Đánh giá đúng tầm mức sự nguy hại của làn sóng xâm
lăng văn hóa, thể hiện rõ quyết tâm ngăn chặn làn sóng này, ngày 27-7-2010, Ban
Bí thư Trung ương Đảng khóa X ban hành Chỉ thị số 46-CT/TW “Về chống sự xâm nhập
của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội”.
Chỉ thị đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ, tác hại của các
sản phẩm văn hóa độc hại và sự sùng ngoại, lai căng đã “tác động rất xấu đến tư
tưởng, đạo đức, lối sống, tâm lý, hành vi của một bộ phận nhân dân, nhất là
thanh thiếu niên; làm hủy hoại, xói mòn nền tảng và những giá trị đạo đức tốt đẹp
của dân tộc; có nguy cơ dẫn tới khủng hoảng tinh thần, mất phương hướng lựa chọn
các giá trị, lối sống và niềm tin của một bộ phận công chúng; dẫn đến khuynh hướng
“tự diễn biến” về chính trị, tư tưởng, tác hại lâu dài đến các thế hệ mai sau”.
Làn sóng xâm lăng văn hóa thể hiện rõ ở chỗ các nước
phát triển, các nước lớn có âm mưu sẽ xây dựng chiến lược để lặng lẽ đưa các
giá trị chuẩn mực, đạo đức xã hội, tư tưởng chính trị, phương pháp kinh tế... của
họ dần áp đặt vào các nước đang phát triển thông qua giao tiếp giữa các nước. Từ
phân tích trên, chúng ta có thể hiểu sự xâm lăng văn hóa là chiến lược được các
cường quốc tính toán nhằm thực hiện tham vọng bá chủ thế giới. Không giống như
các dạng truyền thống của quyền lực quốc gia, xâm lăng văn hóa thể hiện quyền lực
mềm của một cường quốc.
Nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, văn hóa
luôn là đối tượng mà các thế lực thù địch tập trung hướng đến thông qua nhiều
cách thức, thủ đoạn, trong đó trắng trợn nhất là dùng văn hóa để xâm lược; tấn
công bằng văn hóa để áp đặt các giá trị văn hóa và lối sống của phương Tây; phá
hoại bản sắc văn hóa của dân tộc, từ lĩnh vực văn hóa chuyển hóa dần sang lĩnh
vực chính trị; hình thành ý thức chống đối về chính trị, phản bội lại Đảng, chống
lại chế độ xã hội chủ nghĩa; đi ngược lại với nền văn hóa của dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét