỗ trợ truy vết, xét nghiệm... kiên quyết ngăn chặn, không cho dịch lây lan. 

Để làm điểm tựa cho nhân dân phòng, chống dịch, Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt, đồng bộ. Đặc biệt, việc chuẩn bị các khu cách ly, nâng cấp, mở rộng các khu điều trị bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và không triệu chứng đã được Bộ CHQS tỉnh chuẩn bị từ sớm... Đến nay đã có 7 khu điều trị do Bộ CHQS tỉnh quản lý, tiếp nhận và điều trị gần 13.000 bệnh nhân. Đại tá Hoàng Văn Nhân, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Với tinh thần vì nhân dân phục vụ, cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh quyết tâm, nỗ lực vượt mọi khó khăn, luôn là điểm tựa vững chắc, sát cánh cùng chính quyền, nhân dân địa phương sớm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh và đưa cuộc sống bình thường trở lại”.

Bài và ảnh: VÕ ĐÔNG

Bình Phước nâng cấp độ dịch lên mức “nguy cơ cao”

 

Ngày 3-1, UBND tỉnh Bình Phước cho biết vừa ban hành văn bản về phân loại cấp độ dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Bình Phước nâng từ cấp độ 2 (nguy cơ trung bình) lên cấp độ 3 “vùng cam” (nguy cơ cao) tính từ ngày 3-1-2022.

Cụ thể, Bình Phước có 1 huyện đang thuộc vùng nguy cơ dịch ở cấp độ 1 (vùng xanh - nguy cơ thấp) là Bù Đốp. Có 10/11 huyện, thị xã, thành phố ở vùng nguy cơ dịch cấp độ 3 gồm: Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long, Bù Gia Mập, Lộc Ninh, Hớn Quản, Đồng Phú, Bù Đăng, Chơn Thành, Phú Riềng.

Bình Phước nâng cấp độ dịch lên mức “nguy cơ cao”
Lấy mẫu xét nghiệm tại tỉnh Bình Phước. 

Đối với cấp xã, tỉnh có 8 xã ở vùng nguy cơ dịch cấp độ 1; 23 xã có nguy cơ dịch cấp độ 2 và 80 xã có nguy cơ dịch cấp độ 3 (vùng cam - nguy cơ cao).

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước, tính đến 8 giờ sáng 3-1-2022, Bình Phước đã ghi nhận 31.582 ca nhiễm Covid-19. Bình Phước đang có hơn 10.300 bệnh nhân đang được theo dõi, điều trị. Ngày 1-1 và ngày 2-1-2022, Bình Phước ghi nhận trung bình trên 700 ca mắc Covid-19.

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thị xã, thành phố triển khai các hoạt động phòng, chống dịch phù hợp với mức độ nguy cơ về dịch bệnh của từng xã, phường, thị trấn theo quy định.

Tin,ảnh: LONG PHÚC

 

Đại tướng Phan Văn Giang thăm, tặng quà nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng và kiểm tra một số đơn vị phía Nam

 

Sáng 3-1, tại TP Hồ Chí Minh, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến thăm hỏi, tặng quà các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng và nguyên lãnh đạo các đơn vị đang điều trị bệnh tại Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng), kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại một số đơn vị.

Tại Bệnh viện Quân y 175, Đại tướng Phan Văn Giang  đã thăm hỏi, chúc sức khỏe Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã thông tin khái quát những kết quả nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của toàn quân thời gian qua, nhất là nhiệm vụ quân đội tham gia phòng, chống dịch Covid-19. Đại tướng Phan Văn Giang mong muốn đồng chí Nguyễn Thành Cung luôn quan tâm, theo dõi, dành những ý kiến tâm huyết với Quân ủy Trung ương, lãnh đạo Bộ Quốc phòng trong tham mưu với Đảng, Nhà nước thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Đại tướng Phan Văn Giang thăm, tặng quà nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng và kiểm tra một số đơn vị phía Nam
Đại tướng Phan Văn Giang thăm hỏi, chúc sức khỏe Thượng tướng Nguyễn Thành Cung.

Thăm và tặng quà Thiếu tướng Võ Minh Như, nguyên Phó tư lệnh Quân khu 7 và Trung tướng Trần Nam Phi, nguyên Phó tổng cục trưởng về Chính trị Tổng cục 2, Đại tướng Phan Văn Giang chúc các đồng chí nhanh chóng phục hồi sức khỏe; đồng thời mong muốn các đồng chí tiếp tục phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp cách mạng, là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ học tập và noi theo.

Đại tướng Phan Văn Giang thăm, tặng quà nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng và kiểm tra một số đơn vị phía Nam
Đại tướng Phan Văn Giang thăm hỏi, động viên Thiếu tá QNCN Bùi Thị Xoa. 

Cũng tại Bệnh viện Quân y 175, Đại tướng Phan Văn Giang đã thăm hỏi, tặng quà và động viên Thiếu tá QNCN Bùi Thị Xoa, kỹ thuật viên nha khoa (Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 tại Nam Sudan).

Trước đó, Thiếu tá QNCN Bùi Thị Xoa bị đột quỵ và nhiễm Covid-19 tại phái bộ Liên hợp quốc tại Nam Sudan, được đưa về nước điều trị và hiện đã bình phục.

Đại tướng Phan Văn Giang thăm, tặng quà nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng và kiểm tra một số đơn vị phía Nam
Đại tướng Phan Văn Giang kiểm tra công tác trực sẵn sàng chiến đấu tại sở chỉ huy Sư đoàn Không quân 370. 

Sáng cùng ngày, đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu, thực hiện nhiệm vụ tại Sư đoàn Không quân 370 và Sư đoàn Phòng không 367 (Quân chủng Phòng không – Không quân).

Đại tướng Phan Văn Giang thăm, tặng quà nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng và kiểm tra một số đơn vị phía Nam
Đại tướng Phan Văn Giang kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu và thăm Nhà truyền thống Sư đoàn Phòng không 367.

Tại các đơn vị, Đại tướng Phan Văn Giang đã trực tiếp kiểm tra công tác trực sẵn sàng chiến đấu, đồng thời nghe lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị báo cáo nhanh tình hình thực hiện nhiệm vụ trong thời gian qua.
Đồng chí Bộ trưởng biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ hai sư đoàn trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, đồng thời yêu cầu Sư đoàn Không quân 370 và Sư đoàn Phòng không 367 tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các chỉ thị, chỉ lệnh, mệnh lệnh của trên, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, quản lý, bảo vệ vững chắc vùng trời, biển, đảo, thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.

Tin, ảnh: XUÂN CƯỜNG

BỊ TRIỆU TẬP LẦN 2, PHẠM THANH NGHIÊN SẼ NHÀ DÂN CHỦ ĐẦU TIÊN NHẬP KHO TRONG NĂM 2022?

 

          Tối 30/12/2021, trên trang cá nhân của mình, "nữ dân chủ" Phạm Thanh Nghiên đã cho biết mình tiếp tục nhận được giấy triệu tập lần 2 của cơ quan an ninh điều tra công an TP Hồ Chí Minh. So với giấy triệu tập lần 1, lần này, giấy triệu tập lần 2 đã ghi rất rõ “làm rõ vấn đề có liên quan đến vụ án “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” với tư cách Người làm chứng”.

          Tuy nhiên, với bản chất ngoan cố của một kẻ đã từng bị phạt tù vì tuyên truyền chống Nhà nước, Phạm Thanh Nghiên vẫn không chịu đến làm việc, với lý do "giấy Triệu tập này vẫn chưa đầy đủ, chưa rõ ràng", "không được cơ quan ANĐT thông báo cụ thể ai là người bị khởi tố, bị điều tra mà tôi phải làm chứng". Tuy nhiên, nhiều người nhận ra, dù tỏ ra rất kiện định, nhưng toát lên trong giọng điệu của Nghiên là sự sợ hãi, khi phải đối mặt với pháp luật, với cơ quan an ninh điều tra. Chắc chắn, suy nghĩ ám ảnh về việc phải lần thú 2 vào tù là cản trở lớn nhất khiến Nghiên không dám đến làm việc với cơ quan công an.

          Thực tế, Phạm Thanh Nghiên không phải là cái tên xa lạ với nhiều người, và tất nhiên với cả lực lượng công an. Là một dân chủ "đời đầu", Phạm Thanh Nghiên có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều nữ dân chủ khác như Phạm Đoan Trang, Trần Thị Nga, Thảo Teresa, Nguyễn Thúy Hạnh,… Đồng thời, cô ta cũng là thành viên nhiều tổ chức phản động như “NoU”, “Hội phụ nữ nhân quyền”, “Tuyên bố 258”, “Mạng lưới blogger Việt Nam”. Nghiên cũng là kẻ đã vào tù ra tội, phải trả giá cho hành vi chống phá của mình. Tuy nhiên, sau khi ra tù, Phạm Thanh Nghiên vẫn chưa rút ra bài học cho mình và tiếp tục đi vào con đường chống phá Đảng, Nhà nước.

          Nếu Nghiên bị bắt giữ, khởi tố thì đây là dân chủ đầu tiên "mở bát" trong việc nhập kho để nghiên cứu kỹ càng cuốn "cẩm nang nuôi tù" mà Phạm Đoan Trang đã phát hành. Nếu như vậy, là điều không thể nào tệ hơn đối với nữ dân chủ này.

 

“ TRÁI NGỌT” TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID -19


          Trong đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 4, Việt Nam đã trở thành “tội đồ” khi tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 vẫn ở mức thấp trong khu vực Đông Nam Á (chỉ hơn Myanmar) với hơn 8 triệu liều tiêm, đạt tỷ lệ bao phủ 1 liều cho 7,5% dân số từ 18 tuổi trở lên.

          Một phần nguyên nhân là Việt Nam không được ưu tiên phân phối vaccine (vì kiểm soát dịch bệnh tốt trong năm 2020) và nguồn cung toàn cầu khan hiếm. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của chủng Delta, Chính phủ đã kiên quyết đề ra mục tiêu 75% dân số được phủ 2 mũi vaccine vào cuối năm 2021.

          Ngay lập tức, một số chuyên gia hay giới truyền thông nước ngoài đều lắc đầu, đưa ra dự báo rất bi quan rằng, Việt Nam phải mất hơn 10 năm mới có thể tiêm được vaccine Covid-19 cho 75% dân số.

          Không tranh cãi, không hằn học, tính mạng người dân được đưa lên hàng đầu. Điện đàm liên tục, công du như con thoi, làm việc bất kể ngày đêm, cả hệ thống Chính trị và đặc biệt là Chính phủ đã khiến thế giới phải quay đầu nhìn lại.

          Theo thông tin của Bộ y tế  đến hết năm 2021, Việt Nam chạm mốc 150 triệu liều vaccine COVID-19, đã có 100% người từ 18 tuổi trở lên tiêm ít nhất một liều vaccine, 90% người trên 18 tuổi tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19. Đây được coi là thành công của Việt Nam trong chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử...

          Trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 ở nước ta, Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan, đặc biệt là Bộ Y tế đã nỗ lực triển khai rất nhiều giải pháp nhằm kiểm soát dịch bệnh. Trong đó, ngay từ thời gian đầu, Việt Nam xác định vaccine là biện pháp hữu hiệu nhất giúp ứng phó với đại dịch COVID-19.

          Chiến lược vaccine của nước ta tập trung vào các nội dung chính như nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu để sản xuất và phát triển vaccine trong nước.

          Thực hiện mục tiêu đó, Việt Nam tập trung tổng hợp nhiều biện pháp như tăng cường tìm kiếm đối tác, đàm phán, ngoại giao và huy động tài chính...

          9 loại vaccine phòng COVID-19 đã được cấp phép

          Ngày 1/2/2021, Bộ Y tế phê duyệt cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam đối với vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca. Đây cũng là vaccine đầu tiên được Bộ Y tế phê duyệt.

          Tiếp sau đó, lần lượt các vaccine phòng COVID-19 khác cũng được Bộ Y tế phê duyệt: Vaccine Sputnik V (phê duyệt ngày 23/3), Vaccine Vero Cell (phê duyệt ngày 3/6), Vaccine Comirnaty của Pfizer/BioNtech (phê duyệt ngày 12/6), Vaccine Moderna (phê duyệt ngày 29/6), Vaccine Janssen (phê duyệt ngày 15/7), Vaccine Hayat-Vax (phê duyệt ngày 10/9), Vaccine Abdala (phê duyệt ngày 17/9) và Vaccine Covaxin (phê duyệt ngày 10/11).

          Tiếp nhận hơn 192 triệu liều vaccine phòng COVID-19

          Thống kê của Bộ Y tế cho biết, kể từ tháng 2/2021 đến ngày 29/12/2021, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 192 triệu liều vaccine phòng COVID-19 các loại khác nhau từ nhiều nguồn: ngân sách nhà nước 96.919.280 liều và nguồn viện trợ, tài trợ 95.082.938 liều.

          Tỷ lệ tiêm vượt mục tiêu mà Tổ chức Y tế thế giới đề ra đến hết năm 2021

          Đến cuối tháng 12/2021, Việt Nam đã tiêm chủng chạm mốc 150 triệu liều vaccine, đã có 100% người từ 18 tuổi trở lên tiêm ít nhất một liều vaccine, 90% người trên 18 tuổi tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19.

          Đã có gần 50 tỉnh, thành phố triển khai tiêm mũi 3 (mũi bổ sung, tăng cường), với gần 3 triệu liều vaccine đã được tiêm chủng.

          Về tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi, các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm được hơn 12 triệu liều, trong đó có gần 7,6 triệu mũi 1 và khoảng 4,5 mũi 2.

          Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là hơn 83 % và tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều vaccine là gần 50% dân số từ 12 -17 tuổi.

          Các tỉnh thành phố đã cơ bản bao phủ đủ liều cơ bản cho nhóm tuổi này là Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Dương, Bạc Liêu, Hậu Giang

          Thành công trong chiến dịch tiêm phủ vaccine phòng COVID-19 không chỉ góp phần bảo vệ sức khoẻ của nhân dân trong đại dịch mà còn làm cho cả nước "thích ứng an toàn, linh hoạt và phòng chống dịch hiệu quả" song song với phát triển kinh tế xã hội.

          Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã liên tục có văn bản đề nghị các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, tiêm vét các trường hợp thuộc đối tượng tiêm, "đi từng ngõ, gò từng nhà" rà soát các trường hợp người trên 50 tuổi, có bệnh nền để tiêm hết nhằm bảo vệ nhóm nguy cơ cao này trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh và biến chủng Omicron đang ngày một lan rộng; Đồng thời tăng cường thúc đẩy tiêm mũi 3, hoàn thành trong quý I/2022 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

          Về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm lâm sàng vaccine trong nước, Bộ Y tế cho biết hiện có các ứng viên vaccine như Nanocovax, COVIVAC, ARCT-154, HIPRA, Sputnik V, vaccine do Công ty Shionogi (Nhật Bản) phát triển.

 

Bộ Y tế cũng đang hướng dẫn các đơn vị trong việc chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 từ các quốc gia khác như Cuba, Ấn Độ… và có thư gửi WHO giới thiệu các đơn vị của Việt Nam tham gia chương trình tiếp nhận chuyển giao công nghệ mRNA của WHO.

          Vẫn biết rằng, còn rất nhiều khó khăn ở phía trước, nhưng với những tiền đề đã đạt được trong năm 2021, một tương lai tốt đẹp đang chào đón Việt Nam năm 2022 là điều có thể báo trước.

 

PHÒNG NGỪA NGUY CƠ “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” TRONG CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TRẺ


          “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đã và đang là một trong những nguy cơ hiện hữu, đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ, đến sức mạnh chiến đấu và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên. Vì vậy, phòng ngừa nguy cơ “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ, đảng viên trẻ trong lực lượng vũ trang nói riêng là vấn đề cần được coi trọng hiện nay.

          “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên là nguy cơ đã được Đảng ta nhận thức từ lâu và đến nay vẫn còn diễn biến khá phức tạp. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh: Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn; một số rất ít cán bộ, đảng viên bị phần tử xấu lợi dụng lôi kéo, kích động, xúi giục, mua chuộc đã có tư tưởng, việc làm chống đối Đảng, Nhà nước. Điều này cho thấy, việc đấu tranh phòng, chống nguy cơ này trong giai đoạn hiện nay trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

          Xét về bản chất, “tự diễn biến” là quá trình chuyển biến những yếu tố từ bên trong mỗi con người, mỗi tổ chức theo chiều hướng suy giảm, suy thoái, tiêu cực. Đến một mức độ nào đó sẽ “tự chuyển hóa” về bản chất, quan điểm, lập trường, nguyên tắc… trong cán bộ, đảng viên; từ “chuyển hóa” từng cá nhân đến “chuyển hóa” của cả một tổ chức, nhất là tổ chức đảng và nhà nước. Đó là sự suy giảm về tư tưởng chính trị, xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự suy giảm niềm tin vào thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, vào công cuộc đổi mới đất nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, vào phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt. Đó còn là sự sa sút về phẩm chất đạo đức, lối sống, đề cao chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, tiêu cực.

          Có nhiều nguyên nhân khác nhau thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên trẻ, song tựu trung lại, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” vừa là “kết quả lôgích” từ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, vừa là hệ quả trực tiếp bởi sự “thúc đẩy” chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Đồng thời, tình trạng mất đoàn kết nội bộ, trình độ nhận thức hạn chế, kinh nghiệm và nhãn quan chính trị thiếu sắc sảo của đội ngũ cán bộ, đảng viên trẻ cũng là tác nhân quan trọng dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ mỗi tổ chức, mỗi cán bộ, đảng viên. Để phòng ngừa hiệu quả nguy cơ "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên trẻ hiện nay, cần làm tốt những nội dung, giải pháp sau:

          Một là, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trẻ. Đây là giải pháp quan trọng nhằm xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng cho cán bộ, đảng viên trẻ, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên trẻ có thế giới quan, phương pháp luận khoa học, cách mạng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; trung thành với với Tổ quốc, với nhân dân, có niềm tin khoa học và mục tiêu, lý tưởng đúng đắn, động cơ phấn đấu trong sáng, rõ ràng, tạo nền tảng phòng ngừa hiệu quả với nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mà các thế lực thù địch thúc đẩy trong giai đoạn hiện nay.

          Hai là, thực hiện tốt việc tự phê bình và phê bình. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta xác định tự phê bình và phê bình là nguyên tắc sinh hoạt đảng và quy luật tồn tại, phát triển của Đảng. Tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để mỗi cán bộ, đảng viên tự "gột rửa" những tư tưởng, nhận thức và hành vi chưa đúng đắn của mình trong công tác, sinh hoạt cũng như cuộc sống hàng ngày, qua đó không ngừng hoàn thiện nhân cách người cán bộ quân đội.

          Ba là, thực hiện có hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh ở Nhà trường. Đây là giải pháp quan trọng, trực tiếp ngăn chặn những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" về tư tưởng, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên trẻ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, lối sống mẫu mực, thực sự là tấm gương sáng trong đơn vị.

          Bốn là, phát huy vai trò tự tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên trẻ. Phòng ngừa nguy cơ "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong đội ngũ cán bộ, đảng viên trẻ cần phải đề cao ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện của chính họ. Bởi lẽ, quá trình tự giáo dục là quá trình phức tạp, đầy mâu thuẫn, mỗi người luôn phải tự đấu tranh với bản thân, chống lại những cám dỗ, những tiêu cực, tạo dựng ý chí quyết tâm vươn tới những giá trị cao đẹp. Đó cũng chính là con đường tốt nhất để biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục của mỗi người. Mặt khác, trong cuộc sống thường ngày, mỗi cán bộ, đảng viên phải giải quyết nhiều mối quan hệ xã hội, nhu cầu lợi ích của tập thể, cá nhân đan xen lẫn nhau, sự chi phối tác động của những tiêu cực và tệ nạn xã hội là rất lớn, nếu không có ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện sẽ tạo tiền đề nảy sinh nguy cơ “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” trong chính bản thân mỗi cán bộ, đảng viên trẻ.

30 NĂM LIÊN XÔ SỤP ĐỔ VÀ BÀI HỌC VỀ QUẢN LÝ VĂN HÓA, TƯ TƯỞNG: "NGỌN LỬA NHỎ" THIÊU RỤI CẢ NỀN BÁO CHÍ CÁCH MẠNG!

      Lênin cho rằng: “Báo chí là trận địa ban đầu, từ đó Đảng sẽ tiến hành cuộc đấu tranh với đối thủ của mình bằng vũ khí tương xứng. Báo hằng ngày là công cụ tuyên truyền, cổ động quần chúng không có gì thay thế được”. 


ĐI NGƯỢC TƯ TƯỞNG CỦA LÊNIN VỀ BÁO CHÍ

Sinh thời, Lênin đặc biệt coi trọng phát huy vai trò của báo chí. Người khẳng định: “Trong thời đại ngày nay, không có tờ báo chính trị thì không thể có phong trào gọi là chính trị”. Lênin đã phát triển sáng tạo quan điểm của C. Mác: “Tuyệt đối từ bỏ chính trị là không thể được.

Tất cả các tờ báo chủ trương từ bỏ chính trị cũng đều làm chính trị. Vấn đề chỉ là làm chính trị như thế nào và làm loại chính trị gì”. Lênin cho rằng: “Báo chí là trận địa ban đầu, từ đó Đảng sẽ tiến hành cuộc đấu tranh với đối thủ của mình bằng vũ khí tương xứng. Báo hằng ngày là công cụ tuyên truyền, cổ động quần chúng không có gì thay thế được”.

Theo Lênin, mỗi Đảng cách mạng cần coi việc xuất bản tờ báo là dấu mốc quan trọng đầu tiên. “Điểm xuất phát của hoạt động, bước thực tiễn đầu tiên để tiến tới các tổ chức mong muốn..., phải là việc thành lập tờ báo chính trị toàn Nga. Chúng ta cần trước hết là tờ báo, không có nó thì không thể tiến hành được một cách có hệ thống cuộc tuyên truyền, cổ động hết sức có nguyên tắc và toàn diện”.

Lênin cũng nhấn mạnh báo chí phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng: “Báo chí phải trở thành các cơ quan của các tổ chức của Đảng. Các nhà văn nhất thiết phải tham gia các tổ chức Đảng. Các nhà xuất bản và các kho sách, các hiệu sách và các phòng đọc sách, các thư viện và các nơi bán sách báo, tất cả những cái đó phải trở thành của Đảng, chịu trách nhiệm trước Đảng”.

Thế nhưng sau này, ở Liên Xô, người ta đã đi ngược lại những căn dặn của Lênin, buông lỏng và vô hiệu hóa vai trò của báo chí trên trận địa tư tưởng. 


"THAY MÁU" Ồ ẠT LÃNH ĐẠO CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ

Sau khi M.Gorbachev lên nắm quyền Tổng Bí thư (3-1985), dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chiến hữu thân cận là A.N.Yakovlev, Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách tuyên giáo-người được coi là “kiến trúc sư” của cải tổ, công tác “thay máu” lãnh đạo các cơ quan báo chí truyền thông của Liên Xô đã được tiến hành gấp rút. 

Theo nhà sử học Aleksandr Ostrovsky, tháng 3-1986, Valentin Falin trở thành giám đốc mới của hãng tin APN. Điều đáng nói Valentin Falin không chỉ thân thiết với Gorbachev, mà còn với Willy Brandt, một trong các tác giả của Hiệp ước Xô-Đức năm 1970.

Cũng đầu năm 1986, M.N.Poltoranin được chỉ định làm Tổng biên tập báo "Sự thật Moskva", thay cho V.Markov. Tháng 6 cùng năm, đến lượt Tổng biên tập tờ "Tin tức Moskva" bị thay thế. Tạp chí "Ngọn lửa nhỏ" cũng có Tổng biên tập mới là V.Korotich. Các tạp chí lý luận hàng đầu như "Thế giới mới", "Ngọn cờ" cũng tiến hành thay đổi lãnh đạo cấp cao nhất, đều là những người thân cận với Gorbachev và Yakovlev.

Trong hồi ký của mình, nhà ngoại giao Mỹ, George Matlock đã nhận xét về "công tác nhân sự" này: "A.N.Yakovlev, người phụ trách tuyên giáo của Đảng Cộng sản Liên Xô thời đó đã đóng vai trò chính trên mặt trận này của công cuộc cải tổ. Trước đại hội Đảng lần thứ 27 (1986) đã bắt đầu sự thay đổi lãnh đạo các cơ quan thông tin đại chúng. Mùa Hè năm 1986, ông ta báo cáo Bộ Chính trị, rằng "90% cán bộ lãnh đạo trong lĩnh vực này đã được thay thế".

Những người được thay thế là ai? Đó là những kẻ “cùng hội cùng thuyền” với Gorbachev và Yakovlev, sẵn sàng lợi dụng chiêu bài “cải tổ”, “dân chủ”, “công khai” để đưa ra những tuyến bài, những thông tin thật giả lẫn lộn, thậm chí là bịa đặt làm người đọc hoang mang, mất niềm tin vào chế độ Xô viết và các giá trị vốn là nền tảng của ổn định và phát triển. Có thể đơn cử trường hợp Vitaly Korotich, người được bổ nhiệm làm Tổng biên tập mới của tờ tạp chí "Ngọn lửa nhỏ" danh tiếng giàu truyền thống. 


GƯƠNG MẶT HẬN THÙ

Được tái xuất bản dưới thời Liên Xô vào năm 1923 (xuất bản lần đầu vào năm 1899), “Ngọn lửa nhỏ” (Ogoniok) đã nhanh chóng trở thành một tờ tạp chí uy tín hàng đầu với số lượng phát hành cực lớn, có sự ảnh hưởng lớn trong xã hội.

Trong năm tái xuất bản 1923, số lượng Ngọn lửa nhỏ đã lên đến con số 42 vạn bản, dù giá là khá cao so với thời đó (5 rúp). Thời điểm trước khi Vitaly Korotich được bổ nhiệm giữa năm 1986, Ngọn lửa nhỏ đang ở thời hoàng kim với mỗi số in khoảng 1,5 -2 triệu bản, ra hàng tuần.

Tổng biên tập khi đó là nhà văn, Anh hùng lao động Anatoly Sofronov. Ông đã từng tham gia Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, là tác giả của nhiều cuốn sách viết về chiến tranh, trong đó có các tác phẩm đã được chuyển thể lên màn ảnh. Vậy mà dưới sự chỉ đạo của A.N.Yakovlev, Anatoly Sofronov đã phải rời vị trí Tổng biên tập, nhường chỗ cho Vitaly Korotich, vốn chỉ làm lãnh đạo 2 tờ báo chẳng có mấy tiếng tăm, chuyên về công tác thanh niên và văn học nước ngoài ở Ukraina.

Nếu như trong quá khứ, Korotich từng viết cuốn “Gương mặt hận thù”, mô tả hình ảnh nước Mỹ những năm 80 bị ăn mòn bởi hận thù từ bên trong và gieo thù hận trên thế giới thì nay ông ta được giao một nhiệm vụ hoàn toàn trái ngược: Mô tả nước Mỹ như một "đế chế của cái thiện" (trái ngược với "đế chế của cái ác" mà Reagan đã tuyên bố là Liên Xô). 

Từ nay, V.Korotich sẽ cho đăng trên Ngọn lửa nhỏ các tuyến bài để cho độc giả thấy lịch sử của Liên Xô như một chuỗi liên tục của “tội ác của quyền lực chống lại nhân dân”, để dẫn dắt suy nghĩ về quy luật sụp đổ sắp tới của đất nước.

Núp bóng các chuyên mục "điều tra báo chí", "tài liệu từ kho lưu trữ", "kho lưu trữ đặc biệt", phỏng vấn thì mời những người bất đồng chính kiến, các “nhà dân chủ”…., hành trình “lật sử”, “bôi đen quá khứ dân tộc” dưới sự chỉ đạo của Korotich đã đi ngược lại những gì mà các thế hệ nhà báo của Ngọn lửa nhỏ đã dày công tạo dựng suốt mấy chục năm liền. 


THAY BÌA ĐỔI RUỘT VÀ BIẾN CHẤT

Khi nắm quyền, một trong những việc đầu tiên Korotich làm là sa thải phần lớn ekip phóng viên, biên tập viên của Tòa soạn và chê bai nội dung trước đây của Ngọn lửa nhỏ là cũ kỹ, chỉ xứng dành cho “các hiệu cắt tóc” để khách đọc khi chờ đến lượt.

Rất nhanh, ba tháng sau đó, hình ảnh Huân chương Lênin-phần thưởng cao quý mà tạp chí được trao tặng vào năm 1973, nhân kỷ niệm 50 năm xuất bản, bị Korotich cho biến mất khỏi trang bìa. Và, cũng ngay sau đó, nội dung bên trong bắt đầu thay đổi...

Bìa của tạp chí vẫn giữ nguyên giữ nguyên kiểu chữ của măng-sét, nhưng trên đó chân dung của những điển hình xuất sắc trong mọi lĩnh vực của Liên Xô đã không còn chỗ. Ý tưởng các bìa của Ngọn lửa nhỏ luôn gợi cho người đọc một sự bất an, tiêu cực, thậm chí là suy nghĩ về "sự diệt vong của Liên Xô”. Ví dụ, có bìa thì vẽ cờ của 15 nước Cộng hòa quanh trái lựu đạn bọc cờ Liên Xô, bìa khác là những quân bài mỏng mảnh in cờ các nước Cộng hòa xếp thành tháp, có thể đổ bất cứ khi nào…

Trở thành cơ quan ngôn luận cho "tư duy mới", tạp chí Ngọn lửa nhỏ đã cho đăng nhiều kỳ các cuốn sách bôi nhọ lãnh tụ Stalin của Roy Medvedev, hồi ký của các "nạn nhân của sự đàn áp", các cuộc phỏng vấn với những người bất đồng chính kiến như Vladimir Bukovsky (với cái tít "Chiến đấu chống lại chính quyền của những kẻ cặn bã"), Elena Bonner, Valeria Novodvorskaya… Đi xa hơn, Korotich còn cho đăng trên Ngọn lửa nhỏ nhật ký của trùm phát-xít Goebbels.

Nội dung “tố cáo tội ác” trên tạp chí dày đặc đến nỗi một độc giả của Ngọn lửa nhỏ thời kỳ này nhớ lại: “Có cảm tưởng như bạn đang bước đi trên con đường ngập máu”. Sự “quay ngoắt 180 độ” của Ngọn lửa nhỏ đã làm thay đổi căn bản tờ tạp chí có ảnh hưởng này: từ chỗ là cơ quan ngôn luận góp phần xây dựng Chính quyền Xô-viết vững mạnh, nay lại trở thành kẻ góp phần làm rạn nứt và phá hủy nó.

Chiến dịch “ma túy của công khai” đã tỏ ra có hiệu quả, khi số lượng xuất bản của Ngọn lửa nhỏ đã tăng vùn vụt, đỉnh điểm có lúc lên tới hơn 4 triệu bản/kỳ. Người ta hiếu kỳ với những thông tin “độc”, mà nhiều khi các “đầu bếp” đã chế biến nó với liều lượng thật 3 giả 7, với mục đích chính là làm người đọc lung lay niềm tin vào những giá trị chân chính. 


NGỌN LỬA NHỎ - SỰ NGUY HIỂM CỦA VŨ KHÍ TƯ TƯỞNG

Ngọn lửa nhỏ, cùng với Tin tức Moskva (Moskovskie Novosti) đã trở 2 đầu tàu của cái gọi là trào lưu “công khai” dưới thời Gorbachev. Cũng cần nói thêm, người đứng đầu Tin tức Moskva là Egor Yakovlev, nguyên Phó tổng giám đốc Hãng thông tấn APN. Dưới sự chỉ đạo của Yakovlev, Tin tức Moskva đã hoàn toàn đổi màu, trở thành một diễn đàn chống chế độ Xô-viết. Đỉnh điểm của sự phản bội là tháng 1-1991, tức 11 tháng trước khi Liên Xô sụp đổ, Egor Yakovlev đã xin ra khỏi Đảng.

Còn Korotich thì sao? Với những “công lao” của mình, năm 1989, y đã được tạp chí Mỹ World Press Review trao giải “Biên tập viên nước ngoài của năm” dành cho những người không sống ở Mỹ, nhưng đã có công trạng trong việc đẩy mạnh tự do báo chí, vì nhân quyền.

Tháng 8-1991, khi Korotich đang ở Mỹ thì xảy ra sự kiện Chính biến, y liền xin ở lại vì sự Ủy ban quốc gia về tình trạng khẩn cấp “trả thù”. Ngày 26-8-1991, theo quyết định của cuộc họp lãnh đạo Ngọn lửa nhỏ, Korotich bị miễn nhiệm Tổng biên tập “vì sự hèn nhát”.

Từ đó đến nay, y sống tại Mỹ. Tháng 2 năm nay, trong một cuộc trả lời phỏng vấn Báo Sự thật TNCS (Komsomolskaya Pravda), Korotich nói Gorbachev là thủ phạm làm cho đất nước Liên Xô sụp đổ. Có phải tuổi già khiến cho cựu Tổng biên tập Ngọn lửa nhỏ quên mất họ từng là “cùng hội cùng thuyền”, Korotich có phải là vô can, khi từng là một công cụ tuyên truyền phục vụ đắc lực cho những mục đích chính trị của M.Gorbachev và A.Yakovlev?

Báo chí Nga và các nước thuộc Liên Xô trước đây đến nay vẫn lấy trường hợp Ngọn lửa nhỏ làm ví dụ khi nhắc đến sự nguy hiểm khi vũ khí tư tưởng, tuyên truyền bị giao vào tay những kẻ cơ hội, đổi màu chính trị. Cũng cần nói thêm sau khi Liên Xô sụp đổ vào cuối tháng 12-1991, số lượng của Ngọn lửa nhỏ lao dốc không phanh, đến năm 1994 chỉ còn có 74 nghìn bản và đến tháng 12-2020, Ngọn lửa nhỏ đã ngừng xuất bản tạp chí in. “Ngọn lửa nhỏ” đã lụi tàn như thế đó./.

Ảnh: những ấn phẩm mang hàng triệu vi trùng.

Yêu nước ST.

Covid hôm nay sáng 4-1: Hải Phòng lọt top 3 tỉnh có F0 cao cả nước; Hải Dương xuất hiện ca mắc biến chủng Omicron đầu tiên

 

Tình hình dịch Covid-19 trên cả nước vẫn diễn biến hết sức phức tạp với số ca mắc cộng đồng và tử vong tiếp tục gia tăng ở nhiều địa phương, đặc biệt đã ghi nhận các ca nhiễm biến chủng Omicron. Trong khi đó, Hải Phòng lọt top 3 tỉnh có F0 cao cả nước, Hải Dương xuất hiện ca mắc biến chủng Omicron đầu tiên.

Đừng bàng quan trước cái xấu

 

Với sự phổ biến và đặc tính kết nối, chia sẻ rộng rãi của mạng xã hội hiện nay, vai trò, trách nhiệm của người đảng viên trong việc đấu tranh với các thế lực thù địch, quan điểm sai trái, các biểu hiện tiêu cực, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng không chỉ nằm trong phạm vi cơ quan, đơn vị, địa phương mình mà còn mở rộng phạm vi trên không gian mạng xã hội.

ĐẦU SỎ PHÁ HOẠI NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG DẪN ĐẾN SỰ SỤP ĐỔ CỦA LIÊN XÔ!

      Đó là Alexander Nikolaevich Yakovlev, Ủy viên BCT, Trưởng ban Tuyên truyền TW Đảng cộng sản Liên Xô, nhân vật thứ hai chỉ sau Tổng bí thư theo cơ cấu tổ chức của Liên Xô. Bài viết trước đã chỉ rõ quá trình đánh sụp Liên Xô của hắn. Ở đây tóm tắt về vấn đề mấu chốt trong việc đánh phá nền tảng tư tưởng: 

1. Thủ tiêu đấu tranh giai cấp, đưa ra chiêu bài "xây dựng CNXH đạo đức", tập trung "đổi mới nền văn hóa theo hướng cởi mở, công khai hóa", thực chất là phá nát nền tảng văn hóa Xô Viết và văn hóa Nga. 

2. Thủ tiêu chuyên chính vô sản với chiêu bài "dân chủ", mở đường cho các lực lượng "đối lập" hình thành và ra mặt chống phá; giải tán cơ quan chính trị trong lực lượng quân đội và công an để tước bỏ, vô hiệu hóa công cụ chuyên chính của Đảng. 

3. Ngược lại, hắn khai thác triệt để việc sử dụng các "công cụ chính trị" núp bóng nguyên tắc Đảng, kỷ luật Đảng để triệt hạ những người trung thành với lý tưởng cộng sản theo học thuyết Marx. Sử dụng truyền thông - giáo dục để xuyên tạc, bôi đen lịch sử đất nước và lịch sử cách mạng.

....

Hãy cùng xem lại thủ đoạn tinh vi mà tên đầu sỏ Yakovlev đã công khai bày tỏ sau này: 

"Sau Đại hội XX (của Đảng cộng sản Liên Xô, trong khuôn khổ bí mật của những người bạn và cộng sự thân thiết nhất, chúng tôi thường thảo luận về các vấn đề dân chủ hóa đất nước và xã hội. Chúng tôi đã chọn một phương pháp đơn giản - giống như một cái búa tạ - để tuyên truyền những "ý tưởng" của Lenin. Một nhóm các nhà cải cách chân chính, không chỉ trong ý tưởng mà đã công khai phát triển (tất nhiên, bằng miệng) kế hoạch sau: tấn công bằng quyền lực của Lenin vào Stalin, vào chủ nghĩa Stalin. Và sau đó, nếu thành công, sẽ tấn công Plekhanov và nền dân chủ xã hội, cũng bằng chính lý luận của Lenin, và sau đó bằng "chủ nghĩa tự do" và "chủ nghĩa xã hội đạo đức", tấn công vào cả chủ nghĩa cách mạng nói chung... Chế độ toàn trị của Liên Xô chỉ có thể bị tiêu diệt thông qua kỷ luật Đảng và toàn trị, đồng thời che giấu những thành tựu của CNXH và lợi ích của việc cải thiện CNXH. [...] Nhìn lại, tôi có thể tự hào nói rằng một chiến thuật thông minh, nhưng rất đơn giản - dùng chính các cơ chế của chủ nghĩa toàn trị để chống lại hệ thống của chủ nghĩa toàn trị - nó đã phát huy tác dụng".-Yakovlev, giới thiệu "Sách đen về chủ nghĩa cộng sản".


Từ bài học đau đớn của Liên Xô, Đảng cộng sản Việt Nam đã có Kết luận số 14-KL/TW của Bộ Chính về khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Vấn đề bây giờ là ban hành cơ chế để thực hiện Kết luận đó./.

Ảnh: Tổ "tam tam" phá Đảng cộng sản và Nhà nước Liên Xô.

Yêu nước ST.