Thứ Tư, 1 tháng 2, 2023

NHÂN DÂN THAM GIA XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG

 

Chủ trương dựa vào dân để xây dựng chỉnh đốn Đảng là chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng ta ngay từ khi mới thành lập và được nhấn mạnh và cụ thể hóa hơn nữa trong bối cảnh hiện nay. Từ Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay; đến Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đặc biệt là Kết luận Hội nghị lần thứ 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá và Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đều khẳng định đầy đủ, rõ ràng chủ trương này. Trong các nhiệm vụ, giải pháp được trình bày trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng (tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng) cũng khẳng định: “Thắt chặt hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng. Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của các cấp uỷ đảng, hệ thống chính trị về công tác dân vận. Tăng cường đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan đảng, nhà nước và cả hệ thống chính trị; phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới”. Trong các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Kết luận Hội nghị lần thứ 4 khóa XIII có nêu: “Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; thực sự dựa vào nhân dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”.

Như vậy, có thể thấy, kế thừa quan điểm xuyên suốt trong lịch sử cách mạng Việt Nam, qua nội dung của Văn kiện Đại hội XIII và Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII, chủ trương dựa và dân để xây dựng Đảng đã được thể hiện ngày càng cụ thể, rõ ràng hơn. Theo tinh thần Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII, chủ trương dựa này được thể hiện ở hai khía cạnh cơ bản, đó là: Nhân dân trực tiếp và gián tiếp tham gia xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

Thứ nhất, Đảng dựa vào nhân dân trực tiếp tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Theo đó, nhân dân trực tiếp phản ánh, góp ý với cấp ủy đảng về công tác cán bộ, các chủ trương, đường lối lớn của Đảng. Nhân dân có quyền góp ý kiến, kiến nghị đối với tổ chức Đảng và chính quyền, phát hiện những yếu kém, khuyết điểm của tổ chức và cá nhân cán bộ, đảng viên, nhất là phát hiện những tiêu cực như tham nhũng, lãng phí, “lợi ích nhóm” hoặc nhân dân tham gia xây dựng chỉnh đốn đảng thông qua hoạt động đối thoại, tiếp công dân, tiếp nhận và kịp thời chỉ đạo xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và giải quyết những kiến nghị, phản ánh của nhân dân nhất là những vấn đề liên quan đến đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên . Ngoài ra, thông qua các tổ tự quản của nhân dân ở cơ sở, hoạt động của ban thanh tra nhân dân, các tổ giám sát cộng đồng cũng là hình thức quan trọng để nhân dân có thể tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hiện nay.

Thứ hai, ngoài việc tham gia trực tiếp, nhân dân cũng gián tiếp tham gia xây dựng, chỉnh đốn đảng thông qua hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các đại biểu do dân bầu; thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội. Nhân dân là người lựa chọn, bầu ra các đại biểu tham gia Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan dân cử. Thông qua hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đã đến nghị trường Quốc hội; những vấn đề nhân dân quan tâm, bức xúc, những nội dung cần tháo gỡ về mặt cơ chế, chính sách, pháp luật… đã được bàn bạc, thảo luận công khai, xử lý phù hợp.

HAIVAN

Kiểm soát quyền lực trong thể chế chính trị một đảng duy nhất cầm quyền

 

Thể chế chính trị ở nước ta có những nét đặc thù: Đảng Cộng sản Việt Nam là lưc lượng duy nhất được nhân dân thừa nhận giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội; Nhà nước quản lý xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và phục vụ lợi ích của nhân dân; Nhân dân làm chủ thông qua các hình thức dân chủ và đại diện. Các thành tố trong hệ thống chính trị đều thống nhất về mục tiêu phấn đấu vì lợi ích của nhân dân. Đây là nét khác biệt với các thể chế chính trị khác bởi họ bảo vệ trước hết cho lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Bản chất của chế độ chính trị của nước ta: “Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích; mọi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, là hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quan là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ… Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam. Chúng ta chủ trương không ngừng phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối của Đảng; có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tham gia quản lý xã hội”. Nhân dân tin tưởng uỷ quyền, trao quyền lực chính trị cho Đảng, cán bộ, công chức nhà nước trở thành công bộc của nhân dân.

Kiểm soát quyền lực chính trị đương nhiên phải bằng cơ chế và tổ chức thực thi cơ chế. Cơ chế kiểm soát quyền lực chính trị là hệ thống các thiết chế tổ chức thực hiện và phương thức vận hành để kiểm soát quyền lực trong thể chế chính trị nhằm làm cho các quy định về quyền và thực hiện quyền lực chính trị được thực hiện đầy đủ và đúng đắn. Nội dung của kiểm soát quyền lực chính trị cũng chính là việc xây dựng cơ chế, thể chế và thực thi cơ chế, thể chế đó trên thực tiễn. Cơ chế tự kiểm soát quyền lực (đối với từng chủ thể), kiểm soát lẫn nhau và kiểm soát của nhân dân đối với nhà nước; đề cập khá đầy đủ các chủ thể được giao quyền lực chính trị và thực thi quyền lực chính trị:

Đối với Đảng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo để Nhà nước thể chế hoá thành pháp luật nhưng khi đó có luật pháp, Đảng lại là lực lượng tiên phong, gương mẫu trong thực hành pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, chịu trách nhiệm trước nhân dân về các quyết định của mình. Đảng kiểm soát quyền lực của nội bộ Đảng (theo Điều lệ Đảng) đồng thời kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên trong cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ (theo pháp luật).

Lịch sử dân tộc hơn 92 năm qua đã minh chứng, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Với kinh nghiệm và quyết tâm xây dựng, chỉnh đốn Đảng:“Một đảng cách mạng chân chính có đường lối đúng, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, gương mẫu, tận tuỵ, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân ủng hộ, thì đảng đó có sức mạnh vô địch, không thế lực nào ngăn cản nổi trên con đường dẫn dắt dân tộc đi lên”.

Đối với Nhà nước, với vị trí trung tâm của quyền lực chính trị, Nhà nước được tổ chức quyền lực theo nguyên tắc “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”.

Theo đó, Quốc hội thực hiện giám sát tối cao việc tuân theo pháp luật, nghị quyết của Quốc hội. Hội đồng nhân dân các cấp giám sát việc tuân theo pháp luật và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Quốc hội: “Tiếp tục đổi mới, bổ sung các đạo luật ở các lĩnh vực trọng điểm có ý nghĩa then chốt, có tính khả thi cao, rạo ra sự bứt phá về phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát, nhất là giám sát chuyên đề… chú trọng giám sát lĩnh việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát”.

Kiểm toán nhà nước kiểm soát việc chấp hành pháp luật đối với cơ quan nhà nước về sử dụng tài chính, tài sản công. Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý theo pháp luật. Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân. Ngoài những yêu cầu về năng lực quản lý đất nước về mọi mặt của Chính phủ để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: “Kiên quyết loại bỏ những phần tử hư hỏng, thoái hoá về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; chống mọi biểu hiện chạy chức, chạy quyền, cục bộ, ưu ái tuyển dụng người nhà, người thân không đủ tiêu chuẩn. Phát huy dân chủ, nâng cao ý thức trách nhiệm, nêu gương, tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức”.

Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên của Mặt trận thực hiện giám sát và phản biện mang tính xã hội, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. Nhân dân cũng giám sát Đảng, (Đảng chịu sự giám sát của Nhân dân - Hiến pháp), giám sát cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước, góp ý xây dựng Đảng, Nhà nước. Các phương tiện thông tin đại chúng cũng có vai trò quan trọng trong giám sát việc thực thi pháp luật đối với cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước.  Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội không chỉ làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, đoàn viên mà còn phải “Tiếp tục chú trọng tham gia sâu hơn, toàn diện, hiệu quả hơn và động viên nhân dân tích cực tham gia vào công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Phát huy vai trò tích cực trong tham gia kiểm soát quyền lực, giám sát để quản lý xã hội công khai, minh bạch”.

HAIVAN

CUỐN SÁCH CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG XẮP ĐƯỢC GIỚI THIỆU!

         Cuốn sách 600 trang của Tổng Bí thư trả lời nhiều câu hỏi về phòng chống tham nhũng.
     Cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tư liệu bổ ích đối với cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
     Ban Nội chính Trung ương sẽ tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào ngày 2/2.
     Qua đó nhằm giới thiệu cuốn sách của Tổng Bí thư đến các lãnh đạo, các cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên, Nhân dân và đông đảo độc giả trong cả nước.
     Đồng thời góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên, Nhân dân và toàn hệ thống chính trị về chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước về công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
     Đây cũng là hoạt động góp phần thiết thực chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng và 10 năm thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực./.

Yêu nước ST.

Đừng để định kiến che mờ giá trị thực tại và tương lai

 Trong khi cả nước đón chào năm mới, hướng tới kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng với thành tựu đạt được trên tất cả các lĩnh vực trong năm 2022 cũng như sự ghi nhận của các quốc gia, tổ chức quốc tế thì những tiếng nói trái hướng, lạc dòng vẫn cố tình bôi lem hiện thực.

Đừng biến mình và người khác thành nạn nhân tin giả trên không gian mạng

 Tin giả như một loại virus độc hại, nó xâm nhập, gây nhiễu dư luận, thậm chí làm khủng hoảng niềm tin. Trong điều kiện công nghệ mới, phương thức truyền tin, nhất là mạng xã hội phát triển sâu rộng thì tin giả càng thêm đất sống. Các thế lực xấu lợi dụng điều này để xuyên tạc, kích động chống phá hòng gây mất ổn định chính trị, xã hội, tạo cớ chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân

 

Đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân

Thứ hai, 16/01/2023 19:49
0:00/0:00
(ĐCSVN) – Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, đề nghị Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và tổ chức nhân dân tiếp tục bám sát các quan điểm, chủ trương, đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng XIII và các nhiệm vụ của Chỉ thị 12, phát huy tính chủ động, sáng tạo, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, đổi mới hơn nữa nội dung, phương thức và nâng cao hiệu quả triển khai hoạt động đối ngoại nhân dân.
 Hội nghị Tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Ngày 16/1, tại Hà Nội, Ban Đối ngoại Trung ương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Gần 300 đại biểu là lãnh đạo và cán bộ làm công tác đối ngoại nhân dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức nhân dân ở Trung ương, đại diện các ban, bộ, ngành ở Trung ương đã tham dự Hội nghị.

Báo cáo của Ban Đối ngoại Trung ương và tham luận tại Hội nghị cho thấy đối ngoại nhân dân đã góp phần tăng cường quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước, mở rộng mạng lưới bạn bè và đối tác quốc tế, tạo nền tảng quan hệ xã hội thuận lợi giữa nước ta với các nước; tham gia có trách nhiệm trong các hoạt động, cơ chế đa phương, đóng góp phù hợp cho phong trào nhân dân tiến bộ khu vực và thế giới; tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, tham gia vận động các nguồn lực bên ngoài để phục vụ phát triển; tích cực vận động, đấu tranh, bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc; thực hiện có hiệu quả công tác thông tin đối ngoại, phát huy vai trò cầu nối, đoàn kết người Việt Nam ở nước ngoài. Công tác phối hợp giữa 3 trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước với đối ngoại nhân dân được tăng cường. Công tác lãnh đạo, quản lý của các cấp có thẩm quyền đối với hoạt động đối ngoại nhân dân được bảo đảm, tuân thủ nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý.

Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương chúc mừng và biểu dương lực lượng làm đối ngoại nhân dân.

Thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương chúc mừng và biểu dương lực lượng làm đối ngoại nhân dân về những thành tích đã đạt được trong năm qua.

Đồng chí nhấn mạnh, đối ngoại nhân dân là một trong 3 trụ cột, cùng đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước tạo nên sức mạnh tổng hợp của đối ngoại Việt Nam. Trụ cột đối ngoại nhân dân với sự tham gia chủ động của các tổ chức nhân dân và người dân, có đặc thù phù hợp với hệ thống chính trị Việt Nam, thể hiện sự đoàn kết, nhất trí của dân tộc Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo trên mặt trận đối ngoại. Với quan điểm “dân là gốc, dân là chủ thể, dân là nguồn lực”, có thể hiểu công tác đối ngoại nhân dân chính là công tác dân vận quốc tế.

Để cùng đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước phát huy vai trò tiên phong trong tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động nguồn lực bên ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài đề nghị Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và tổ chức nhân dân tiếp tục bám sát các quan điểm, chủ trương, đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng XIII và các nhiệm vụ của Chỉ thị 12, phát huy tính chủ động, sáng tạo, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, đổi mới hơn nữa nội dung, phương thức và nâng cao hiệu quả triển khai hoạt động đối ngoại nhân dân.

Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài cũng đề nghị các Ban, Bộ, ngành, địa phương tiếp tục bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và công tác quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đối ngoại nhân dân; quan tâm phối hợp, tạo điều kiện, cơ chế thuận lợi cho công tác đối ngoại nhân dân, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm đối ngoại nhân dân đủ phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo, đồng chí Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương khẳng định một số nhiệm vụ chính của đối ngoại nhân dân trong năm 2023 gồm: Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai các nhiệm vụ của Chỉ thị 12; chủ động, kịp thời nắm vững tình hình phong trào, hoạt động của nhân dân thế giới, khu vực, tình hình đối tác quốc tế, trên cơ sở đó xây dựng các kế hoạch phát triển quan hệ đối tác; tăng cường công tác tham mưu chiến lược trong công tác đối ngoại nhân dân và sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa đối ngoại nhân dân với đối ngoại đảng và ngoại giao nhà nước.

Tại Hội nghị, Ban Đối ngoại Trung ương đã khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đối ngoại nhân dân năm 2022, tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Đối ngoại nhân dân” cho các cá nhân có đóng góp tích cực cho công tác đối ngoại nhân dân trong thời gian qua, đồng thời phát động thi đua cho năm 2023./.

Tin

Phát huy sức mạnh của Nhân dân, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc

 

Phát huy sức mạnh của Nhân dân, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Thứ hai, 23/01/2023 10:22
(ĐCSVN) – Cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, với bản lĩnh, quyết tâm, niềm tự hào và khí thế mới, công tác dân vận sẽ tiếp tục có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng; củng cố, tăng cường niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh của Nhân dân xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội và đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương thăm và tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Liên (phường Tân Hòa, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) - Ảnh: Tạp chí Dân vận  

Công tác Dân vận góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử

Năm 2022 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng với những thuận lợi, cơ hội, khó khăn, thách thức đan xen. Với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đất nước ta tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực; chính trị, xã hội cơ bản ổn định; kinh tế phục hồi tích cực, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, tăng trưởng đạt hơn 8%. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đạt nhiều kết quả quan trọng; quốc phòng, an ninh, đối ngoại được tăng cường; tiềm lực, vị thế, uy tín của đất nước tiếp tục được nâng cao...

Trong thành tích chung của cả nước, có đóng góp quan trọng của công tác dân vận và hệ thống dân vận cả nước. Trong đó, công tác dân vận của hệ thống chính trị tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, xuất hiện nhiều cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả góp phần tạo đồng thuận, động viên Nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Nổi bật, trong năm 2022, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục quan tâm ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng nói chung và công tác dân vận nói riêng. Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo, giao Ban Dân vận Trung ương chủ trì tham mưu sơ kết, tổng kết 06 nghị quyết, chỉ thị, quy định về công tác dân vận, góp phần thực hiện tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt để Nhân dân làm chủ”; chủ trì xây dựng một số đề án mới về công tác dân vận như: Tổng kết mô hình thí điểm Hội người cao tuổi cấp tỉnh; xây dựng mô hình tổ chức và quy chế hoạt động của các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ…

Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Dân vận Trung ương về công tác dân vận. Ban dân vận các cấp chủ động tham mưu giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác dân vận năm 2022; tích cực tham mưu giúp cấp ủy phổ biến, quán triệt các quyết định, quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác dân vận; xây dựng chương trình và triển khai thực hiện công tác dân vận có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những nhiệm vụ chính trị của địa phương, các mục tiêu kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, đối ngoại, cải thiện và nâng cao đời sống của Nhân dân theo hướng sát thực, hiệu quả, gắn với cơ sở; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác dân vận.

Lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận của cơ quan nhà nước các cấp tập trung cải cách hành chính, thực hiện chuyển đổi số nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở và có sự phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan liên quan trong công tác vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các phong trào thi đua yêu nước được đẩy mạnh với nhiều hình thức phong phú, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tiếp tục lan tỏa trong các lĩnh vực đời sống xã hội.

Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, đối thoại của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với Nhân dân theo Quy định số 11-QĐi/TW của Bộ Chính trị, tăng cường nắm bắt tình hình Nhân dân, tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với nhân dân nhằm giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh ngay tại cơ sở.

Trong năm qua, Ban Dân vận Trung ương chủ trì tham mưu sơ kết, tổng kết 06 nghị quyết, chỉ thị, quy định về công tác dân vận, góp phần thực hiện tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt để Nhân dân làm chủ”. Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đã chủ trì tổ chức 34.194 hội nghị tuyên truyền, tập huấn về công tác dân vận cho 1,6 triệu lượt cán bộ dân vận các cấp trong hệ thống chính trị; đã ban hành hơn 119 nghìn văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, giải pháp về công tác dân vận gắn với nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị.

Cùng với đó, người đứng đầu cấp uỷ các cấp đã tiếp hơn 127 nghìn lượt công dân; tiếp nhận và xử lý hơn 122 nghìn đơn, thư công dân phản ánh, kiến nghị, tố cáo, khiếu nại; đã xem xét giải quyết theo thẩm quyền là 98.462 đơn, đạt tỉ lệ 80,05% số đơn phải giải quyết.

Cùng với công tác dân vận của cơ quan nhà nước, công tác dân vận MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở và có sự phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan liên quan trong công tác vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và hướng về cơ sở với phương châm “Hình thức tập trung, nội dung thiết thực, hoạt động quyết liệt, hiệu quả thực chất”, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, chính quyền, nhất là tham gia xây dựng và hoàn thiện pháp luật liên quan đến phát huy quyền làm chủ của Nhân dân.

Công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được các cấp ủy, tổ chức đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, nhất là, các nhiệm vụ thực hiện các đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ, chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số... Đặc biệt phong trào thi đua “Dân vận khéo” với nhiều mô hình mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.

Công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục có những chuyển biến tích cực, nhất là sau khi Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 12-KL/TW về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới. Cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là 12 định hướng lớn phát triển đất nước mà Đại hội XIII của Đảng đề ra. Nhiều tỉnh, thành phố có đông đồng bào làm ăn sinh sống ở nước ngoài đã tạo điều kiện cho kiều bào về thăm quê hương nhân dịp Tết; tổ chức gặp gỡ, tiếp xúc với kiều bào về nước thăm thân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, ý kiến, kiến nghị của kiều bào để chủ động nắm bắt và cung cấp thông tin, tuyên truyền định hướng dư luận phù hợp với tình hình thực tế.

Cùng với kết quả đạt được trên các lĩnh vực, năm 2022, những con số cụ thể được thể hiện trong công tác dân vận thật sự là những con số "biết nói".  Đó  là cả nước có 195.201 mô hình dân vận khéo được đăng ký, trong đó, các cấp có thẩm quyền đã công nhận 119.638 mô hình, trong đó 70.700 mô hình tập thể, 48.938 mô hình cá nhân trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Qua triển khai thực hiện các mô hình “Dân vận khéo” đã huy động được nhiều nguồn lực trong xã hội, vận động các tầng lớp Nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia, có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, góp phần đổi mới nâng cao hiệu quả công tác dân vận, thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, chăm lo đời sống của nhân dân ở địa phương, nhất là các xã, phường trong thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Chia sẻ về những kết qủa của ngành Dân vận, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương khẳng định, những kết quả quan trọng đó là động lực để đón mừng Xuân Quý Mão 2023 với niềm tin và khí thế mới. Cho dù gặp không ít khó khăn, thách thức, công tác dân vận với vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh mới sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả; phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò chủ thể, tiềm năng, sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh; tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; tạo nền tảng vững chắc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương
thăm làng nghề gốm Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. 

Không ngừng đổi mới, sáng tạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhân dân giao cho

Có thể khẳng định, qua hơn 35 năm đổi mới, công tác dân vận của hệ thống chính trị đã góp phần rất quan trọng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, để đất nước có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, với bản lĩnh, quyết tâm, niềm tự hào và khí thế mới, công tác dân vận sẽ tiếp tục có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng; củng cố, tăng cường niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, phát huy mạnh mẽ sức mạnh của Nhân dân xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong thời kỳ mới.

Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương bày tỏ: Với bề dày truyền thống, với tinh thần đoàn kết, không ngừng nỗ lực phấn đấu, đổi mới, sáng tạo, đội ngũ cán bộ dân vận sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhân dân giao cho. Trong năm 2023, Ban Dân vận các cấp tiếp tục tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện, hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng các đề án, sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy về công tác dân vận, trọng tâm là tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; triển khai hiệu quả Quyết định số 23-QĐ/TW, ngày 30/7/2021 của Bộ Chính trị về “Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị”.

Đồng thời, thực hiện tốt nhiệm vụ cơ quan thường trực của các Ban chỉ đạo về công tác dân vận, triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác theo đúng quy chế, kế hoạch công tác đã đề ra, tập trung kiểm tra việc thực hiện công tác dân vận. Thực hiện có hiệu quả các chương trình phối hợp công tác dân vận với các ban, bộ, ngành Trung ương và ban, sở, ngành địa phương; tham mưu cấp ủy chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ hơn nữa nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; tập trung triển khai, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội theo Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Cùng với đó, tăng cường công tác nắm tình hình Nhân dân, đặc biệt là ở những địa bàn có vấn đề phát sinh phức tạp; nâng cao hiệu quả công tác vận động, tuyên truyền, nhất là những chính sách mới được ban hành; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải pháp có hiệu quả nhằm nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo. Chú trọng công tác vận động, tuyên truyền và phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và cốt cán trong các tôn giáo. Tích cực phối hợp đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Ngành Dân vận của Đảng tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, nhất là trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu và các phong trào thi đua yêu nước gắn với đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; phát hiện gương người tốt, việc tốt, tôn vinh và nhân rộng các mô hình, điển hình tiêu biểu. Phối hợp phát động, thực hiện phong trào "Dân vận khéo" trong vận động nông dân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe Nhân dân…/.

 

Phạm Cường



  Ý KIẾN BÌNH LUẬN
Họ và tên
Email