Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018

Nhân quyền kiểu Mỹ là thế đấy!


Từ trước đến nay, Mỹ luôn tự coi mình là “thẩm phán nhân quyền thế giới”, tự cho mình có cái quyền đi xem xét, đánh giá về tình hình dân chủ, nhân quyền của các nước. Hằng năm, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra bản đánh giá nhân quyền, không tiếc lời lên án chỉ trích các nước mà theo Mỹ có vấn đề về nhân quyền và đòi hỏi các nước này phải thực thi những hoạt động phù hợp với “giá trị nhân quyền Mỹ”. Washington thậm chí còn lấy đó làm cớ để có những tác động quân sự để nhằm lên tiếng bảo vệ người dân, bảo vệ quyền dân chủ và nhân quyền. Nhưng tình hình nhân quyền ở Mỹ thực tế ra sao?
 Quyền sống và đảm bảo an ninh cá nhân bị đe dọa
Báo cáo về tình hình nhân quyền Mỹ năm 2013 do Văn phòng thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc công bố ngày 28/2/2017 đã cho thấy hóa ra ở đất nước tự cho là văn minh, dân chủ, tự do nhất thế giới, có đầy rẫy sự vi phạm trắng trợn quyền con người. Ngay từ những quyền cơ bản nhất được quy định trong cả Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới - “quyền sống, quyền tự do” và an toàn cá nhân của người dân Mỹ cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Báo cáo trích nguồn Báo cáo thống kê tội ác phát hành thường niên của Cục Điều tra Liên Bang Mỹ (FBI) năm 2013 cho biết: Riêng năm 2012, Mỹ đã có hơn 1,2 triệu vụ án phạm tội bạo lực, trong đó gần 15.000 vụ là án giết người, ngộ sát; hơn 84 nghìn vụ án hiếp dâm; gần 77.000 vụ án xâm hại bạo lực nghiêm trọng. Mỗi năm ở Mỹ luôn có 100.000 người bị trúng đạn trong đó 30.000 người thiệt mạng trong các vụ xả súng mà Chính phủ Mỹ chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát súng. Công dân Mỹ hiện nay vẫn sở hữu số lượng súng tư nhân lớn nhất thế giới.
Quyền dân sự và chính trị bị chà đạp
Chưa hết, cả thế giới mới đây còn chấn động trước một chương trình nghe lén điện thoại, theo dõi Internet, đánh cắp thông tin của từ người dân cho đến nguyên thủ quốc gia, không chỉ trong mà còn ngoài nước Mỹ và được Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) tiến hành trên toàn cầu do Edward Snowden - cựu nhân viên tình báo Mỹ tiết lộ. Đây là sự vi phạm, chà đạp nghiêm trọng các quyền dân sự cơ bản nhất của người dân là quyền riêng tư và tự do ngôn luận, vi phạm độc lập chủ quyền của các quốc gia khác, bị nhân dân các nước chỉ trích và ngay chính cả các nước đồng minh của Mỹ cũng phải lên tiếng phản đối.
Chính quyền Mỹ cũng bị tố cáo về những hành vi đối đãi vô nhân đạo với tù nhân trong các trại giam. Theo báo chí Mỹ, có đến 80.000 tù nhân đang bị biệt giam trong các phòng giam chật chội, thiếu ánh sáng và thông khí, tiếp xúc rất khó khăn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của họ. Cá biệt, có tù nhân còn bị biệt giam trong hơn 40 năm. Trong các nhà tù của tiểu bang California, 30.000 tù nhân đã biểu tình bằng cách tuyệt thực, bắt đầu từ ngày 8/7/2013 và kéo dài trong 2 tháng để phản đối việc thi hành chính sách biệt giam.
Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa không được đảm bảo
Không thể không nhắc đến sự kiện hồi tháng 10/2013,  khi Chính phủ Mỹ lần thứ 17 rơi vào tình trạng phải “đóng cửa” do Thượng viện và Hạ viện không thể thống nhất trong vấn đề ngân sách cho Chính phủ. 16 ngày tạm dừng hoạt động khiến khoảng 1 triệu nhân viên chính phủ bị thất nghiệp trong khi không có bất kỳ khoản đảm bảo an sinh xã hội nào được chi trả.
Chưa kể, Mỹ vẫn phải đối mặt với tình hình thất nghiệp nghiêm trọng với tỷ lệ thất nghiệp cao. Tỷ lệ thất nghiệp trong các hộ gia đình thu nhập thấp lên tới 21%. Lượng người vô gia cư ở Mỹ tiếp tục gia tăng và đã tăng 16% chỉ từ năm 2011-2013. Khoảng cách giàu nghèo ở Mỹ đang mở rộng. Số liệu thống kê của Cục Thống kê dân số Mỹ cho thấy năm 2012 có hơn 47 triệu người Mỹ, trong đó có 6,4 triệu người trong độ tuổi hơn 65 sống trong nghèo đói và tỷ lệ hộ nghèo chiếm 15%.
Ở một quốc gia văn minh, hiện đại như Mỹ, vấn đề đảm bảo an sinh xã hội vẫn tồn tại nhiều vấn đề hạn chế. Một báo cáo của Cục Điều tra dân số Mỹ phát hành vào ngày 17/9/2013 cho biết, trong năm 2012 , tổng cộng 15,4% dân số Mỹ, khoảng 48 triệu công dân nước này không có bảo hiểm.
Quyền phụ nữ và quyền trẻ em ở Mỹ cũng chưa được bảo vệ hiệu quả.  Nữ giới phải đối mặt với sự phân biệt đối xử nghiêm trọng trong khi làm việc. Tiền lương của nữ thấp hơn nhiều so với nam, chỉ chiếm 81% thu nhập bình quân của nam giới trong năm 2012. Phụ nữ gốc Phi càng bị phân biệt đối xử - cùng một công việc nhưng họ chỉ được trả 69cent cho mỗi 1USD chi trả cho tất cả mọi người. Phụ nữ, kể cả nữ quân nhân và trẻ em cũng là nạn nhân thường xuyên của tình trạng bạo lực và tấn công, lạm dụng tình dục. Bên cạnh đó, lao động trẻ em trong nông nghiệp vẫn tồn tại. Theo thống kê, trong tháng 12/2013, mỗi ngày ở Mỹ có 38 trẻ em bị thương trong các tai nạn liên quan đến nông nghiệp và 20% trong số những nạn nhân chết vì tai nạn trong kho ngũ cốc là lao động trẻ em.
Mặc dù luôn kêu gọi các quốc gia khác không phân biệt chủng tộc, sắc tộc nhưng nhưng tình trạng phân biệt chủng tộc và kỳ thị sắc tộc ở Mỹ rất nặng nề. Chỉ trong năm 2012, có ít nhất 136 người Mỹ gốc Phi không có vũ trang bị cảnh sát và lực lượng trị an giết hại. Tình trạng phân biệt chủng tộc xảy ra tràn lan ở tất cả những nơi công cộng trên nước Mỹ.
“Vô địch” vi phạm nhân quyền ở nước ngoài
Trên phương diện quốc tế, Mỹ thường xuyên sử dụng máy bay không người lái gây ra nhiều thương vong cho dân thường các nước như Pakistan, Yemen. Kể từ năm 2004, Mỹ đã tiến hành 376 cuộc không kích từ máy bay không người lái làm 926 dân thường thiệt mạng. Việc Mỹ ngang nhiên tấn công bất hợp pháp các nước đã vi phạm trắng trợn chủ quyền quốc gia và các quy định cơ bản về quyền con người trong Công ước Genene.
Là một cường quốc luôn rao giảng về nhân quyền, tự do, dân chủ song Mỹ vẫn là nước chưa phê chuẩn hoặc tham gia vào một loạt các quy ước cốt lõi của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, chẳng hạn như Công ước Quốc tế về các Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ; Công ước về Quyền trẻ em và Công ước về Quyền của Người khuyết tật.
Thế mới hay, “nhân quyền kiểu Mỹ” là như thế đấy! Rõ là “chân mình còn lấm bề bề/ Lại cầm bó đuốc đi rê chân người.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét