Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2022

SỰ VIỆC Ở ITAEWON VÀ LỜI CẢNH TỈNH CHO TẤT CẢ CHÚNG TA


Đám đông cả trăm ngàn người chen chúc, giẫm đạp lên nhau ở Itaewon (Seoul) khiến khoảng 150 người thiệt mạng là một bài học, một lời cảnh báo đến với tất cả chúng ta.
Hồi năm 2016, cả trăm người già, trẻ em đã bị ngất xỉu trước cái nắng nóng, sự chen chúc khủng khiếp vào hôm dâng lễ chính của lễ hội Đền Hùng. Ước tính hôm ấy có khoảng gần triệu người tham dâng lễ. Đến khi khai hội, hàng rào bị đoàn người phá tung, bị đạp nát bét, khi chính thức cho người dân vào dâng hương, đoàn cơ quan chức năng phải lên trước để tránh đám đông lao tới mất kiểm soát…. Có nhiều cháu bé bị lạc bố mẹ, bị mất nước, thiếu dưỡng chất, đói lả đi sau vài tiếng đồng hồ đứng nẹt cứng ở mặt sân...
Năm nào cứ đến lễ xin ấn Đền Trần cũng có nhiều người bị thương, ngất xỉu, xô xát từ nhẹ đến nặng… Khuôn viên chật hẹp của Đền Trần phải chứng kiến vài chục ngàn người xin ấn. Họ leo lên cả mái đền, đu lên những cây cột, vắt vẻo trèo từ bên ngoài rồi đáp xuống bên dưới cố tìm một chỗ đứng. Tại Yên Tử vào mùa lễ, thi thoảng lại có những vụ trượt chân do chen chúc rơi xuống vực phía bên dưới. Nếu ai đã từng ghé qua Chùa Đồng, sẽ biết rằng có cái vực sâu ở ngay đằng sau chùa Đồng, vào những ngày lễ, đám đông sẽ lên đó cầu tài cầu lộc mà khuôn viên chùa Đồng thì có nhiều nhặn gì, nhìn bức ảnh những cái lan can oằn mình chịu sức nặng, liệu một ngày đen đủi, thảm cảnh liệu có xảy ra?
Năm ngoái, có hơn chục ngàn người chen chúc trên hai cây cầu dẫn đến một ngôi chùa trong quần thể chùa Tam Chúc. Cây cầu được nén chật cứng người, ai cũng muốn được chen vào ngôi chùa, được bái tượng Phật… Nói không may, nếu xảy ra một vụ việc tai nạn gì đó thì sẽ là một khung cảnh đau thương mặc dù mức nước ở bên dưới không sâu, nhưng khả năng hoảng loạn, dẫm đạp lên nhau, mắc kẹt là hoàn toàn có thể xảy ra.
Dẫn chứng về những hình ảnh chen chúc, chật cứng người tại các lễ hội, dịp đặc biệt ở Việt Nam đã có rất nhiều, đã có nhiều tai nạn xảy ra, đã có rất nhiều người ngất xỉu… và thật may là chưa có tai nạn vì người. Nhưng “chưa có” không có nghĩa là “không có”... khi trong tương lai, dân số thì ngày một đông, các lễ hội chỉ có đông hơn chứ không có giảm đi, thực trạng mê tín dị đoan vẫn còn tồn đọng, sự ham vui bất chấp sức khỏe của trẻ em và người già….
Nhớ cách đây ít lâu, dân mạng lên đồng chửi chính quyền vì phạt ca sĩ Tuấn Hưng biểu diễn ở ban công không phép thu hút cả ngàn người tham gia. Nhưng chẳng mấy ai đặt tâm thế ở phía chính quyền rằng phải đảm bảo an ninh, an toàn cho một buổi biểu diễn đông người giữa không gian phố đi bộ. Rồi có vụ gì xảy ra như đánh nhau, ồn ào, trộm cắp… lại đổ vạ cho chính quyền không biết quản lý.
Có lẽ đã đến lúc, chúng ta cần nhìn trường hợp ở Itaewon và những tiền lệ đã có ở Việt Nam, chúng ta cần tham gia các lễ hội hay dịp đặc biệt một cách văn minh, nên lựa chọn những thời điểm thích hợp để đi. Vì không phải lúc nào cũng “càng đông càng vui”, đông cũng đồng nghĩa với chật chội, chen chúc, giá cả dịch vụ được đẩy lên cao và trải nghiệm cũng giảm đi nhiều.
Nên nhớ rằng, cảnh vật và không khí thì không mất đi đâu cả, cơ hội trải nghiệm vẫn còn nhiều.
Cũng vì đôi khi, chúng ta không biết rằng liệu có điều gì không vui đang chờ đợi chúng ta ở trong những ngày lễ hội đông đúc ấy.
ST
Có thể là hình ảnh về 3 người, mọi người đang đứng và ngoài trời

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY 31/10


“Chi bộ là gốc rễ của Đảng ở trong quần chúng. Chi bộ tốt thì mọi chính sách của Đảng đều được thi hành tốt, mọi công việc đều tiến bộ không ngừng”.
Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết “Những chi bộ tốt và chi bộ chưa tốt”, bút danh “T.L”, đăng Báo Nhân dân, số 3503, ngày 31 tháng 10 năm 1963.
Đây là sự đánh giá, khẳng định của Bác về bản chất, nguồn gốc sức mạnh của Đảng, vai trò, mối liên hệ mật thiết giữa chi bộ với quần chúng.
Quán triệt và thực hiện lời Bác dạy, từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của chi bộ, coi chi bộ là tế bào, là cơ sở của Đảng, là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở; đảng viên là những người có trách nhiệm góp phần xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; đồng thời có trách nhiệm tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách đó với tư cách vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ của nhân dân. Do vậy, xây dựng chi bộ tốt, đội ngũ đảng viên tốt là nhiệm vụ thường xuyên, trọng yếu trong công tác xây dựng Đảng; làm cơ sở, nền tảng xây dựng Đảng ta xứng đáng với trọng trách là Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo toàn dân tộc thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.
Thực hiện lời Bác Hồ dạy, công tác xây dựng Đảng trong Quân đội luôn được Quân ủy Trung ương, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong toàn quân quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện nghiêm túc. Chất lượng sinh hoạt, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ không ngừng được nâng lên. Đội ngũ đảng viên trong quân đội phát triển cả số lượng và chất lượng, luôn nêu cao tính tiền phong gương mẫu, có phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và năng lực hoàn thành các nhiệm vụ được giao; kiên định lập trường giai cấp công nhân, phấn đấu cho mục tiêu lý tưởng chiến đấu của Đảng, của Quân đội; phát huy tốt tinh thần chủ động, sáng tạo, tự nguyện, tự giác, dám nghĩ, dám làm, gương mẫu trước bộ đội được bộ đội tin yêu, thật sự là hạt nhân lãnh đạo, đoàn kết trong đơn vị. Đặc biệt, cán bộ, đảng viên trong toàn quân tích cực đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng với những việc làm thiết thực, hiệu quả, sát chức trách, nhiệm vụ được giao, theo phương châm “trong trước, ngoài sau, trên trước, dưới sau” tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cơ quan, đơn vị, thiết thực góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao./.
Có thể là hình ảnh về 1 người, đang đứng và văn bản cho biết 'ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH'

Cục Chính trị, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam - 73 năm vững bước, trưởng thành

 

Ra đời từ trong kháng chiến chống thực dân Pháp, trải qua 73 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Đảng ủy Cơ quan và thủ trưởng Tổng cục Chính trị (TCCT) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, các thế hệ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ Cục Chính trị luôn đoàn kết, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, xứng đáng là cơ quan đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) trong Cơ quan TCCT.

Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết phải tổ chức cơ quan chuyên trách tiến hành công tác chính trị ở cơ quan chiến lược, ngày 31-10-1949, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành Nghị định số 203/NĐ về việc tổ chức Ban công tác Chính trị ở các cơ quan Bộ Quốc phòng, trong đó có Cục Chính trị, TCCT ngày nay.

Trải qua các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, trên cơ sở xác định rõ nhiệm vụ chính trị trọng tâm, các thế hệ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ Ban Công tác chính trị, sau này là Phòng Công tác chính trị (tiền thân của Cục Chính trị) luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy cơ quan, thủ trưởng Tổng cục, tập trung làm tốt công tác tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng Cơ quan TCCT vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Trong đó, đặc biệt coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhân viên, chiến sĩ vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách; nhạy bén, sắc sảo về chính trị, nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, đường lối kháng chiến của Đảng, nhiệm vụ của Quân đội và vị trí, chức năng, nhiệm vụ của TCCT. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tham mưu kiện toàn, sắp xếp tổ chức, biên chế, củng cố xây dựng tổ chức đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ trong Tổng cục có đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Cục Chính trị, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam - 73 năm vững bước, trưởng thành
Thiếu tướng Nguyễn An Phong, Phó bí thư Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Chính trị, Cục trưởng Cục Chính trị phát biểu khai mạc Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Cơ quan Tổng cục Chính trị lần thứ X (2022-2027). Ảnh: PHAN THANH

Bước vào thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của TCCT và đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng CTĐ, CTCT của Cơ quan Tổng cục, tháng 3-1988, Phòng Chính trị phát triển thành Cục Chính trị.

Được kiện toàn, phát triển về tổ chức biên chế tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ, Cục Chính trị đã từng bước xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện, tiếp tục khẳng định rõ vai trò trong công tác nghiên cứu, tham mưu, đề xuất giúp Đảng ủy Cơ quan, thủ trưởng TCCT quyết định nội dung, biện pháp hoạt động CTĐ, CTCT trong Cơ quan TCCT; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ở cấp mình; chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thực hiện phù hợp với điều kiện thực tiễn tình hình đất nước.

Hoạt động CTĐ, CTCT của Cơ quan Tổng cục đã bám sát cơ sở, chủ động triển khai toàn diện các mặt công tác, có nhiều đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành, kết hợp chặt chẽ giữa công tác tư tưởng với công tác tổ chức và công tác chính sách, đi vào chiều sâu với chất lượng, hiệu quả ngày càng cao. Qua đó, vai trò lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ chủ trì các cấp được phát huy, Cơ quan TCCT phát triển toàn diện, vững chắc.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Cục Chính trị lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định: Lãnh đạo cơ quan quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; nắm vững chỉ đạo của thủ trưởng Tổng cục, Thường vụ Đảng ủy Cơ quan TCCT.

Tập trung thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phấn đấu xây dựng Đảng ủy, Đảng bộ Cục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Cục vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”.

Quán triệt phương hướng nêu trên, trong những năm qua, Cục Chính trị đã hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu, đề xuất giúp Đảng ủy Cơ quan, thủ trưởng TCCT lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra toàn diện các mặt hoạt động CTĐ, CTCT trong Cơ quan TCCT có nền nếp, chất lượng, hiệu quả.

Nổi bật là: Đã tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị tiến hành hoạt động thông tin tuyên truyền, tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, định hướng tư tưởng, xây dựng lập trường quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí quyết tâm cho toàn thể cán bộ, nhân viên, chiến sĩ trong Cơ quan TCCT; thực hiện tốt các cuộc vận động, Phong trào Thi đua Quyết thắng.

Triển khai đồng bộ các biện pháp xây dựng tổ chức đảng trong Đảng bộ Cơ quan TCCT vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhiều cấp ủy tiến bộ vững chắc, tỷ lệ tổ chức đảng hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hàng năm ngày càng cao.

Xây dựng các quy chế, quy định về lãnh đạo của đảng ủy các cấp đối với những lĩnh vực công tác trọng yếu và quy hoạch sắp xếp đội ngũ cán bộ theo hướng tinh, gọn, mạnh gắn với kiện toàn đội ngũ cấp ủy các cấp; kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng, các nghị quyết, quy định, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và quản lý, rèn luyện cán bộ, đảng viên, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, đoàn kết, thống nhất trong các đảng bộ, chi bộ.

Có nhiều biện pháp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ chính trị trong Cơ quan TCCT, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Chỉ đạo triển khai thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, xây dựng cơ sở chính trị, góp phần xây dựng đơn vị an toàn gắn với địa bàn an toàn, tăng cường mối quan hệ đoàn kết quân dân.

Thực hiện hiệu quả chế độ chính sách cho các đối tượng, tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ gia đình khó khăn, chăm lo đối tượng chính sách, người có công, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Thường xuyên quan tâm, chăm lo xây dựng các tổ chức quần chúng vững mạnh, phát huy tốt vai trò của cán bộ, đoàn viên, hội viên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.

Đặc biệt, trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng, Cục Chính trị đã nghiên cứu, tham mưu, đề xuất giúp Đảng ủy Cơ quan, thủ trưởng TCCT lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động CTĐ, CTCT trong Cơ quan TCCT theo hướng sáng tạo, phù hợp, thích ứng linh hoạt với điều kiện dịch Covid-19, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Năm 2022, Cục Chính trị đã làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tổ chức học tập các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Quân ủy Trung ương, như: Nghị quyết Trung ương 4, 5 khóa XIII; Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 17-01-2022 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 230-NQ/QUTW ngày 02-4-2022 của Quân ủy Trung ương; Kế hoạch số 1228/KH-BQP ngày 25-4-2022 của Bộ Quốc phòng thực hiện Nghị quyết của Quân ủy Trung ương về tổ chức QĐND Việt Nam giai đoạn 2021-2030; tổ chức đợt sinh hoạt chính trị về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị với chủ đề “Tự soi, tự sửa” trong Đảng bộ và Cơ quan TCCT; tổ chức học tập nội dung tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng...

Các cấp ủy, chi bộ sửa đổi, bổ sung Chương trình (kế hoạch) hành động thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp. Chỉ đạo tổ chức thành công đại hội chi bộ trực thuộc cơ sở nhiệm kỳ 2022-2025; Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp trong Cơ quan TCCT; Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ hai năm 2022 trong Cơ quan TCCT; Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam” năm 2022; Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về biển, đảo Việt Nam “Tổ quốc bên bờ sóng”.

Sơ kết, tổng kết thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, Quân ủy Trung ương, TCCT. Chỉ đạo đại hội đoàn các cấp trong Cơ quan TCCT và tổ chức Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Cơ quan TCCT QĐND Việt Nam lần thứ X (2022-2027) thành công tốt đẹp.

Thực hiện đúng nguyên tắc, quy trình về công tác cán bộ, kiểm tra, giám sát. Công tác bảo vệ an ninh, dân vận, chính sách được triển khai thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc; phát huy tốt vai trò của những tổ chức quần chúng trong tổ chức các hoạt động; góp phần vào hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Tình hình chính trị tư tưởng cán bộ, nhân viên, chiến sĩ, người lao động ổn định, luôn nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, công tác xây dựng nội bộ cơ quan luôn được Đảng ủy, chỉ huy Cục Chính trị quan tâm, coi đó là một trong những yếu tố quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị. Đảng ủy, chỉ huy Cục chú trọng duy trì nghiêm nền nếp, chế độ, nguyên tắc trong công tác; phát huy dân chủ, đề cao trách nhiệm cá nhân; thường xuyên chăm lo xây dựng, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ trong Cục ngày càng tiến bộ, trưởng thành; vững vàng về chính trị, năng lực chuyên môn tốt, đoàn kết, gắn bó vì mục tiêu chung là hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị.

Đến nay, tỷ lệ cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và sau đại học đạt 93,62%, nhiều đồng chí được cấp trên tin tưởng bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong TCCT và các đơn vị trong toàn quân.

Ghi nhận những kết quả, thành tích xuất sắc, những cống hiến, đóng góp của Cục Chính trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 73 năm qua, Đảng, Nhà nước đã tặng thưởng Cục Chính trị, TCCT: 3 Huân chương Chiến công hạng Nhất, 2 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất, 1 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì, cùng nhiều Cờ thưởng thi đua, Bằng khen, Giấy khen của Bộ Quốc phòng và TCCT. Phần thưởng đó là nguồn cổ vũ, động viên to lớn đối với các thế hệ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ Cục Chính trị.

Phát huy truyền thống 73 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, thời gian tới, Đảng ủy, chỉ huy Cục Chính trị xác định: Tiếp tục quán triệt sâu sắc, cụ thể hóa và thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn của trên. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, tập trung nghiên cứu, tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn, tiến hành có hiệu quả hoạt động CTĐ, CTCT trong Cơ quan TCCT. Chủ động theo dõi nắm chắc tình hình; linh hoạt, sáng tạo trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Xây dựng Đảng bộ Cục trong sạch, vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xây dựng Cục vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”.

Xây dựng Luật Phòng thủ dân sự là yêu cầu của thực tiễn

 

Phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã phỏng vấn Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban soạn thảo dự án Luật Phòng thủ dân sự.

Trong chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, ngày 26-10, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình dự án Luật Phòng thủ dân sự (PTDS); đồng chí Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh (QPAN) của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật PTDS. Theo chương trình kỳ họp, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận, cho ý kiến về dự án luật này.

Để hiểu rõ hơn vai trò, tính cấp thiết, nội hàm của dự luật PTDS, phóng viên (PV) Báo Quân đội nhân dân đã phỏng vấn Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban soạn thảo dự án Luật PTDS.

PV: Thưa đồng chí, nhiều cử tri muốn hiểu rõ về PTDS và sự cần thiết phải xây dựng Luật PTDS trong thời điểm này? 

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương: PTDS là bộ phận của phòng thủ đất nước, bao gồm các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân với phương châm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, ổn định đời sống nhân dân, đưa hoạt động kinh tế-xã hội, bảo đảm QPAN trở lại bình thường trong thời gian sớm nhất.

Xây dựng Luật Phòng thủ dân sự là yêu cầu của thực tiễn
 Thượng tướng Nguyễn Tân Cương. Ảnh: KIM NGỌC 

Quan điểm trên đã được thể chế hóa tại Khoản 1, Điều 13, Luật Quốc phòng năm 2018 và tiếp tục được Đảng ta khẳng định tại Nghị quyết số 22 ngày 30-8-2022 của Bộ Chính trị về PTDS đến năm 2030 và những năm tiếp theo.

Việc xây dựng Luật PTDS ở thời điểm hiện nay là rất cần thiết, bởi những lý do sau đây:

Thứ nhất, để thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng tại các nghị quyết, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện pháp luật về PTDS, như: Nghị quyết số 28 ngày 22-9-2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới; Nghị quyết số 22 ngày 30-8-2022 của Bộ Chính trị về PTDS đến năm 2030 và những năm tiếp theo đã chỉ rõ “khẩn trương xây dựng Luật PTDS; rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về PTDS đáp ứng kịp thời yêu cầu, nhiệm vụ PTDS trong tình hình mới”.

Thứ hai, để bảo đảm thực hiện đúng quy định của Hiến pháp năm 2013. Theo đó, Hiến pháp năm 2013 quy định “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân”; và “Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ QPAN”. Trong khi đó, PTDS là một nội dung của nhiệm vụ QPAN, bảo vệ Tổ quốc, vì vậy, cần được thể chế hóa thành pháp luật.

Mặt khác, các quy định về PTDS liên quan đến quyền con người, quyền công dân cần phải được quy định bằng văn bản luật để bảo đảm nguyên tắc hiến định “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do QPAN quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Thứ ba, những năm qua, công tác PTDS đã góp phần to lớn vào việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân, tạo môi trường ổn định phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa quy định rõ các biện pháp ứng phó theo cấp độ PTDS dẫn đến khó khăn trong triển khai thực hiện.

Thứ tư, tình hình thế giới, khu vực và trong nước đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công tác PTDS, đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân, bảo đảm an ninh, an toàn cho đất nước.

Xây dựng Luật Phòng thủ dân sự là yêu cầu của thực tiễn
Bộ đội Hải quân làm tốt công tác tìm kiếm cứu nạn, giúp đỡ ngư dân khai thác hải sản trên biển. Ảnh: HỮU THU 

PV: Hiện nay, có tới 85 văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến PTDS. Vậy phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật được xác định như thế nào để tránh chồng chéo trong hệ thống pháp luật, vừa dễ hiểu, dễ thực hiện, thưa đồng chí?

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương: Quá trình xây dựng dự án Luật PTDS, cơ quan soạn thảo đã tổ chức nghiên cứu, rà soát kỹ các văn bản liên quan. Để tránh chồng chéo trong hệ thống pháp luật, vừa dễ hiểu, dễ thực hiện, dự thảo Luật PTDS chỉ quy định những nội dung, biện pháp chung liên quan đến hoạt động PTDS đáp ứng tình hình thực tiễn và một số vấn đề mới mà các luật khác chưa quy định, như: Xây dựng chiến lược, kế hoạch PTDS; các cấp độ PTDS; biện pháp ứng phó trong từng cấp độ PTDS; hoạt động PTDS trong tình trạng khẩn cấp, PTDS trong tình trạng chiến tranh; hoạt động PTDS trên các vùng biển Việt Nam không thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh.

Đồng thời, luật hóa các biện pháp chưa được pháp luật quy định nhưng do yêu cầu cấp thiết đã được áp dụng và phát huy hiệu quả trong thực tiễn (như: Giãn cách xã hội, bắt buộc sơ tán người, tài sản để bảo đảm an toàn, chính sách an sinh xã hội, khôi phục kinh tế...).

PV: Thưa đồng chí, việc xác định cấp độ PTDS dựa trên những tiêu chí nào để không gây thiếu thống nhất với các cấp độ rủi ro đã quy định trong các luật, như: Luật Phòng, chống thiên tai; Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Luật Bảo vệ môi trường hay Luật Năng lượng nguyên tử?

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương: Việc xác định cấp độ PTDS trong dự thảo Luật PTDS dựa vào những tiêu chí rất cụ thể, rõ ràng: Thứ nhất, phạm vi ảnh hưởng, khả năng lan rộng của thảm họa, sự cố có nguy cơ dẫn tới thảm họa; thứ hai, đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế-xã hội của địa bàn chịu ảnh hưởng của thảm họa, sự cố; thứ ba, diễn biến, khả năng gây thiệt hại và thiệt hại do thảm họa, sự cố; thứ tư, khả năng ứng phó với thảm họa, sự cố của chính quyền địa phương và lực lượng tham gia PTDS.

Các tiêu chí thứ nhất, thứ hai và thứ ba là những tiêu chí khách quan, thống nhất với các cấp độ rủi ro đã được quy định tại các luật liên quan đến PTDS. Riêng tiêu chí thứ tư là tiêu chí hết sức quan trọng và cần thiết để xác định cấp độ rủi ro cũng như mức độ thiệt hại mà các luật khác chưa quy định.

Như vậy, dự thảo Luật PTDS quy định tiêu chí xác định cấp độ PTDS thống nhất với pháp luật hiện hành và bổ sung nội dung mà các luật khác chưa quy định, bảo đảm thống nhất, toàn diện hơn.

Xây dựng Luật Phòng thủ dân sự là yêu cầu của thực tiễn
Nỗ lực giải cứu các thuyền viên tàu Vietship 01 gặp nạn do bão tại khu vực biển Cửa Việt (Quảng Trị), tháng 10-2020. Ảnh: QUANG THIỆN

PV: Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy PTDS được quy định như thế nào để vừa gọn, vừa rõ cơ quan đầu mối, cơ quan chủ trì phụ trách chuyên ngành, chuyên môn, thưa đồng chí?

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương: Vấn đề cơ quan chỉ đạo, chỉ huy PTDS đã được cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật dành nhiều thời gian nghiên cứu để khi đưa vào luật phải bảo đảm tính thống nhất chung, phát huy hiệu quả hoạt động thực tiễn.

Theo đó, dự thảo luật quy định: Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy PTDS là tổ chức phối hợp liên ngành. Trong đó: Cơ quan chỉ đạo quốc gia PTDS được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ban chỉ đạo PTDS quốc gia; Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Người đứng đầu là Thủ tướng Chính phủ, thành viên là các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ có chức năng quản lý ngành, lĩnh vực liên quan đến PTDS.

Cơ quan chỉ huy PTDS cấp bộ được thành lập trên cơ sở hợp nhất ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và ban chỉ huy PTDS cấp bộ. Người đứng đầu là lãnh đạo cơ quan cấp bộ; đầu mối chủ trì tham mưu là cơ quan phụ trách chuyên ngành, chuyên môn.

Cơ quan chỉ huy PTDS địa phương được thành lập ở các cấp chính quyền địa phương trên cơ sở hợp nhất ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và ban chỉ huy PTDS địa phương. Người đứng đầu là chủ tịch UBND, đầu mối chủ trì tham mưu là các cơ quan phụ trách chuyên ngành, chuyên môn.

Có thể thấy, cơ quan chỉ đạo, chỉ huy PTDS vừa bảo đảm tinh gọn bộ máy, vừa rõ ràng cơ quan đầu mối và phát huy được vai trò của cơ quan chủ trì phụ trách chuyên ngành, chuyên môn.

TRẢ GIÁ

Theo trung tướng Tô Ân Xô, trong 10 tháng năm nay, Bộ Công an đã khởi tố 527 vụ vi phạm trên không gian mạng, tăng so với cùng kỳ năm trước.

SỰ THẬT VỀ NHỮNG LỜI ĐỒN THỔI

Công an tỉnh Long An cho biết, Viện Khoa học hình sự Bộ Công an (C09) đã có kết luận giám định ADN đối với 28 người cư ngụ tại Tịnh thất Bồng Lai (sau đổi tên thành Thiền Am bên bờ vũ trụ).

ĐIỂM YẾU TRONG MỘT XÃ HỘI VĂN MINH

Ngày 29/10, hàng nghìn người Hàn Quốc và du khách chen lấn trong con hẻm nhỏ ở phố Itaewon, Seoul, để dự lễ hội Halloween, gây ra thảm kịch giẫm đạp khiến ít nhất 151 người chết. Một sự kiện tang thương như vậy lại xảy ra ở một đất nước có tiếng là văn minh, người dân có thói quen tuân thủ kỷ luật chặt chẽ, đã để lại nhiều đáng suy ngẫm.

ĐIỀU ĐẶC BIỆT NHẤT

Sáng 30/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã lên đường thăm chính thức Trung Quốc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ là vị quốc khách đầu tiên và là lãnh đạo duy nhất nhận được lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc XX. Có thể nói chuyến công du Trung Quốc của Tổng Bí thư là chuyến đi khẳng định vị thế của Việt Nam trước bối cảnh thế giới có nhiều biến động nghiêm trọng và khó lường.

TRÒ CŨ

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ ngày 30-10 đến 2-11-2022. Lợi dụng sự kiện ngoại giao này, các thế lực xấu, chống đối đã đẩy mạnh việc chống phá, đưa ra nhiều thông tin lệch lạc, phiến diện nhằm bôi nhọ lãnh đạo, xuyên tạc mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT ĐỘT QUỴ

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ giúp chúng ta phát hiện sớm bệnh lý để tận dụng khung giờ vàng đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu kịp thời. Các dấu hiệu của đột quỵ là FAST (nhanh).

HỢP TÁC KINH TẾ, THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM-TRUNG QUỐC

Việt Nam liên tục là đối tác thương mại lớn nhất trong ASEAN từ năm 2016 và là nước đối tác thương mại lớn thứ 6 trên thế giới từ năm 2020 của Trung Quốc.

HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM-TRUNG QUỐC

Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, tháng 9/1945, Việt-Hoa thân hữu hội được thành lập. Đây là một trong các tổ chức hữu nghị với nước ngoài đầu tiên ở Việt Nam và là tổ chức tiền thân của Hội Hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc.

PHƯƠNG CHÂM “16 CHỮ” VÀ TINH THẦN “4 TỐT” TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM-TRUNG QUỐC

Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, an ninh, quốc phòng. Giao lưu và tiếp xúc cấp cao được duy trì thường xuyên bằng nhiều hình thức linh hoạt. Qua các chuyến thăm và tiếp xúc, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã đạt nhiều nhận thức chung quan trọng, góp phần củng cố và tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực, là định hướng chiến lược nền tảng, lâu dài cho sự phát triển lành mạnh, ổn định của quan hệ Việt-Trung.

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM CHÍNH THỨC TRUNG QUỐC

Đúng 13 giờ 20 (giờ địa phương), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến sân bay quốc tế, Thủ đô Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.

"HALLOWEEN" KINH HOÀNG TẠI HÀN QUỐC - BÀI HỌC NHÃN TIỀN CHO CHÚNG TA!

         Truyền thông Hàn Quốc và các cơ quan báo chí truyền thông lớn trong nước đưa tin: có tới 152 người chết và hàng trăm người khác bị thương, nhiều người nguy kịch trong vụ dẫm đạp, chen lấn quá đông đúc khi tham gia lễ hội "Halloween" tại khu Itaewon, Seoul, Hàn Quốc.
     Đây thực sự là một thảm kịch quá kinh hoàng, con số người thiệt mạng tại cùng một thời điểm có lẽ chỉ đứng sau thời kỳ chiến tranh. Xin chia buồn với người Hàn Quốc!
     Sau thảm kịch này chúng ta nhận thấy điều gì? Trong tất cả các dịp lễ, tết, sự kiện văn hóa truyền thống của các nước Á Đông tuyệt nhiên chưa bao giờ xảy ra thảm kịch kinh hoàng thế này; chưa bao giờ có kiểu hóa trang quỷ dị, máu me, ghê rợn; chưa bao giờ có sự hỗn độn, dẫm đạp, hoảng loạn như vậy!
     Sự giao lưu văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là tất yếu. Tuy nhiên cần biết gạn đục, khơi trong; không nên bê nguyên bản, thậm biến tướng theo hướng tiêu cực... Sự kiện kinh hoàng tại Hàn Quốc là bài học nhãn tiền cho chúng ta; đặt ra nhiều vấn đề đối với công tác định hướng, quản lý lễ hội, nhất là các biến tướng của lễ hội Halloween. Gia đình, nhà trường cần quan tâm, giáo dục con em chúng ta, không nên coi nhẹ nghĩ chúng chỉ tham gia mấy trò hóa trang vô hại, thậm chí tiếp tay, đứng ra tổ chức mấy trò quỷ dị này.
     Khu phố "Tây" Bùi Viện ở TPHCM và khu phố Tạ Hiện ở Hà Nội cũng ná ná khu Itaewon ở Hàn Quốc. Chính quyền TPHCM, TP Hà Nội và một số thành phố khác cần quyết liệt chấn chỉnh, quản lý tốt những biến tướng của Halloween Việc công khai trang trí, dùng những hình ảnh ghê rợn, giết chóc, máu me, xương thịt tè le tại nơi công cộng, nhà hàng, khu mua sắm thậm chí tại trường học là vô cùng phản cảm, nó cổ súy cho xu hướng bạo lực, thậm chí những suy nghĩ lệch lạc, bệnh hoạn, phản giáo dục. Chúng ta đừng để xảy ra thảm kịch như Hàn Quốc thì mới tá hóa lên xử lý, quy kết trách nhiệm - Đừng mất bò mới lo làm chuồng.
     Sâu xa hơn, thiết nghĩ cơ quan tư tưởng của Đảng; Bộ VHTTDL cần sớm có các chủ trượng định hướng, quản lý, chấn chỉnh đối với các loại hình biến tướng của các lễ hội có nguồn gốc tôn giáo đến từ phương Tây. Đây rõ ràng không còn là nguy cơ nữa, nó đã gây tác hại đối với xã hội, đang làm xói mòn nền văn hóa truyền thống của dân tộc, thậm chí là đang dần bị nô dịch bởi biến tướng của văn hóa ngoại lai độc hại./.







Môi trường (Yêu nước) ST.

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2022

MẬT NGỌT VÀ THUỐC ĐẮNG!

Các cơ quan, đơn vị, địa phương đang chuẩn bị tổ chức tổng kết năm.
     Đây là hội nghị rất quan trọng nhằm đánh giá toàn diện kết quả thực hiện nhiệm vụ, rút ra những bài học kinh nghiệm để tiếp tục phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm và đề ra chủ trương, biện pháp để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm tới đối với từng tập thể, cá nhân.
     Muốn hội nghị tổng kết bảo đảm thiết thực, hiệu quả thì yêu cầu đầu tiên là phải nhìn nhận, đánh giá đúng thực tế.
     Thế nhưng, thực tế thì "căn bệnh"... né thực tế dường như là "mãn tính" ở rất nhiều cơ quan, đơn vị, cá nhân. Biểu hiện rõ nhất là viết báo cáo và các ý kiến phát biểu thường theo kiểu "đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại"; đặc biệt là ít ai thẳng thắn góp ý, chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm của cán bộ cấp trên. Đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên thì "dễ người dễ ta", các thủ trưởng toàn hoàn thành tốt và xuất sắc, dù thực tế nhiều trường hợp không phải như vậy!

Đây có phải là điều
đáng báo động?
     Sự thật là, hầu hết cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đều không ủng hộ kiểu tổng kết "né thực tế" nêu trên, nhưng lại coi đó là việc "đương nhiên phải thế"!
     Sự thực là, sau hội nghị tổng kết, không ít người xì xào bàn tán về các trường hợp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ ở mức cao và bình xét thi đua, khen thưởng chưa xứng đáng, nhưng lại không dám có ý kiến chính thức!
     Thực tế có khá nhiều hội nghị tổng kết chỉ để "diễn", tốn thời gian, làm cho có, cho xong... Bản báo cáo và ý kiến phát biểu xào xáo, toàn khen... như cũ, trong khi những yếu kém, khuyết điểm thì nhiều năm không nhắc và chưa được khắc phục! 
     Thực tế đã có những cán bộ, đảng viên vốn rất tốt đã dần sa ngã và không hiếm tập thể, cá nhân cứ "giậm chân tại chỗ", mãi không tiến bộ; thậm chí có cán bộ, công chức, viên chức bị pháp luật "sờ gáy" vì vi phạm kéo dài do không được ai thẳng thắn góp ý, phê bình, khuyên nhủ mà toàn nhận được những lời khen...
     Xem ra, việc nói thẳng, nói thật trong các hội nghị nói chung, hội nghị tổng kết năm nói riêng vẫn là "khó nói", dù Đảng ta đã khuyến khích, kêu gọi và có cơ chế để bảo vệ cán bộ, đảng viên dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt hành động vì lợi ích chung.
     Cuối cùng, thực tế đã chứng minh: Muốn các thành viên trong tập thể nói thẳng, nói thật thì điều quan trọng nhất là người đứng đầu, chủ trì hội nghị phải thực sự có tầm và thực tâm muốn nghe sự thật, nhận rõ giá trị của "thuốc đắng dã tật" và sự nguy hại của "mật ngọt chết ruồi"!
Theo QĐND./.
Yêu nước ST.

CHỐNG: MẶC PHẢN VĂN HOÁ, MẶC QUÂN PHỤC CỦA NGỤY QUÂN SÀI GÒN!

     Mặc là nhu cầu giống cơm ăn, nước uống hằng ngày của mỗi cá nhân. Mặc là văn hóa đặc trưng, được ví như “đặc điểm nhận diện” để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, quốc gia này với quốc gia khác. Thời hiện đại, bên cạnh xu hướng mặc đẹp, sang trọng, lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục, hợp chuẩn mực đạo đức mà số đông trong xã hội thực hiện, còn là hiện tượng mặc thể hiện sở thích, cá tính, thậm chí mặc phản cảm, phản văn hóa. Câu hỏi, mặc thế nào cho chuẩn mực trở thành vấn đề thời sự chưa bao giờ cũ.
     Trong kho tàng ca dao, tục ngữ của người Việt có câu: “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Có thể hiểu câu này theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng hiểu theo nghĩa đen là nên mặc phù hợp với hoàn cảnh, phù hợp với đối tượng tiếp xúc. Người Việt cũng có câu đáng ngẫm khi nói về vai trò của mặc: “Hơn nhau tấm áo manh quần/ Thả ra mình trần ai cũng như ai”.
     Trên thế giới, mặc là một nét văn hóa, văn minh được coi trọng. Louisa May Alcott (1832-1888), một tiểu thuyết gia người Mỹ từng viết: “Quần áo đẹp mở ra mọi cánh cửa”. Nhà bác học Albert Einstein từng nói một câu chí lý: “Hãy ăn để thỏa mãn mình, nhưng mặc để thỏa mãn người khác”. Còn Lee Mildon thì nhấn mạnh sự mặc: “Đầu tiên hãy biết mình là ai, và sau đó ăn mặc cho phù hợp”. Nói về ý nghĩa của mặc, James Laver, nhà sử học nghệ thuật người Anh cho rằng: “Ăn mặc không phải làm tốt cho mình mà để tôn trọng kẻ khác”. Còn theo Charles Dickens: “Quần áo làm nên con người. Những kẻ trần truồng không có hay có rất ít ảnh hưởng lên xã hội”.
     Đối với cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, cái mặc là một phần của “khuôn dung”, sự uy nghiêm, khỏe mạnh, là một khía cạnh bản sắc văn hóa Bộ đội Cụ Hồ. Các quân nhân trong Quân đội thường ghi nhớ câu “nhìn quân phục biết tư cách” để nhắc nhở nhau mặc sạch sẽ, phẳng phiu, gọn gàng, cho dù nắng cháy, bụi đỏ quân trường và sương gió làm làn da sạm nắng, dễ cẩu thả trong mang quân phục.
     Dẫn ra như vậy để thấy rằng, sự mặc là một phần văn hóa không thể thiếu của mỗi con người, mỗi dân tộc, cộng đồng xã hội. Thực tế cho thấy, càng những người học cao biết nhiều và phông văn hóa rộng thì họ càng chú ý đến việc mặc. Mặc phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa dân tộc, phù hợp với sự kiện, công việc, hoàn cảnh, phù hợp với đối tượng tiếp xúc cũng là một nét đẹp văn hóa đặc trưng, độc đáo nhiều người theo đuổi. Có nhà văn hóa từng nói, dân tộc nào trang phục ấy, sự kiện nào trang phục đó... và suy rộng, việc mặc cũng là một phần nào thể hiện đạo đức, nhân cách của con người, cộng đồng.
     Tại Việt Nam hiện nay, văn hóa mặc được đề cao, chú trọng bởi điều kiện kinh tế-xã hội, bởi sự tăng tốc của khoa học công nghệ, sự bùng nổ công nghệ thông tin, nhất là sự lan tỏa mạnh mẽ của internet và mạng xã hội. Bằng chứng là, bất cứ một sự kiện biểu diễn thời trang nào diễn ra ở nước ngoài, hay bất cứ một mốt thời trang nào diễn ra trên thế giới cũng sẽ được người Việt, nhất là giới trẻ và những người quan tâm cập nhật nhanh chóng. Thế nên, cái sự mặc đó tác động đến người Việt theo hướng phù hợp hoặc không phù hợp, văn hóa hoặc phản văn hóa. Ở đây chỉ xin bàn đến hiện tượng chống mặc phản cảm ở một bộ phận xã hội.
     Hiện nay có một thực tế diễn ra trong xã hội, đó là hiện tượng mặc phản cảm, phản văn hóa ở một số bạn trẻ, trong đó nổi bật là các "hotgirl". Với phương châm “đẹp khoe ra”, họ mặc các loại quần áo thiếu vải hoặc trong suốt để khoe những “đường cong mỹ miều”. Đáng buồn hơn là họ lại sử dụng những bộ trang phục theo mốt kiểu “con nhà nghèo”, “thiếu vải” ấy để đi muôn nơi, đến mọi chỗ, thậm chí đi lễ hội, lễ chùa, đến đền, đến đình cúng lễ. Dường như họ mặc nhiên cho rằng, đó là cá tính, là “mốt của thời đại”. Với họ, mặc như thế là “đẹp và sành điệu”... Một số học giả, nhà văn hóa từng cảm thán rằng, đường phố đã trở thành "bãi tắm" hoặc “bể bơi”.
     Song hành với hiện tượng trên, tháng 10-2022, trong xã hội chúng ta xuất hiện những ông, những bà độ tuổi trung niên có hành vi mặc thiếu văn hóa. Ví dụ, gần đây trên diễn đàn mạng xã hội Facebook xuất hiện trang cá nhân có tên “Ngọc Tiên đồ lính US". Trang này cho đăng clip cảnh họp mặt của câu lạc bộ (CLB) đam mê đồ lính Bắc Quang (Hà Giang) tại một nhà hàng kiểu nhà sàn ở vùng sơn cước. Số người tham gia đến vài chục nam, nữ ở nhiều lứa tuổi, trong đó có những người đã gần tới ngũ tuần hoặc lục tuần. Họ mang mặc những bộ quân phục của lính Mỹ, lính ngụy Sài Gòn trước năm 1975 rộng thùng thình, có logo, tên gắn trên áo để họp mặt và chụp ảnh, quay clip và nhận được hàng nghìn lượt bình luận. Tìm kiếm tiếp trên Google thì nhận được thông tin, CLB này thành lập ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang cách đây một năm. Hiện ở miền Bắc cũng xuất hiện những CLB đam mê đồ lính US tại các tỉnh: Hà Nam, Hưng Yên, Hải Phòng... Họ cũng thường mặc những bộ quân phục của lính Mỹ, ngụy trước năm 1975 khi tổ chức họp mặt, diễu phố để chụp ảnh, khuếch trương.
     Nhiều nhà văn hóa cho rằng, đây là một hiện tượng khoe khoang ăn mặc lệch chuẩn, phản cảm và phản văn hóa trầm trọng. Bởi theo phân tích của họ, quân phục, trang phục của quân đội bất cứ nước nào cũng nhằm dùng riêng cho hoạt động quân sự, trong đó nổi bật là để người lính giữ sức khỏe, bảo vệ cơ thể trước khí hậu, thời tiết, môi trường và thậm chí là bảo vệ người lính trước bom, đạn. Nó có thể là quân phục dùng trong huấn luyện, chiến đấu, nhưng cũng có loại dùng trong các nghi thức riêng. Việc các nam, nữ trung niên hoặc đã già ở những CLB nêu trên mặc quân phục quân đội nước ngoài mà không dùng vào việc nhà binh, chỉ để thể hiện cá tính, sở thích, sự sành điệu, chịu chơi là phản cảm và thiếu văn hóa. Nó càng phản cảm hơn khi số đo của các bộ quân phục ấy không vừa với chiều cao, cân nặng của người mặc, nó xa lạ với trang phục truyền thống của người Việt Nam. Nó càng phản cảm hơn khi những quân đội ấy từng có thời kỳ gây tội ác, đau thương, giết hại hàng vạn đồng bào trong kháng chiến. Nhiều cựu chiến binh Quân đội nhân dân Việt Nam rất bất bình với hành vi nêu trên. Có người thẳng thắn bình luận dưới các clip khoe khoang kia là phản văn hóa và gợi lại ký ức đau thương.
     Khảo sát trên các trang mạng xã hội, số cá nhân rao bán quân phục nước ngoài không phải là hiếm. Họ nhập những bộ quân phục quân đội Mỹ, ngụy đã hoặc chưa qua sử dụng về Việt Nam từ nhiều đường khác nhau cho dù chưa được bất cứ cơ quan nào cấp phép, kiểm duyệt về thuế và các vấn đề khác theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành. Có lẽ, đây cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra “lỗ hổng” để số người thể hiện cá tính, sở thích trái với chuẩn mực, văn hóa mặc của người Việt.
     Từ khi Việt Nam thực hiện chủ trương đổi mới vào năm 1986, văn hóa mặc của người Việt cũng có sự thay đổi tích cực, bắt nhịp xu hướng hội nhập. Mặc đẹp, sang trọng, lịch sự được nhiều người hưởng ứng và hướng tới. Ngày nay, điều kiện kinh tế, mặt bằng thu nhập tăng lên thì người Việt có nhiều lựa chọn trong việc mặc. Phong cách ăn mặc của người Việt cũng ngày càng hiện đại, bắt kịp với xu thế thời trang thế giới, nhưng lại biết điều tiết để phù hợp với thuần phong mỹ tục dân tộc. Chính những điều này càng làm cho thời trang Việt Nam có nét riêng biệt và có nhiều cơ hội phát triển, hội nhập với thế giới, được công nhận là đất nước có trang phục và vẻ đẹp riêng, gắn liền với nền văn hóa dân tộc.
    Xã hội chúng ta vẫn lưu truyền câu quen thuộc “y phục xứng kỳ đức”, hàm ý nhắc nhở mỗi con người phải biết cách ăn mặc, ứng xử phù hợp với địa vị xã hội, với nơi chốn, công việc và môi trường xung quanh.
     Là người hiện đại ở thế hệ mới, chúng ta cần coi trọng sự mặc sao cho giữ được văn hóa dân tộc, tránh mặc phản cảm, phản văn hóa. Tuổi càng cao thì mỗi cá nhân càng phải coi trọng cái sự mặc sao cho thể hiện sự mẫu mực trước thế hệ trẻ. Các cơ quan quản lý thị trường và bảo vệ pháp luật cần thanh tra, kiểm tra để duy trì các hoạt động buôn bán quân phục nước ngoài thực hiện đúng quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần nghiên cứu, đưa ra những quy định cụ thể về mặc quân phục của nước ngoài trong các sự kiện, trong các loại hình nghệ thuật, nhằm hạn chế tối đa việc kích động hận thù, gây bất ổn xã hội. Cộng đồng xã hội cần tẩy chay và lên án các hiện tượng mặc lố lăng, phản cảm, phản văn hóa, xa lạ với văn hóa và thuần phong mỹ tục người Việt./.
Yêu nước ST.

“MUỐN XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI PHẢI CÓ NHỮNG CON NGƯỜI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA”!

         Ngày 29-10-1961, nói chuyện với sinh viên và cán bộ Việt Nam đang học tập và công tác tại Moscow, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, Đại hội lần thứ XXII của Đảng Cộng sản Liên Xô là một đại hội có ý nghĩa to lớn không những đối với Liên Xô mà còn đối với các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân lao động thế giới. Người nhấn mạnh: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có những con người xã hội chủ nghĩa, tức là phải có những người có đạo đức xã hội chủ nghĩa.
     Đạo đức xã hội chủ nghĩa không phải ở đâu cũng biểu hiện giống nhau. Ở nước ta, đạo đức xã hội chủ nghĩa là cần kiệm xây dựng nước nhà. Mọi người thi đua học tập theo cách xã hội chủ nghĩa, lao động theo xã hội chủ nghĩa, có đạo đức xã hội chủ nghĩa. Các cô, các chú, các cháu ở đây thì thi đua học tập để về nước phục vụ việc xây dựng nước nhà”./.





Yêu nước ST.