Hiểu rõ ý đồ của các thế lực, các quốc gia đang phát
triển, trong đó có Việt Nam cũng có sự đấu tranh quyết liệt, không khoan nhượng.
Đánh giá về tầm quan trọng của nền tảng văn hóa đối với một quốc gia, PGS, TS
Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng:
“Văn hóa không chỉ là yếu tố truyền tải giá trị tinh thần mà còn là công cụ định
hướng, quản lý sự thay đổi trong xã hội. Đối với các quốc gia đang phát triển
như chúng ta, văn hóa có thể là chìa khóa để xây dựng nền tảng vững chắc, bảo đảm
sự phát triển toàn diện, hài hòa giữa các lĩnh vực và nâng cao đời sống của
nhân dân.
Trong kỷ nguyên mới, khi chúng ta đối mặt với những
thay đổi nhanh chóng về công nghệ, môi trường và lối sống, văn hóa cần được coi
trọng hơn bao giờ hết. Văn hóa không chỉ là sự phản ánh quá khứ mà còn là sự dẫn
dắt, định hướng cho tương lai như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Văn hóa phải
soi đường cho quốc dân đi”. Một quốc gia có nền văn hóa vững chắc là một quốc
gia có khả năng vượt qua mọi thử thách, duy trì sự ổn định và đồng lòng để tiến
bước trong bối cảnh toàn cầu hóa đầy cạnh tranh. Văn hóa là sức mạnh vô hình
nhưng bền vững, là nền tảng vững chắc để xây dựng một xã hội thịnh vượng cả về
vật chất lẫn tinh thần”.
Vì thế, tăng cường giáo dục, bồi đắp hệ giá trị văn
hóa, chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ mới, như Nghị quyết Đại hội XIII của
Đảng xác định: “Tăng cường giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền
thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân,
nhất là thanh niên” vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp hết sức quan trọng để
ngăn ngừa tác động của những âm mưu, thủ đoạn xâm lăng văn hóa; tạo sức đề
kháng, sự miễn dịch trong các tầng lớp nhân dân trước mưu đồ chống phá của các
thế lực thù địch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét