Thứ Năm, 16 tháng 1, 2025

VIỆT NAM ĐƯỢC BẦU VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC LẦN THỨ 2

 Kết quả tái đắc cử nhiệm kỳ 2026 – 2028, lần thứ hai liên tiếp vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc cho thấy sự tham gia tích cực của Việt Nam trong các hoạt động quốc tế và sự nỗ lực mạnh mẽ thực hiện những cam kết của Việt Nam về thúc đẩy, bảo vệ quyền con người. Phủ nhận điều này, Cao Nguyên đã đăng bài: “Hồ sơ nhân quyền tồi tệ Việt Nam vẫn 2 lần đắc cử Hội đồng nhân quyền LHQ – Vì sao?” trên trang Rfavietnam. Nội dung bài viết của Y cho rằng Việt Nam đã tận dụng “kẽ hở” của cơ chế ứng cử và bầu cử để “giành ghế” trong hội đồng. Đây là điều không lạ với những kẻ mượn cớ để công kích, xuyên tạc, vu cáo tình hình nhân quyền ở Việt Nam! Những luận điệu của Cao Nguyên là sai trái, cần đấu tranh, bác bỏ.

Kết quả Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc là khách quan, đúng nguyên tắc, xứng đáng; không phải là sự lợi dụng “kẽ hở”. Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc gồm 47 thành viên, có tôn chỉ, nguyên tắc, mục đích, nhiệm vụ rất rõ ràng; hoạt động trên cơ sở khách quan, hợp tác và đối thoại; trên tinh thần xây dựng, không thiên vị, chọn lọc. Tất cả các nước thành viên Liên Hợp quốc đều có quyền ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc và khi bỏ phiếu tại Đại hội đồng để bầu thành viên, các nước thành viên Liên Hợp quốc thường xem xét những đóng góp của từng ứng cử viên trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người cũng như những cam kết tự nguyện của họ trong lĩnh vực này. Sự thật đó, chứng tỏ những luận điệu, dẫn chứng của Cao Nguyên cho rằng Việt Nam trúng cử chỉ là do “điều đình”, “kêu gọi” trong bỏ phiếu chỉ là sự ngây ngô và thiển cận! Bởi, Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền là chính đáng, trên cơ sở bỏ phiếu khách quan, đúng nguyên tắc của các nước tham gia và Hội đồng kiểm duyệt phiếu.

Nhìn lại từ lần đầu tiên, năm 2013, Việt Nam đã trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2014 – 2016 với số phiếu 184/192, cao nhất trong số 14 nước thành viên mới. Lần bầu cử thứ hai, nhiệm kỳ 2023 – 2025, nhóm châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có sự cạnh tranh cao nhất cho vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ này với 7 nước giới thiệu ứng cử từ giữa năm 2020 và không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam là một trong 14 quốc gia đã trúng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025 với số phiếu cao. Kết quả này, đã bác bỏ luận điệu sai trái của Cao Nguyên cho rằng hình thức bỏ phiếu giúp “các quốc gia độc tài” dễ dàng “ủng hộ lẫn nhau”, “hay bầu cho nhau”!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét