HỌC
TẬP TƯ TƯỞNGHỒ CHÍ MINH VỀ PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC
VÀ
PHƯƠNG PHÁP TÁC PHONG CÔNG TÁC CỦA CHÍNH UỶ, CHÍNH TRỊ VIÊN.
ĐTM
009/2019
Trong lịch sử xây dựng, chiến đấu và trưởng
thành của quân đội nhân dân Việt Nam, Đảng
ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng chăm lo xây dựng đội ngũ chính
uỷ, chính trị viên; đồng thời làm tốt công tác bồi dưỡng, đào tạo, bố trí đội
ngũ làm công tác đảng, công tác chính trị. Đội ngũ cán bộ chính trị đã hình
thành, phát triển và phát huy vai trò to lớn của mình trong quá trình xây dựng,
chiến đấu và trưởng thành của quân đội. Hình ảnh chính uỷ, chính trị viên trong các cuộc kháng chiến đã in đậm, khắc
sâu trong tư tưởng, tình cảm của bộ đội và nhân dân ta, trở thành những biểu hiện
cao đẹp về lòng nhân ái, đức hy sinh và tinh thần chiến đấu quên mình cho sự
nghiệp cách mạng. Từ khi hình thành, phát triển đội ngũ chính uỷ, chính trị
viên đến nay Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan niệm về bản chất người
chính uỷ, chính trị viên là người cán bộ của Đảng trong lực lượng vũ trang.
Chính uỷ, chính trị viên đều là đảng viên Cộng sản, là người cán bộ của Đảng,
chuyên trách công tác đảng, công tác chính trị. Gương cao ngọn cờ lãnh đạo của
cấp uỷ, tổ chức đảng trong đơn vị, người chủ trì toàn bộ hoạt động xây dựng đơn
vị về chính trị, chủ trì về chính trị, chủ trì về công tác đảng, công tác chính
trị, người chịu trách nhiệm chính trong định hướng chính trị cho mọi hoạt động
của đơn vị và mọi cá nhân trong đơn vị theo hướng chính trị cho mọi hoạt đọng của
đơn vị và của mọi cá nhân trong đơn vị theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp uỷ, tổ chức đảng, mệnh lệnh,
chỉ thị của người chỉ huy, chính uỷ, chính trị viên cùng cấp và của cấp trên, đồng
thời phải chịu trách nhiệm trước cấp uỷ cấp trên, cấp uỷ cấp mình về toàn bộ những
vấn đề về chính trị của đơn vị thuộc quyền. Trên cơ sở vị trí của chính uỷ,
chính trị viên, xác định vai trò là người trực tiếp chỉ đạo, tiến hành xây dựng
đảng bộ, cấp uỷ, tổ chức đảng trong đơn vị trong sạch vững mạnh, nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp uỷ, tổ chức đảng đối với đơn vị, thông
qua đó góp phần củng cố, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt
của Đảng đối với quân đội. Đồng thời, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng
hiệu lực công tác đảng, công tác chính trị ở đơn vị. Chính uỷ, chính trị viên
còn có vai trò quan trọng xây dựng đơn vị, các tổ chức trong đơn vị vững mạnh
góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp,
sức mạnh chiến đấu của quân đội ta. Chính uỷ, chính trị viên là hạt nhân đoàn kết,
là điểm tựa về tinh thần, tâm lý của đơn vị, nhất là trong tình huống khó khăn,
phức tạp, ác liệt ... Đồng thời, chính uỷ, chính trị viên còn góp phần quan trọng
tăng cường hiệu lực của người chỉ huy.
Mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cách mạng cần
có đội ngũ cán bộ thích ứng, có phẩm chất năng lực đáp ứng được sự đòi hỏi của tình
hình nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ quân đội. Hiện nay, để thực hiện thắng lợi
Nghị quyết 51/NQ-TW của Bộ chính trị đã ban hành, triển khai thực hiện, công
tác cán bộ, đặc biệt là xây dựng đội ngũ chính uỷ, chính trị viên có đủ số lượng,
có chất lượng ngày càng cao là vấn đề then chốt. Do đó, việc xác định đúng đắn
yêu cầu phẩm chất, năng lực và phương pháp tác phong công tác của chính uỷ,
chính trị viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề cơ bản và cấp bách, làm cơ sở
để quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đội ngũ chính uỷ, chính trị
viên trong toàn quân; là cơ sở để đội ngũ cán bộ chính trị phấn đấu, tu dữơng,
rèn luyện. Nghị quyết của Đảng uỷ Quân sự Trung ương số 513/NQ-ĐUQSTW đã xác định
“ Cán bộ được bổ nhiệm chính uỷ, chính trị viên phải là những đồng chí đủ tiêu
chuẩn, tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; có năng lực tiến
hành công tác đảng, công tác chính trị; có tính đảng và tính nguyên tắc cao, thật
sự tiền phong gương mẫu là hạt nhân đoàn kết trong đảng bộ và đơn vị; có đủ điều
kiện và tín nhiệm là bí thư cấp uỷ”.
Vì
vậy, việc quán triệt, nghiên cứu, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây đội ngũ chính uỷ,
chính trị viên là một trong những vấn đề lý luận và thực tiễn rất thiết thực, đặt biệt phân tích làm sáng tỏ
phẩm chất, năng lực và tác phong công tác của chính uỷ, chính trị viên có giá
trị rất sâu sắc. Rút ra yêu cầu xây dựng chính uỷ, chính trị viên theo tinh thần
của Nghị quyết 51/NQ-TW của Bộ Chính trị hiện nay.
Trước
hết, theo Hồ Chí Minh, chính uỷ, chính trị viên phải là người thật sự tiêu biểu
về đạo đưc cách mạng.
Có thể quan niệm chung về phẩm chất
chính trị của quân nhân hiện nay là : phẩm chất cơ bản chủ đạo trong hệ thống
các phẩm chất nhân cách quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam, phản ánh giá trị
nhân cách quân nhân về mặt chính trị, đặc trưng sức mạnh tinh thần của quân
nhân trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh
đạo. Phẩm chất chính trị có cấu trúc: nhận thức chính trị; tình cảm, thái độ
chính trị; niềm tin chính trị, hành vi chính trị. Những biểu hiện đặc trưng của
phẩm chất chính trị: có trình độ giác ngộ chính trị cao; bản lĩnh chính trị vững
vàng; trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam và sự nghiệp cách mạng của Đảng;
kiên định mục tiêu, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa; yêu Đảng; yêu nước, gắn liền với
chủ nghĩa xã hội; tin tưởng vững chắc vào sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội và
con đường cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo; có ý chí quyết tâm chiến đấu
cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập tư do của Tổ quốc, hạnh phúc của
nhân dân, vì chủ nghĩa xã hội; tích cực đấu tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ chủ nghĩa
xã hội trên các lĩnh vực tư tưởng, lý luận và hoạt động thực tiễn. Phẩm chất
chính trị có vai trò định hướng và điều chỉnh mọi hành vi, hoạt động của quân
nhân theo các chuẩn mực chính trị, đạo đức mà Đảng và quân đội xác định; phát
huy các phẩm chất và năng lực khác của nhân cách hướng vào hoàn thành tốt các
nhiệm vụ được giao. Nền tảng tư tưởng, lý luận của phẩm chất chính trị quân
nhân trong quân đội nhân dân Việt Nam là chủ nghĩa Mác – lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phẩm chất của người quân nhân
cách mạng do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, giáo dục. Con đường
chủ yếu để hình thành, phát triển phẩm chất chính trị là giáo dục, tự giáo dục,
rèn luyện trong thực tiễn cách mạng.
Theo quan điểm Hồ Chí Minh phẩm chất
chính trị của chính uỷ, chính trị viên là sự kiên định vững vàng về chính trị,
trong sáng kiểu mẫu về đạo đức cách mạng. chính uỷ, chính trị viên phải là người
gương cao ngọn cờ chính trị, tư tưởng của Đảng, quán triệt sâu sắc đường lối,
quan điểm của Đảng, không ngừng giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo và ảnh hưởng
của Đảng trong mọi lĩnh vực hoạt động và đời sống của đơn vị. đó là tiêu chuẩn
hàng đầu, đồng thời là phẩm chất, năng lực tiêu biểu nhất của người cán bộ
chính trị. Đó là lý do tồn tại người cán bộ đảng viên trong các lực lượng vũ
trang cách mạng của Đảng, xuyên suốt chiều dài lịch sử trưởng thành và chiến thắng
của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
Trong Cuốn sách của Chính trị viên, ra đời
khi lực lượng vũ trang còn non trẻ, đã đề cập đến tính cách đầu tiên của người
chính trị viên là: “Đi đúng con đường chính trị” và chỉ rõ : “ Con đường chính
trị là kim chỉ nam của quân đội du kích; chính trị viên là người nắm cái kim chỉ
nam ấy. Cho nên chính trị viên phải là người giác ngộ cách mạng sâu sắc, nhận
thức cách mạng vững vàng, lý luận cách mạng cứng cáp. Đồng thời phải là người
có kinh nghiệm chính trị dồi dào”[1]. cái
bản chất nhất trong tính cách người chính trị viên, theo quan điểm của Đảng và
Bác Hồ là sự thống nhất biện chứng giữ phẩm chất chính trị, đạo đức và kiến thức,
năng lực của người cán bộ cách mạng.
Bức thư ngắn của Bác nhan đề : gửi Hội
nghị Chính trị viên, viết tháng 3 năm 1948 chứa đựng những quan điểm chính trị
hết sức cơ bản mà người chính trị viên phải nắm vững và thực hành đúng để giữ vững
bản chất cách mạng của quân đội. Bác khẳng định: “ Người chính trị viên có ảnh
hưởng rất quan trọng đến bộ đội. Người chính trị viên tốt thì bộ đội ấy tốt.
Người chính trị viên không làm tròn nhiệm vụ, thì bộ đội ấy không tốt”[2]. Người
chính trị viên phải là người tiêu biểu cho phẩm chất chính trị, đạo đức của Đảng,
phải phát huy ảnh hưởng của Đảng đến mọi hoạt động của đơn vị như Bác nói: “
chính trị viên phải săn sóc luôn luôn đến sinh hoạt vật chất của họ: ăn, mặc, ở,
nghỉ, tập luyện, công tác, sức chiến đấu. Về mặt tinh thần phải săn sóc đến
nâng cao kỷ luật, bài trừ hô hoá, phát triển văn hoá, và đường lối chính trị
trong bộ đội”[3]. Khẳng
định chính trị là một động lực to lớn”[4], Người đòi hỏi chính trị
viên phải là người nắm vững đường lối hơn ai hết, phải thật sự là người tiêu biểu
của động lực chính trị to lớn đó trong cuộc vận động luyện quân lập công, cuộc
vận động chính trị trung tâm to lớn của quân đội nhằm thực hiện nhiệm vụ chính
trị của Đảng trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược.
Trong những bài nói chuyện, những bức
thư và cả những bức điện ngắn gọn, bao giờ Bác cũng ân cần chỉ bảo cho cán bộ,
chiên sỹ những nhiệm vụ chính trị phải phấn đấu thực hiện, uốn nắn những suy
nghĩ và thái độ sai lầm, truyền cho mọi người niềm tin và quyết tâm. Khi Bác Hồ
đến thăm Trường Chính trị Trung cấp quân đội, điều đầu tiên Bác nói với cán bộ,
giáo viên và học viên là những quan điểm cơ bản của đường lối cách mạng trường
kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Bác nhắc nhở: “ Cuộc kháng chiến cuả ta là
trường kỳ, gian khổ, nhưng nhất định thắng lợi. Các chú phải thấm nhuần và làm
cho toàn bộ đội, đồng bào thấm nhuần như vậy. Có như thế mới tin tưởng và vượt
mọi khó khăn để giành thắng lợi cuối cùng”[5]. Để nhắc nhở chúng ta luôn nắm
vững những vấn đề chính trị, có phương pháp xem xét đúng trong suy nghĩ và hành
động, Bác nói: “phải học tập chính trị: quân sự mà không có chính trị như cây
không có gốc, vô dụng lại có hại... Đã là quân đội nhân dân thì phải học chính
sách của Đảng... Học tập chính cương, chính sách của Đảng cho hiểu mà làm cho
đúng tức là thực hành chủ nghĩa Mác – Lênin”[6]
Đúng
vậy, đối chính trị viên sự kiên định vững vàng về chính trị và sự trong
sáng kiểu mẫu về đạo đức cách mạng là thống nhất. Theo Hồ Chí Minh, chính trị
viên phải là người thật sự tiêu biểu về đạo đức cách mạng.
Trong bài nói chuyện tạ Trường Chính trị
Trung cấp quân đội Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát: “ Đạo đức cũ như đầu ngược
xuống đất, chân chổng lên trời. đạo đức mới như người hai chân đứng vững đựơc
dưới đất, đầu ngẩng lên trời”. Đạo đức mới, theo Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng,
đạo đức được gắn liền với cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, giải
phóng xã hội, giải phóng con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quất đạo đức cách mạng là quyết tâm
suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất”[7].
Y thức tổ chức kỷ luật là một nội dung
cơ bản trong đạo đức của người cán bộ chính trị. Theo Hồ Chí Minh : “đạo đức
cách mạng gồm trong mười điều kỷ luật”. Người chính trị viên không chỉ chấp
hành nghiêm túc và triệt để mọi chủ trương, đường lối, điều lệ, nguyên tắc của
Đảng, điều lệnh đều lệ của quân đội, mệnh lệnh chỉ thị của cấp trên, mà còn phải
thường xuyên chăm lo củng cố, tăng cường đoàn kết thống nhất trong nội bộ đơn vị
và đoàn kết quân dân, luôn xứng đáng là hạt nhân đoàn kết. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ : “ đội quân của cách mạng bao giờ
cũng thế, gặp việc gì cũng thế, phải thống nhất, phải đoàn kết, người chính trị
viên phải làm thế nào cho ý chí mình thành ý chí của toàn đội, hành động của
mình thành hành động của toàn đội, đoàn kết xung quan mình như một người”[8].
Ham học tập, cầu tiến bộ cũng là một nội
dung quan trọng trong đạo đức cách mạng của người cán bộ chính trị. Theo Hồ Chí
Minh “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Phải gắn liền lý luận với
công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế
giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngay càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp
học tập và hành để tiến bộ kịp nhân dân”. Sự nỗ lực học tập vươn lên là một đòi
hỏi tất yếu khách quan phù hợp với quy luật phát triển tất yếu của xã hội. Với
người cán bộ chính trị, người công tác lãnh đạo, công tác giáo dục xây dựng con
người, “ hướng dẫn, dìu dắt quần chúng trên đường đấu tranh” càng đòi hỏi phải
học tập và phấn đấu để không ngừng tiến bộ. Ngại học tập, lười nghiên cứu, “
không chịu học hỏi, cứ dừng một chỗ thì nhất định lạc hậu”[9].
Một yêu cầu rất quan trọng trong đạo đức
cách mạng của người chính uỷ, chính trị viên là sự trong sáng, kiểu mẫu về đạo
đức lối sống. Là người lãnh đạo, quản lý, chỉ huy hàng ngày tiếp xúc với bộ đội,
đạo đức lối sống của người chính uỷ, chính trị viên có ảnh hưởng trực tiếp đến
nhân cách bộ đội: “ người chính trị viên tốt thì bộ đội ấy tốt” . chính vì vậy,
Hồ Chí Minh luôn yêu cầu người cán bộ chính trị phải biết đặt lợi ích của Đảng
, của cách mạng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân; sống có hoài bão, có lý
tưởng; có niềm tin yêu mãnh liệt đối với bộ đội, đối với nhân dân; lạc quan tin
tưởng vào tương lai tươi sáng; sống trong sạch, lành mạnh, chân thành, thẳng thắn,
trung thực với mọi người; đi đầu trong gian khổ, sung sướng hưởng sau, “ giàu
sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất
phục”; kiên quyết đấu tranh khắc phục mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, để
luôn luôn xứng đáng với lời dạy: “ Chính trị viên phải làm người kiểu mẫu trong
mọi công việc”.
Thứ
hai: Người chính uỷ, chính trị viên phải có năng lực toàn diện, đáp ứng yêu cầu
lãnh đạo, chỉ huy mọi mặt ở đơn vị.
Quan niệm chung hiện nay đòi hỏi năng lực
toàn diện của chính uỷ, chính trị viên là bao hàm cả năng lực chính trị, năng lực
công tác đảng, công tác chính trị, và năng lực lãnh đạo trong hoạt động thực tiễn.
Trong năng lực chính trị thể hiện ở trình độ tư duy chính trị, khả năng nhận thức
chính trị, trình độ xử chí các tình huống chính trị theo quan điểm đường lối,
nguyên tắc, phương châm, phương pháp
chính trị của Đảng của mỗi tổ chức, mỗi bộ phận của mỗi người. Còn năng
lực công tác đảng, công tác chính trị là trình độ khả năng thực tế của người
cán bộ trong tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và
thực hiện các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị theo chức
trách nhiệm vụ. đối với năng lực lãnh đạo là khả năng tham ra tích cực và có hiệu
quả của việc cùng với toàn Đảng đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, đường lối, chiến lược
sách lược, phương thức, phương pháp cách mạng đúng đắn, thính hợp từng thời kỳ
và toàn bộ tiến trình của cách mạng; tổ chức nhân dân và toàn bộ dân tộc thực
hiện có hiệu quả nhiệm vụ, mục tiêu đường lối chiến lược và phương thức, phương
pháp cách mạng đó.
Theo Hồ Chí Minh, người cán bộ phải đủ đức
đủ tài: “ có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được
ai”[10] .
Là người có vị trí, vai trò quan trọng trên các mặt công tác, trên nhiều lĩnh vực,
trong các hoạt động với nhiều đối tượng khác nhau, do đó hơn ai hết người cán bộ
chính trị phải có năng lực toàn diện. Năng lực của người cán bộ chính trị bao hàm cả năng lực nhận thức và năng lực
hành động thể hiện trình độ trí tuệ cao và trình độ tổ chức thực tiễn giỏi. Hồ
Chí Minh đã chỉ ra : Người chính trị
viên phải có rất nhiều tư cách lãnh đạo, rất nhiều năng lực. Công việc chính trị
viên phức tạp chừng nào thì cần họ có đủ năng lực chừng ấy” [11]. Là
người có vai trò rất quan trọng trong xây dựng thế giới quan, niềm tin cách mạng
khoa học cho cán bộ, chiến sỹ ở đơn vị, vì vậy người cán bộ chính trị phải có
trình độ hiểu biết sâu sắc lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin. Theo Hồ Chí Minh : “
Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc
thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”. Nắm vững lý luận
chủ nghĩa Mác – Lênin không những giúp người cán bộ có “ tầm nhìn sáng suất”,
có “phương pháp làm việc biện chứng “ mà còn là cơ sở để nhạn thức đúng đắn,
sâu sắc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Người chính uỷ, chính trị
viên không chỉ hiểu sâu sắc, nắm chắc những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin mà còn phải thường xuyên nghiên cứu
nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, phương hướng, nhiệm vụ công tác đảng,
công tác chính trị, đồng thời có nặng lực nắm bắt những vấn đề thực tiễn nảy
sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Người cán bộ chính trị không chỉ quan tâm, chăm lo về mặt chính trị
tinh thần của bộ đội mà còn “phải chăm sóc luôn luôn đến sinh hoạt vật chất của
họ: ăn, mặc, ở, nghỉ, tập luyện, công tác, sức chiến đấu”. Khi chiến đấu người chính uỷ, chính trị viên “ phải ở trước
mặt trận” để lãnh đạo chỉ huy. Điều đó đòi hỏi người chính uỷ, chính trị viên
phải có kiến thức về quân sự và khả năng tổ chức chỉ huy các hoạt động quân sự.
Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “ Các chú phải tự học tư tưởng chiến lược, chiến
thuật, học cách dạy bộ đội đánh giặc, học phương pháp chỉ huy chiến đấu…. Tóm lại
là học để nâng cao trình độ của người chỉ huy”. Đồng thời, Người yêu cầu cán bộ chính trị phải biết kỹ thuật, không biết,
chỉ chính trị suông, không lãnh đạo được”[12]. Người chính uỷ, chính trị
viên có kiến thức toàn diện về chính trị, quân sự, về khoa học kỹ thuật, về văn
hoá giáo dục mới có cơ sở giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chính trị với quân sự, giữa con người với vũ khí, giữa
tư tưởng tinh thần với kỹ thuật quân sự.
Công tác đảng, công tác chính trị là một
trong những hoạt động lãnh đạo của Đảng, thường xuyên đòi hỏi phải gắn chặt giữa
lý luận và thực tiễn. Là người chủ trì về chính trị trong các đơn vị vũ trang,
có vị trí, vai trò quan trọng trong giải quyết các mối quan hệ chính trị – xã hội,
do đó người chính uỷ, chính trị viên không những cần có năng lực trí tuệ ngang
tầm mà còn phải có năng lực lãnh đạo, tổ chức thực tiễn giỏi. Hồ Chí Minh chỉ
ra: “ Người chính trị viên phải có nhiều năng lực lãnh đạo, năng lực này phải đủ
mọi mặt quân sự lẫn chính trị, năng lực về tuyên truyền, tổ chức, xếp đặt kế hoạch,
năng lực giải quyết vấn đề cấp bức cũng như vấn đề sinh hoạt hàng ngày về chính
trị hay vật chất”[13]. Là
người đảm nhiệm công tác tư tưởng, công tác tổ chức, chính trị viên phải chủ động
sáng tạo trong giải quyết mối quan hệ giữa lãnh đạo với chỉ huy, tập thể với cá
nhân, phát huy tốt tích cực của mỗi thành viên, tạo nên sự vững vàng thường
xuyên của tổ chức, của đơn vị cả trước mắt và lâu dài, cả trong lúc thuận lợi
cũng nư lúc khó khăn, gian khổ.
Thứ
ba: Người chính uỷ, chính trị viên phải thật sự gương mẫu về phong cách, tác
phong công tác, lời nói đi đôi với việc làm.
Quan niệm chung về phương pháp, tác
phong công tác của người cán bộ là: toàn bộ những cách thức, biện pháp, quy
cách, lề lối làm việc, với tính cách là một hệ thống, các quan điểm, nguyên tắc
xuất phát từ đối tượng, từ khách thể, mà con người nhận thức được, để định hướng
cho nhận thức và hoạt động con người một cách có hiệu quả. Vì vậy, phương pháp,
tác phong công tác là sự thống nhất của hai yếu tố khách quan là đối tượng
khách thể và chủ thể do bản thân nhận thức; hai yếu tố này luôn vận động và
phát triển không ngừng; mỗi một lĩnh vực hoạt động nó có phương pháp, tác phong
công tác cụ thể do đối tượng khách thể quyết định. Chính uỷ, chính trị viên là
cán bộ của Đảng hoạt động trong lĩnh vực quân sự nên yếu tố phương pháp, tác
phong công tác cũng riêng. Có thể, khái quát chung về phương pháp, tác phong
công tác của chính uỷ, chính trị viên: là tổng hợp những phương pháp, biện
pháp, cách thức riêng có, tiêu biểu, ổn định mà người chính uỷ, chính trị viên
sử dụng hàng ngày để thực hiện nhiệm vụ của mình. Phương pháp, tác phong công
tác được quy định bởi chức năng, nhiệm vụ, phẩm chất, tri thức, điều kiện hoạt
động thực tiễn và sinh sống của chính uỷ, chính trị viên .
Theo Hồ Chí Minh “ Người chính trị viên
không phải một ông quan ngồi bàn giấy viết thông báo và ra chỉ thị”, mà phải
“nhúng tay vào mọi việc để do đó dìu dắt người khác”[14]. Người cán bộ chính trị với
hoạt động chủ yếu là giáo dục, thuyết phục, thông qua hoạt động trực tiếp hàng
này mà tác động và xây dựng nhân cách từng con người và tập thể quân nhân, bảo
đảm cho mỗi quân nhân và tập thể quân nhân “đi đúng con đường chính trị”, hăng
hái thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ . Do đó, phương pháp, tác phong công tác của
người chính uỷ, chính trị viên có ảnh hưởng rất quan trọng đến bộ đội và tác động
rất lớn đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Theo Hồ Chí Minh, chính uỷ,
chính trị viên phải làm người kiểu mẫu trong mọi việc. Làm kiểu mẫu với tư cách
là người đại diện cho tinh thần, trí tuệ của Đảng, do vậy, người chính uỷ,
chính trị viên trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải nắm vững nguyên tắc, giữ
nghiêm kỷ luật, dân chủ bàn bạc trong tập thể, xây dựng bầu không khí dân chủ,
tin tưởng và đoàn kết, tạo ra được sự giao hoà đồng cảm giữa cán bộ, chiến sỹ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn : người cán bộ chủ trì về chính trị “phải biết rõ
và báo cáo cho cấp trên rõ số lượng và chất lượng của bộ đội mình”; kịp thời
“khen thưởng người tốt, trừng phạt người xấu”; “luôn luôn chăm sóc đến sinh hoạt
vật chất” và chăm lo đến đời sống tinh thần của bộ đội; tỉ mỉ, thận trọng công
việc; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, thực hiện cho được sự thống nhất
giữa lý luận và thực tiễn. Người yêu cầu trong phong cách, tác phong công tác của
chính uỷ, chính trị viên có sự thống nhất giữa lời nói với việc làm: “chính trị
viên lãnh đạo đội vũ trang hay đội du kích bằng lời nói chưa đủ, phải lãnh đạo
bằng hành động nữa. Mình chủ trương cho đội làm việc gì thì mình phải làm trước,
làm đúng, hết sức làm hơn ai hết. Từ công việc nhỏ đến công việc to đều như thế,
gặp lúc gay go, nguy hiểm chừng nào thì người lãnh đạo càng xông pha bước trước
chừng ấy mới kéo được người khác theo mình”[15].
Thực tiễn cho thấy trong quá trình xây dựng
quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân. Lênin không những khẳng định sự cần
thiết và vai trò của chính uỷ, mà còn đặt ra yêu cầu hết sức cơ bản về phẩm chất,
năng lực của chính uỷ “ … tiến hành trên cơ sở đoàn kết giai cấp và giáo dục chủ
nghĩa xã hội. Do đó, cần phải có những Đảng viên Cộng sản tin cậy và quên mình
đặt bên cạnh người chỉ huy quân sự”[16] sau hai năm thực hiện chế độ
chính uỷ, tháng 6 năm 1920, Lê nin kết luận “ Các uỷ viên quân sự trong quân đội
không chỉ là những đại biểu công khai và trực tiếp của chính quyền Xô Viết, mà
trước hết là những người mang tinh thần Đảng, là hiện thân của tính kỷ luật,
tính kiên định, tinh thần dũng cảm của Đảng trong cuộc chiến đấu nhằm thực hiện
các mục tiêu đã đề ra”[17].
Nắm vững tư tưởng của Lênin tiếp thu có
chọn lọc và sáng tạo những kinh nghiệm của Hồng quân Liên Xô và Giải phóng quân
Trung quốc vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
chính trị viên của quân đội nhân dân Việt Nam là hết sức sáng tạo và hiệu quả,
góp phần quan trọng vào việc chiến thắng của quân đội ta nhất là việc xây dựng
quân đội về chính trị. Đã có giá trị to lớn làm phong phú thêm lý luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin về đội ngũ cán bộ chính trị trong quân đội cách mạng, về tư
cách chính uỷ, chính trị viên, cũng như xây dựng đội ngũ chính uỷ, chính trị
viên trong quân đội nhân dân Việt Nam. Ngay từ khi thành lập các tổ chức vũ
trang đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm xây dựng và đặt ra yêu cầu
rất cao về phẩm chất, năng lực của chính uỷ, chính trị viên . Trong Nghị quyết
Đội tự vệ Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương: “Đem những đảng viên,
đoàn viên kiên quyết nhất vào tự vệ và các cấp bộ chỉ huy của tự vệ”, để “ Luôn giữ quyền chỉ huy nghiêm ngặt
của Đảng trong tự vệ thường trực” và bên cạnh đội trưởng, bao giờ cũng có chính
trị uỷ viên chuyên trách về công tác đảng, công tác chính trị, chính trị viên
phải nắm chắc con đường chính trị của Đảng: “ Giác ngộ cách mạng sâu sắc, nhận
thức cách mạng vững vàng, lý luận cách mạng cứng cát. Đồng thời phải có kinh
nghiệm chính trị dồi dào”, chính trị viên phải có năng lực đủ mọi mặt: “ Nhúng
tay vào tất cả mọi việc để do đó mà dìu dắt người khác”, mô phạm nêu gương:” Bất
kỳ lúc nào, công việc gì, người chính trị viên phải nêu gương”, “ Để việc công
trên việc tư, vì việc công quên việc tư”[18], “ Tư cách của chính trị
viên có ảnh hưởng rất quan trọng đến bộ đội. Người chính trị viên tốt thì bộ đội
tốt. Người chính trị viên không làm tròn nhiệm vụ, thì bộ độ ấy không tốt” [19].
Tháng 1 năm 1946, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng quyết định thành lập Trung ương Quân uỷ là cơ quan lãnh đạo cao nhất
của Đảng trong quân đội. Ngày 22 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc
lệnh 71/SL-CP xác định “ Tư cấp trung đội trở lên, bên cạnh người chỉ huy quân
sự có chính trị viên”. Tháng 10 năm 1946 đến đầu năm 1952 thực hiện chế độ
chính trị uỷ viên đại diện Đảng phụ trách trong quân đội (trong đó chế độ chính
uỷ tối hậu quyết định được thực hiện từ tháng 11-1948 đến đầu năm 1950). Tháng
1 năm 1952 đến tháng 4 năm 1981 thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo toàn diện, đoàn
trưởng (đội trưởng) và chính uỷ (chính trị viên) phân công tổ chức thực hiện
theo chức trách. Chính uỷ, chính trị viên chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp
uỷ cấp mình về công tác, đảng công tác chính trị; đoàn trưởng (đội trưởng) chịu
trách nhiệm trước cấp trên và cấp uỷ cấp mình về công tác quân sự. đúng theo
quan điểm của Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh thì người chủ trì công tác đảng,
công tác chính trị không ai khác là chính uỷ, chính trị viên.
Thực trạng của việc thực hiện chức danh
“Phó chỉ huy về chính trị” trong cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội từ
năm 1985 đến 19/9/2006, kết quả đạt được là : đội ngũ cán bộ phó chỉ huy về
chính trị các cấp (nhất là cấp chiến dịch) đã thể hiện tính đảng, tính nguyên tắc
cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng và trình độ chính trị, năng lực tổ chức thực
tiễn ngày càng được nâng cao, gương mẫu , khắc phục khó khăn trở ngại, bám sát
thực tiễn giải quyết tốt các mối quan hệ công tác, tiến hành có hiệu quả công
tác đảng, công tác chính trị, góp phần giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt
đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội, xây dựng quân đội vững mạnh
về chính trị.
Ngày 19/9/2006 cho đến nay sau hơn một
năm thực hiệu chính uỷ, chính trị viên trong toàn quân cho thấy chất lượng lãnh
đạo của các đơn vị nâng lên, hiệu quả đạt được trong tiến hành công tác đảng,
công tác chính trị ngày càng cao đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mời.
Tuy nhiên, đánh giá một cách nghiêm túc
thực trạng tình hình trong thời gian 20 mươi năm thực hiện nghị quyết 27/NQ-TW
của Bộ chính trị, nhất là trước yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ xây dựng
quân đội về chính trị, bảo vệ Tổ quốc, cho thấy một số vấn đề về chất lượng và
hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị còn hạn chế, chưa đáp ứng được sự
phát triển của tình hình; đội ngũ cán bộ chính trị, nhất là ở cơ sở, nguồn kế cận,
kế tiếp còn mỏng. Chưa thật ổn
định; tuổi đời cán bộ cấp trung đoàn, sư đoàn và tương đương so với chức vụ
lãnh đạo còn cao. Việc xắp xếp hai cán bộ chính trị ở cấp tiểu đoàn, đại đội đủ
quân còn thiếu. Việc chức danh phó chỉ huy về chính trị bộc lộ những hạn chế và
bất cập là : Trước hết việc xác định và thực hiện chức danh phó chỉ huy về
chính trị là không đúng với bản chất của công tác đảng, công tác chính trị, ảnh
hưởng đến chất lượng xây dựng hệ thống đội ngũ cán bộ chính trị các cấp. Hai là việc xác định và thực hiện chức danh
phó chỉ huy về chính trị không phù hợp với quy định của Điều lệ Đảng và quy định
của Ban Bí thư và tổ chức cơ quan chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ba là, việc xác định và thực hiện chức danh phó chỉ huy về chính trị làm hạn chế
chất lượng lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu của các cấp uỷ đảng trong quân đội.
Sau hơn một
năm thực hiện Nghị quyết 51/NG-TW của Bộ Chính trị cho thấy bên cạnh những mặt
đã đạt được còn bộc lộ những hạn chế là việc nhận thức về yêu cầu cao về phẩm
chất, năng lực và phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ chính uỷ, chính
trị viên trong việc hoàn thành chức trách yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới chưa đáp
ứng. Việc thường xuyên học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất, năng lực và
phương pháp, tác phong của đội ngũ chính uỷ, chính trị viên còn ở mức độ chưa
ngang tầm chức trách nhiệm vụ của chính uỷ, chính trị viên. Việc đổi mới nội
dung, phương pháp, hình thức tiến hành công tác đảng, công tác chính trị chưa
thật sự hiệu quả. Vẫn còn một số đơn vị chưa tạo ra môi trường thuận lợi để xây dựng phẩm chất, năng lực và phương
pháp, tác phong của đội ngũ chính uỷ, chính trị viên .
Từ những vấn
đề trên, yêu cầu phẩm chất, năng lực và phương pháp, tác phong của chính uỷ,
chính trị viên phải được quán triệt, nghiên cứu sâu sắc trong Nghị quyết
51/NQ-TW của Bộ Chính trị. Phải kế thừa tinh hoa phẩm chất,
năng lực và phương pháp, tác phong của chính uỷ, chính trị viên trong lịch sử
theo tư tưởng Hồ Chí Minh, vừa phản ánh được tiêu chuẩn, yêu cầu chung của người
cán bộ trong thời kỳ mới, đồng thời phải thể hiện được những yêu cầu cụ thể với
những chức danh chính uỷ, chính trị viên trong quân đội hiện nay.
Yêu cầu cơ bản với người chính uỷ, chính
trị viên là phải có cả đức cả tài, trong đó dức là gốc. Đức và tài phải đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ quân đội trong giai đoạn cách mạng hiện
nay, thể hiện tập trung ở việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhất quán với
quan điểm đó, trong thời kỳ mới yêu cầu cụ thể vê phẩm chất, năng lực và phương
pháp, tác phong công tác của chính uỷ, chính trị viên gồm những nội dung cơ bản
sau:
Một
là, chính uỷ, chính trị viên phải là ngươi tiêu
biểu về phẩm chất chính trị.
Chính uỷ, chính trị viên phải tiêu biểu
về phẩm chất chính trị. đó là những phẩm chất và năng lực cần thiết giúp cho
người chính uỷ, chính trị viên làm tròn vai trò là người chủ trì về chính trị của
đơn vị, là cái cốt lõi, cái hạt nhân định hướng chính trị trong mọi hoạt động của
người cán bộ lãnh đạo. Đối với chính uỷ, chính trị viên phẩm chất chính trị
không chỉ có ý nghĩa định hướng cho bản thân mà còn trở thành phẩm chất năng lực
hàng đầu của họ trong việc định hướng chính tri – tư tưởng cho cán bộ, chiến sỹ
thuộc quyền, trong giải quyết các mối quan hệ giữa đơn vị mình với xã hội, với
nhân dân và với kẻ thù, phẩm chất chính trị của chính uỷ, chính trị viên trong
thời kỳ mới có những yêu cầu cao hơn: Đó là sự trung thành với lý tưởng, với đường
lối đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng. Từ trước tới nay thời kỳ nào cũng
đặt ra yêu cầu đối với sự trung thành của cán bộ đối với Đảng. Trong cách mạng dân tộc dân chủ,
lòng trung thành đó phải biểu hiện ở sự nhất trí cao và chiến đấu quên mình cho
sự nghiệp đánh đổ đế quốc và phong kiến. Ngày nay biểu hiện cụ thể của lòng
trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với chủ nghĩa xã hội, với nhân dân phải là
trung thành với đường lối đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội. Lòng trung thành có
nhiều cấp độ: có sự trung thành không tự giác, có sự trung thành ít nhiều đã có
sự tự giác, có sự trung thành trên cơ sở ý thức đầy đủ, bằng cả tình cảm, ý
trí. Đối với chính uỷ, chính trị viên yêu cầu lòng trung thành với Đảng, với Tổ
quốc xã hội chủ nghĩ xã hội, với nhân dân không chỉ xuất phát từ tình cảm trách
nhiệm của người làm công tác đảng, công tác chính trị, mà còn phải được củng cố,
tạo dựng nền móng vững chắc cho sự trung thành ấy bằng toàn bộ sự hiểu biết có
cơ sở khoa học và thực tiễn và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đó
là sự hoà quyện giữa nhận thức, lý trí và tình cảm.
Chính uỷ, chính trị viên là người có
tinh thần triệt để cách mạng, kiên quyết chiến đấu cho mục tiêu lý tưởng của Đảng,
dù đứng trước kẻ thù nào, bất cứ trong điều kiện, hoàn cảnh khó khăn gian khổ đến
đâu cũng luôn luôn tỏ rõ thái độ , ý chí chiến đấu kiên cường và dũng cảm, có
thái độ dứt khoát với kẻ thù, không mơ hồ, ảo tưởng không rời bỏ vị trí, không
trốn tránh trách nhiệm, chính uỷ, chính trị viên phải luôn thể thiện tinh thần
của Đảng trong quân đội, trong đơn vị.
Có thái độ trung thực, thật thà đối với
Đảng. Trung thực thật tà đối với Đảng là thước đo trình độ giác ngộ chính trị,
thước đo lòng trung thành của đảng viên đối với Đảng. Thái độ trung thực thật
thà với Đảng của người chính uỷ, chính trị viên trước hết phải thể hiện trong
việc kiên quyết chấp hành đường lối, chính sách, Điều lệ Đảng, pháp luật Nhà nước,
kỷ luật quân đội, trung thực thật thà với tổ chức, với cấp uỷ, với quần chúng.
Có bản lĩnh chính trị vững vàng, không
ngả nghiêng cơ hội, kiên quyết đấu tranh cho lý tưởng của Đảng, bảo vệ hệ tư tưởng,
quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có
tinh thần đấu tranh không ngoan nhượng chống các trào lưu tư tưởng phi vô sản.
Trong điều kiện chiến tranh trước đây, bản lĩnh chính trị là yêu câu đặt ra rất
rõ ràng. Bản lĩnh đó phải được thể hiện ở các vấn đề : trung thành tuyệt đối với
Đảng, Tổ quốc và nhân dân, dám hy sinh thân mình cho độc lập, tự do của Tổ quốc,
vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, chủ nghĩa xã hội; dám đánh, quyết đánh và quyết
thắng mọi kẻ thù, không sợ khó khăn, gian khổ; vững vàng trước mọi tình huống hy
sinh ác liệt, làm chỗ dựa tinh thần cho mọi cán bộ chiến sỹ trong đơn vị, quyết
đoán chính xác, kịp thời, có quyết sách đúng trong mọi tình huống chiến đấu, thắng
không kiêu, bại không nản. Ngày nay, trong điều kiện hoà bình nhưng cuộc đấu
tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc đang diễn ra hết sức quyết liệt với những
phương thức đa dạng, phong phú, lúc công khai, lúc ngấm ngầm trên mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội. Chính trong điều kiện đó, bản lĩnh của chính uỷ, chính trị
viên càng phải được đề cao và tăng cường, củng cố. Có như vậy, chính uỷ, chính
trị viên mới tỉnh táo và quyết tâm trong tìm hiểu và xử lý đúng những vấn đề cực
kỳ phức tạp nảy sinh từ thực tiễn.
Cần kiên quyết khắc phục biểu hiện thiếu
bản lĩnh chính trị, thiếu lòng tin vào đường lối đổi mới của Đảng, giao động
trước những khó khăn phức tạp. Nói không đi đôi với làm, nhận thức không đi đôi
với hành động; dựa dẫm vào tập thể, ỷ lại vào cáp trên.
Để có bản lĩnh chính trị vững vàng,
chính uỷ, chính trị viên phải là người có kiến thức toàn diện cả về chính trị,
quân sự, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, khoa học quân sự… trong đó phải
có kiến thức chuyên sâu về xây dựng Đảng, công tác đảng, công tác chính trị; Bản
lĩnh chính trị đó không những do đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường và tổ chức
mà còn do tự đào tạo, tự học tập và tự tu dưỡng rèn luyện suốt đời trong thực
tiễn công tác của người chính uỷ, chính trị viên .
Thứ hai, mẫu mực về đạo đức, lối sống,
có tính kỷ luật, là trung tâm đoàn kết và có tín nhiệm cao trong cấp uỷ, tổ chức
đảng và đơn vị.
Thời kỳ nào cũng đặt ra yêu câu về phẩm
chất đạo đức, lối sống, có tính kỷ luật, là trung tâm đoàn kết của người chính
uỷ, chính trị viên . Trong thời kỳ chiến tranh phẩm chất đạo đức, lối sống của
chính uỷ, chính trị viên thể hiện rõ nét ở chỗ họ luôn nhận về mình sự hy sinh,
đi trong thực hiện nhiệm vụ, đồng cam, cộng khổ với bộ đội… Ngày nay, trong điều
kiện thời bình với những đặc điểm và thử thách mới, phẩm chất đạo đức, lối sống
của chính uỷ, chính trị viên trên cơ sở yêu cầu chung của đạo đức của người cán
bộ cách mạng phải thể hiện nổi bật ở những nội dung cơ bản sau:
Phải suốt đời hy sinh cho mục tiêu lý tưởng
của Đảng, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, kết hợp một cách hài hoà quyền lợi
và nghĩa vụ, lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, của Đảng, của giai cấp, của
dân tộc lên trên lợi ích cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát: đạo đức
cách mạng là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều
chủ chốt nhất.
Chính uỷ, chính trị viên phải nắm chắc
chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có lý tưởng nghề nghiệp yên tâm gắn
bó với sự nghiệp xây dựng quân đội lâu dài, có tinh thần trách nhiệm cao trước
đơn vị, tận tuỵ với công việc, phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Có
tinh thần ham công tác đảng, công tác chính trị . Phải là người đi đầu trong đấu
tranh không khoan nhượng với mọi biểu hiện vô nguyên tắc, những hành động vi phạm
kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội.
Chính uỷ, chính trị viên phải là trung
tâm đoàn kết và có tín nhiệm cao trong cấp uỷ, tổ chức đảng và đơn vị. Đoàn kết
là đạo đức, là trách nhiệm và cũng là điều kiện để chính uỷ, chính trị viên tiến
hành có hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị. Đứng về nguyên tắc này nếu
để xẩy ra mất đoàn kết giữa đảng viên với quần chúng thì đảng viên phải chịu
trách nhiệm, giữa cán bộ chính trị và cán bộ quân sự thì cán bộ chính trị phải
chịu trách nhiệm. Vì vậy, chính uỷ, chính trị viên phải đoàn kết được cấp trên
với đồng cấp, với cấp dưới, với đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương nơi
đóng quân. Giữ gìn sự đoàn kết trong tổ chức đảng, trong đơn vị quan trọng như
bảo vệ con ngươi của mắt mình. Sự đoàn kết đó phải được xây dựng trên cơ sở
nguyên tắc, bằng con đường tổ chức, kết hợp với tình thương yêu đồng chí, tránh
tình trạng đoàn kết một chiều “dĩ hoà vi quý”.
Chính uỷ, chính trị viên phải là người
có tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu cao, kiên quyết đấu tranh
chống mọi âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế
lực thù địch. Đồng thời phải giáo dục cho bộ đội nhằm nâng cao tinh thần cảnh
giác, cách mạng, bản lĩnh chính trị và khả năng sẵn sàng chiến đấu cao làm thất
bại mọi âm chống phá của các thế lực thù địch, sẵn sàng ứng phó với các tình huống
phức tạp có thể xẩy ra.
Chính uỷ, chính trị viên hơn ai hết cần
phải ý thức đầy đủ yêu cầu đạo đức cách mạng đối với chính mình. Phải tự mình đề
cao đạo đức cách mạng và giáo dục cho bộ đội giúp họ rèn luyện đạo đức cách mạng,
lối sống của người chiến sỹ cách mạng.
Ba là, chính uỷ, chính trị viên phải
có kiến thức, năng lực toàn diện, giỏi tiến hành công tác đảng, công tác chính
trị
Trước hết, chính uỷ, chính trị viên phải là người có kiến thức, năng lực
toàn diện cả về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, kỹ thuật, khoa học nghệ
thuật quân sự cần thiết, nhất là kiến thức các môn khoa học xã hội và nhân văn,
đặc biệt phải có kiến thức chuyên sâu công tác đảng, công tác chính trị , cụ thể
là:
Phải có trình độ hiểu biết sâu sắc lý luận
chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Học cầu tiến bộ, luôn phấn đấu
vươn lên không ngừng. Chính uỷ, chính trị viên phải là người kiên quyết chống
những biểu hiện trung bình chủ nghĩa, thiếu chí tiến thủ, không yên tâm với nhiệm
vụ được giao.
Chính uỷ, chính trị viên phải là người
có nếp sống trong sạch, lành mạnh, giản dị, khiêm tốn, cần kiệm, liêm chính,
chí công, vô tư. Phải là người thật sự trong sạch, không tham nhũng, không đặc
quyền, đặc lợi, không tham vọng cá nhân, không cơ hội, xu nịnh, bè phái. Mặt
khác, chính uỷ, chính trị viên phải là người kiên quyết đấu tranh chống tham
nhũng, chống mọi biểu hiện cơ hội, chạy theo lợi ích cá nhân, đấu tranh ngan ngừa
với mọi biểu hiện tiêu cực trong đơn vị. Tin cậy và thương yêu con người: đối với
nhân dân, đối với bộ đội chính uỷ, chính trị viên phải luôn luôn tôn trọng,
giúp đỡ và lắng nghe ý kiến nguyện vọng của họ, phải thật sự vừa là người lãnh
đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Những biểu hiện thiếu
tôn trọng bộ đội, quân phiệt, quan liêu chủ nghĩa cá nhân… đều xa lạ với đạo đức
cách mạng. Trong quan hệ với cấp dưới, với bộ đội người chính uỷ, chính trị
viên phải thân thiết như một người chị, công bằng như một người anh, hiểu biết
như một người bạn. Chính uỷ, chính trị viên phải là phải là người tiêu biểu cho
lòng yêu thương con người, yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu quê hương, yêu xóm
làng, yêu gia đình và những người thân thiết, cụ thể là phải có quan điểm quần
chúng, có tình thương yêu đồng chí sâu sắc, phải chăm lo đến đời sống, đến sự
tiến bộ của cán bộ chiến sỹ, hết lòng tạo điều kiện để mọi người trong đơn vị
tiến bộ và hoàn thành nhiệm vụ.
Có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, là
trung tâm đoàn kết: trong đơn vị chính uỷ, chính trị viên là người chủ trì về
chính trị của đơn vị cùng với người chủ trì về quân sự chịu trách nhiệm trực tiếp
giáo dục và rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật cho cán bộ chiến sỹ của mình. Do
đó, chính uỷ, chính trị viên không những phải hiểu rõ mục đích, nội dung nguyên
tắc của tổ chức, kỷ luật quân đội, pháp luật Nhà nước để giáo dục cho mọi người
mà còn gương mẫu về tính tổ, chức kỷ luật. Chính uỷ, chính trị viên không những
gương mẫu trong hành động về chấp hành kỷ luật mà còn phải tổ chức thực hiện tốt
mọi đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết chỉ thị
của cấp trên, đều lệnh, điều lệ quân đội, đặc biệt phải là người giữ vững những
nguyên tắc khi tiến hành kỷ luật của Đảng, của quân đội. Chính uỷ, chính trị
viên phải: nắm vững đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ chính
trị, quân sự, chủ trương, phương hướng nhiệm vụ công tác đảng, công tác chính
trị; có kiến thức chuyên sâu về Đảng, xây dựng Đảng, nắm vững nguyên tắc, chế độ
tổ chức, chế độ lãnh đạo và sinh hoạt đảng
; phải có kiến thức chuyên sâu về công tác đảng, công tác chính trị …. Một
yêu cầu quan trọng dối với chính uỷ, chính trị viên là phải có kiến thức vững chắc về quân sự,
chuyên môn kỹ thuật. Có như vậy thì chính uỷ, chính trị viên mới có điều kiện để
góp phần tích cực vào sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với công tác xây dựng nghệ
thuật quân sự, mới làm tốt công tác chính trị, tư tưởng trong huấn luyện quân sự,
trong sẵn sàng chiến đấu, trong bảo đảm nuôi dưỡng bộ đội; mới giải quyết đúng
đắn mối quan hệ giữa chính trị và quân sự, con người và vũ khí, tư tưởng và tổ
chức trong đơn vị.
Chính uỷ, chính trị viên phải có năng lực
là người chủ trì về chính trị, trực tiếp chỉ đạo, tổ chức tiến hành công tác đảng,
công tác chính trị và tham gia xây dựng
tổ chức thực hiện các kế hoạch công tác chung của đơn vị. Cụ thể:
Phải có năng lực tư duy lý luận. Chính uỷ,
chính trị viên phải nắm vững những vấn đề cơ bản về lý luận chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn, có
khả năng tồng kết hoạt động thực tiễn, biết rút ra những kinh nghiệm có ý nghĩa
chỉ đạo hoạt động thực tiễn, có khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn, chủ động
sáng tạo giải quyết thành công những vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra.
Năng lực nắm bắt thực tiễn: Mức độ và khả
năng hoàn thành nhiệm vụ của chính uỷ, chính trị viên tuỳ thuộc rất lớn vào
năng lực nắm bắt thực tiễn. Điều này đòi hỏi chính uỷ, chính trị viên phải luôn
sâu sát bộ đội, bám sát hoạt động thực tiễn, có óc quan sát, có khả năng đánh
giá các vấn đề do thực tiễn đặt ra, có khả năng dự báo xu hướng vận động của thực
tiễn trong lĩnh vực, phạm vi, đơn vị mình công tác.
Năng lực xây dựng cấp uỷ, tổ chức đảng,
xây dựng các tổ chức trong đơn vị. Chính uỷ, chính trị viên là người phải biết
quy tụ, phát huy trí tuệ và sức mạnh của tập thể cấp uỷ, của chi bộ, đảng bộ và
các tổ chức quần chúng, để xây dựng chính đốn đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu cua tổ chức đảng, có năng lực duy trì nề nếp chế độ và chấp
hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng.
Năng lực lãnh đạo và tổ chức hoạt động
thực tiễn: Đó là năng lực nắm vững và vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối
quan điểm, nguyên tắc của Đảng vào tổ chức thực hiện thắng lợi trong đơn vị.
Nắm vững nhiệm vụ, tính chất, nội dung
các mặt công tác, giỏi tiến hành công tác tư tưởng, công tác tổ chức và chính
sách theo chức trách, nhiệm vụ được giao; có khả năng hướng dẫn và chỉ đạo cơ quan chính trị, cán bộ chính trị các cấp
dưới tiến hành công tác đảng, công tác chính trị có hiệu quả. Năng lực tuyên
truyền, vận động, đoàn kết và tổ chức phong trào hành động cách mạng của quần chúng. Năng lực tổng kết thực
tiễn, nghiên cứu lý luận; đấu tranh tư tưởng lý luận. Năng lực quản lý đơn vị:
chính uỷ, chính trị viên phải có năng lực quản lý đơn vị, bởi chính uỷ, chính
trị viên phải là người có trách nhiệm trước cấp trên và cấp uỷ cấp mình về toàn
bộ các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong đơn vị, có trách nhiệm
trực tiếp chỉ đạo, tổ chức tiến hành công tác đảng, công tác chính trị theo chức
trách nhiệm vụ; tham gia xây dựng tổ chức thực hiện các kế hoạch công tác chung
của đơn vị. Hơn nữa hoạt động công tác đảng, công tác chính trị – hoạt động
lãnh đạo luôn đi liền với hoạt động quản lý. Không quản lý thì coi như không
lãnh đạo. Bất cứ người cán
bộ nào cũng có chức năng quản lý, chỉ huy. Mặc dù với nội dung, yêu cầu phương
thức làm việc khác nhau. Yêu cầu chính uỷ, chính trị viên phải có năng lực quản
lý đơn vị, quản lý bộ đội về mọi mặt. Đó là khả năng quản lý chỉ huy về quân sự,
hậu cần, kỹ thuật. Chỉ có trên cơ sở đó người chính uỷ, chính trị viên mới có
thể nắm chắc tình hình mọi mặt của đơn vị,. Chất lượng, hiệu quả công tác đảng,
công tác chính trị tuỳ thuộc một phần không nhỏ ở khả năng quản lý, chỉ huy đơn
vị của người chính uỷ, chính trị viên .
Thứ
4, chính uỷ, chính trị viên phải là người có tính đảng, tính nguyên tắc cao, có
tác phong dân chủ, sâu sát thực tế, nói đi đôi với làm.
Đây là biểu
hiện cụ thể của phẩm chất, năng lực, lập trường quan điểm, tư tưởng thành những
yêu cầu có tính nguyên tắc chỉ đạo phương pháp tác phong công tác của chính uỷ,
chính trị viên. phương pháp tác phong công tác của chính uỷ, chính trị viên còn
là biểu hiện sự tích luỹ kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn của chính uỷ, chính
trị viên. Người chính uỷ, chính trị viên có phương pháp tác phong công tác tốt
sẽ có tác dụng tích cực củng cố lập trường, quan điểm, tư tưởng. Phương pháp
tác phong công tác tốt khi đã biến thành hành động sẽ trở thành sức mạnh vật chất,
thành năng lực để tổ chức thực hiện tốt chức trách , nhiệm vụ được giao. Hơn nữa
chính uỷ, chính trị viên là người lãnh đạo giao dục, xây dựng phương pháp tác
phong công tác cho cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị. Vì vậy chính uỷ, chính trị
viên có phương pháp tác phong công tác tốt không những để thực hiện tốt chức
trách, nhiệm vụ của mình, mà còn có tác dụng rất lớn đối với việc xây dựng
phương pháp tác phong công tác của cán bộ chiến sỹ trong đơn vị. Phương pháp
tác phong công tác của chính uỷ, chính trị viên là phương pháp tác phong công
tác của người lãnh đạo. Những yêu cầu chủ yếu của phương pháp
tác phong công tác đó là:
Có tính đảng, tính nguyên tắc cao. Phẩm
chất hàng đầu của chính uỷ, chính trị viên là lòng trung thành với lý tưởng
cách mạng của Đảng, trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động. Phẩm chất này quán xuyến trong mọi hoạt động của người cán bộ lãnh đạo.
Thường ngày tuỳ điều kiện hoàn cảnh và đối tượng cụ thể, chính uỷ, chính trị
viên có thể sử dụng nhiều cách thức, biện pháp khác nhau để thực hiện chức
trác, nhiệm vụ của mình. Nhưng làm bất cứ công việc gì, trong bất cứ công việc
gì, trong bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào, chính uỷ, chính trị viên càng phải
luôn xuất phát từ đường lối quan điểm đổi mới của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, kỷ luật của quân đội. Mọi hoạt động của chính uỷ,
chính trị viên đều phải đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của giai cấp công
nhân lên trên hết, lên trước hết. Phải luôn đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân để xem
xét giải quyết mọi vấn đề. Kiên quyết bảo vệ cái đúng, đấu tranh, phê phán cái
sai. Có phong cách làm việc dân chủ, tập thể, giữ vững đoàn kết thống nhất
trong cấp uỷ, tổ chức đảng và đơn vị. Chính uỷ, chính trị viên là người làm
công tác vận động quần chúng làm cách mạng trong lực lượng vũ trang cho nên
phong cách làm việc của chính uỷ, chính
trị viên phải hết sức dân chủ, tập thể, tuyệt đối không được có hành động độc
đoán, quan liêu, quân phiệt gia trưởng đối với cán bộ chiến sỹ cũng như với cấp
uỷ và các tổ chức trong đơn vị. Vận dụng tác phong dân chủ, tập thể trong công
tác là phải tộn trọng vào cấp uỷ, phát huy được sự lãnh đạo của tập thể để hoàn
thành nhiệm vụ . Biết học hỏi quần chúng, biết tập trung mọi tài năng, trí tuệ
của quần chúng thành sức mạnh chung, tìm ra được lực lượng, biện pháp để thực
hiện nhiệm vụ; phải biết phát huy vai trò và tính tích cực tự giác của quần
chúng trong thực hiện nhiệm vụ được giao; phải xây dựng nề nếp làm việc tập thể
dân chủ.
Chủ động, sáng tạo, quyết đoán, có tinh
thần trách nhiệm, ý thức tổ chức, kỷ luật cao. Thực tiễn luôn vận động phát triển.
Trong khi đó đường lối chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
có đúng đắn chính xác tới đâu cũng là sản phẩm của con người trong một thời
gian và không gian hữu hạn. Bởi vậy quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ đồng
thời với việc giữ vững tính Đảng, tính nguyên tắc cao, người chính uỷ, chính trị
viên phải rất chủ động, sáng tạo, quyết đoán, giám làm, giám chịu trách nhiệm.
Cụ thể, tỷ mỷ, sâu sát, có lý có tình,
có tác phong thực sự quần chúng, Tác phong công tác quần chúng của người cán bộ
chính trị không phải bây giờ mới đặt ra. Mà phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí
Minh về yêu cầu rất cao của người cán bộ chính trị quân đội, phải gần gũi bộ đội,
phải thật sự là người bạn, người chị, người anh của bộ đội. nếu không cụ thể,
sâu sát, gần gũi bộ đội, chính uỷ, chính trị viên không thể thấy được nguyện
vong, tâm tư, tình cảm của họ, càng không thuyết phục được bộ đội. Ngày nay,
yêu cầu nhiệm vụ đã khác xa thời chiến tranh giải phóng. Do đó, không cụ thể,
sâu sát, gắn bó với quần chúng, chính uỷ, chính trị viên không thể làm tốt công
tác đảng, công tác chính trị trong điều kiện mới.
Giáo dục thuyết phục, nêu gương, nói đi
đôi với làm: Vận động giáo dục, thuyết phục là phương pháp cơ bản, chủ yếu của
công tác đảng, công tác chính trị, của chính uỷ, chính trị viên. Để thực hiện tốt
phương pháp vận động giáo dục, thuyết phục chính uỷ, chính trị viên phải nắm vững
và vận dụng tốt các hình thức biện pháp hoạt động của công tác tư tưởng, công
tác tổ chức và chính sách . Làm tốt việc vận động giáo dục thuyết phục từng người,
từng bộ phận, từng tổ chức, và toàn bộ đơn vị. Chính uỷ, chính trị viên phải biết
dùng chân lý, lẽ phải bằng hành động gương mẫu của mình để giáo giáo dục thuyết
phục bộ đội, kết hợp với quan tâm giải quyết những vứơng mắc trong tâm tư tình
cảm, đời sống hàng ngày của bộ đội; phải kiên trì và có tình thương yêu con người,
tin tưởng vào khả năng phấn đấu vươn lên của cán bộ, chiến sỹ. Kiên quyết chống
mọi biểu hiện chủ quan nóng vội, định kiến cá nhân, quân phiệt, cưỡng bức thô bạo
trong quá trình giáo dục thuyết phục.
Làm việc có kế hoạch, khoa học, chính
xác. Các đơn vị trong quân đội có cấp uỷ đảng, có cơ quan, có nhiều đầu mối,
nhiều công việc với tính chất khác nhau; có nhiệm vụ lâu dài, nhiệm vụ trước mắt,
có chỉ thị nghị quyết của cấp trên, nghị quyết của cấp mình; có nhiều mặt công
tác: quân sự, chính trị, hậu cần, kỹ thuật; ngay hoạt động công tác đảng, công
tác chính trị cũng có nhiều mặt công tác khác nhau. Do đó, chính uỷ, chính trị
viên phải làm việc kế hoạch, khoa học, chính xác có như vậy mới phát huy được sức
mạnh to lớn của tập thể, làm cho đơn vị hoạt động có tổ chức, có phân công phối
hợp, kết hợp được các mặt công tác, tránh được hiện tượng chồng chéo. Làm việc
có kế hoạch, khoa học, chính xác là phải trên cơ sở nắm chắc đường lối chủ
trương, nguyên tắc của Đảng, các chế độ công tác, nắm vững tình hình mọi mặt của
quân đội và đơn vị.
Giải
quyết tốt các mối quan hệ với cấp trên, cùng cấp, cấp dưới và mối quan hệ giữa
đơn vị với cấp uỷ chính quyền địa phương nơi đóng quân.
[1] Xem :
Cuốn sách của chính trị viên, (tư liệu nghiên cứu). Hội Tân văn hoá Thuận hoá
xuất bản, 1945.
[2] Hồ
Chí Minh. Với các lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb, QĐND, HN, 1975, tr,60.
[3] Sách
đã dẫn, tr.61.
[4] Sách
đã dẫn, tr. 62.
[5]Hồ Chí
Minh. Với các lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb, QĐND, HN, 1975, tr. 181.
[6] Sách
đã dẫn, tr. 183.
[7]
V.I.Lênin, Toàn tập, tâp.9, Nxb tiến bộ, Mãtcơva, 1978,tr 284.
[8] Sách
đã dẫn, tr. 53,56.
[9]
V.I.Lênin, Toàn tập, tâp.5, Nxb tiến bộ, Mãtcơva, 1978,tr 480.
[10]
V.I.Lênin, Toàn tập, tâp.5, Nxb tiến bộ, Mãtcơva, 1978,tr 184.
[11] Sách
đã dẫn, tr. 56.
[12] Sách
đã dẫn, tr. 56.
[13] Sách
đã dẫn, tr. 22.
[14] Sách
đã dẫn, tr. 55., 56.
[15] Sách
đã dẫn, tr. 57.
[16]
V.I.Lênin, Toàn tập, tâp.38, Nxb tiến bộ, Mãtcơva, 1978,tr 513.
[17] Chế
độ một trưởng trong các lực lượng vũ trang Xô Viết. MN Timôphê êtép, Nxb QĐND,
H, 1988, tr.13.
[18]
Chính uỷ, chính trị viên, tư liệu số 16689, lưu trữ tại Thư viện quân đội.
[19] Hồ
Chí Minh, Toàn tập, Tập 5, tr 342.