Thứ Ba, 7 tháng 1, 2025

NGƯỜI CỘNG SẢN LÀM CÁCH MẠNG KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ BỎ TÔN GIÁO

 

Cho đến nay, các học giả, giới chính trị và cả người dân trong nước và quốc tế vẫn còn thiếu sự hiểu biết về quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo và chính sách tôn giáo của Việt Nam. Vẫn tồn tại một định kiến: người cộng sản làm cách mạng để phá bỏ tôn giáo? Điều đó có đúng không?

Trong luận văn về tôn giáo, C.Mác đã nhận định thế này: nhìn vào lịch sử của loài người, chúng ta sẽ thấy rằng, mọi dân tộc kể cả khi đã đạt đến trình độ văn hóa - văn minh cao nhất thì cũng không thể trút bỏ khỏi mình những cảm nhận về thánh thần. C.Mác và Ph.Ănghen với tư cách là những người cộng sản và người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học, các ông không chủ trương phá bỏ tôn giáo, người cộng sản chỉ chống các hành động lợi dụng tôn giáo đi ngược lại lợi ích con người và tiến bộ xã hội. Chủ nghĩa xã hội chỉ xóa bỏ các nền tảng quan hệ xã hội, các thể chế xã hội, các hiện tượng xã hội và tự nhiên tạo ra tôn giáo.

Sau này, V.I. Lênin, trong bài phát biểu nhân dịp Đại hội toàn Nga các nữ công nhân, năm 1918, nhấn mạnh “nguồn gốc sâu xa nhất của các thành kiến tôn giáo là cùng khổdốt nát, chính cái tệ ấy mới là cái chúng ta cần đấu tranh[1]. Và “trong cuộc đấu tranh này, ai làm tổn thương đến tình cảm tôn giáo của người dân, người đó sẽ gây thiệt hại lớn. Nếu hành động thô bạo, chúng ta sẽ làm cho quần chúng tức giận, hành động như vậy sẽ càng gây thêm chia rẽ trong quần chúng về vấn đề tôn giáo, mà sức mạnh của chúng ta là ở sự đoàn kết”.

Thái độ chính trị của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đối với tôn giáo là hết sức rõ ràng: người cộng sản làm cách mạng không phải để phá bỏ tôn giáo. Chủ nghĩa xã hội không coi tôn giáo là kẻ thù của mình.  Sự đối lập ý thức hệ duy vật - duy tâm, vô thần - hữu thần giữa người cộng sản và người có tôn giáo không ảnh hưởng đến lý tưởng chung của người Cộng sản và người có tôn giáo, đó xây dựng một xã hội không còn cảnh nô lệ và nghèo khổ, tất cả mọi người đều được hạnh phúc.

Sau C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, với tư cách là lãnh tụ cộng sản, Hồ Chí Minh hoàn toàn thống nhất với quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Người tuyên bố: không có sự mâu thuẫn hay đối nghịch nào giữa xã hội chủ nghĩa và niềm tin tôn giáo của quần chúng. Không bao giờ cách mạng nuôi dưỡng tình cảm chống tôn giáo. Người cộng sản làm cách mạng không phải để phá bỏ tôn giáo. Người cộng sản làm cách mạng, đấu tranh chống kẻ thù, đem lại độc lập tự do cho nước nhà, cũng là để cho văn hóa, chính trị, kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo đều được phát triển tự do. Đảng Cộng sản chẳng những không tiêu diệt tôn giáo mà còn bảo hộ tôn giáo.

Hồ Chí Minh là một trong số ít những lãnh tụ cộng sản quan tâm và tôn trọng tình cảm tôn giáo và đức tin của người dân. Người thường nhắc nhở cán bộ lãnh đạo rằng: Tín đồ Phật giáo tin ở Phật, tín đồ Gia tô tin ở đức Chúa Trời, cũng nh­ư chúng ta tin vào chủ nghĩa Mác. Nên, đối với dân ta, ta đừng có làm gì trái ý dân. Dân muốn gì ta phải làm nấy, “ý dân là ý chúa”.

Tóm lại, tôn giáo và chủ nghĩa xã hội đều có khát vọng giải phóng con người khỏi cảnh nô lệ và nghèo khổ. Tôn giáo đã đưa ra mục tiêu, lý tưởng và cách thức để giúp cho cuộc sống con người được tốt đẹp hơn và cuối cùng là có được một “vị trí trên thiên đường”. Chủ nghĩa xã hội thì dạy cho con người phải luôn nỗ lực, phấn đấu để có thể nâng cao đời sống của bản thân và có được một “vị trí thích hợp trong xã hội trần thế”. Cả tôn giáo và chủ nghĩa xã hội đều đã khai phá ra con đường để nhân loại tiến đến văn minh và tiến bộ. Không có lý gì, người Cộng sản làm cách mạng lại phá bỏ tôn giáo./.


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét