Đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ không thể tách rời với đấu tranh không khoan nhượng với các phần tử cơ hội chính trị. Đây phải được xem là một nhiệm vụ chiến lược có ý nghĩa sống còn trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, đấu tranh phòng, chống chủ nghĩa cơ hội chính trị là yêu cầu khách quan, đòi hỏi phải gắn chặt với phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Do vậy, cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau đây:
Một là, nâng cao nhận thức,
trách nhiệm của các cấp ủy và người đứng đầu tổ chức đảng, chính quyền trong đấu
tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” và chủ nghĩa cơ hội chính trị.
Nâng cao trình độ, bản lĩnh chính
trị của các cấp ủy, người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị, cấp ủy, chi bộ
để làm chỗ dựa nâng cao nhận thức, giác ngộ chính trị cho cán bộ, đảng viên và
nhân dân. Bởi vì, đây là các chủ thể lãnh đạo, quản lý, tổ chức đấu tranh
phòng, chống “diễn biến hòa bình” và chống cơ hội chính trị. Thực tiễn cho thấy,
ở địa phương, cơ quan, đơn vị nào mà cấp ủy đảng, người đứng đầu có bản lĩnh chính
trị vững vàng, có khả năng xem xét, phân tích, đánh giá đúng tình hình, nhận diện
đúng âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, “cơ hội chính trị” thì ở đó tạo được
sự thống nhất về tư tưởng, hành động; cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và
nhân dân đủ sức chủ động phòng ngừa, giải quyết tốt, có hiệu quả ngăn chặn những
hành động chống phá của các thế lực thù địch.
Muốn vậy, cần đặc biệt coi trọng
tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm,
đường lối của Đảng; làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thấu suốt đường lối chính trị
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có nhận thức đúng đắn về con đường
đi lên CNXH; nhạy cảm chính trị, nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa
bình”, biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội chính trị; chủ động phòng ngừa, kiên quyết
đấu tranh ngăn chặn, không để gây ra hậu quả.
Hai là, đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng, đi đôi với phát huy vai trò, hiệu lực, hiệu quả quản lý của
Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong đấu tranh phòng, chống “diễn
biến hòa bình” và cơ hội chính trị.
Sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của
Nhà nước có vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định thắng lợi trong cuộc đấu
tranh tư tưởng; bảo đảm cho mọi cán bộ, đảng viên tuyệt đối trung thành với Tổ
quốc và sự nghiệp cách mạng của dân tộc, trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân
dân; luôn kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hoàn thành xuất
sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Trong đó, cần tập trung vào các nội
dung như: Nâng cao năng lực hoạch định đường lối, chính sách và chỉ đạo các hoạt
động đấu tranh; xây dựng bộ máy nhà nước, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện;
củng cố, phát huy vai trò của các cấp chính quyền; xây dựng và phát huy vai trò
các tổ chức chính trị - xã hội trong đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa
bình”, cơ hội chính trị. Cần nhanh chóng sàng lọc, phát hiện và sớm đưa ra khỏi
bộ máy những phần tử cơ hội chính trị.
Tập trung nghiên cứu, hoàn thiện
cơ chế tuyển chọn, bố trí sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ trong điều kiện mới. Đẩy
mạnh và kiên trì giải pháp giáo dục chính trị, tư tưởng và tăng cường công tác
quản lý, giám sát cán bộ, đảng viên cả trong và ngoài hệ thống chính trị. Kiên
trì thực hiện nhất quán chính sách tôn vinh và đãi ngộ thỏa đáng những người có
công với cách mạng.
Ba là, xây dựng, kiện toàn
ban tuyên giáo, ban chỉ đạo 35 các cấp vững mạnh; nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ nòng cốt, huy động đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ, xây dựng “thế trận
lòng dân” tham gia đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, cơ hội chính trị.
Rà soát hệ thống tổ chức bộ máy
làm công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng từ Trung ương đến địa phương; khắc
phục sự chồng chéo, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ cho từng tổ chức, giữa bộ
máy lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước. Việc thực thi trách nhiệm phải được
giám sát bằng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy tắc chuẩn mực,
lương tâm nghề nghiệp.
Đẩy mạnh đổi mới cơ chế, chính
sách trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, thu hút người tài,
người có bản lĩnh, kinh nghiệm để tạo ra một lực lượng cán bộ làm công tác bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có sự trao
truyền, nối tiếp giữa các thế hệ. Tạo môi trường hấp dẫn (về điều kiện làm việc,
chính sách tiền lương, nhà ở...) để người tài yên tâm công tác, tâm huyết với
nghề, có nhiều đóng góp vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng,
chống âm mưu chống phá của các thế lực thù địch. Xây dựng hệ thống tiêu chí cụ
thể trong việc nhận diện những nhóm, đối tượng chống phá, thù địch.
Bốn là, tăng cường công
tác kiểm tra, giám sát, đấu tranh ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí; nâng cao tính gương mẫu
trong cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Các cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban
kiểm tra các cấp cần chủ động đổi mới, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát định
kỳ và đột xuất việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết
định, quy chế, kết luận của Đảng, của cấp ủy cấp trên và của cấp mình, chính
sách, pháp luật của Nhà nước. Trong đó, chú trọng tăng cường kiểm tra, giám sát
và công khai kết quả kiểm tra, giám sát, xử lý các khuyết điểm, vi phạm để góp
phần đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”.
Gắn cuộc đấu tranh ngăn chặn các
phần tử cơ hội chính trị với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực thi
triệt để nội quy kiểm soát về quyền lực, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính
sách, nâng cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên.
Thực hành nguyên tắc đạo đức “Nói đi đôi với làm”, kiên quyết khắc phục tình trạng
nói không đi đôi với làm. Nêu cao đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô tư”, tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng và các hiện tượng
tiêu cực ngay trong cơ quan, đơn vị mình, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng
viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Hơn lúc
nào hết, cần tăng cường và đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống chủ nghĩa cá
nhân, nghĩa cơ hội chính trị và các phần tử cơ hội trong nội bộ để loại ra khỏi
tổ chức đảng.
Năm là, tăng cường đầu tư
cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ nhiệm vụ đấu tranh
phòng, chống “diễn biến hòa bình”, cơ hội chính trị.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin trong quy trình xử lý công việc của các cơ quan chuyên trách làm nhiệm vụ
này, bảo đảm yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Tiếp tục phát triển
các giải pháp công nghệ truyền thông; đầu tư các thiết bị kỹ thuật hiện đại phục
vụ lực lượng tham gia đấu tranh trên internet, mạng xã hội. Trang bị đầy đủ và
đồng bộ các phương tiện cơ sở vật chất - kỹ thuật để phục vụ cho việc quản lý
hoạt động nghiên cứu khoa học lý luận chính trị, văn hóa, văn nghệ, báo chí, xuất
bản… Đầu tư tài chính thỏa đáng kết hợp với việc khai thác những nguồn lực khác
phục vụ tốt nhất cho hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước.
Gần 40 năm đổi mới đất nước, Việt
Nam đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước ta chưa bao
giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Tuy nhiên,
con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là chưa có tiền lệ. Vì vậy, không tránh khỏi
những hạn chế, thiếu sót trong quá trình lãnh đạo của Đảng. Đây chính là khoảng
trống để xuất hiện những phần tử cơ hội chính trị truyền bá các tư tưởng sai
trái, thù địch. Các tư tưởng cơ hội chính trị cùng với chiến lược “diễn biến
hòa bình” của thế lực thù địch gây nguy hại nghiêm trọng tới sự vững mạnh về
chính trị, tư tưởng và trong sạch về tổ chức bộ máy của Đảng, tới vai trò lãnh
đạo và sức chiến đấu của Đảng, vận mệnh của Đảng, của quốc gia - dân tộc. Đây
là vấn đề mà mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân ta cần phải nhận thức rõ, tăng sức
“đề kháng”, “miễn dịch” để không “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trước các âm
mưu, thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt của các thế lực thù địch, phản động./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét