Từ ngày chuyển vị trí công tác, tôi tự răn một điều: Mình nên nghe nhiều hơn nói. Phàm những chuyện không đâu, đừng có tham gia vào chính sự.
Mấy nay, thấy cộng đồng mạng khoe quà biếu của anh Phạm Nhật Vượng vì đã sử dụng sản phẩm xe VinFast của anh. Đương nhiên rồi, tri ân khách hàng cũng là một cách truyền thông thân thiện và hiệu quả nhất. Lẽ vậy, câu chuyện ca ngợi về xe VinFast rôm rả lắm. Có anh còn muốn bán cả Toyota để chuyển sang VinFast. Ừ cũng đúng, vì thời gian đã chứng minh về chất lượng và thương hiệu của VinFast rất đẳng cấp, bền bỉ, tiết kiệm nhiên liệu. Và người Việt dùng hàng Việt, trí tuệ Việt, nhân lực Việt, sản phẩm Việt, đóng thuế Việt, cũng là góp phần xây dựng đất nước. Tốt quá chứ sao?
Nhưng... có anh vui quá, ca ngợi hết tầm anh Vượng Vin CHẾ TẠO ra ô tô tốt hơn cả thế giới, thì cũng hơi quá.
Có lẽ cũng vì tình yêu nước, tự hào dân tộc mà phấn khích quá. Điều đó không sai. Tốt đấy chứ!
Nhưng...lại nhưng... với mình. Một kẻ học về chuyên ngành chế tạo máy, đã từng vận hành, quản lý đủ loại xe máy của công ty thì mình biết VinFast chủ yếu là thành phẩm lắp ráp linh kiện, phụ kiện từ các thương hiệu tên tuổi nước ngoài. Có điều trí tuệ Việt, tiềm năng Việt. Anh Vượng đã biết chọn lọc thứ gì tốt nhất, đồng bộ nhất, để cải biên, hiệu chỉnh cho phù hợp với công năng tạo thành thương hiệu VinFast và hướng tới nội hóa linh kiên, thành phẩm trong sáng tạo.
Biết vậy, nhưng chẳng dám nói vì sợ phạm quy, sai định hướng dư luận và lệch sóng. Và lại bản thân luôn kính nể trí tuệ của anh Vượng. Đến giờ chỉ có anh mới là người làm được những điều mà chưa ai làm được. Anh đã mang việc làm cho nhân dân và thu ngoại tệ về cho đất nước. Anh xứng danh là một doanh nhân thành đạt, trí tuệ và yêu nước. Nhân dân ủng hộ anh là đúng.
Nay thấy Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI ngày 15/01/2025, ông đã thẳng thắn khen ngợi và ghi nhận sự phát triển của Công nghệ nước nhà. Nhưng cũng rất cụ thể, thẳng thắn và phản ảnh trực diện thực tại của điều mà xưa nay chưa ai dám nói. Xin được trích một đoạn như sau:
"...Tôi được báo cáo là Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu điện thoại di động thông minh; đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu linh kiện máy tính; đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu thiết bị máy tính; đứng thứ 7 thế giới về gia công phần mềm, đứng thứ 8 thế giới về thiết bị linh kiện điện tử.
Đây là những con số có vẻ ấn tượng, hoành tráng, đáng tự hào, nhưng thử hỏi chúng ta đã bao giờ nhìn sâu vào bản chất những số liệu này chưa?
Chúng ta đóng góp được bao nhiêu phần trăm giá trị trong đó?
Hay là mình đang ở phân khúc thấp nhất của chuỗi giá trị, chủ yếu là gia công cho nước ngoài.
Một cái áo bán ra mà thiết kế, vải, nhuộm, chỉ, cúc đều của người khác thì mình được bao nhiêu?
Có chăng chỉ là công lao động và sự ô nhiễm môi trường?
Số liệu tôi nêu trên được trích dẫn từ báo cáo của Lãnh đạo về thành tích của ngành mình.
Tôi cứ tự hỏi đây liệu có phải là “ngộ nhận”, là “tự huyễn hoặc”, là “tự ru mình” không?
Nhân đây tôi muốn nói thêm: Ngành điện tử, sản xuất điện thoại và linh kiện, khu vực FDI xuất khẩu 100% giá trị điện thoại và linh kiện nhưng nhập đến 89% giá trị linh kiện này.
Sam Sung đầu tư vào Việt Nam từ 2008 đến nay, tại Thái Nguyên có 60 doanh nghiệp đối tác cấp I cung ứng cho Sam Sung thì tới 55 doanh nghiệp nước ngoài; tại Bắc Ninh có 176 đối tác cấp I, thì có tới 164 doanh nghiệp nước ngoài.
Các doanh nghiệp trong nước chủ yếu cung cấp dịch vụ an ninh, suất ăn công nghiệp, xử lý rác thải...
Tôi muốn nêu rõ những bất cập này để chúng ta nhìn thẳng vào sự thật, rằng doanh nghiệp của chúng ta đang đứng ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu cũng như trong năng lực cạnh tranh quốc tế để mà cố gắng?"
Quả thực được nghe những lời tâm huyết, nhìn thẳng vào sự thật từ vị đứng đầu Đảng và Nhà nước, tôi càng tâm phục, khẩu phục và trân trọng ngưỡng mộ ông hơn. Nếu mọi thứ đều "ru ngủ" trong ảo tưởng sẽ dễ mắc căn bệnh trầm kha tự sướng.
Tôi cũng nghĩ, Việt Nam chưa thể là "nơi hội tụ nhân tài toàn cầu", khi mà gần như các doanh nghiệp nước ngoài đều có 100% vốn. Họ mang lợi nhuận về nước, để lại cho Việt Nam là tiền công giá rẻ và ô nhiễm môi trường, thì ngay đến "hội ngộ của tinh hoa trí tuệ" cũng chưa đạt.
Không biết có phải do cảm tính từ cái bắt tay nồng ấm của anh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông sau bài phát biểu của tôi về tình cảm của mình với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trụ sở Báo Nhân Dân hay không. Mà tôi rất trân trọng và quý mến anh. Phải thừa nhận, anh là một Bộ trưởng rất hoạt ngôn, hào sảng, thân thiện và trí tuệ. Anh đã góp phần không nhỏ trong việc thu hút nhân tài và thu hút chuyên gia trong xây dựng phát triển Ngành công nghiệp số và tạo ra xã hội số cũng như tạo thương hiệu và sức mạnh cho Tập đoàn - Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel có ngày hôm nay. Nhưng quả thực sau bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại diễn đàn đã cho tôi nhìn nhận bằng cách nhìn khác. Tổng Bí thư đã nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá rất đúng và chúng. Ông đã chỉ rõ 7 nhiệm vụ và giải pháp cấp bách mà ngành công nghiệp chuyển đổi số Việt Nam cần phải thực hiện ngay trong kỷ nguyên đổi mới của ông .
Mong rằng, từ giải pháp chỉ đạo rất thực tiễn của Tổng Bí thư Tô Lâm, sẽ sớm được các nhà chức trách tiếp thu, lĩnh hội thực hiện./.
Yêu nước ST.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét