Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2024

Tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng xây dựng niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

 TCCS - Đảng ta khẳng định, cùng với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng của Người mang tính khoa học và cách mạng, đổi mới và phát triển, tiếp tục định hướng, soi sáng con đường cách mạng của dân tộc; là nền tảng để xây dựng niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới - nền tảng để Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đổi mới là bản chất của cách mạng, của phát triển. Người chỉ rõ: “Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt”(1); đồng thời, nhấn mạnh đó là cuộc chiến đấu chống lại những cái gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Triết lý đổi mới, chân lý đổi mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh là ích nước, lợi dân: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm./ Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”(2).

Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đổi mới không phải là xóa bỏ hoàn toàn cái cũ, mà chỉ bỏ đi cái gì cũ mà xấu; cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý; cái gì cũ mà tốt thì phát triển thêm; cái gì mới mà hay thì phải kiên quyết làm. Người nhấn mạnh, sức mạnh của đổi mới chính là nhân dân và luôn căn dặn: “Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”(3); phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo tinh thần cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, Việt Nam sẵn sàng là bạn của các nước dân chủ.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tìm tòi, đổi mới phong cách làm việc, không cứng nhắc, bảo thủ mà rất linh hoạt, mềm dẻo khi xử lý, giải quyết từng vấn đề, sự việc cụ thể. Theo Người, đổi mới phải xuất phát từ thực tiễn, coi đó là xuất phát điểm của tư duy, hành động; là sự kiểm chứng chân lý khoa học. “Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính”(4). Do vậy, việc tìm tòi, sáng tạo cái mới phải luôn gắn với thực tiễn, chú trọng tổng kết thực tiễn, lấy hiệu quả thực tiễn làm thước đo tính đúng đắn của đổi mới.

Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng đổi mới là tư tưởng cách mạng, khoa học trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, kết hợp với tinh hoa văn hóa dân tộc, nhân loại, phản ánh và giải quyết nhu cầu khách quan của thực tiễn đất nước; tư tưởng đổi mới là phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của dân tộc, Tổ quốc lên trên hết, trước hết, đổi mới vì một nước Việt Nam độc lập, hòa bình, thống nhất, dân chủ, giàu mạnh; phong cách đổi mới là kiên định, sáng tạo, dân chủ, thực tiễn, hiệu quả, nói đi đôi với làm, làm thiết thực, mang lại kết quả thực tế cho nhân dân, cho đất nước. Đó chính là những giá trị bền vững của tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới và là nền tảng để Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm xưởng cơ khí Khu gang thép Thái Nguyên (năm 1964)_Nguồn: hochiminh.vn

Chủ tịch Hồ Chí Minh là trung tâm quy tụ ý chí, khát vọng, niềm tin vào sức mạnh của sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Cuối thế kỷ XX, khi mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, nhiều nhà lãnh đạo ở các nước xã hội chủ nghĩa bị công kích thì Chủ tịch Hồ Chí Minh lại được thế giới tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. Công cuộc cải tổ ở Liên Xô không thành công, trong khi đó công cuộc đổi mới ở Việt Nam lại đạt được thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Một trong những nguyên nhân mang tính quyết định là bởi, tư tưởng, nhân cách văn hóa, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta, luôn soi sáng, dẫn đường cho cách mạng Việt Nam tiến lên. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức, trở ngại, dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, kiên quyết sửa chữa sai lầm, khuyết điểm; từ đó, đề ra được đường lối đổi mới kịp thời, đúng đắn, sáng suốt nhất.

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đất nước thống nhất, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Từ thực tiễn cả nước tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975 - 1986), kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã quyết tâm khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Song, đổi mới như thế nào, con đường, cách thức ra sao là những câu hỏi cấp thiết đặt ra trong thời điểm đó. Đại hội VI của Đảng (tháng 12-1986) nhấn mạnh: “Muốn đổi mới tư duy, Đảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh”(5).

Đại hội VII của Đảng (tháng 6-1991) chỉ rõ, phải nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh(6) và khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991): “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”(7). Sự khẳng định đó cho thấy vai trò to lớn, giá trị lịch sử và ý nghĩa hết sức quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới; thể hiện bước phát triển mới trong tư duy, nhận thức và hoạt động thực tiễn theo nền tảng tư tưởng của Đảng; cùng với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận cơ bản cấu thành hệ tư tưởng, thế giới quan, phương pháp luận của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới.

Đại hội IX của Đảng (tháng 4-2001) nêu định nghĩa về tư tưởng Hồ Chí Minh: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại... Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”(8). Đặc biệt, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) được thông qua tại Đại hội XI của Đảng (tháng 1-2011) tiếp tục khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động... Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”(9). Đây là bước phát triển quan trọng trong nhận thức, trong tư duy lý luận của Đảng về tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới.

“Kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”(10), tại Đại hội XIII của Đảng (tháng 1-2021), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh chính trị của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, lý luận dẫn dắt dân tộc ta vững vàng tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; là nền tảng để Đảng ta hoàn thiện đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới”(11). Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, mặt tích cực là cơ bản, cũng còn không ít khuyết điểm, hạn chế mà chúng ta đang phải đối mặt trong quá trình phát triển đất nước. Trong khi đó, “Các thế lực thù địch chống phá ngày càng quyết liệt. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ còn nhiều thách thức”(12). Vì vậy, “Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là phải kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề mang tính nguyên tắc, có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng vững chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động(13).

Trong bài viết “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 - 3-2-2024), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nhấn mạnh: “Đảng ta kiên trì lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên; thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ”(14).

Thực tiễn đã minh chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là ngọn cờ dẫn dắt sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, mà còn có giá trị bền vững, lâu dài và tạo niềm tin lớn lao đối với sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nói cách khác, trong sự nghiệp đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhận thức đúng đắn, nhất quán, quán triệt, vận dụng sáng tạo và bảo vệ bản chất khoa học, cách mạng, nhân văn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đây chính là nhân tố quyết định, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với công nhân đang thi công dự án mở rộng Nhà ga hành khách T2, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài (thành phố Hà Nội)_Ảnh: TTXVN

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam

Nhìn lại lịch sử, trước đổi mới (năm 1986), Việt Nam vốn là một nước có nền kinh tế nghèo nàn, chưa phát triển, lại bị chiến tranh tàn phá, để lại những hậu quả hết sức nặng nề. Sau chiến tranh, đất nước lại chịu sự bao vây, cấm vận của Mỹ và các nước phương Tây trong gần 20 năm; tình hình khu vực và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, gây bất lợi cho Việt Nam. Lương thực, hàng hóa nhu yếu phẩm vô cùng thiếu thốn, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, khoảng 3/4 dân số sống dưới mức nghèo. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới, do đó kinh tế bắt đầu phát triển và tăng trưởng liên tục với tốc độ tương đối cao trong suốt gần 40 năm qua với mức tăng trưởng trung bình gần 7% mỗi năm. “Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2023 đạt khoảng 430 tỷ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trong ASEAN và thứ 35 trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. GDP bình quân đầu người tăng 58 lần, lên mức khoảng 4.300 USD năm 2023; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008 và sẽ trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 (khoảng 7.500 USD)”(15).

Song song với phát triển kinh tế, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân cũng được quan tâm phát triển. Hiện nay, Việt Nam có gần 80% dân số sử dụng internet, là một trong những nước có tốc độ phát triển công nghệ tin học cao nhất thế giới. Liên hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ. “Năm 2022, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt mức 0,737, thuộc nhóm nước có HDI cao của thế giới, nhất là so với các nước có trình độ phát triển cao hơn. Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam năm 2023 được các tổ chức xếp thứ 65/137 quốc gia được xếp hạng”(16).

Trong gần 40 năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu chọn lọc tinh hoa thế giới và tư tưởng tiến bộ của nhân loại, phát triển trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, hình thành nên một trường phái đối ngoại, ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo, mang đậm bản sắc “Cây tre Việt Nam”. Đó là vừa kiên định về nguyên tắc, vừa uyển chuyển về sách lược; mềm mại, khôn khéo, nhưng cũng rất kiên cường, đầy bản lĩnh, vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức, vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân; đoàn kết, nhân ái, nhưng luôn luôn kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. Kết quả là, từ một nước bị bao vây, cấm vận, đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia(17), trong đó 7 nước đối tác chiến lược toàn diện, 12 nước đối tác chiến lược và 12 nước đối tác toàn diện. Việt Nam đã và đang thể hiện tốt vai trò là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế; có nhiều sáng kiến, đề xuất và chủ động, tích cực tham gia hiệu quả vào các hoạt động của ASEAN, Liên hợp quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác. Đặc biệt, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hoặc đối tác chiến lược với 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại với 230 quốc gia và vùng lãnh thổ.  Đây là những thành tựu đáng tự hào, là động lực và niềm tin để Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới; từng bước thực hiện khát vọng xây dựng nước Việt Nam hùng cường, đưa dân tộc Việt Nam tiến cùng nhịp bước với trào lưu tiến bộ trên thế giới và ý nguyện hòa bình, phát triển của nhân loại.

Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới và đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đây là minh chứng sinh động và thuyết phục nhất khẳng định giá trị vĩ đại, sức sống trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh, đúng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là linh hồn, ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt hơn nửa thế kỷ qua”(18) và “Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi”(19).

Diện mạo Thành phố Hồ Chí Minh sau gần 40 năm đổi mới_Nguồn: nhiepanhdoisong.vn

Tiếp tục xây dựng niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong những năm tới, tình hình thế giới, trong nước cùng với những thời cơ, thuận lợi cũng sẽ còn có nhiều khó khăn, thách thức lớn. Trên cơ sở nhận định, đánh giá đúng tình hình, Đại hội XIII của Đảng đề ra mục tiêu phát triển đất nước nhanh, bền vững, phấn đấu: “- Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp./ - Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao./ - Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao”(20). Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, toàn Đảng, toàn dân ta cần tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, trên tinh thần vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trên một số mặt chủ yếu:

Một là, kiên định, vững vàng và không ngừng sáng tạo trong xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, hướng tới mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, phồn vinh, hạnh phúc”. Muốn đổi mới thắng lợi, chúng ta phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; kiên định nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định đường lối đổi mới và những nguyên tắc xây dựng Đảng. Kiên định, nhưng không ngừng sáng tạo, tránh giáo điều, bảo thủ. Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới phải thường xuyên tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn để nắm bắt, dự báo chính xác những xu hướng phát triển mới của tình hình thế giới, cập nhật tri thức, tiếp thụ tinh hoa văn hóa nhân loại, nhất là những thành tựu mới trong lĩnh vực khoa học - công nghệ; không ngừng hoàn thiện đường lối đổi mới, luôn có sự kế thừa, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới.

Hai là, quán triệt nguyên tắc đổi mới là lấy lợi ích tối cao của dân tộc, của nhân dân, hạnh phúc của con người làm mục tiêu; lấy mục tiêu độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất và sự giàu mạnh của quốc gia làm mục đích trên hết, trước hết; lấy quyền làm chủ và lợi ích của nhân dân, sự phát triển toàn diện và hạnh phúc của con người Việt Nam làm đạo lý đổi mới. Nhân dân là chủ thể của đổi mới và là người thụ hưởng thành quả của đổi mới; con người là mục tiêu và động lực của sự nghiệp đổi mới. Đó chính là bản chất nhân văn của đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh và cũng là giá trị bền vững và sức sống mãnh liệt của đổi mới.

Ba là, đổi mới cần dựa trên quy luật vận động khách quan của lịch sử, phù hợp với nhu cầu, khát vọng của nhân loại. Toàn cầu hóa và sự phát triển bùng nổ công nghệ thông tin, cùng hệ thống kết cấu hạ tầng toàn cầu, làm cho các quốc gia ngày càng xích lại gần nhau hơn; hợp tác và hội nhập quốc tế sâu rộng trở thành một xu thế lớn không thể đảo ngược. Tư tưởng và sự chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự gắn bó chặt chẽ cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, về việc tăng cường hợp tác quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trên cơ sở hòa bình, hữu nghị, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi,... vẫn còn nguyên giá trị. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh để xác định, tranh thủ nguồn lực bên ngoài là rất quan trọng, nhưng phát huy nguồn lực nội sinh là yếu tố quyết định; ngoại lực phải kết hợp với nội lực để nhân lên sức mạnh tổng hợp quốc gia; hợp tác, hội nhập, nhưng phải giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, dựa vào sức mình là chính.

Bốn là, đổi mới là một quá trình cách mạng lâu dài, gian khổ, muốn giành thắng lợi, trước hết phải phát huy tinh thần gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là đổi mới phong cách tư duy, phong cách lãnh đạo, để phát huy  cao nhất sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về tư tưởng, đạo đức cách mạng, phong cách làm việc của người cách mạng. Người đã truyền lại cho chúng ta bài học lớn về phong cách tư duy, phong cách đổi mới; nhạy bén nắm bắt diễn biến lịch sử, chủ động tranh thủ thời cơ, giữ vững nguyên tắc và mạnh bạo sáng tạo, kịp thời đổi mới, gắn liền lý luận với hành động(21).

Thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước trong gần 40 năm qua đã khẳng định giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là nền tảng trong xây dựng niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa phồn vinh, hùng cường và thịnh vượng./.

--------------------------

QUY ĐỊNH 144-QĐ/TW: CƠ SỞ ĐỂ LỰA CHỌN CÁN BỘ CÓ TÂM, XỨNG TẦM

 Cán bộ, đảng viên ở Trà Vinh bày tỏ sự đồng tình cao với Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới và cho rằng, Quy định được ban hành rất kịp thời, cần thiết trong giai đoạn hiện nay; nhất là trong bối cảnh cả nước đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng.

Ông Bùi Quang Huy, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh cho rằng, thực tế những năm gần đây, một bộ phận cán bộ, đảng viên giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sai phạm bị xử lý kỷ luật đã làm suy giảm niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước. Vì vậy, việc ban hành Quy định 144 sẽ giúp cán bộ, đảng viên tự soi, tự sửa, tự tu dưỡng, rèn luyện để hoàn thiện chuẩn mực đạo đức cách mạng. Đặc biệt, thời điểm cả nước đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng, Quy định này cũng là kim chỉ nam để tổ chức Đảng các cấp chuẩn bị công tác nhân sự, xem xét, lựa chọn cán bộ đủ đức, đủ tài đưa vào quy hoạch và giới thiệu bầu cấp ủy khóa mới.

Theo ông Bùi Quang Huy, phần lớn những chuẩn mực đạo đức trong Quy định 144 là những quy định trong Điều lệ Đảng, những điều đảng viên không được làm trước đây được Bộ Chính trị hệ thống lại ngắn gọn, rõ ràng. Điều 5 của Quy định 144, chuẩn mực “Cán bộ, đảng viên chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, cấp trên gương mẫu trước cấp dưới, cấp ủy gương mẫu trước đảng viên, đảng viên gương mẫu trước quần chúng” được ông Bùi Quang Huy rất tâm đắc và cho rằng, để xây dựng Đảng vững mạnh, đảng viên phải luôn đi trước để “làng nước” theo sau. Đảng viên chức vụ càng cao càng phải gương mẫu. Thời gian qua, bên cạnh những cán bộ, đảng viên tiên phong, gương mẫu trong công việc và cuộc sống, vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý (trong đó có cả một số cán bộ cấp cao) vi phạm những điều đảng viên không được làm, gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng.

Đồng quan điểm trên, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh Trần Quốc Tuấn cho rằng, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; tình trạng cá nhân chủ nghĩa thực dụng, tham nhũng tiêu cực; né tránh, ngại va chạm, thiếu trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ… ở một bộ phận cán bộ, đảng viên đã làm giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Quy định 144 được ban hành khẳng định sự quyết tâm của Đảng trong củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên "vừa hồng, vừa chuyên", có đủ bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, có năng lực thực tiễn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, phù hợp với chủ trương Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đây là công cụ hữu hiệu để lựa chọn những cán bộ đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn về đạo đức, năng lực; có "bản lĩnh, đổi mới, sáng tạo, hội nhập", biết sống "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư"… để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, vì sự trường tồn và phát triển bền vững của đất nước.

Các nhóm chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong Quy định 144 đều rất sâu sắc, nội dung khách quan, khoa học về lý luận và thực tiễn, đi vào đời sống sẽ phát huy được sức mạnh nội sinh của Đảng và hệ thống chính trị trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Tất cả cán bộ, đảng viên phải nhận thức rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng trong nghiên cứu, quán triệt, thực hiện các chuẩn mực đạo đức này; lấy đó làm thước đo, chuẩn mực hành động, ứng xử trong công tác và cuộc sống.

Tại Điều 5, các chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” là phẩm chất cốt lõi của cán bộ, đảng viên; trong đó, nhấn mạnh việc “nêu cao lòng tự trọng và danh dự”, "thực hiện văn hóa từ chức khi không đủ khả năng, uy tín" thể hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng trong điều kiện, môi trường kinh tế - xã hội giai đoạn mới, giai đoạn hội nhập quốc tế. Chuẩn mực này cũng nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải luôn tự rèn luyện bản thân, tự soi xét mình; hình thành ý thức trách nhiệm cá nhân đối với tổ chức, quốc gia dân tộc, sẵn sàng từ chức khi không đủ khả năng, uy tín.

Ngay sau khi Bộ Chính trị đã ký ban hành Quy định 144, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy và các cơ quan liên quan tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức quán triệt Quy định 144 tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (mở rộng) vào sáng 29/5/2024. Thời gian tới, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy cụ thể hóa Quy định này để hướng dẫn cán bộ, đảng viên trong tỉnh; sớm đưa Quy định đi vào đời sống, trước hết là trong đời sống chính trị của tất cả cấp ủy và đảng viên một cách thực chất.

Cùng với Quy định 144, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 142-QĐ/TW, ngày 23/4/2024 thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ; Quy định số 148-QĐ/TW, ngày 23/5/2024 về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Ông Trần Quốc Tuấn cho rằng, các quy định này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; trong đó, người đứng đầu được giao quyền lựa chọn, bố trí cán bộ đủ tài, đủ đức để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; đồng thời có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác đối với những cán bộ có hành vi vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống gây ảnh hưởng tiêu cực, bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến uy tín tổ chức, cá nhân; cán bộ cố tình trì hoãn, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm…

Cụ thể, Quy định 142 ngăn chặn được tình trạng “địa phương chủ nghĩa”, “cá nhân chủ nghĩa”, bổ nhiệm người nhà, người thân, họ hàng, cục bộ bè phái… lâu nay vẫn tồn tại ở một số địa phương, đơn vị và nguyên nhân là do sự suy thoái trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Quy định 148 nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị; đồng thời cũng trao cho người có thẩm quyền được chủ động xử lý cán bộ cố tình trì hoãn, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, không thực hiện công việc thuộc thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Đây là giải pháp rất quan trọng và phù hợp để chấn chỉnh thực trạng tác phong, tư cách lệch lạc, tiêu cực, quan liêu, thờ ơ với công việc chung… của cán bộ; đồng thời, ngăn chặn kịp thời căn bệnh “sợ trách nhiệm” đang xuất hiện ở một số nơi.

Theo ông Trần Quốc Tuấn, những yêu cầu mới đặt ra trong công tác cán bộ hiện nay là phải lựa chọn cán bộ có tâm, xứng tầm, đảm bảo các tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; đủ trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Việc đánh giá cán bộ cần thông qua kết quả làm việc, sản phẩm công việc đảm bảo chất lượng; đồng thời, kịp thời phát hiện và mạnh dạn xử lý các trường hợp cán bộ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; triển khai xây dựng văn hóa từ chức cho cán bộ, đảng viên.

Qua nghiên cứu Quy định 144, ông Lữ Công Tạo, Phó Bí thư Đảng ủy khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Trà Vinh cho rằng, những chuẩn mực trong Quy định có sự tiếp nối logic theo những quy định trước đây; trong đó, bổ sung, hiện thực hóa các quy định về nêu gương. Cùng với đó, công tác quán triệt, triển khai Quy định 144 trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng với sự đồng bộ, nhất quán, khoa học và chặt chẽ cao, từ Trung ương đến cơ sở.

Đảng bộ khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Trà Vinh hiện có 83 tổ chức cơ sở Đảng (38 Đảng bộ cơ sở, 45 Chi bộ cơ sở), 285 Chi bộ và 4 Đảng bộ bộ phận trực thuộc Đảng ủy cơ sở với tổng số 6.219 đảng viên. Thường trực Đảng ủy khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Trà Vinh chỉ đạo Văn phòng Đảng ủy gửi công văn đến các Chi, Đảng bộ cơ sở để triển khai, quán triệt trong cuộc họp sinh hoạt thường kỳ tháng 6/2024. Đến nay, Quy định 144 cơ bản đã được quán triệt đến trên 98% tổ chức Đảng và đảng viên của Đảng bộ khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh.

 

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng xã hội Việt Nam ngày càng tươi đẹp, tiến bộ, hạnh phúc - Những chỉ dẫn quan trọng cho giai đoạn hiện nay

 TCCS - Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của Đảng và cách mạng Việt Nam, người chiến sĩ kiên cường, người bạn thân thiết của các dân tộc bị áp bức trên thế giới; Người cũng là vị “kiến trúc sư vĩ đại” của mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa tươi đẹp, tiến bộ, hạnh phúc mà đất nước ta đã và đang nỗ lực xây dựng, hoàn thiện. Những giá trị lý luận và thực tiễn mà Người để lại trong công cuộc xây dựng xã hội mới vẫn vẹn nguyên giá trị, cần được vận dụng phù hợp, khoa học vào thực tiễn đất nước hôm nay và mai sau.

Bác Hồ thăm lớp bình dân học vụ (tranh của họa sĩ Mai Văn Nam)_Nguồn: Bảo tàng Cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp xây dựng xã hội tốt đẹp, tiến bộ, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam

Thứ nhất, là Người đầu tiên tìm kiếm và lựa chọn đúng đắn mô hình xã hội phù hợp, tốt đẹp cho đất nước.

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đất nước ta rơi vào khủng hoảng toàn diện, nhất là về lựa chọn mô hình xây dựng xã hội mới. Mô hình xã hội phong kiến (mà hiện thân là triều đình nhà Nguyễn) hay xã hội tư sản (mô hình xã hội do chính quyền thuộc địa thực dân Pháp tạo dựng) đều chứa đầy mâu thuẫn, hạn chế, bất công nên không phù hợp với thực tiễn lịch sử, không được nhân dân chấp nhận. Trong hoàn cảnh ấy, ở nước ta chưa có ai, tổ chức hay lực lượng nào đủ khả năng tìm kiếm, lựa chọn đường lối cứu nước đúng đắn và một mô hình xã hội tốt đẹp, phù hợp. 

Mặc dù các phong trào yêu nước lúc bấy giờ đều nhằm mục đích đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại độc lập dân tộc, nhưng có sự khác biệt cơ bản về đường lối cách mạng, phương pháp tiến hành, lập trường giai cấp (đặc biệt là quan điểm về một mô hình xã hội mới sẽ được xây dựng ),... Trong đó, các sĩ phu yêu nước chủ trương phát động phong trào Cần Vương (giai đoạn 1885 - 1896), sau là cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế (giai đoạn 1884 - 1913) của vị anh hùng Hoàng Hoa Thám chống thực dân Pháp; tuy nhiên, tất cả bị đàn áp dã man và dẫn đến kết cục thất bại. Một trong những nguyên nhân chính là bởi các vị tiền bối trên mang trong mình ý thức hệ của giai cấp phong kiến đã lạc hậu, lỗi thời, mong muốn khôi phục xã hội phong kiến (kiểu xã hội đã hết vai trò trong tiến trình lịch sử dân tộc) nên không được sự ủng hộ của toàn thể nhân dân. Trong khi đó, nhiều phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư tưởng tư sản, như Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân,... của các nhân sĩ, trí thức nổi tiếng, như Phan Bội Châu (muốn dựa vào Nhật để đánh đuổi Pháp, giành độc lập dân tộc và xây dựng một xã hội mới theo mô hình xã hội nước Nhật lúc bấy giờ); Phan Châu Trinh (chủ trương dựa vào Pháp để nâng cao dân trí, dân quyền) phát triển rộng khắp, nhưng cuối cùng cũng lâm vào bế tắc và thất bại. Thực tế, tư tưởng xây dựng mô hình xã hội kiểu tư sản theo các phong trào trên còn thiếu thực tế và không đáp ứng được yêu cầu hiện thực xã hội thời bấy giờ.

Đứng trước tình hình đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại), một con người ưu tú với bản lĩnh quyết đoán và tầm nhìn vượt lên trên những hạn chế của điều kiện lịch sử; có trí tuệ siêu việt, sự nhạy cảm chính trị sâu sắc, tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo,... đã tìm ra con đường, hướng đi đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Kể từ thời điểm bắt đầu ra đi tìm đường cứu nước (năm 1911) đến khi xác định được con đường cứu nước theo cách mạng vô sản, tiếp nhận thế giới quan của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nỗ lực tìm kiếm và lựa chọn mô hình đúng đắn về một xã hội mới, tốt đẹp cho dân tộc; thực tiễn hoạt động cách mạng ở trong nước và quốc tế đã giúp Người hiểu rõ sự lỗi thời, lạc hậu của xã hội phong kiến và mặt xấu xa, tàn bạo, bất công của xã hội tư sản ở cả chính quốc lẫn thuộc địa.  Trên cơ sở phân tích, đối chiếu các kiểu xã hội trong dòng chảy liền mạch của tiến trình lịch sử nhân loại, Người cho rằng tính chất phiến diện, nửa vời, không triệt để của xã hội tư sản khiến ngay trong bản chất của nó đã bộc lộ những mâu thuẫn đối kháng không thể điều hòa và sẽ làm bùng nổ các cuộc cách mạng xã hội trong tương lai, rằng “chế độ tư bản có những mâu thuẫn to, nó không giải quyết được”(1).

Khác hẳn với xã hội tư sản là xã hội Xô-viết, tuy lúc bấy giờ còn non trẻ, nhưng đã sớm bộc lộ sức sống và tính ưu việt, mục tiêu phục vụ đều hướng đến lợi ích của đại đa số nhân dân lao động, khi mà “Nước Nga có chuyện lạ đời/Biến người nô lệ thành người tự do(2). Như vậy, từ con đường cách mạng vô sản, hướng cách mạng giải phóng dân tộc theo những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, đồng thời được tận mắt chứng kiến, nhìn nhận thực tiễn sinh động về mô hình xã hội Xô-viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn mô hình xã hội Xô-viết làm nền tảng để xây dựng đất nước ta. Người chỉ rõ: “Cách mạng Tháng Mười đã chứng tỏ có khả năng lật đổ nền chuyên chính của bọn bóc lột, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, một xã hội bảo đảm cho đất nước phát triển rực rỡ một cách nhanh chóng chưa từng thấy, đưa quần chúng lao động đến một cuộc sống xứng đáng, vẻ vang và ngày càng phồn vinh, làm cho người lao động có một Tổ quốc tự do, hạnh phúc và hùng cường, hướng tới những chân trời tươi sáng, mà trước kia không thể nghĩ tới”(3).

Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên định về mục đích, nguyên tắc của mô hình xã hội mới, nhưng về hình thức, bước đi và cách làm cụ thể khi vận dụng vào hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam, Người lại có sự độc lập, sáng tạo và các bước phát triển mới, hoàn toàn không giáo điều, bảo thủ, rập khuôn, máy móc. Có thể nói, thực tiễn đã chứng minh, quyết định của Người về con đường cách mạng của dân tộc là sự lựa chọn sáng suốt, phù hợp với quy luật khách quan, đáp ứng được yêu cầu cơ bản của thực tiễn đất nước cũng như nguyện vọng, lợi ích toàn thể dân tộc.

Thứ hai, khẳng định tính tất yếu đối với sứ mệnh xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa của dân tộc Việt Nam; đồng thời, chuẩn bị những tiền đề cốt yếu, nền tảng tư tưởng quan trọng để củng cố, hoàn thiện mô hình xã hội tốt đẹp.

Năm 1920, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lê-nin đăng trên báo Nhân đạo - tác phẩm có tác động mạnh mẽ, khiến Người cảm động, sáng tỏ niềm tin về một con đường giải phóng dân tộc đầy hy vọng mà cách mạng Việt Nam sẽ trải qua, đồng thời định hình rõ mô hình về một xã hội tốt đẹp trong tương lai. Theo đó, Người khẳng định “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”(4), bởi vì trong chế độ cộng sản “ai cũng no ấm, sung sướng, tự do; ai cũng thông thái và có đạo đức. Đó là một xã hội tốt đẹp vẻ vang”(5). Trên cơ sở lý luận được tiếp thu từ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, một học thuyết khoa học, cách mạng nhất của thời đại và từ thực tiễn khảo nghiệm của bản thân, Người dồn tâm huyết để chuẩn bị toàn diện, đầy đủ mọi khía cạnh cho sự ra đời của một xã hội mới, đầy tươi đẹp.

Theo đó, đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi sâu, phân tích và khẳng định tính tất yếu khách quan của nhiệm vụ xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa - mô hình lý tưởng về một xã hội phù hợp với đất nước. Vì thế, không phải ngẫu nhiên, ngay trong Chánh cương vắn tắt (năm 1930), Người xác định nhiệm vụ “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”(6); sau khi nước nhà giành được độc lập, “cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn”(7), rằng “có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm”(8).

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ, chỉ có con đường xã hội chủ nghĩa và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm cho đất nước phát triển phồn vinh, bền vững, nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, hoàn thành mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Người cho rằng, “tiến lên xây dựng một nước xã hội chủ nghĩa tức là một nước có một cuộc đời ấm no, bình đẳng, tự do và độc lập, tức là nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”(9). Bên cạnh việc khẳng định tính tất yếu trong xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, Người còn dày công phân tích, phác thảo đường hướng lớn về nội dung, động lực, con đường, bước đi, phương thức và biện pháp,... để xây dựng xã hội tốt đẹp ấy. Trong đó, nội dung xây dựng xã hội mới được Người khái quát hết sức giản dị, thiết thực, dễ hiểu, dễ thực hiện, như chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh; là tất cả mọi người, tất cả đồng bào các dân tộc ngày càng ấm no; con cháu “chúng ta” ngày càng sung sướng, ai nấy đều được đi học, ốm đau có thuốc, phong tục, tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ,...

Thứ ba, xác định, vạch rõ chủ trương, nguyên tắc xuyên suốt, hướng đi lâu dài đối với nhiệm vụ xây dựng xã hội tốt đẹp ở Việt Nam.

Nội dung đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dù được diễn đạt với ngôn từ, nội hàm khái niệm khác nhau,... song về bản chất, chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh luôn thống nhất với lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học và phù hợp với điều kiện đất nước. Đó là một xã hội hiện thực do con người, vì con người, giá trị con người được giải phóng triệt để; đề cao giá trị tự do, ấm no, hạnh phúc và phát triển toàn diện, có sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân với tập thể và lợi ích xã hội; giải quyết thỏa đáng giữa cống hiến và hưởng thụ, một xã hội đạt đến trình độ đạo đức nhân văn cao cả nhất mà nhân loại nói chung, dân tộc và nhân dân Việt Nam nói riêng hằng mong ước. Người cho rằng, chủ nghĩa xã hội là một xã hội hoàn toàn mới mẻ, đầy tính nhân văn, là nơi sẽ “đưa quần chúng đến một cuộc sống xứng đáng, vẻ vang và ngày càng phồn vinh, làm cho mọi người lao động có một Tổ quốc tự do, hạnh phúc và hùng cường, hướng tới những chân trời tươi sáng(10).

Tuy nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn, không phải cứ “ngồi chờ” là sẽ có chủ nghĩa xã hội, trái lại, “cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất... Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”(11). Vì vậy, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, theo Người, vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là phải xác định đúng, trúng phương thức, bước đi cùng với quyết tâm cao và những biện pháp, cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam và với đặc điểm, xu thế của thời đại. Người chỉ rõ, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân, nên động lực và phương cách cơ bản, lâu dài, quyết định nhất là huy động sức mạnh tổng hợp trong nhân dân, cụ thể:

Trên lĩnh vực kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, phát triển lực lượng sản xuất là vấn đề then chốt, đồng thời cần chú trọng nâng cao năng suất lao động trên cơ sở công nghiệp hóa, từng bước thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, quan hệ phân phối và quản lý kinh tế phù hợp; nền kinh tế đất nước ta xây dựng là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công, nông nghiệp hiện đại, khoa học, kỹ thuật tiên tiến, bởi “công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa vẫn là mục tiêu phấn đấu chung, là con đường no ấm thật sự của nhân dân ta”(12). Song, Người nhấn mạnh, một xã hội tốt đẹp không thuần túy chạy theo lợi ích kinh tế, trái lại, phát triển kinh tế phải gắn liền với nâng cao đời sống nhân dân cũng như bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội. Đó chính là mục tiêu, đồng thời cũng là thước đo tính đúng đắn, ý nghĩa, giá trị đích thực của xã hội mới tốt đẹp mà chúng ta đang xây dựng, hoàn thiện, rằng “xây dựng cho nhân dân một đời sống ngày càng sung sướng. Đó là chủ nghĩa xã hội”(13).

Trên lĩnh vực chính trị - xã hội, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền - một Đảng “chỉ có một điều là phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa”(14). Bên cạnh đó, phải xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; củng cố, mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất với nòng cốt là liên minh công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức nhằm không ngừng tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, thực hành dân chủ triệt để.

Trên lĩnh vực văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xem yếu tố văn hóa là mục tiêu cơ bản và động lực của một xã hội tốt đẹp, có sự hiện diện trong mọi sinh hoạt tinh thần của xã hội. Cũng theo Người, mục tiêu cơ bản và trọng tâm của văn hóa phải là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, trong đó bao gồm các phẩm chất “vừa hồng, vừa chuyên”, vừa có đức, vừa có tài và nền tảng đạo đức luôn được coi là gốc rễ. Sức hấp dẫn của một xã hội tốt đẹp hay của chủ nghĩa xã hội không phải chỉ ở mức sống vật chất cao, mà cốt lõi là ở giá trị đạo đức của nó và ở phẩm chất đạo đức của những con người sinh sống trong xã hội ấy.

Có thể nói, mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa tốt đẹp không phải là ước vọng, giấc mơ, ý tưởng hay là lời hiệu triệu thuần túy. Xã hội đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện thực hóa không chỉ bằng cơ sở lý luận và thực tiễn sâu sắc, những luận chứng, luận cứ đầy đủ, rõ ràng, mà còn bằng sự chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng, chu toàn thông qua việc xác định rõ những bước đi, lộ trình, cách thức, biện pháp hết sức cụ thể, khoa học, hiệu quả và phù hợp với đất nước. Có thể nói, Người chính là “vị kiến trúc sư vĩ đại” đã kiến tạo nền tảng cơ bản, điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của một xã hội tốt đẹp ở nước ta, đồng thời đặt nền móng cho việc củng cố, hoàn thiện xã hội ấy.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Tô Lâm với thiếu nhi xã Trường Hà, huyện Hà Quảng_Nguồn: vpctn.gov.vn

Những chỉ dẫn cho giai đoạn hiện nay

Kể từ khi ra đời đến quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ cũng như trong từng chặng đường xây dựng đất nước, đồng thời dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn khẳng định đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử(15). Thực tế, sau gần 40 năm đổi mới, “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay(16), đây là bằng chứng sinh động và đầy sức thiết phục về nhận thức và sự vận dụng đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng một xã hội tốt đẹp ở Việt Nam.

Thực tiễn phát triển đất nước giai đoạn hiện nay đặt ra nhiều vấn đề, thách thức mới, vô cùng phong phú, đồng thời cũng hết sức phức tạp. Trong bối cảnh đó, quan điểm, nguyên tắc, phương pháp luận khoa học mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại vẫn còn nguyên giá trị, tiếp tục là kim chỉ nam, ánh sáng soi đường; là cơ sở để tư duy, tìm tòi lời giải đáp cho những vấn đề nảy sinh từ thực tế,... trong công cuộc hoàn thiện xã hội tốt đẹp ở Việt Nam hiện nay. Thời gian tới, để tiếp tục vận dụng hiệu quả, phù hợp những giá trị mà Người để lại, cần chú trọng thực hiện đồng bộ các giải pháp trọng tâm sau:

Thứ nhất, triển khai, thực hiện hiệu quả chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước trong công cuộc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước ta(17). Tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước nhanh, bền vững, tạo lập nền tảng vật chất quan trọng để xây dựng xã hội tốt đẹp, vì lợi ích của nhân dân. Chú trọng đúng mức việc ứng dụng thành tựu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong phát triển đất nước; đồng thời, khơi dậy và phát huy tiềm năng, thế mạnh của mọi thành phần kinh tế, mọi tổ chức và cá nhân.

Thứ hai, tập trung thực hiện hiệu quả, thiết thực các chính sách xã hội, hướng tới vì lợi ích của toàn thể dân tộc; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, quản lý phát triển xã hội bền vững, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội; xây dựng “một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người; đặc biệt, sự phát triển về kinh tế luôn đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội; một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn”(18). Mặt khác, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và thực hiện hiệu quả chính sách lao động, việc làm, xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe nhân dân; bảo đảm quyền con người và “an ninh con người” gắn với xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện tốt, hiệu quả phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng(19).

Thứ ba, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng để Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo thắng lợi công cuộc xây dựng xã hội tốt đẹp ở Việt Nam. Bởi lẽ, thành công hay thất bại trong công cuộc xây dựng xã hội tốt đẹp “phụ thuộc trước hết vào sự đúng đắn của đường lối, bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”(20) . Theo đó, cần xây dựng và thực thi phong cách lãnh đạo, quản lý vừa khoa học, sâu sát, sáng tạo, vừa mang tính nhân văn cao cả. Mặt khác, thực hành triệt để tự phê bình và phê bình; đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và tương lai về một xã hội tốt đẹp ở Việt Nam. Đặc biệt, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, bác bỏ quan điểm sai trái, sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước; tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mở rộng các hoạt động đối ngoại. Chú trọng xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có đầy đủ yếu tố dân tộc, khoa học và đại chúng; đồng thời, cần tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng và phát triển một cách phù hợp, sáng tạo với thực tiễn đất nước. Mặt khác, có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo nhằm mở rộng hợp tác để phát triển; tích cực, chủ động hội nhập quốc tế./.

--------------------------

BÓNG CHUYỀN NỮ VIỆT NAM GIÀNH HUY CHƯƠNG LỊCH SỬ Ở GIẢI THẾ GIỚI

 Đánh bại Bỉ 3-1, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam giành huy chương đồng Giải bóng chuyền thế giới FIVB Challenger Cup 2024.

Chiều 7-7, tại Philippines, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam bước vào trận tranh huy chương đồng với đối thủ Bỉ tại Giải bóng chuyền thế giới FIVB Challenger Cup 2024. Tại set 1, thầy trò huấn luyện viên Nguyễn Tuấn Kiệt gây ra nhiều khó khăn cho đối thủ và bất ngờ thắng 25-23.
Sang set 2, Bích Tuyền vẫn chơi tốt ở giai đoạn đầu nhưng sau đó dần bị đối thủ bắt bài. Đội tuyển Bỉ lấy lại được tinh thần và kết thúc set đấu với điểm số 25-23, san bằng tỷ số 1-1.
Sau khi bị gỡ hòa, tinh thần thi đấu của các tuyển thủ bóng chuyền nữ Việt Nam vẫn lên cao trong set 3. Bích Tuyền cho thấy khả năng dứt điểm đa dạng với những pha bỏ nhỏ hay đánh chéo sân làm bất ngờ hàng chắn đối phương, góp công giúp đội nhà thắng 25-20, để vươn lên dẫn 2-1.
Trên đà thăng hoa, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam thắng set 4 với điểm số 25-17, đồng thời giành thắng lợi chung cuộc 3-1 để giành huy chương đồng. Đây là tấm huy chương lịch sử của bóng chuyền nữ Việt Nam tại sân chơi thế giới FIVB Challenger Cup.
Ở trận chung kết, đội tuyển Cộng hòa Séc đánh bại Puerto Rico 3-1 để lên ngôi vô địch. Trước đó, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam thua Cộng hòa Séc 0-3 ở bán kết và thắng Philippines 3-0 ở tứ kết./.
St

Tác phẩm của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam

TCCS - Đại hội XIII của Đảng xác định rõ, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Bằng tư duy lý luận sắc bén, thực tiễn phong phú, sự am hiểu tường tận và tình cảm đặc biệt, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những chỉ đạo toàn diện về văn hóa thông qua cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Tác phẩm gửi gắm những thông điệp sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư đối với đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ và những người làm công tác văn hóa. Những ý kiến của người đứng đầu Đảng ta về văn hóa, văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản thể hiện trong tác phẩm đã bao quát một cách hệ thống, đầy đủ, sáng tạo về những vấn đề căn cốt của từng lĩnh vực, có giá trị khơi gợi khát vọng sáng tạo, cống hiến của những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng của Đảng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện với các đại biểu tham dự Hội nghị văn hóa toàn quốc tại nhà Quốc hội, ngày 24-11-2021 _Nguồn: Tư liệu

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường để dựng nước và giữ nước, đồng thời tiếp thu thành tựu của văn hóa nhân loại, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã hình thành nên nền văn hóa Việt Nam với những giá trị độc đáo, phong phú và thống nhất trong đa dạng.

Trong dòng chảy của lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng hơn 94 năm qua, việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nâng cao tiềm lực, vị thế, uy tín của đất nước.

Sau gần 40 năm đổi mới, sự nghiệp phát triển xã hội, văn hóa, con người đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Đội ngũ trí thức ngày càng tinh hoa và đông đảo chưa từng có trong lịch sử. Văn hóa ngày càng phát triển đa dạng về lĩnh vực, loại hình, sản phẩm, đáp ứng nhu cầu mới và mọi mặt của đời sống xã hội.

Tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, gìn giữ, phát huy văn hóa Việt Nam cũng còn không ít bất cập, hạn chế, yếu kém, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng con người và môi trường văn hóa. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu rộng, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đan xen trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.   

Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc ngày 24-11-2021, với quyết tâm lớn, nỗ lực bền bỉ của cả hệ thống chính trị, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đã có những bước chuyển biến quan trọng, từ nhận thức đến hiệu quả hành động. Những thành tựu lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam những năm qua là thành quả của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, trong đó nhân tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định là sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trải qua nhiều cương vị công tác, với những trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đặc biệt quan tâm, dành tâm huyết rất lớn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt bạn đọc nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11-6-1948 - 11-6-2024), 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21-6-1925 - 21-6-2024) có ý nghĩa rất quan trọng. Với 92 bài viết, bài phát biểu, bài nói, lược ghi, trả lời phỏng vấn, thư... của đồng chí Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời gian 60 năm qua được tuyển chọn trong tác phẩm đã hệ thống hóa sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giúp các ngành, các cấp, các địa phương, cán bộ, đảng viên, nhân dân xác định rõ quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ phát triển văn hóa, để văn hóa thật sự trở thành nền tảng tinh thần, động lực và nguồn lực nội sinh cho phát triển đất nước. Các bài phát biểu, bài viết thể hiện sự quan tâm sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư đối với việc xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam với các yếu tố truyền thống và hiện đại, bản sắc và hội nhập, tạo nguồn lực nội sinh và huy động sức mạnh của văn hóa, con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, thịnh vượng.

Những điểm nhấn quan trọng trong tác phẩm "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" được thể hiện cụ thể:

Thứ nhất, đồng chí Tổng Bí thư đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn cốt lõi trong đường lối của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Đồng chí đã phân tích, kiến giải và chỉ đạo những nội dung quan trọng về đặc trưng, bản chất, vị trí, vai trò, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; để phát huy vai trò của văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực quan trọng để phát triển đất nước. Những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư trong tác phẩm được rút ra từ thực tiễn phong phú, khẳng định tầm nhìn xa, rộng, sự chỉ đạo sâu sát, toàn diện, đầy sức thuyết phục của đồng chí Tổng Bí thư; góp phần làm sáng rõ tư duy lý luận của Đảng ta về văn hóa: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng, dựa trên các giá trị tiến bộ, nhân văn; chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những thành tựu, tinh hoa của văn hóa nhân loại, phấn đấu xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh, lành mạnh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người... Con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới(1).

Tác phẩm đã nâng tầm lý luận về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; là cẩm nang quý báu giúp các cấp ủy, tổ chức đảng, các ngành, các cấp, cán bộ, đảng viên nắm vững và triển khai hiệu quả công tác xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời gian tới.

Cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng_Nguồn: NXBCTQGST

Thứ hai, đồng chí Tổng Bí thư đã hệ thống một cách xuyên suốt và biện chứng về quá trình vận động, phát triển và những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, nhất là trong thời đại Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc rút những vấn đề có tính quy luật khách quan, có giá trị định hướng rất sâu sắc về đường hướng xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc; trong đó, trọng tâm là xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới, đồng thời có những gợi ý rất quan trọng về các thành tố trong từng hệ giá trị. Hệ giá trị quốc gia: Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc. Hệ giá trị văn hóa: Dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học. Hệ giá trị gia đình: Ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh. Chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ mới: Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo... Đây là những giá trị tốt đẹp, tiêu biểu, cốt lõi, được kế thừa và phát triển từ truyền thống dân tộc, trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như qua các kỳ Đại hội của Đảng. Việc xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ mới chính là cách để chúng ta củng cố vững chắc trận địa tư tưởng, phát triển văn hóa, góp phần quan trọng để củng cố và tăng cường sức mạnh mềm, sức mạnh nội sinh phát triển đất nước.

Có thể khẳng định, tác phẩm là một công trình có ý nghĩa đặc biệt, góp phần quan trọng làm rõ bản sắc, hoạch định đường hướng căn bản và lâu dài đối với nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, với kiến thức chuyên sâu và sự am hiểu về đặc trưng của từng loại hình văn hóa, từ văn học, sân khấu đến mỹ thuật nhiếp ảnh, thể dục thể thao, từ ca dao, dân ca đến ca trù, quan họ, từ những làn điệu chèo đến những câu hò ví dặm, hay đờn ca tài tử,... phản ánh bản sắc văn hóa của từng vùng, miền, địa phương trên cả nước, như Thăng Long - Hà Nội, Bắc Ninh - Kinh Bắc đến Phú Thọ, Thái Bình, dân ca Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ..., đồng chí Tổng Bí thư có những dẫn chứng rất sinh động và lập luận thuyết phục, định hướng vừa mang tầm chiến lược, bao quát, nhìn xa trông rộng, vừa rất cụ thể, gần gũi. Nói về vai trò của văn học, nghệ thuật - “tiếng nói của tình cảm” và các nhà văn - “người dự báo”, “thư ký của thời đại”, đồng chí chỉ rõ: “Mỗi tác phẩm văn học nghệ thuật thật sự có giá trị phải có sức lay động công chúng, độc giả bằng trách nhiệm, tấm lòng, trái tim của người nghệ sĩ”(2); “Sự nghiệp sáng tạo văn học đòi hỏi phải có những người có tài năng, có tâm hồn, có nhân cách, đặc biệt là có chỗ đứng và cách nhìn đúng đắn”(3). Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, nhà văn cần có “Khát vọng lớn lao, lý tưởng cao cả, hòa nhịp đập trái tim mình với nhịp đập trái tim toàn dân tộc, lăn lộn với thực tiễn vĩ đại của cuộc sống Nhân dân, chứ không phải chỉ đi vào tâm trạng cá nhân, gặm nhấm tâm tư, yếm thế, lấy tiểu xảo thay cho tài năng, nhìn đời bằng góc nhìn chật hẹp, thậm chí coi văn chương như là thú vui, giải trí hoặc một cuộc chơi, một đam mê tầm thường”(4), làm cho người đọc sau khi gấp sách lại đều cảm thấy “mạch đời đập dưới bìa sách như mạch máu đập dưới làn da (Kalinin)”(5).

Với nghệ thuật sân khấu, đồng chí đề nghị cần “sáng tạo được nhiều vở diễn có giá trị về Dân tộc Việt Nam, về con người Việt Nam đang dũng cảm vượt qua thử thách, đẩy nhanh tiến trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”(6), đồng thời sáng tạo, dàn dựng nhiều vở diễn về lịch sử, cách mạng, kháng chiến ở tầm cao mới, xứng đáng với sự tích hào hùng của Dân tộc ta, Nhân dân ta; bởi “cuộc sống đang rất cần những vở diễn mang hơi thở cuộc sống, mang tầm vóc của dân tộc và thời đại, thu hút và hấp dẫn được đông đảo người xem”(7). Người nghệ sĩ sân khấu phải tự nguyện tham gia sự nghiệp cách mạng, thường xuyên bồi dưỡng cả về phẩm chất và tài năng - những nhân tố quyết định sự thành công trong hoạt động sáng tạo để đóng góp cho nhân dân, cho đất nước những tác phẩm hay.

Về vai trò của văn hóa, văn nghệ trong giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nhân cách con người, đồng chí Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức, nhân cách con người, nâng cao bản lĩnh và ý thức dân tộc, giữ gìn bản sắc dân tộc, làm cho phát triển kinh tế thị trường mà không băng hoại giá trị đạo đức xã hội, “hội nhập mà không hòa tan””(8). Để tạo điều kiện cho văn hóa phát triển, đồng chí khẳng định Đảng, Nhà nước ta luôn khuyến khích, tạo điều kiện, có cơ chế đặc thù và tôn trọng tự do sáng tạo của người nghệ sĩ, song mỗi người nghệ sĩ cũng phải “vừa có bản lĩnh, sự tỉnh táo; vừa có trình độ, tầm nhìn, cách nghĩ và phương thức thể hiện mới trong sáng tạo nghệ thuật, phù hợp với yêu cầu thực tiễn”(9). Chỉ khi có khát vọng và hoài bão lớn lao, tầm nhìn xa rộng và tư duy sâu sắc thì người nghệ sĩ mới có tác phẩm hay, có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, những tác phẩm “phản ánh tâm hồn và tính cách dân tộc, những điều lớn lao, mạnh mẽ của con người và dự báo cho cả tương lai”(10).

Với quan điểm: Con người Việt Nam là sự kết tinh của văn hóa Việt Nam; xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam cũng chính là quá trình thực hiện chiến lược con người, trong đó giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, đồng chí Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Trong các chuyến thăm, làm việc với các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở đào tạo, các học viện, trường đại học, cao đẳng, trường phổ thông,... đồng chí nhiều lần nhắc nhở: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là công việc vừa có tính chiến lược, vừa mang tính cấp bách của toàn Đảng, toàn dân, trước hết là trách nhiệm của các nhà trường, của ngành giáo dục - đào tạo”(11). Nhiệm vụ của giáo dục - đào tạo là “xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân,... làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách”(12). Đó chính là việc đào tạo “người có văn hóa”, sống có nghĩa có tình, có trước có sau, có nhân cách, có bản lĩnh, có lòng yêu nước, thiết tha gắn bó với nhân dân, sẵn sàng đóng góp công sức, trí tuệ để xây dựng và bảo vệ đất nước. Luôn hy vọng vào tương lai thế hệ trẻ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc nhở: “Cha ông đã để lại cho chúng ta một đất nước Việt Nam giang sơn gấm vóc vô cùng tươi đẹp. Trách nhiệm của các thế hệ hôm nay và mai sau là phải làm cho non sông nước Việt ngày càng giàu đẹp, hùng cường”(13).

Kế thừa truyền thống “tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam, mặc dù làm công việc gì, ở cương vị nào, cả khi đã là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Nguyễn Phú Trọng vẫn thường xuyên viết thư hỏi thăm sức khỏe các thầy giáo, cô giáo cũ. Trong các bài phát biểu, bài viết, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, cán bộ làm công tác văn hóa. Đồng chí luôn luôn nhấn mạnh phải chú ý phát huy tài năng, tâm huyết, động viên sự sáng tạo của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong việc tham gia phát triển văn hóa, văn nghệ của đất nước; khuyến khích các tài năng trẻ và có hình thức tôn vinh xứng đáng các văn nghệ sĩ có công lao đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa. Văn hóa là sự nghiệp của nhân dân, do vậy mỗi người dân phải tích cực tham gia, đóng góp vào việc sáng tạo nên những giá trị văn hóa vật chất, tinh thần, vun đắp cho nền văn hóa dân tộc ngày một hoàn thiện, cao đẹp hơn.

Lớp học hát quan họ (ảnh: Nguyễn Mạnh Linh)_Nguồn: nhiepanhdoisong.vn

Đồng chí Tổng Bí thư đánh giá cao vai trò, trách nhiệm và những đóng góp nổi bật của các địa phương, cơ quan, đơn vị; cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong việc giữ gìn, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam thông qua các hoạt động thiết thực, như đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; tổ chức các hoạt động văn hóa, xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở; bảo tồn và phát huy di sản văn hóa; biểu dương những tấm gương điển hình trong việc thực hiện hiệu quả nội dung xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong giai đoạn mới; kịp thời phê phán những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc,...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng rất chú trọng tới việc giữ vững và phát huy vai trò tiên phong của báo chí, xuất bản trên mặt trận văn hóa - tư tưởng của Đảng, đóng góp vào công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng có quá trình công tác gần 30 năm ở Tạp chí Cộng sản, rèn luyện, trưởng thành từ một biên tập viên của Tạp chí, nên đồng chí hiểu rất rõ vai trò, nhiệm vụ của nghề báo và nhà báo: “Nghề báo thật sự là một nghề cao quý, một nghề có ích cho xã hội(14); “Nhà báo trước hết phải hiểu đúng và nắm rất vững chức năng, nhiệm vụ của tờ báo mà mình phụng sự, cộng tác(15). Trực tiếp làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản - Cơ quan lý luận chính trị của Đảng, tiếp đó là Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách công tác tư tưởng - văn hóa và khoa giáo của Đảng, là Phó Chủ tịch, rồi Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng, đồng chí đã nhiều lần làm việc, nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm với cán bộ, biên tập viên các cơ quan báo chí chủ lực và các báo, tạp chí chuyên ngành. Đồng chí đề nghị các cơ quan báo chí cần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ là đội quân chủ lực, tiên phong trên mặt trận tư tưởng, “góp phần đắc lực vào việc hình thành dư luận xã hội lành mạnh; xây dựng bản lĩnh, trí tuệ, tâm hồn, khí phách con người Việt Nam trong thời kỳ mới; góp phần cổ vũ và tạo ra sức mạnh đoàn kết, thống nhất, đồng thuận toàn dân tộc”(16). Với vốn kiến thức phong phú, sự am hiểu sâu sắc, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú của một nhà báo, cùng với quá trình không ngừng tự học tập, tự rèn luyện, đồng chí chia sẻ: Mỗi phóng viên, biên tập viên, nhà báo phải có quyết tâm cao, có lòng say mê yêu nghề, chịu khó học tập, kiên trì rèn luyện “để vừa có phẩm chất chính trị vững, có đạo đức nghề nghiệp tốt, vừa có đủ trình độ, năng lực nghiên cứu và biên tập được, viết bài được”, cần “cẩn trọng trong từng câu, từng chữ”, luôn luôn chú trọng rèn luyện ngòi bút để văn phong đĩnh đạc, trong sáng; lập luận chặt chẽ, rõ ràng, dẫn chứng sắc sảo, chính xác, có sức thuyết phục cao thì mới có được bài báo hiệu quả nhất(17).

Đối với ngành xuất bản, in và phát hành Việt Nam - một binh chủng quan trọng trên mặt trận văn hóa, tư tưởng của Đảng, Tổng Bí thư yêu cầu “luôn luôn giữ vững định hướng chính trị, tư tưởng, bảo đảm hài hòa giữa nhiệm vụ chính trị và sản xuất kinh doanh, phục hồi và phát triển mạnh mẽ văn hóa đọc; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác xuất bản, in và phát hành sách có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng; chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng, góp phần khẳng định vị thế, vai trò là một trong những hoạt động tư tưởng sắc bén của Đảng, Nhà nước và Nhân dân”(18).

Những bài viết, bài nói, bài phát biểu, thư... của đồng chí Nguyễn Phú Trọng trong tác phẩm cho thấy sự am hiểu sâu sắc, toàn diện về bản chất và đặc trưng văn hóa Việt Nam của người đứng đầu Đảng ta. Sự đồng tình hưởng ứng, tinh thần quyết tâm và sự vào cuộc nhanh chóng, đồng bộ, sáng tạo của các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị, đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ và các tầng lớp nhân dân là minh chứng rất thuyết phục về vai trò, những đóng góp quan trọng và rất đặc biệt của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tác phẩm "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt trong thời điểm hết sức quan trọng. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã và đang nỗ lực, đồng lòng, tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đảng ta đang huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, phát huy trí tuệ của đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ và các tầng lớp nhân dân tham gia tổng kết lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam; tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; khẩn trương chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng...

Tác phẩm là một đóng góp quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận và cơ sở thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta. Tác phẩm là minh chứng cho thấy bước trưởng thành, phát triển về tư duy lý luận và năng lực lãnh đạo thực tiễn của Đảng ta đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta tin tưởng sâu sắc, việc ra mắt tác phẩm quan trọng này, cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc đồng bộ, nhịp nhàng của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình, ủng hộ của đội ngũ trí thức, của văn nghệ sĩ, các tầng lớp nhân dân, sự nghiệp phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa trong thời gian tới; trực tiếp góp phần xây dựng và phát triển đất nước ta phồn vinh, văn minh, hạnh phúc./.

----------------------

ĐÔI DÉP BÁC HỒ

 Đôi dép của Bác “ra đời’’ vào năm 1947, được ‘’chế tạo’’ từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Đôi dép đo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa chân Bác.

Trên đường công tác, Bác nói vui với các cán bộ đi cùng:
- Đây là đôi hài vạn dặm trong truyện cổ tích ngày xưa... Đôi hài thần đất, đi đến đâu mà chẳng được.
Gặp suối hoặc trời mưa trơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác tụt dép, xách tay. Đi thăm bà con nông dân, sải chân trên các cánh đồng đang cấy, đang vụ gặt, Bác lại xắn quần cao lội ruộng, tay xách hoặc nách kẹp đôi dép...
Mười một năm rồi vẫn đôi dép ấy... Các chiến sĩ cảnh vệ cũng đã đôi ba lần “xin’’ Bác đổi dép nhưng Bác bảo “vẫn còn đi được’’.
Cho đến lần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, ngồi trong buồng riêng thì mọi người trong tổ cảnh vệ lập mẹo giấu dép đi, để sẵn một đôi giày mới... Máy bay hạ cánh xuống Niu-đê-li, Bác tìm dép. Mọi người thưa:
Có lẽ đã cất xuống khoang hàng của máy bay rồi... Thưa Bác....
- Bác biết các chú cất dép của Bác đi chứ gì. Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn, nhân dân ta còn khó khăn, Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới thế là đủ lắm mà vẫn lịch sự - Bác ôn tồn nói.
Vậy là các anh chiến sĩ phải trả lại dép để Bác đi vì dưới đất chủ nhà đang nóng lòng chờ đợi...
Trong suốt thời gian Bác ở Ấn Độ, nhiều chính khách, nhà báo, nhà quay phim... rất quan tâm đến đôi dép của Bác. Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều góc độ, ghi ghi chép chép... làm tổ cảnh vệ lại phải một phen xem chừng và bảo vệ “đôi hài thần kỳ” ấy.
Năm 1960, Bác đến thăm một đơn vị Hải quân nhân dân Việt Nam. Vẫn đôi dép “thâm niên” ấy, Bác đi thăm nơi ăn, chốn ở, trại chăn nuôi của đơn vị. Các chiến sĩ rồng rắn kéo theo, ai cũng muốn chen chân, vượt lên để được gần Bác hơn. Bác vui cười nắm tay chiến sĩ này, vỗ vai chiến sĩ khác. Bỗng Bác đứng lại:
- Thôi, các cháu giẫm làm tụt quai dép của Bác rồi...
Nghe Bác nói, mọi người dừng lại cúi xuống yên lặng nhìn đôi dép rồi lại ồn ào lên:
- Thưa Bác, cháu, cháu sửa...
- Thưa Bác, cháu, cháu sửa được ạ...
Thấy vậy, các chiến sĩ cảnh vệ trong đoàn chỉ đứng cười vì biết đôi dép của Bác đã phải đóng đinh sửa mấy lần rồi...Bác cười nói:
- Cũng phải để Bác đến chỗ gốc cây kia, có chỗ dựa mà đứng đã chứ! Bác “lẹp xẹp” lết đôi dép đến gốc cây, một tay vịn vào cây, một chân co lên tháo dép ra:
- Đây! Cháu nào giỏi thì chữa hộ dép cho Bác...Một anh nhanh tay giành lấy chiếc dép, giơ lên nhưng ngớ ra, lúng túng. Anh bên cạnh liếc thấy, “vượt vây” chạy biến...
Bác phải giục:
- Ơ kìa, ngắm mãi thế, nhanh lên cho Bác còn đi chứ. Anh chiến sĩ lúc nãy chạy đi đã trở lại với chiếc búa con, mấy cái đinh:
- Cháu, để cháu sửa dép...Mọi người dãn ra. Phút chốc, chiếc dép đã được chữa xong. Những chiến sĩ không được may mắn chữa dép phàn nàn:
- Tại dép của Bác cũ quá. Thưa Bác, Bác thay dép đi ạ..
Bác nhìn các chiến sĩ nói:
- Các cháu nói đúng... nhưng chỉ đúng có một phần... Đôi dép của Bác cũ nhưng nó chỉ mới tụt quai. Cháu đã chữa lại chắc chắn cho Bác thế này thì nó còn ‘’thọ’’ lắm! Mua đôi dép khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên... Ta phải tiết kiệm vì đất nước ta còn nghèo...
St