Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2023

Lại giở trò tung hô, cổ suý kẻ chống phá đất nước

 Ngày 24/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng đã ra

quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với

Dương Tuấn Ngọc (38 tuổi, quê tỉnh Long An; nơi ở hiện nay: huyện

Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên

truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa

XHCN Việt Nam" quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Ngay lập tức trên các trang mạng xã hội, các thế lực thù địch, đối tượng phản

động, phần tử bất mãn lại rêu rao luận điệu chính quyền Việt Nam vô cớ bắt

bớ người yêu nước chân chính…

Dương Tuấn Ngọc với danh xưng “giáo viên thực dưỡng” trên Youtube “Giáo

dục Tự do 2”, Facebook “Dương Tuấn Ngọc”, Fanpage “Thực dưỡng hiện

đại” với hàng chục nghìn người theo dõi. Ngọc nổi tiếng trên mạng là người

truyền cảm hứng ăn uống khoa học, cách trồng rau xanh đến những người

cùng quan tâm đến thực phẩm. Tuy nhiên ẩn đằng sau tên gọi “thầy giáo thực

dưỡng”, đối tượng Dương Tuấn Ngọc đã đăng tải, chia sẻ hàng trăm bài viết,

video clip có nội dung sai trái, xuyên tạc.

Theo thông tin từ cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng thì Dương

Tuấn Ngọc đã có hành vi đăng tải, chia sẻ các bài viết, video clip trên ứng

dụng mạng xã hội Facebook, Youtube có nội dung đả kích công cuộc xây

dựng đất nước, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; đưa các

thông tin sai sự thật, bóp méo tình hình thực tế, xuyên tạc, phỉ báng chính

quyền nhân dân, nói xấu chế độ. Ngọc còn đả kích đường lối, chủ trương của

Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh

tế, văn hoá, xã hội; nói xấu, xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh; bôi nhọ lãnh đạo

cấp cao của Đảng và Nhà nước; xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp

của Nhà nước, tổ chức, cá nhân. 

Một trang viết có nội dung sai trái, xuyên tạc của Dương Tuấn Ngọc trên

mạng xã hội.

Trong các bài viết, video đăng tải chống phá Đảng, Nhà nước trên mạng xã

hội, Dương Tuấn Ngọc đã có cái nhìn rất hằn học với nước nhà, dựng lên

một bức tranh u tối về chế độ, thậm chí còn xuyên tạc lịch sử khi cho rằng

“miền Nam dân được sống dưới lá cờ vàng tự do, nền cộng hoà tiên tiến dân

bầu cử. Đây chẳng ai cần, sao “tụi bây” vô giải phóng…”; đưa nhiều bài viết


xuyên tạc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.

Qua những ngôn từ đó cho thấy bản chất phản động của Dương Tuấn Ngọc.

Để đất nước Việt Nam được sống trong hoà bình, thống nhất, biết bao máu

xương của cha anh đã ngã xuống nhưng Dương Tuấn Ngọc lại phủ nhận

công sức của nhân dân, đi tung hô “lá cờ vàng” ba sọc của chính quyền tay

sai Việt Nam Cộng hoà.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người luôn được nhân dân Việt Nam và nhân dân yêu

chuộng hoà bình trên thế giới kính yêu với tình cảm thiêng liêng, sâu sắc. Thế

nhưng, Dương Tuấn Ngọc đã cố tình bôi nhọ hình ảnh Bác, xuyên tạc từ thời

niên thiếu, việc đi tìm đường cứu nước cho đến quá trình hoạt động cách

mạng của Bác bằng lời lẽ miệt thị, thô tục, xúc phạm nghiêm trọng hình ảnh

của Người. Một người nhân danh thầy giáo trên mạng xã hội nhưng lại đi dạy

con trẻ bằng lời lẽ thô thiển, thiếu văn hoá, truyền đạt những tư tưởng phản

động, lệch lạc như thế, nhất là việc xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh thì với tư

cách một công dân đã không thể chấp nhận, huống hồ lại nhân danh thầy

giáo dạy học?

Một cá nhân có những hành động tuyên truyền chống phá Nhà nước thì việc

bị bắt, khởi tố về Điều 117 như trường hợp Dương Tuấn Ngọc là điều dĩ

nhiên. Vậy nhưng sau khi thông tin y bị bắt thì nhiều trang báo nước ngoài, từ

RFA, VOA Tiếng Việt hay Việt Tân lại liên tục chia sẻ các bài viết cho rằng

Dương Tuấn Ngọc vô tội, thậm chí họ còn tung hô y là “thầy giáo thực

dưỡng” và coi  như người hùng. Trong bài viết “Thầy giáo thực dưỡng ở Lâm

Đồng bị khởi tố về tội chống Nhà nước”, VOA Tiếng Việt tô vẽ Ngọc như

người hùng rồi tâng bốc: “Một người trẻ như thầy là một tài sản quốc gia.

Những điều thầy làm hoàn toàn hướng cho đất nước phát triển, giúp người

dân nâng cao ý thức, nâng cao giá trị bản thân và hướng tới điều tốt đẹp.

Nhưng tôi quên mất, ở cái xứ này, những người như Thầy Ngọc làm gì có

chỗ để tồn tại”!

Việc đồng loã, cổ suý, tâng bốc một kẻ vi phạm pháp luật, phản quốc hại dân

vốn không phải là trò gì mới mẻ mà chỉ là “bổn cũ soạn lại” của các thế lực

xấu. Sự lặp đi lặp lại chiêu bài này phơi bày bản chất, tâm địa của các cá

nhân, tổ chức luôn lớn tiếng rêu rao các mỹ từ “dân chủ”, “nhân quyền” thực

chất như thế nào, đồng thời cũng cho thấy sự yếu thế, “gà què ăn quẩn” của

những kẻ chống phá. Cho nên với luận điệu vu cáo chính quyền Việt Nam

“đang cố tình bắt bỏ tù những người dám đấu tranh cho sự thật, cho công lý”

càng lộ rõ những tiểu xảo, trò hề mà chúng tự lu loa thêu dệt.

Thật ra, những kẻ viết lời tung hô trên mạng xã hội cũng chẳng phải vì thật

lòng gì với Dương Tuấn Ngọc, chẳng phải vì họ nhầm lẫn Ngọc giỏi giang gì


mà chỉ là trò lợi dụng sự việc này để kích động chống phá Nhà nước Việt

Nam. Dương Tuấn Ngọc hay những kẻ khác đang tâm hành động chống lại

đất nước thì đều bị các thế lực xấu coi như con rối, làm trò tiêu khiển, tung hô

tạo cớ khuấy nước. Một khi quân cờ đã hết khả năng lợi dụng chống phá,

chúng sẽ bỏ đi và vội vã đi tìm quân cờ khác, mượn tay để tiếp tục chống phá

bôi đen hình ảnh Đảng, Nhà nước, lãnh đạo trong lòng dân chúng, tạo nên

một bức tranh méo mó về Việt Nam với mục đích xoá bỏ Đảng Cộng sản Việt

Nam. Oái oăm là kẻ bị lợi dụng như Ngọc lại không biết điều đó, cứ tưởng

được tung hô thế là hay, là giỏi, tưởng họ luôn cần mình nên cứ ảo tưởng nói

năng, viết lách sai trái, thô tục trên mạng xã hội.

Xưa nay, bất kể ai bị truy tố, xét xử về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên

truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt

Nam” theo quy định tại Điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng đều là

miếng mồi, quân cờ cho các thế lực thù địch, phản động lợi dụng thực thi

mưu đồ chính trị chống phá. Dương Tuấn Ngọc cũng không ngoại lệ. Với

những người đang lấy danh nghĩa là “thầy giáo” để sử dụng các trang mạng

xã hội đăng tải các bài viết có nội dung tuyên truyền, chống phá chế độ như

Dương Tuấn Ngọc thì dư luận đòi hỏi phải xử lý nghiêm minh, không để làm

ảnh hưởng đến hai từ “thầy giáo” mà nhiều kẻ xấu đang lợi dụng để tuyên

truyền chống phá Đảng, Nhà nước. Bản án nghiêm minh mà Dương Tuấn

Ngọc sẽ phải nhận là tất yếu với những gì y đã gây ra qua các bài viết, video

được đăng tải thời gian qua, đặc biệt là việc xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Quê hương luôn rộng vòng tay

 Với chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước, các trường hợp hồi

hương về Việt Nam đã được cấp ủy, chính quyền địa phương giúp đỡ.

Nhiều người sau đó đã có công ăn việc làm, dần ổn định cuộc sống.

Chuyện về những cán bộ bám bản

Gia Lai bước vào mùa mưa, những con đường đất đỏ bazan trở nên trơn,

trượt khó đi hơn bao giờ hết. Trong cơn mưa tầm tã, Đại úy Đặng Khắc

Trung, cán bộ Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh Gia Lai ghìm mạnh tay lái,

tránh những chiếc ổ gà lổn nhổn…, gần chục năm gắn bó với địa bàn, anh

thuộc từng khúc cua, từng ổ gà…

Lãnh đạo, cán bộ Cục An ninh nội địa Bộ Công an thăm, gặp, vận động gia

đình có người xuất cảnh trái phép.

Dưới cơn mưa trắng xoá, căn nhà của Kpuih Mel dần hiện ra. "Cán bộ Trung

đấy à. Mưa to thế, cán bộ vào nhà đi...", nói rồi vợ của Kpuih Mel dừng tay

đon đả mới anh vào trong nhà. Địa bàn Đại úy Đặng Khắc Trung phụ trách

gồm 4 xã là Ia Tiêm, Chư Pơng, Bờ Ngoong và Bar Maih thuộc huyện Chư

Sê, tình hình ANTT diễn biến phức tạp, nổi lên trong thời gian qua là tình

trạng trốn sang Thái Lan và Campuchia. Đối tượng Kpuih Mel từng có 2 tiền

án về tội tổ chức trốn. Vậy nhưng vì ảo tưởng vào cuộc sống ở bên kia biên

giới nên mặc dù đã nhiều lần được tuyên truyền, giải thích, đối tượng vẫn

muốn tìm kiếm cơ hội để sang nước thứ ba.

"Sau khi Kpuih Mel về nước, tôi đã thường xuyên gặp gỡ, tuyên truyền cho

Kpuih Mel về phương thức và thủ đoạn tinh vi của các đối tượng trong ổ

nhóm. Qua những lần gặp gỡ, vợ của Kpuih Mel đã hiểu về phương thức, thủ

đoạn của các đối tượng nhưng Kpuih Mel thì vẫn mù quáng tin vào những lời

hứa hão của các đối tượng đưa dẫn"- Đại úy Đặng Khắc Trung nhớ lại.

Một tuần đôi lần, khi xuống bản, anh đều ghé qua, lúc thì giúp vợ của Kpuih

Mel vài công việc nặng, có khi lại liên hệ giúp họ hàng của họ làm một vài loại

giấy tờ tuỳ thân… Qua những lần đó, vợ của Kpuih Mel đã mở lòng hơn. Đã

ở vào cái tuổi không còn trẻ nữa, chị không muốn rời bỏ nơi "chôn nhau, cắt

rốn".

Cũng trong thời gian này, anh thấy Kpuih Mel có biểu hiện bất thường, ngoài

việc tránh né không gặp cán bộ, anh ta còn lén lút gặp gỡ một số người để

bán một số tài sản có giá trị trong gia đình. "Lúc này, tôi nhận thấy rằng muốn

vận động được Kpuih Mel, phải thông qua người vợ và những người thân


thiết…"- Đại uý Đặng Khắc Trung nhớ lại. Sau đó, anh đã thông qua vợ của

Kpuih Mel vận động, thuyết phục anh ta. Đến thời điểm này, Kpuih Mel đã

hiểu ra, yên tâm ổn định cuộc sống nơi quê nhà.

Hiểu phong tục tập quán, lại là người địa phương, Đại úy Ksor Ba, Phòng An

ninh nội địa Công an tỉnh Gia Lai có thuận lợi hơn trong công việc nhưng

không vì thế mà chẳng có khó khăn. Không ít lần xuống bản, anh nhận được

những câu nói rất khó nghe như "là cán bộ người DTTS mà toàn đi săm soi,

xét nét, gây khó dễ cho đồng bào". Nhưng anh hiểu, bà con chưa hiểu hết

được chủ trương, chính sách của Nhà nước nên vẫn bị các đối tượng lợi

dụng, lôi kéo. Vì thế, mỗi cán bộ Công an cắm bản phải gần dân, sát dân hơn

nữa. Hàng trăm, hàng nghìn lời nói cũng không bằng những việc làm cụ thể,

thiết thực, mang lại bình yên cho người dân. Khi mỗi người đều nhận thức

được thì sẽ tạo thành một "thành luỹ" vững chãi, không một đối tượng nào có

thể xuyên tạc, lừa phỉnh… Với tâm niệm như vậy, Đại úy Ksor Ba vẫn âm

thầm làm nhiệm vụ.

Trong quá trình làm việc, anh đã nắm bắt tâm lý của không ít đối tượng và

vận động họ trở về thành công. Blek (trú tại huyện IaPêt, tỉnh Gia Lai) là một

ví dụ. Trước đây, Blek từng có thời gian theo một toán FULRO vào rừng sinh

sống. Sau khi anh ta bỏ đi, mọi gánh nặng gia đình đều dồn lên đôi vai gầy gò

của người vợ… Những buổi vợ của Blek làm nương rẫy, anh tranh thủ gặp

gỡ và giúp đỡ. Qua những lần đó, người cán bộ trẻ đã hiểu được tâm tư của

người vợ. Từ đó, anh đã phân tích, giúp cho Blek hiểu được hành vi của

mình. Từ đó, người đàn ông đã yên tâm tu trí làm ăn.

Ngày 27/6/2019, nghe lời một số đối tượng Fulro lưu vong tuyên truyền, hộ

gia đình Nay H' Chấc, ở xã Ea Lâm, Sông Hinh, tỉnh Phú Yên đã tham gia

trốn. Cuộc sống quá khó khăn nơi đất khách, quê người, đến tháng 1/2020,

đối tượng đã tự nguyện hồi hương do không chịu được cuộc sống khó khăn

nơi đất khách, quê người.

Trước khi tham gia trốn, gia đình của H' Chấc thuộc diện hộ nghèo, tham gia

tổ chức "Tin lành Đê ga", chính quyền địa phương nhiều lần giải thích, vận

động, tuyên truyền, nhắc nhờ nhưng không chịu từ bỏ. Sau đó, anh ta bán hết

đất sản xuất, chi phí cho việc đi trốn. Sau khi về nước, đời sống gặp nhiều

khó khăn do không có đất sản xuất, bà con xa lánh.

Sau khi anh ta về nước, Công an tỉnh Phú Yên đã phối hợp với chính quyền

địa phương thường xuyên quan tâm, động viên đối tượng và tổ chức tuyên

truyền bà con buôn làng đón nhận, cảm thông cho hoàn cảnh của gia đình

Nay H' Chấc. Đồng thời, hỗ trợ cho vay vốn để sản xuất, phát triển kinh tế tại

địa phương. Đến nay, cuộc sống đã dần ổn định.


Vậy nhưng trong thời gian này, số đối tượng "Tin lành đấng Christ Tây

nguyên" trên địa bàn tiếp tục tuyên truyền, lôi kéo Nay H' Chấc tham gia. Qua

tìm hiểu và biết được nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của gia đình đối

tượng là chính đáng, nhưng nhận thức chưa rõ nên bị các đối tượng lôi kéo,

Công an tỉnh Phú Yên đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn và tạo điều kiện

chuyển sinh hoạt tôn giáo tin lành thuần tuý…

Trở về với quê hương

Qua thống kê, từ năm 2018 đến nay đã có 48 hộ gia đình/96 trường hợp

người DTTS Tây Nguyên trốn đi Campuchia, Thái Lan đã trở về Việt Nam.

Các trường hợp hồi hương về Việt Nam hầu hết được cấp ủy, chính quyền

quan tâm thăm hỏi, động viên, tháo gỡ vướng mắc tư tưởng, tâm lý, tạo điều

kiện cho họ có cuộc sống ổn định, hoà nhập cộng đồng. Họ được hỗ trợ các

nhu yếu phẩm ban đầu, hỗ trợ vay vốn, phát triển sản xuất...

Đến nay, điều kiện sống của số hồi hương cơ bản ổn định, có 21/48 hộ thuộc

diện nghèo/cận nghèo; 23/48 hộ thuộc diện trung bình; 4/48 hộ thuộc diện

khá. Nhiều người được tạo điều kiện ổn định cuộc sống, hoà nhập cộng

đồng, được cấp giấy tờ tuỳ thân theo quy định, con em được đến trường.

Những người trong cuộc kể lại hành trình với phóng viên Báo CAND.

Điển hình như trường hợp Siu Thuyn (SN 1985, trú tại xã Ia Ake, huyện Phú

Thiện, tỉnh Gia Lai). Nghe lời kẻ xấu, 3 anh em nhà Siu Thuyn bán hết số mì

của gia đình, vay mượn thêm 40 triệu đồng để vượt biên sang Thái Lan. Ngày

đi, Siu Thuyn nuôi hy vọng sẽ làm được nhiều tiền để có cuộc sống đầy đủ.

Thế nhưng, vừa qua đến Thái Lan, họ đã bị đưa đến những khu trọ tập trung,

phải làm đủ việc để có tiền ăn uống tằn tiện, khổ cực; nghỉ làm ngày nào thì

ngày đó nhịn… Cùng với đó, vì nhập cư trái phép, cuộc sống của họ ở Thái

Lan đầy bất trắc, nơm nớp lo sợ Cảnh sát Thái Lan…

Vì không chịu nổi cảnh sống chui lủi nơi đất khách, 3 anh em Siu Thuyn đã

liên lạc với người nhà, chính quyền địa phương để tìm cách đưa họ trở về

quê hương. Được Công an, chính quyền địa phương, già làng tuyên truyền,

vận động, giải thích, giúp đỡ, anh Siu Thuyn hiểu ra âm mưu thủ đoạn của kẻ

xấu. Từ đó, anh Siu Thuyn chuyên tâm vào làm ăn, chăm lo ruộng rẫy, học

hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi.

Nhờ vậy, đến nay gia đình đã có trên 1ha lúa, 5 con bò, xe công nông…, cuộc

sống ổn định, bình yên bên buôn làng. Đặc biệt, Siu Thuyn còn tích cực cùng

lực lượng Công an đi tuyên truyền bà con không nghe kẻ xấu vượt biên trái


phép. Bởi hơn ai hết, sau chuyến đi Thái Lan, Siu Thuyn thực sự thấm chân

lý "Có làm thì mới có ăn".

"Dân làng mình đừng nghe người ta nói ra nước ngoài không làm cũng có ăn.

Đâu ai cho không mình cái gì. Giờ đây, tôi đã nhận ra sai lầm của mình, quyết

tâm làm ăn để phát triển kinh tế gia đình. Bây giờ cuộc sống của mình đã tốt

đẹp, con cái được học hành đến nơi đến chốn. Từ sai lầm của bản thân, tôi

mong bà con các buôn làng chăm lo làm ăn, cố gắng phát triển kinh tế, đừng

nghe lời xúi giục của kẻ xấu. Đừng mơ mộng giàu sang mà không chịu làm,

phải chăm chỉ làm ăn thì mới có dư dả, cuộc sống sung túc", anh Siu Thuyn

tâm sự.

Trường hợp của anh Y Ruên Niê (SN 1984, trú tại xã Ea Drông, thị xã Buôn

Hồ, tỉnh Đắk Lắk) gian nan hơn trên con đường trở về quê hương. Khoảng

giữa tháng 5/2019, nghe theo lời dụ dỗ của kẻ xấu, vợ chồng Y Ruên Niê

vượt biên trái phép đến Thái Lan để chờ sang Mỹ, Canada như lời dụ dỗ của

bọn phản động, lưu vong nhưng rồi bị các đối tượng từng dụ dỗ lừa lấy tiền

bạc, bị bỏ rơi nơi xứ người, phải sống chui lủi vì sợ Cảnh sát Thái Lan bắt

giữ. Gần 4 tháng lưu lạc sống khổ cực, nhịn đói, nhịn khát, con cái không

được học hành thực sự là nỗi ám ảnh kinh hoàng của gia đình Y Ruên Niê.

Theo lời kể của Y Ruên Niê: "Xuất phát ngày 17/5/2019, chúng tôi được đưa

từ Buôn Hồ xuống TP Hồ Chí Minh - Campuchia - Thái Lan. Đặt chân đến

Thái Lan, chúng tôi mới biết mình bị lừa tiền, vì kể từ ngày đó đến nay không

có tổ chức, cá nhân nào đến nói chuyện, hay hỏi han gì, không sắp xếp nơi

ăn ở hay công việc gì cho gia đình… Cả nhà chỉ sống bằng số lượng gạo

được hỗ trợ trong 3 tháng là 8 bao, mỗi bao chỉ 5kg, chất lượng gạo quá tệ;

giá thực phẩm rất đắt, còn lại tự làm thuê kiếm sống, tiền làm thuê không đủ

trang trải cho 4 người" anh Y Ruên Niê nhớ lại.

Do "công việc không phù hợp, lái xe không được vì luật pháp khác, xe ôtô thì

tay lái nghịch... lao động thủ công thì giá bèo", nhiều lần Y Ruên Niê và con

phải đi hái lá mì để ăn, nhưng rồi cũng không dám nữa vì nghe nói là tội ăn

cắp ở đây họ có quyền bắn chết nếu bị phát hiện. Đi lại không tự do, bất đồng

ngôn ngữ… túng thiếu đủ thứ, cuộc sống vô cùng khốn khổ. Đặc biệt các con

không được học hành, cháu lớn khóc rất nhiều vì nhớ trường lớp, lại sắp đến

ngày khai trường muốn được về đi học, Y Ruên Niê và vợ suy nghĩ rất nhiều

và quyết định bằng mọi giá phải trở về Việt Nam.

Khi biết tin Y Ruên Niê có ý định trở về, bọn phản động và những người đi

cùng dọa dẫm rằng: Nếu trở về sẽ bị bỏ tù, đầu độc, bị phạt và trừng trị rất

nặng. Nhưng cuộc sống quá cùng cực, khốn khổ nơi đất khách quê người đã


thôi thúc Y Ruên Niê phải đưa gia đình về Việt Nam, Y Ruên Niê vô cùng ân

hận vì một phút dại dột, nông nổi đã đẩy đưa gia đình mình đến sự cùng cực.

Với quyết tâm trở về, Y Ruên Niê đã tìm và liên lạc được với những người

Việt tốt bụng ở Thái Lan và trong nước. Nhờ sự giúp đỡ tận tình của họ, ngày

3/9/2019 gia đình Y Ruên Niê về đến đồn Biên phòng Tân Hà, huyện Tân

Châu, tỉnh Tây Ninh. Tại đây, họ được bộ đội thăm hỏi, chăm sóc tận tình chu

đáo, cho ăn nghỉ, trực tiếp Bí thư Huyện ủy Tân Châu hỗ trợ 2 triệu đồng

Sau đó, trên đường từ Tây Ninh về Buôn Hồ, gia đình Y Ruên Niê lại được

lãnh đạo Công an tỉnh thăm hỏi, động viên, chăm sóc, trích quỹ đơn vị hỗ trợ

5 triệu đồng; trực tiếp đồng chí Giám đốc Công an tỉnh hỗ trợ thêm 5 triệu

đồng.

Sáng 5/9/2019, gia đình Y Ruên Niê về đến buôn làng của mình lại Buôn Sing

A, xã Ea Drông. Về đến nhà, gia đình Y Ruên Niê rất vui mừng vì không như

kẻ xấu tuyên truyền là bị bỏ tù, đầu độc, tra tấn... Ngược lại, Y Ruên Niê rất

cảm động bởi sự quan tâm, đón nhận, hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp, các ngành

chức năng đối với gia đình anh từ khi về nước đến nay. Ủy ban Mặt trận Tổ

quốc thị xã tặng 50kg gạo, phần quà 300 nghìn đồng; đại diện công đoàn tỉnh

tặng 1 phần quà 300 nghìn đồng…

Trong niềm xúc động ngày trở về, Y Ruên Niê và vợ không cầm được nước

mắt; bản thân cũng rất ân hận vì mình mà mọi người phải vất vả, khổ lây, mất

thời gian, tốn kém tiền bạc. Đồng thời, anh cũng rất cảm ơn tình cảm bao

dung của các cơ quan, ban, ngành đã dành cho gia đình; tất cả đều tha thứ

cho người lầm đường, lạc bước trở về, với tinh thần "đánh kẻ chạy đi, không

đánh người chạy lại".

Qua sự việc này, Y Ruên Niê rất mong mọi người hãy từ bỏ tư tưởng vượt

biên trái phép, dẫn đến sai lầm nguy hiểm như mình. Phải hiểu rằng, không

nơi nào bằng quê hương, đất nước mình. Mọi người hãy cảnh giác, tuyệt đối

không nghe lời rủ rê, dụ dỗ của kẻ xấu để rồi lâm vào cảnh "tiền mất, tật

mang", nhất là lại mang tiếng xấu với mọi người như là "kẻ phản bội Tổ

Xử lý nghiêm những kẻ lợi dụng quyền tự do, dân chủ để chống phá Đảng và Nhà nước

 Thông tin Thạch Cương (SN 1987) và Tô Hoàng Chương (SN 1986, cùng

ngụ xã Thạnh Hòa Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) bị khởi tố, bắt

tạm giam không làm cho người dân địa phương quá bất ngờ. Bởi đây là

2 đối tượng thường xuyên hoạt động xuyên tạc chính sách của Đảng và

Nhà nước trên không gian mạng.

Ông Thạch Suông là người có uy tín ở địa phương cho biết, đã cùng với đoàn

thể cấp cơ sở thường xuyên đến tận nhà gặp trực tiếp Thạch Cương và Tô

Hoàng Chương để phân tích, giáo dục 2 đối tượng nhận thức được hành vi

sai trái. Tuy nhiên, qua theo dõi, 2 đối tượng này có những lúc lại hoạt động

thường xuyên, gây bất bình trong nhân dân nói chung và đồng bào Khmer

trên địa bàn nói riêng.

Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách, đời sống người dân ngày

càng khởi sắc. Thực tế, Thạch Cương và Tô Hoàng Chương vẫn nhận thấy

đời sống của bà con đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có gia đình, người

thân đã được cải thiện rất nhiều. Cơ sở hạ tầng, điện, nước sạch đã đến từng

nhà, đường sá đã được nhựa hóa đến tận từng đường làng, ngõ xóm, hộ

nghèo được hỗ trợ vốn làm ăn... Trong khi bà con đồng bào dân tộc Khmer

chăm lo làm ăn, phát triển kinh tế gia đình, tích cực giữ gìn an ninh, trật tự ở

địa phương thì các đối tượng như Cương và Chương lại có hành vi sai lệch,

chống phá Đảng và Nhà nước.

“Đã giáo dục nhiều lần nhưng 2 đối tượng trên vẫn không từ bỏ, vẫn vi phạm,

xuyên tạc chính sách của Đảng, Nhà nước. Đồng bào Khmer và sư sãi ủng

hộ việc cơ quan chức năng xử lý nghiêm những kẻ sai phạm”, ông Thạch

Suông nói.

Huyện Cầu Ngang có gần 35% đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, phần lớn

đồng bào Khmer đều theo Phật giáo Nam tông Khmer. Toàn huyện có 23

chùa Phật giáo Nam tông, với 425 vị chư tăng và hơn 53.000 phật tử. Đại

Đức Thạch Đa Ra, Sư cả, Trụ trì chùa ThLốt, Phó trưởng Ban trị sự, Phó Chủ

tịch Hội đoàn kết sư sãi yêu nước huyện Cầu Ngang cho biết: Với sự quan

tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương đã thực hiện tốt chính

sách đối với đồng bào dân tộc Khmer, đời sống của bà con Phật tử được ấm

no, nhiều hộ thoát nghèo và vươn lên khá giả.


Với phương châm “sống tốt đời, đẹp đạo”, các vị sư sãi thường xuyên phối

hợp với đoàn thể và Công an địa phương trong việc lồng ghép các buổi

thuyết pháp với việc tuyên truyền, vận động, giáo dục để đồng bào Phật tử

thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của

Nhà nước và các quy định của địa phương. Phật tử xây dựng nếp sống văn

minh, gia đình văn hóa, đề cao cảnh giác, phòng, chống các loại tội phạm và

tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự và tích cực tham gia phong trào toàn dân

bảo vệ An ninh Tổ quốc.

Theo Đại đức Thạch Đa Ra, bà con đồng bào Phật tử đều hiểu được sự quan

tâm, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, có ý thức tốt

trong việc chấp hành quy định của pháp luật và xây dựng khối đại đoàn kết

toàn dân tộc trên địa bàn.

Đại Đức Thạch Đa Ra và các vị chức sắc, đồng bào Phật tử đều đồng tình và

ủng hộ việc xử lý đối với các trường hợp lợi dụng quyền tự do, dân chủ để

xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước.

Việc khởi tố, bắt tạm giam các đối tượng lợi dụng quyền tự do, dân chủ để

xuyên tạc chính sách của Đảng và Nhà nước là thể hiện sự nghiêm minh của

pháp luật, hợp với lòng dân.

Theo Cơ quan An ninh điều tra, từ năm 2020 đến nay, Thạch Cương và Tô

Hoàng Chương thường xuyên sử dụng mạng xã hội để biên soạn, đăng tải,

chia sẻ nhiều bài viết, video và livestream nhiều thông tin sai sự thật, giả mạo,

vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá

nhân.

Chính quyền, đoàn thể địa phương đã mời giáo dục nhiều lần nhưng cả 2 đối

tượng trên đều không sửa đổi. Sở Thông tin và Truyền thông đã 2 lần xử phạt

vi phạm hành chính đối với Thạch Cương về hành vi đăng thông tin sai sự

thật, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và yêu cầu gỡ bỏ thông

tin sai sự thật trên trang cá nhân. Tô Hoàng Chương cũng bị xử phạt vi phạm

hành chính về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng xã

hội.

Sau khi bị xử phạt vi phạm hành chính, Thạch Cương và Tô Hoàng Chương

không sửa đổi mà còn tiếp tục vi phạm ngày càng quyết liệt, cực đoan hơn.

Sở Thông tin và Truyền thông đã gửi văn bản đề nghị Cơ quan An ninh điều

tra, xử lý 2 đối tượng trên theo quy định của pháp luật.

Quá trình điều tra, Cơ quan An ninh đã thu thập đủ chứng cứ chứng minh 11

bài viết, 7 video trên trang cá nhân của Thạch Cương và Tô Hoàng Chương


có nội dung sai sự thật, giả mạo, xúc phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích

hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Ngày 31/7, Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với

Thạch Cương và Tô Hoàng Chương về hành vi lợi dụng quyền tự do, dân chủ

xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá

nhân. Đây là việc làm cần thiết để giữ vững kỷ cương phép nước, được nhân

dân đồng tình ủng hộ.

Sự thật về “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”

 Tháng 5/2017, một tổ chức phản động được nhen nhóm thành lập trong

nước có tên gọi là “Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam”, gọi tắt là

ECCV. Tổ chức này được hình thành theo sự chỉ đạo của “Hội thánh Tin

lành đấng Christ” ở Mỹ, gọi tắt là UMCC (tổ chức phản động FULRO núp

bóng đạo Tin lành).

Tháng 9/2019, do mâu thuẫn về quyền lợi, A Ga (đối tượng FULRO lưu vong

ở Mỹ, một trong 3 đối tượng đứng đầu UMCC, hiện đang bị Công an tỉnh Gia

Lai truy nã về tội “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài” đã tách khỏi “Hội

thánh Tin lành đấng Christ”, đồng thời chỉ đạo những người từng tham gia

“Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam” trước đây thành lập một tổ chức

riêng để tiếp tục hoạt động chống phá.

Lãnh đạo Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh Lâm Đồng thăm hỏi, động viên

ông KĐệp và gia đình.

Tháng 9/2020, A Ga chính thức thay đổi logo và tên gọi của “Giáo hội Tin lành

đấng Christ Việt Nam” thành “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”, gọi

tắt là CHPC. Đối tượng tự nhận mình làm người đại diện, đồng thời chỉ định

nhân sự “Ban đại diện” tạm thời trong nước gồm 5 thành viên, do A Đảo (trú

ở Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) làm “Giáo hội trưởng”.

Bề ngoài, “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” là tổ chức sinh hoạt

tôn giáo bình thường với các hoạt động hát thánh ca, chia sẻ kinh thánh và

cầu nguyện. Tuy nhiên, bản chất của “Hội thánh Tin Lành đấng Christ Tây

Nguyên” chính là tổ chức phản động đội lốt tôn giáo để tiến hành các hoạt

động xâm phạm an ninh quốc gia. A Ga đã liên kết với các tổ chức phản động

nước ngoài khác như “Ủy ban cứu trợ người vượt biển” (BPSOS) của

Nguyễn Đình Thắng ở Mỹ, nhóm “Người Thượng đứng lên vì công lý” (MSFJ)

của Y Quynh Bdăp ở Thái Lan.Mục đích của tổ chức bất hợp pháp này là tập

hợp tín đồ là người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên liên kết với các nhóm Tin

lành khác và số đối tượng phản động người Việt lưu vong, lợi dụng vấn đề

dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo để chống phá nhà nước, đòi thành lập

“nhà nước riêng, tôn giáo riêng” cho người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Tại Lâm Đồng, A Ga và số đối tượng trong tổ chức đã giao cho KĐệp (SN

1963, ngụ thôn 13, xã Hòa Bắc, huyện Di Linh) giữ chức vụ là Giáo hội phó


“Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”. Được “tổ chức” hứa hẹn và

phong chức tước, KĐệp ra sức hoạt động nhằm lôi kéo nhiều người khác ở

Lâm Đồng tham gia “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”.

Năm 2000, trong lúc đi truyền đạo tại xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy (Kon Tum),

KĐệp quen biết với A Ga. Năm 2021, A Ga đã chủ động liên lạc với KĐệp để

lôi kéo KĐệp tham gia cái gọi là “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”

do y cầm đầu. Đối tượng này hứa hẹn mỗi tháng sẽ trả cho KĐệp 1 triệu đồng

nên được KĐệp đồng ý. Nhiệm vụ của KĐệp là lôi kéo người ở Lâm Đồng

tham gia vào tổ chức bất hợp pháp của A Ga.

Từ tháng 3/2022, KĐệp được các đối tượng cầm đầu phong giữ chức Giáo

hội phó “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”. Được phong chức tước

và hứa hẹn trả tiền, KĐệp đã thuyết phục, vận động nhiều người tham gia vào

tổ chức trên. Tuy nhiên, lực lượng Công an đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn,

đồng thời bóc trần sự thật về “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”

nên trên thực tế, những người KĐệp tiếp xúc, lôi kéo chưa ai chính thức nhận

lời tham gia tổ chức này.

Từ khi tham gia “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”, trung bình mỗi

tháng KĐệp sử dụng điện thoại 4 lần lạc với A Ga để nhận chỉ đạo, đồng thời

tham gia các buổi thông công, nhóm họp trên các phần mềm của mạng

Internet. Chủ trì những buổi họp trên thường là A Ga, KĐệp, Y Nuen Ayun

(Giáo hội trưởng). Tham gia các buổi thông công, nhóm họp còn có nhiều đối

tượng cốt cán khác như Y Krễc Bya, Ama Guôn, Y Yun, Nay Y Blang (thư ký

trưởng), A Đảo, Ama Jon, Ama Tuyên.

Quá trình tham gia “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”, KĐệp đã

trực tiếp tới các điểm nhóm như: Lơ On tại thôn 13, xã Hòa Bắc, huyện Di

Linh do KĐệp trực tiếp phụ trách; điểm nhóm tại thôn 5B, xã Đinh Trang Hòa,

huyện Di Linh do KChìm phụ trách; điểm nhóm Bô Bê, xã Gia Bắc, huyện Di

Linh do KPlong phụ trách; điểm nhóm tại thôn 4, xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm

do KGhên phụ trách; điểm nhóm Bon Rơm, xã NThol Hạ, huyện Đức Trọng

do Kơ Sá Ha Bộ phụ trách. Tại những điểm này, KĐệp dùng điện thoại chụp

hình các hoạt động rồi gửi cho A Đảo qua phần mềm tin nhắn Messenger

nhằm báo cáo thành tích về sự khuếch trương, mở rộng tổ chức.

Ngay khi phát hiện KĐệp đã “lạc lối”, lãnh đạo Phòng An ninh nội địa Công an

tỉnh Lâm Đồng đã báo cáo sự việc tới Ban Giám đốc để xin ý kiến chỉ đạo,

đồng thời giao các đội nghiệp vụ khẩn trương phối hợp với Công an huyện Di

Linh và Phòng 5, Cục An ninh nội địa khẩn trương vào cuộc. Lãnh đạo Phòng

5, Cục An ninh nội địa, Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh Lâm Đồng và

Công an huyện Di Linh đã trực tiếp làm việc với KĐệp, chỉ rõ bản chất của tổ


chức này với những phương thức, thủ đoạn, hành vi lôi kéo bà con tham gia

“Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” là vi phạm pháp luật. Qua

những buổi làm việc, KĐệp đã nhận ra bản chất thật của cái gọi là “Hội thánh

Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” do đối tượng A Ga cầm đầu nhằm phục vụ

mưu đồ chính trị thâm độc.

Nhận thức rõ bản chất, từ bỏ ảo danh Giáo hội phó “Hội thánh Tin lành đấng

Christ Tây Nguyên”, nay ông KĐệp đã trở về với cuộc sống đời thường, hằng

ngày hăng say lao động sản xuất, sống sum vầy bên gia đình, con cháu và

đặt niềm tin vào tôn giáo thuần túy theo hệ phái Tin lành Thánh khiết (đã

được Nhà nước cho đăng ký sinh hoạt).

Bác bỏ thông tin sai sự thật về người Khmer ở Việt Nam

 

;Đồng bào Khmer là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng 54 dân

tộc anh em trên đất nước Việt Nam, chung sống bình đẳng và hòa hợp,

cùng đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt chiều

dài lịch sử của đất nước", Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu

Hằng ngày 31/8 nêu rõ. 

Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer được tái hiện tại Làng Văn hóa

- Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Baodantoc.vn.

Ngày 31/8, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước

việc tổ chức Khmer Kampuchea Krom vu cáo bịa đặt về tình hình người

Khmer ở Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ:

“Chúng tôi bác bỏ những thông tin không có cơ sở, sai sự thật về tình hình

người Khmer ở Việt Nam".

Theo đó, đồng bào Khmer là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng 54

dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, chung sống bình đẳng và hòa hợp,

cùng đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt chiều dài lịch

sử của đất nước.

Bà Phạm Thu Hằng khẳng định: "Các dân tộc Việt Nam đều được đối xử bình

đẳng. Nhà nước Việt Nam bảo đảm và tạo điều kiện phát triển về mọi mặt

nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào

dân tộc thiểu số, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập

quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp, đóng góp củng cố khối đại đoàn kết

dân tộc”.

HIỂU ĐÚNG VỀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA VIỆT NAM

     Xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước nói chung về ngoại giao nói riêng là một trong những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực, thù địch, phản động, mục đích cuối cùng là phủ nhận, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chúng ta có thể thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”: “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam.

Trong thời kỳ đổi mới, với tinh thần Việt Nam đã và đang thực sự “là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”, ngoại giao “cây tre Việt Nam” đã đạt được nhiều kết quả, thành tích rất tốt đẹp. Từ phá thế bị bao vây, cấm vận, chúng ta đã tạo dựng và củng cố ngày càng vững chắc cục diện đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, thuận lợi cho công cuộc đổi mới. Cho đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 189 nước trong tổng số 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó 3 nước có “quan hệ đặc biệt”, 17 nước “đối tác chiến lược” và 13 nước “đối tác toàn diện” và là thành viên của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, như LHQ, ASEAN, APEC, ASEM, WTO.

Phát triển quan hệ với các nước lớn là một trong những thành tựu nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Quan điểm của Đảng ta trong quan hệ với các nước lớn là tạo lập cân bằng, một mặt thúc đẩy quá trình cải thiện, mở rộng và phát triển quan hệ với từng nước lớn, mặt khác vẫn tiếp tục giữ vững độc lập, thống nhất và định hướng xã hội chủ nghĩa, không để các nước lớn áp đặt hoặc lôi kéo vào những tập hợp lực lượng gây bất lợi trong quan hệ đối ngoại, đặc biệt trong quan hệ với các nước lớn khác.

Với phương châm chỉ đạo: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và bốn tốt: “láng giềng tốt, đồng chí tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt” quan hệ Việt - Trung ngày càng phát triển đi vào chiều sâu. Ngoài quan hệ ngoại giao nhà nước, quan hệ giữa hai đảng cộng sản cầm quyền và giữa các đoàn thể chính trị - xã hội không ngừng phát triển. Với Mỹ, Việt Nam chủ động thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ hợp tác, coi đây là bước đi cần thiết để thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao (7/1995), quan hệ Việt - Mỹ đã có những bước tiến quan trọng, hai nước xác lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 10/9/2023. Với Liên bang Nga, trong những năm qua, quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga không ngừng được củng cố và phát triển, đi vào chiều sâu, hiệu quả, có độ tin cậy cao về chính trị.

Thực tiễn đó đã khẳng định, sau hơn 35 năm đổi mới: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Điều này cũng bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc chính sách ngoại giao của Việt Nam của các thế lực thù địch.

SỰ TÔN TRỌNG CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ VIỆT NAM CÓ Ý NGHĨA LỚN

         Sự kiện Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam vừa qua, đã chính thức cho thấy sự tôn trọng của nước Mỹ đối với vai trò lãnh đạo của Đảng, điều mà nhân dân Việt Nam đã từng kỳ vọng nhưng đã không thành cách đây gần 80 năm.

Gần 80 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần kiên trì viết thư gởi Tổng thống Mỹ Harry Truman,  Ngoại trưởng James Byrnes  để đề nghị Mỹ ủng hộ nền độc lập của Việt Nam, thiết lập mối bang giao và giao lưu kinh tế, văn hoá, giáo dục, quân sự...  Thì phía Mỹ khi ấy đã không tôn trọng quyết định của nhân dân Việt Nam. Nên sự nhiệt thành của Người không thể trở thành hiện thực, buộc cả hai nước đã phải trải qua những trang sử đau thương trước khi trở thành đối tác quan trọng của nhau.

Nhìn ở một góc độ khác, đó chính là sự phản đối của Mỹ  về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam... trải qua 75 năm điều hành đất nước, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã không những dẫn dắt dân tộc đi qua những năm tháng chiến tranh bằng sự chiến thắng thuyết phục mà còn đưa nền kinh tế lệ thuộc, què quặt thời hậu chiến vươn mình trở thành nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Châu lục.

 Sự vững vàng về chính trị, đường lối, cương lĩnh, và thành tựu kinh tế, đã làm nên uy tín của Đảng cộng sản Việt Nam .

Sức mạnh đó cuối cùng đã đủ để chú Sam ngả mũ thán phục.

Lịch sử dường như đã bù đắp lại mong mỏi của Người..

Lần này, chính phía Mỹ đã chủ động đặt vấn đề nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên tầm cao mới. Chính sự chủ động đó đã chứng minh Hoa Kỳ đã biết tôn trọng sự khác biệt trong thể chế chính trị giữa hai nước, và là sự công nhận đối vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đặc biệt sự tôn trọng không có khoảng cách đã thể hiện rõ Tổng thống Mỹ đã vui lòng; không tị hiềm khi nhận được lời mời của Tổng Bí Thư, thay vì  phải là người đồng cấp là Chủ tịch nước.

Đây là sự  hiểu biết rõ mới, rất lớn  từ các nhà lãnh đạo Mỹ đối với thể chế chính trị của nước ta.

Chính hành động đó lại càng làm cho mối quan hệ Mỹ – Việt được ghi nhận thêm nhiều ý nghĩa đặc biệt.

Thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

 TCCS - Thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo vệ kỷ cương xã hội là mối quan hệ lớn thứ mười được Đại hội XIII của Đảng bổ sung. Đây là mối quan hệ lớn có ảnh hưởng rộng lớn đối với mọi mặt của đời sống xã hội, phản ánh tính ưu việt của hệ thống chính trị Việt Nam, đồng thời có vai trò quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương và các đại biểu tham quan phòng truyền thống của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao_Ảnh: TTXVN

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, là thuộc tính tự nhiên, vốn có của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội, trong đó Nhà nước và xã hội được tổ chức và hoạt động trên cơ sở một hệ thống pháp luật “đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững”(1) và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán nhằm bảo đảm công lý và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Pháp chế xã hội chủ nghĩa là chế độ thực hiện pháp luật nghiêm, triệt để, chính xác và không có ngoại lệ của mọi chủ thể pháp luật. Như vậy, để có pháp chế xã hội chủ nghĩa cần phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đòi hỏi mọi chủ thể trong xã hội phải thực hiện pháp luật đúng, nghiêm, triệt để, chính xác và mọi vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo quy định. Trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, cần thiết phải nhận thức đầy đủ, nắm vững và giải quyết tốt mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội ở những khía cạnh căn bản sau:

Thứ nhất, trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội luôn có tính thống nhất và quan hệ mật thiết, tạo tiền đề, cơ sở cho nhau cùng vận hành và phát triển. Nền dân chủ trong đời sống xã hội càng cao thì nhà nước pháp quyền và nguyên tắc pháp chế càng được củng cố và hoàn thiện, kỷ cương xã hội được bảo đảm và giữ vững. Kỷ cương xã hội là kết quả, là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Để có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì cần phải có pháp chế xã hội chủ nghĩa; để có pháp chế xã hội chủ nghĩa thì cần phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện. Hệ thống pháp luật càng hoàn thiện bao nhiêu thì pháp chế càng cao bấy nhiêu. Tuy nhiên, không phải cứ có pháp luật là có pháp chế. Nhà nước nào trong lịch sử cũng đều sử dụng pháp luật, nhưng pháp chế chỉ có trong nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước chủ nô, phong kiến không có pháp chế vì pháp luật không nghiêm, theo kiểu “lễ nghi không đến thứ dân, hình phạt không đến trượng phu”, chỉ bảo vệ lợi ích độc tôn của giai cấp thống trị, cưỡng bức quần chúng tuân thủ. Có thể thấy, pháp luật là tiền đề, cơ sở pháp lý để thực hiện dân chủ và dân chủ được thi hành trong khuôn khổ của pháp chế thì mới bảo đảm được kỷ cương xã hội. 

Thứ hai, thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội phải đặt trong mối quan hệ với thiết chế nhà nước, cụ thể là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bởi lẽ không thể có một nền dân chủ tồn tại bên ngoài Nhà nước và Nhà nước chính là chủ thể ban hành pháp luật và duy trì pháp chế. Dân chủ là dân là chủ, dân làm chủ và trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải tăng cường thực hành dân chủ thực chất và rộng rãi, tránh cả hai thái cực là dân chủ hình thức hoặc dân chủ cực đoan, vô chính phủ. Nhà nước với vai trò là thiết chế kiến tạo điều kiện, môi trường cho thực hành dân chủ, do vậy, nó không còn là chủ thể quản lý bằng mệnh lệnh, bằng chức năng thống trị, mà phải vươn lên để trở thành nhà nước phục vụ, đặt người dân ở trung tâm của mọi hoạt động và tổ chức của Nhà nước, sự hài lòng của người dân là thước đo về thực hành dân chủ chính xác nhất. Chính vì vậy, thực hành dân chủ gắn với tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội luôn phải gắn liền với sự kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong đó, tập trung vào một số nhiệm vụ được đề ra tại Nghị quyết số 27-NQ/TW, của Hội nghị Trung ương 6 khoá XIII: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội; Chính phủ, chính quyền địa phương; xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật… Bộ máy nhà nước hoàn thiện, hoạt động hiệu lực, hiệu quả thì sẽ có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm kỷ cương xã hội.

Thứ ba, thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội phải được bảo đảm trên cơ sở hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, nhất là dựa vào nhân dân. Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực của Nhà nước là xuất phát từ nhân dân, điều này được khẳng định tại khoản 2 Điều 2 Hiến pháp năm 2013: “Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…”, nghĩa là chủ thể của quyền lực nhà nước là nhân dân, nhân dân ủy quyền cho các cơ quan trong bộ máy nhà nước để thực hiện quyền lực của mình. Do vậy, nhân dân có quyền giám sát chủ thể thực hiện quyền lực của mình bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau. Kiếm soát quyền lực nhà nước luôn có vai trò của nhân dân nhằm chống lạm quyền, lộng quyền hay tha hóa quyền lực của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, nhân viên nhà nước. Nhà nước gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Nhà nước hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Trong thời gian tới, cần tiếp tục nghiên cứu ban hành các văn bản của Đảng, văn bản pháp luật để thể chế hóa cơ chế kiểm soát quyền lực của Đảng(2), cũng như của Nhà nước, do nhân dân thực hiện, để bảo đảm phương châm dùng quyền lực để kiểm soát quyền lực, là phương thức hữu hiệu nhất trong kiểm soát quyền lực nhà nước. Cơ chế này đòi hỏi phải thể chế hóa vai trò của nhân dân trong kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Mặt khác, xây dựng hệ thống pháp luật cho phép các bộ phận bên trong của Đảng, Nhà nước có thể giám sát, chế ước lẫn nhau, hay còn gọi là kiểm soát nội bộ.

Thứ tư, thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội phải được bảo đảm trên cơ sở đổi mới, đa dạng hóa tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

Nhân dân thực hiện quyền làm chủ không chỉ bằng Nhà nước, mà còn thông qua các tổ chức của mình. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò to lớn trong việc củng cố, bảo vệ Đảng, Nhà nước, hơn nữa đó là những thiết chế có vai trò quan trọng để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, đồng thời là môi trường, là trường học để nâng cao ý thức, năng lực và nhu cầu dân chủ cho các tầng lớp nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp để tổ chức các diễn đàn tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân, từ đó làm cho nhân dân nhận thức đầy đủ hơn, hiểu sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình với Đảng, Nhà nước. Đồng thời, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp trong việc tiếp xúc với nhân dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của nhân dân, từ đó xem xét, xử lý, tháo gỡ những vướng mắc mà nhân dân kiến nghị, tạo điều kiện để nhân dân thực hành quyền dân chủ trên cơ sở, khuôn khổ pháp luật, pháp chế và bảo đảm kỷ cương xã hội.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội còn là những thiết chế để các tầng lớp nhân dân tham gia công việc của Nhà nước, quản lý, giám sát hoạt động của Nhà nước, phải đổi mới trên nhiều mặt theo hướng khắc phục tình trạng “hành chính hóa”, “nhà nước hóa” trong tổ chức và hoạt động. Đồng thời, đa dạng hóa hình thức tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội phù hợp với tính chất quần chúng và những biến động đa dạng về cơ cấu giai cấp - xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nhân dân thực hiện các quyền dân chủ khi tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, giám sát hoạt động của Nhà nước phải bảo đảm các quy định của pháp luật, quy tắc, quy chế của các tổ chức chính trị - xã hội.

Nhà nước Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thực hiện hoạt động nhân đạo, phát triển tại Việt Nam. Tổ chức phi chính phủ nước ngoài thực hiện hoạt động nhân đạo, phát triển tại Việt Nam phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam. Nhân dân tham gia vào các tổ chức này phải bảo đảm các quy định của pháp luật Việt Nam. Đó là một trong những phương thức quan trọng cho việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân thông qua các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nhưng phải bảo đảm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và bảo đảm kỷ cương xã hội.

Cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Quảng Ninh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh_Nguồn: doanthanhnien.vn

Thứ năm, thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội phải được thể hiện qua giám sát và phản biện xã hội, tạo dựng thói quen thảo luận, bày tỏ quan điểm, chính kiến của nhân dân về các vấn đề quan trọng của đất nước.

Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, Đảng ban hành Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12-12-2013, của Bộ Chính trị, “Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”Trên cơ sở đó, Nhà nước cụ thể hóa quy định của Đảng bằng việc ban hành Luật Thực hiện dân chủ cơ sở. Đó là bước tiến quan trọng trong việc phát huy sự tham gia của nhân dân trong xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, tham gia giám sát và phản biện xã hội.

Thực hiện tốt phương châm “động viên nhân dân tham gia các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hoạt động tự quản cộng đồng”(3) đánh giá, phản biện và dự đoán các lĩnh vực chuyên biệt của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, dân chủ, tôn giáo, an ninh,… trở thành lực lượng cốt cán và tiên phong trong giám sát và phản biện xã hội. Biện pháp này góp phần khắc phục sự e ngại của các chủ thể khi tham gia phản biện xã hội, cũng như khơi dậy ý thức trách nhiệm của mỗi chủ thể để giám sát và phản biện xã hội phải thực sự được coi là một hoạt động có tính khách quan, chuyên nghiệp.

Thiết lập cơ chế phối hợp giữa hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, cơ quan báo chí và nhân dân với hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng và hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra, xét xử… của các cơ quan nhà nước. Từ cơ chế phối hợp đó, hoạt động giám sát và phản biện xã hội cung cấp thêm những góc nhìn, quan điểm, nguyện vọng từ phía quần chúng nhân dân để Đảng và Nhà nước có những quyết sách đúng đắn, phù hợp nhất và tạo sự đồng thuận xã hội. Mặt khác, hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra, xét xử… của Nhà nước mang tính quyền lực công với những chế tài xử lý nghiêm minh sẽ góp phần bảo đảm những kết quả giám sát và phản biện xã hội phát huy được giá trị trong thực tiễn.

Bảo đảm cơ chế công khai, minh bạch, mở rộng cơ hội tiếp cận thông tin cho các chủ thể giám sát và phản biện xã hội. Công khai hóa, minh bạch hóa là một xu thế tất yếu hiện nay và được các quốc gia trên thế giới ghi nhận và nỗ lực bảo đảm. Hoạt động giám sát và phản biện xã hội có tính khách quan, phản ánh ý chí, nguyện vọng, kiến nghị của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Để bảo đảm được tính khách quan, trung thực của sự phản biện, cần phải bảo đảm cơ chế công khai, minh bạch thông tin (trừ những thông tin mật ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, quyền con người), đặc biệt là những thông tin liên quan đến các chính sách, kế hoạch, chương trình phát triển đất nước và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Quá trình xây dựng chính sách, thể chế, tổ chức của Nhà nước phải được công khai, minh bạch (trừ vấn đề thuộc bí mật quốc gia). Quá trình tiếp thu ý kiến cũng cần được công khai, minh bạch để các chủ thể giám sát và phản biện nắm rõ được ý kiến của mình được tiếp thu và xử lý đến đâu hoặc biết rõ được lý do những ý kiến đó bị từ chối bởi các cơ quan hữu quan. Điều này nhằm khắc phục tình trạng bất cập hiện nay là chủ thể giám sát và phản biện xã hội không biết được cơ quan nhà nước tiếp thu ý kiến đến đâu và những kiến nghị có được giải quyết không, trách nhiệm thuộc về ai,…. Việc bảo đảm công khai, minh bạch thông tin sẽ tạo ra cơ chế lắng nghe, tiếp thu và phản hồi ý kiến một cách thường xuyên và có trách nhiệm giữa cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân, bảo đảm việc tham gia ý kiến của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và nhân dân thực chất, hiệu quả, tránh những sai lệch bởi thông tin không chính thống.

Mở rộng các hoạt động kiểm tra việc thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội. Các cơ quan của Đảng và Nhà nước cần tiến hành những hoạt động kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất để nắm bắt được quá trình tiếp nhận, xử lý và tiếp thu ý kiến giám sát và phản biện xã hội của các cấp chính quyền. Mặt khác, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội, cơ quan báo chí và nhân dân cần chủ động trong việc theo dõi việc xử lý thông tin phản ánh và sự điều chỉnh hành vi, chính sách từ phía các đối tượng được giám sát và phản biện xã hội. Có như vậy mới thiết lập được kỷ luật, nâng cao trách nhiệm của cả chủ thể và đối tượng được giám sát và phản biện xã hội, kịp thời ngăn chặn những hành vi sai trái, lệch lạc, vi phạm pháp luật trong hoạt động này.

Để nhân dân tham gia giám sát và phản biện xã hội có hiệu quả thì cần phải có đội ngũ đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm cao trong công việc, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc, kiến nghị của nhân dân và khiếu nại, tố cáo của công dân. Kiên trì thực hiện phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng. “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”(4).

Dân chủ là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển đất nước. Thực hành dân chủ phải gắn với tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm trật tự, kỷ cương xã hội. Thực hành dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm kỷ cương xã hội cần trở thành nền nếp, thành quan hệ ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội. Đây là yêu cầu, điều kiện quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, đồng thời cũng phản ánh tính ưu việt của hệ thống chính trị Việt Nam./.

Nhận diện, đấu tranh với biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân - từ chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân của Đảng ta hiện nay

 TCCS - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân nói riêng; Người đã đưa ra nhiều chỉ dẫn quan trọng về chống chủ nghĩa cá nhân. Trong bối cảnh mới, tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phòng, chống chủ nghĩa cá nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ sở để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi, tự sửa, xứng đáng với niềm tin và sự kỳ vọng lớn lao của quần chúng nhân dân.

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hòa Bình triển khai chương trình “Chung tay vì sức khỏe cộng đồng” tổ chức phiên chợ nhân đạo, nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn_Ảnh: TTXVN

Chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân

Bản chất của chủ nghĩa cá nhân

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh, đặc thù đối tượng để chỉ rõ, nêu ví dụ hoặc đưa ra những so sánh phù hợp mô tả, giúp mọi người hiểu thế nào là chủ nghĩa cá nhân. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng thuật ngữ chủ nghĩa cá nhân, Người so sánh “chủ nghĩa cá nhân là như một thứ vi trùng rất độc”(1), “là bệnh chính, bệnh mẹ, do đó mà sinh ra nhiều chứng bệnh khác”(2); “là kẻ địch nguy hiểm của chủ nghĩa xã hội”(3)... Mặt khác, Người chỉ rõ bản chất của chủ nghĩa cá nhân là tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân, tách rời, coi thường và đối lập với lợi ích chung của tập thể, cộng đồng, xã hội; thể hiện tập trung ở khuynh hướng cực đoan, làm cho lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích tập thể, cộng đồng, trái ngược với yêu cầu chăm lo đến lợi ích cá nhân chính đáng; sẵn sàng “đặt lợi ích riêng của mình, của gia đình mình lên trên, lên trước lợi ích chung của dân tộc”(4) và “chủ nghĩa cá nhân, lợi mình hại người, tự do vô tổ chức, vô kỷ luật và những tính xấu khác”(5).

Như vậy, chủ nghĩa cá nhân là hệ thống quan điểm, thái độ, hành vi của chủ thể nhằm thỏa mãn nhu cầu lợi ích của chủ thể ấy trên cơ sở tuyệt đối hóa vai trò và lợi ích cá nhân, tách rời và đối lập, làm tổn hại đến lợi ích của cộng đồng, xã hội.

Biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân

Qua nhiều tác phẩm, bài phát biểu, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra những biểu hiện khác nhau của chủ nghĩa cá nhân, bởi những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân rất đa dạng, biến hóa “muôn hình vạn trạng”. Tổng hợp các quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có thể khái quát biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân bằng 10 “căn bệnh” sau:

1- Bệnh quan liêu: nghĩa là trong công việc thì trọng hình thức mà không xem xét toàn diện, không vào sâu vấn đề, không sát với công việc thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi quần chúng.

 2- Bệnh tham lam: “bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình, chứ không nghĩ đến lợi ích của giai cấp, của nhân dân”(6), trong những trường hợp nhất định thường sinh ra tham ô, lãng phí, đây là một thứ “giặc ở trong lòng”, “giặc nội xâm”, là con đẻ của chủ nghĩa cá nhân.

3- Bệnh lười biếng: “không chịu khó học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ”(7) và còn là lười suy nghĩ, ngại làm việc, lười đổi mới, sáng tạo,...

4- Bệnh kiêu ngạo: những người mắc bệnh này thường nghĩ rằng cái gì họ cũng biết, cũng làm được, dẫn đến coi thường tổ chức “xa rời quần chúng, không muốn học hỏi quần chúng mà chỉ muốn làm thầy quần chúng”(8).

5- Bệnh hiếu danh: theo Người, “những người đó chỉ biết lên mà không biết xuống. Chỉ chịu được sướng mà không chịu được khổ. Chỉ ham làm chủ tịch này, ủy viên nọ, chớ không ham công tác thiết thực”(9).

6- Bệnh “hữu danh vô thực”: loại bệnh này có biểu hiện là “làm được ít suýt ra nhiều, để làm một bản báo cáo cho oai, nhưng xét kỹ lại thì rỗng tuếch”(10).

7- Bệnh cận thị: nghĩa là chỉ để ý đến cái nhỏ, vụn vặt, không thấy cái lớn, cái quan trọng, “không trông xa thấy rộng. Những vấn đề to tát thì không nghĩ đến mà chỉ chăm chú những việc tỉ mỉ”(11).

8- Bệnh tị nạnh: nghĩa là luôn so sánh hơn thiệt giữa mình với người khác, luôn đòi hỏi sự bình đẳng nhưng thực chất họ “không hiểu rằng: Người khỏe gánh nặng, người yếu gánh nhẹ. Người làm việc nặng phải ăn nhiều, người làm việc dễ thì ăn ít. Thế là bình đẳng”(12).

9- Bệnh xu nịnh: biểu hiện của căn bệnh này là “trước mặt thì ai cũng tốt, sau lưng thì ai cũng xấu(13); “theo gió bẻ buồm, không có khí khái”(14).

10- Bệnh a dua và kéo bè kéo cánh: biểu hiện của căn bệnh này là chỉ dùng những người bảo vệ lợi ích của mình (dù không có tài); ham dùng người nhà, anh em quen biết, bè bạn; những kẻ khéo nịnh hót mình mà chán ghét những người chính trực,...

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thứ bệnh trên đều do một thứ “vi trùng độc” là chủ nghĩa cá nhân sinh ra; tất cả cán bộ, đảng viên mắc các loại bệnh này là sa vào chủ nghĩa cá nhân và đều có tội với Đảng, với nhân dân.

Sự cần thiết phải đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân

Trước tiên, chống chủ nghĩa cá nhân nhằm mục tiêu xây dựng và rèn luyện đạo đức cách mạng; đồng thời, phát hiện và loại bỏ “căn bệnh” này khỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trước yêu cầu phát triển của cách mạng, nếu cán bộ, đảng viên không được giáo dục, tổ chức tốt, không tự rèn luyện tốt thì sẽ nảy sinh những tiêu cực, thoái hóa xuất phát từ chính chủ nghĩa cá nhân. Do vậy, “để làm cho tất cả cán bộ, đảng viên xứng đáng là những chiến sĩ cách mạng”(15), chúng ta phải kịp thời phát hiện và kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên quan điểm: “chủ nghĩa cá nhân trái ngược với đạo đức cách mạng, nếu nó còn lại trong mình, dù là ít thôi, thì nó sẽ chờ dịp để phát triển, để che lấp đạo đức cách mạng, để ngăn trở ta một lòng một dạ đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng”(16). Vì vậy, để xây dựng và hoàn thiện giá trị đạo đức cách mạng thì nhất thiết phải đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, đồng thời nuôi dưỡng, bồi đắp tinh thần tập thể.

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ yêu cầu “chống”, mà còn phải “trừ bỏ, quét sạch, tiêu diệt” chủ nghĩa cá nhân. “Xây” và “chống” có mối quan hệ hữu cơ với nhau ở chỗ xây dựng đạo đức cách mạng đi đôi với đấu tranh loại bỏ và chống ảnh hưởng xấu của chủ nghĩa cá nhân; xây dựng đạo đức mới, đạo đức xã hội chủ nghĩa gắn liền với việc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân và các tàn dư tư tưởng. Người phân tích, ví như chúng ta mua sắm được bộ bàn ghế, giường tủ mới, thì trước khi kê vào phòng, cần phải quét dọn nhà cửa sạch sẽ đã. Do đó, phải “quét sạch” hết chủ nghĩa cá nhân ra khỏi tư tưởng của từng cán bộ, đảng viên thì mới có thể xây dựng được đạo đức cách mạng, con người mới.

Thứ hai, chống chủ nghĩa cá nhân góp phần xây dựng xã hội mới tốt đẹp, đúng bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, cần xây dựng xã hội mới, một xã hội “cần, kiệm, liêm, chính”. Xuất phát từ mục tiêu của cách mạng là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận diện kẻ thù nguy hiểm nhất, trực tiếp nhất là chủ nghĩa cá nhân. Theo Người, “chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho nên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân”(17). Nói cách khác, “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có người xã hội chủ nghĩa... Muốn thành người xã hội chủ nghĩa, phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, phải chống chủ nghĩa cá nhân”(18), bởi chủ nghĩa xã hội hướng tới giải phóng con người khỏi áp bức, bất công và xây dựng nền dân chủ thật sự gắn với sự công bằng, văn minh vì lợi ích chân chính của cộng đồng.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Việt Nam hiện nay

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) chỉ rõ: “nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ sở... Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; việc đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao. Trong khi đó, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ”(19). Đây chính là những biểu hiện tập trung nhất của “căn bệnh” chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng, của chế độ. Do đó, chủ nghĩa cá nhân chính là kẻ địch “nội xâm” của những người cộng sản, là “kẻ thù nguy hiểm mà mỗi người chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo đề phòng và kiên quyết tiêu diệt”(20).

Quán triệt quan điểm về chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều văn bản quan trọng để cụ thể hóa chủ trương của Đảng về công tác xây dựng Đảng(21). Để thực hiện tốt quyết tâm chính trị đó, trên cơ sở quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân, Đảng và Nhà nước ta trong thời gian tới cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản trong thời gian tới:

Nhóm giải pháp về tổ chức đảng

Trước tiên, “Đảng ta phải ra sức tăng cường giáo dục toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối, chính sách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người đảng viên”(22). Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân chỉ thực sự hiệu quả khi mỗi cán bộ, đảng viên hiểu rõ mục tiêu, lý tưởng, đường lối của Đảng; tiêu chuẩn, tư cách đạo đức của người cộng sản. Yêu cầu đặt ra là cấp ủy, tổ chức đảng các cấp phải chú trọng công tác giáo dục nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên qua tổ chức học tập chính trị kết hợp với rèn luyện trong thực tiễn. Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp cần tiếp tục quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị(23); việc quán triệt phải song song với tuyên truyền sâu, rộng để cán bộ, đảng viên hiểu rõ mục đích, yêu cầu, tính chất quan trọng của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, từ đó tạo ra sự đồng thuận, quyết tâm, tự giác đấu tranh với chủ nghĩa cá nhân ở mỗi cán bộ, đảng viên.

Thứ hai, “phải thực hành phê bình và tự phê bình nghiêm chỉnh trong Đảng. Phải hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình cán bộ, đảng viên”(24) nhằm tạo sự thống nhất về ý chí và hành động, phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm. Tự phê bình và phê bình phải được thực hiện một cách thường xuyên, nghiêm túc và có lý, có tình. Đồng thời, Đảng ta cần phát huy vai trò của nhân dân trong hoạt động giám sát, lên án và phê bình cán bộ, đảng viên có biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân; có cơ chế khuyến khích việc phát hiện và tố giác hành vi, biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân bằng việc mở rộng cơ hội tiếp cận thông tin cho người dân; làm tốt công tác tiếp nhận, xử lý thông tin và bảo vệ người tố cáo.

Thứ ba, thực hiện “sinh hoạt của chi bộ phải nghiêm túc”(25) và “kỷ luật của Đảng phải nghiêm minh”(26). Bởi, chi bộ là tổ chức tế bào của Đảng, tạo thành nền tảng của Đảng, là nơi thể hiện đầy đủ các mặt hoạt động và sức chiến đấu của Đảng. Do đó, yêu cầu đặt ra trong sinh hoạt chi bộ là mỗi cán bộ, đảng viên phải chấp hành đúng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng. Mỗi đảng viên phải chịu sự quản lý của chi bộ, tham gia sinh hoạt chi bộ nghiêm túc dù ở bất kỳ cương vị công tác nào. Đồng thời, việc thi hành kỷ luật Đảng phải nghiêm minh, tránh bao che hoặc trù dập, trả thù lẫn nhau; kiên quyết sàng lọc, đưa ra khỏi Đảng đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phần tử cơ hội, thực dụng, mang nặng chủ nghĩa cá nhân.

Thứ tư, để chống chủ nghĩa cá nhân thì “công tác kiểm tra của Đảng phải chặt chẽ”(27), nhằm thể hiện tính răn đe đối với cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Vì vậy, công tác kiểm tra phải được tiến hành một cách có tổ chức, bài bản và khoa học. Không để tạo ra “vùng cấm”, không “ưu tiên” bất cứ cá nhân và tổ chức nào, không mắc “bệnh thành tích”, “bệnh hình thức” trong kiểm tra. Để công tác kiểm tra của Đảng phát huy hiệu quả, cần chú trọng kiểm tra, đánh giá năng lực, phẩm chất đạo đức người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, quản lý; đồng thời, tiến hành kiểm tra, đánh giá thái độ tích cực của cán bộ, đảng viên với công việc, với nhân dân; kiểm tra, đánh giá kết quả tu dưỡng đạo đức, lối sống và kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao của cán bộ, đảng viên.

Cán bộ, đảng viên hướng dẫn đồng bào Pa Dí ở xã Tung Chung Phố, huyện biên giới Mường Khương, tỉnh Lào Cai kỹ thuật trồng quýt cho giá trị kinh tế cao_Ảnh: TTXVN 

Nhóm giải pháp về sự tự ý thức rèn luyện của cán bộ, đảng viên

Trước tiên, mỗi cán bộ, đảng viên cần xác định một cách rõ ràng trong nhận thức, “phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết”(28) và “phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật”(29). Mỗi cán bộ, đảng viên không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc, cho nhân dân; nếu khi lợi ích chung của Đảng, của Tổ quốc mâu thuẫn với lợi ích riêng của cá nhân thì sẵn sàng hy sinh lợi ích của cá nhân; kiên quyết đấu tranh với chủ nghĩa cá nhân.

Thứ hai, cán bộ, đảng viên “phải đi sâu đi sát thực tế, gần gũi quần chúng, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân”(30). Bởi lẽ, Đảng ta là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và cả dân tộc. Đảng chỉ có sức mạnh nếu giữ vững được mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng. Muốn làm cho quần chúng phấn khởi, tin tưởng, người đảng viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng và trước quần chúng, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân; không lên mặt “quan cách mạng” ra lệnh, ra oai.

Thứ ba, cán bộ, đảng viên “phải cố gắng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ hiểu biết để làm tốt mọi nhiệm vụ”(31). Mỗi cán bộ, đảng viên cùng với đạo đức cách mạng còn phải có năng lực và trình độ, vì có năng lực mới hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phải ra sức học tập nâng cao hiểu biết về đường lối, chủ trương của Đảng và trình độ chuyên môn; có thái độ và phương pháp học tập đúng đắn, lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học phải đi đôi với hành.

Nhóm giải pháp bảo đảm về điều kiện, môi trường làm việc

Trước tiên, huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm an sinh xã hội. Bởi, kinh tế - xã hội phát triển, chất lượng cuộc sống được bảo đảm, nguồn vốn tích lũy không ngừng tăng cao là điều kiện thuận lợi để hạn chế sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân hiệu quả. Để huy động tối đa mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế; phát triển kinh tế nhanh và bền vững, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân...

Thứ hai, xây dựng và triển khai thực hiện quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức công vụ của cán bộ, đả#ng viên. Các chuẩn mực và quy tắc ứng xử công vụ cần được xây dựng theo hướng hài hòa giữa lợi ích riêng và lợi ích chung, tăng cường tính công tâm và thanh liêm trong giải quyết công vụ; đồng thời, xây dựng quy định về xử lý kỷ luật. Các quy tắc đạo đức phải hướng vào điều chỉnh việc nhận quà biếu, cấm hối lộ và các hình thức lạm dụng công quyền để thu vén lợi ích cá nhân.

Thứ ba, xây dựng môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết, tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ, đảng viên yên tâm công tác, rèn luyện và phấn đấu. Xây dựng và phát huy lối sống “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam. Kịp thời ngăn chặn thông tin sai trái tác động đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của cán bộ, đảng viên, nhất là trên không gian mạng. Tăng cường quản lý và định hướng thông tin, kịp thời ngăn chặn thông tin xấu, độc, thông tin cổ xúy lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân trên không gian mạng.

Thứ tư, phải “có cơ chế sàng lọc, thay thế kịp thời những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, bị xử lý kỷ luật, không còn uy tín với nhân dân”(32).

1- Xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực đủ sức ngăn chặn các hành vi lạm quyền, chuyên quyền, sử dụng quyền lực vì lợi ích cá nhân. Xây dựng chế độ giám sát quyền lực thông qua các hình thức: chế độ giám sát của Hội đồng nhân dân, chế độ giám sát trong nội bộ Đảng, chế độ giám sát trong bộ máy nhà nước; có cơ chế khuyến khích người phát hiện và tố giác hành vi, biểu hiện chủ nghĩa cá nhân bằng việc mở rộng cơ hội tiếp cận thông tin cho người dân.

2- Đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước. Tăng cường và nâng cao hiệu quả việc lựa chọn, đào tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài... Nâng cao chất lượng công tác đánh giá đúng, chính xác chất lượng cán bộ để biết đâu là cán bộ tốt, đâu là cán bộ yếu kém, vi phạm để sàng lọc; nếu vi phạm nghiêm trọng thì loại bỏ. Đồng thời, thực hiện nghiêm Quy định số 41-QĐ/TW, ngày 3-11-2021, của Ban Chấp hành Trung ương, “Về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ”.

3- Xây dựng chế tài đủ mạnh đối với hành vi cố ý “không làm” của các cơ quan công quyền, của đội ngũ cán bộ, đảng viên có quyền quyết định chính sách khi họ có đủ thông tin về một chính sách có lợi cho đất nước, cho nhân dân, nhưng cố tình trì hoãn hoặc không quyết định vì mục đích vụ lợi cá nhân, lợi ích nhóm./.