Trong mọi giađoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước và Quân đội ta luôn đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống lãng phí; đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận về vấn đề này và lãnh đạo cả hệ thống chính trị, toàn dân, toàn quân tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả to lớn. Trước yêu cầu cao về tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức mạnh toàn dân tộc đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam; dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương và cấp bách.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng công
tác phòng, chống tham nhũng. Bác căn dặn: “Tham
ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của chính
phủ”, Người chỉ rõ: “Tham ô có hại,
nhưng lãng phí có khi còn có hại nhiều hơn, nó tai hại hơn tham ô vì lãng phí
rất phổ biến…”; “Lãng phí tuy không
lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại chi nhân dân, cho Chính
phủ. Có khi tại hại hơn nạn tham ô”.
Không chỉ thường xuyên căn dặn, nhắc nhở, bàn luận
về tiết kiệm, chống lãng phí dưới góc độ lý luận, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là
tấm gương mẫu mực, sáng ngời về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tấm gương
của Người đã truyền cảm hứng trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ra sức
thi đua, huy động, hội tụ tiềm lực, sức mạnh chiến thắng thực dân, đế quốc,
giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 21/8/2006, Hội nghị lần
thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng,
lãng phí; ngày 25/5/2012, Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) ban hành Kết luận
số 21-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành
Trung ương (khóa X); ngày 21/12/2012, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 21-CT/TW
về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; ngày 25/12/2023, Bộ Chính
trị ban hành Chỉ thị 27-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII của Đảng chỉ rõ: “Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí… chưa
có chuyển biến rõ rệt… phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí vẫn còn hạn chế…
”.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, trong nhận
thức của không ít người, chưa thấy hết tác hại vô cùng to lớn của lãng phí.
Chắc rằng, một phần quan trọng là do chúng ta đang tập trung vào những việc hệ
trọng khác, như đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; mặt khác, do nhận
thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của
việc lãng phí.
Lãng phí vô hình tồn tại trên mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, không giản đơn, dễ nhận biết như lãng phí trong tiêu dùng sử dụng
cơ sở vật chất từ trong bộ máy Nhà nước đến tiêu dùng và sinh hoạt của toàn xã
hội.
Lãng phí từ trong quá trình xây dựng pháp luật, đề
ra các chủ trương, chính sách, các quyết định, rồi sửa luật, điều chỉnh các chủ
trương, chính sách, các quyết định… mà chưa được sự suy xét cẩn trọng, khó hòa
nhập vào cuộc sống, gây ách tắc trong quản lý, điều hành của Nhà nước, làm tổn
hại đến lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người dân.
Xoay quanh vấn đề này, qua các phương tiện truyền
thông đã cung cấp cho chúng ta biết bao sự việc cụ thể, điển hình trên mọi lĩnh
vực của hoạt động kinh tế - xã hội. Ở một khía cạnh khác, chậm thực thi, thậm
chí không thực thi những chủ trương, nghị quyết, những quyết sách… đã được xác
định, đặc biệt là những dự án mang tầm cỡ quốc gia mang tính đột phá đúng thời
cơ cho sự phát triển của đất nước, do những nhận định đánh giá chưa sát thực
tiễn, mang tính toàn cầu. Sau đó, một thời gian dài lại khởi động triển khai, đây
là một sự lãng phí với những tổn thất vô cùng to lớn, vô hình về nhiều mặt, mà
không ai chịu trách nhiệm. Trong chống lãng phí, đây là điều cần xem xét nghiêm
túc, rút ra những bài học từ khâu lãnh đạo, chỉ đạo cho đến việc tiếp thu có
chọn lọc ý kiến của dư luận xã hội để không bỏ lỡ những cơ hội lịch sử trong
tương lai.
Trên thực tế, trong thời gian dài, chúng ta chưa
thực sự hành động với những giải pháp quyết liệt như phòng, chống tham nhũng.
Bài viết “Chống lãng phí” của
Tổng Bí thư Tô Lâm đã hệ thống lại những việc Đảng và Nhà nước đã triển khai
thực hiện xoay quanh vấn đề này, cùng sự lý giải tình hình với những diễn biến
cụ thể trên mọi lĩnh vực với mức độ khác nhau của tình trạng lãng phí hiện nay.
Đồng thời, xác định những giải pháp mang tính tổng thể, đồng bộ để từng bước
khắc phục thực trạng trên, góp phần tạo nguồn lực đưa đất nước bước vào thời kỳ
mới, kỷ nguyên cho sự phát triển đột phá của đất nước. Bài viết như một thông
điệp mạnh mẽ, mang tính thức tỉnh sâu sắc, khuyến khích mọi người xem xét lại
cách thức sử dụng và quản lý các nguồn lực trong toàn xã hội. Từ đó, kêu gọi cả
hệ thống chính trị và từng người dân cần có ý thức tránh xa lãng phí và từng
người dân cấn có ý thức tránh xa lãng phí, không chỉ vì lợi ích quốc gia, lợi
ích của bản thân và gia đình, xã hội mà còn vì trách nhiệm với thế hệ tương
lai.
Lãng phí thực sự là hiểm hoạ của đất nước, nên phải
kiên quyết đấu tranh loại trừ. Điều đó càng bức thiết khi chúng ta bước vào kỷ
nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Cần có nhiều biện pháp, giải pháp
để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Với giải pháp
tổng thể, căn cơ bao gồm 4 nhóm nội dung vừa cơ bản, lâu dài, vừa khẩn trương,
cấp bách được xác định trong bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, tin
rằng, sẽ có những bước đột phá mạnh mẽ vào “bức tường” lãng phí, đã được nhận
diện từ lâu, nhưng phòng, chống chưa đạt được như ước vọng của chúng ta./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét