Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

BỒI DƯỠNG RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH CÔNG TÁC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHÍNH TRỊ QUÂN ĐỘI HIỆN NAY THEO LỜI DẠY CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH


BỒI DƯỠNG RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH CÔNG TÁC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHÍNH TRỊ QUÂN ĐỘI HIỆN NAY THEO LỜI DẠY CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
                                                                            DTM 008/2019.
Dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã vững bước tiến lên giành được những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử mang tầm thời đại. Và ngày nay cả nước đang thực hiện đường lối đổi mới xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghiã, phấn đấu thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ở vào thời điểm hiện nay, đứng trước tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp khó lường, các thế lực thù địch phản động dùng mọi thủ đoạn nham hiểm nhất để phá hoại sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đồng thời những căn bệnh của Đảng cầm quyền chưa chữa khỏi. Do đó, xây dựng Đảng càng đòi hỏi phải chỉnh đốn Đảng, chỉnh đốn Đảng là nội dung cơ bản của xây dựng Đảng, Chỉnh đốn Đảng trước hết về tư tưởng, tổ chức, cán bộ, và phương thức lãnh đạo của Đảng, làm cho Đảng trong sạch, bảo đảm hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mới. Việc xây dựng chỉnh đốn Đảng chủ yếu nhằm khắc phục những lệch lạc về tư tưởng, chính trị, sự thoái hóa biến chất trong đạo dức lối sống, thiếu tu dưỡng rèn luyện buông thả của một bộ phận cán bộ.
Ngay từ đại hội V của Đảng, đã nhận định tình hình xa sút phẩm chất, giảm sút ý chí chiến đấu một bộ phận cán bộ Đảng viên. “Nhiều người từ sai lầm trong sinh hoạt, quan liêu trong tác phong, đã đi đến chỗ biến chất trong lối sống, thoái hóa về chính trị[1]. Đại biểu đại hội VIII của Đảng nhận định: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, xa đọa về đạo đức lối sống. Một số cán bộ thoái hóa về chính trị, tuy rất ít nhưng hoạt động của họ của họ gây hậu quả hết sức nghiêm trọng[2] hiện tượng suy thoái này đến nay vẫn chưa được ngăn chặn và đẩy lùi, và không chỉ ở đảng viên thường mà cả ở cán bộ lãnh đạo cao cấp.
 Trước diễn biến phức tạp của tình hình và tác động tiêu cực của xã hội. Do đó, trong Đảng bộ Quân đội cũng còn không ít cán bộ, đảng viên còn biểu hiện hẫng hụt về chí tuệ, thiếu dũng khí đấu tranh, tư tưởng trung bình chủ nghĩa, cá biệt có cả cán bộ lãnh đạo các cấp mang nặng chủ nghĩa cá nhân, giảm sút ý chí, tư tưởng cơ hội thực dụng, tham nhũng chạy theo tham vọng quyền lực, danh lợi, cục bộ bản vị, chưa gương mẫu rèn luyện bản thân, ... Gây hậu quả sấu. Trong thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ còn biểu hiên dân chủ hình thức, đề cao uy quyền cá nhân...
Tóm lại, tất cả tình hình trên cho thấy, hơn lúc nào hết Đảng phải được xây dựng chỉnh đốn, trong đó vấn đề then chốt là cán bộ và công tác cán bộ. Để cho Đảng có đủ trình độ, trí tuệ, bản lĩnh, phẩm chất, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình, đáp ứng tình hình nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Đây không những là vấn đề then chốt mà còn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và cấp bách, có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đối với vận mệnh chế độ ta và Đảng ta.
Riêng đối với những cán bộ chính trị, nhất là trong giai đoạn hiện nay, trình độ năng lực, kinh nghiệm công tác đảng, công tác chính trị còn hạn chế so với yêu cầu nhiệm vụ, chưa thực sự tiêu biểu về trí tuệ, về phẩm chất đạo đức tác phong công tác, như thiếu gương mẫu xa cách bộ đội, thiếu dân chủ, khoa học chưa xứng đáng là người chị người anh của bộ đội, thậm trí còn cán bộ chính trị “tồi, tệ, tụt” như  ý thức trách nhiệm kém trong công tác đảng công tác chính trị kém, nhưng lại hay ngồi lê mách lẻo, nói xấu người này chê bai người khác, trong quá trình làm việc thì mắc bệnh chây ì, tắc trách, ít chịu tìm tòi nguyên cứu làm cho bộ đội chê trách, còn họ thì ngày càng teo tóp về cách nghĩ cách làm, rồi họ cũng teo tóp cả hướng phát triển. Thậm chí cũng không phải không có một số cán bộ chính trị có biểu hiện “tư, tình, tiền” trước tác dộng của mặt trái của nền kinh tế thị trường họ chỉ coi trọng lợi ích riêng tư, sống giả nhân giả nghĩa, ham tư túi trục lợi cá nhân, cơ hội chủ nghĩa, trong số họ còn tư tình, háo tình ái, ham tiền bạc, thiếu tình đồng chí cao đẹp và tình đồng đội trong sáng.
Để góp phần tiếp tục thực hiện đúng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng bồi dưỡng rèn luyện tác phong công tác người cán bộ chính trị trong quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của quân đội, nhiệm vụ công tác đảng, công tác chính trị trong giai đoạn hiện nay, cần phải tiếp tục một số giải pháp là:
Một là, cần phải quán triệt nắm vững Tư tưởng Hồ Chí Minh về tác phong công tác của người cán bộ chính trị, để nhận thức đúng đắn đầy đủ ý nghĩa giá trị vai trò vị trí tác phong công tác của người cán bộ chính trị trong quân đội cách mạng hiện nay.
Sự nhận thức đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh về tác phong công tác của người cán bộ chính trị và con đường hình thành tác phong công tác của người cán bộ chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết  đòi hỏi người cán bộ trong quân đội đặc biệt là người cán bộ chính trị phải được quán triết sâu sắc đầy đủ, thấm nhuần sâu sắc lí luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, mục tiêu nhiệm vụ chiến đấu của quân đội, nhiệm vụ công tác đảng công tác chính trị và coi đó là nền tảng tư tưởng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản. Do vậy, Hồ Chí Minh đã dậy: “lí luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế... không có lý luận thì như nhắm mắt mà đi”[3]. Tư tưởng của Người về vai trò tác phong công tác của người cán bộ chính trị mãi mãi là nguyên tắc phương pháp luận quan trọng đối người cán bộ, đặc biệt là người cán bộ chính trị trong quân đội hiện nay và mai sau. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá phát triển năng động nhưng cũng đầy phức tạp, các lực lượng thù địch đang tấn công trực diện vào hệ tư tưởng cách mạng, vào các giá trị văn hoá đạo đức lối sống tốt đẹp của dân tộc, vào trong quân đội, vào cả tác phong công tác của người cán bộ chính trị. Thực tiễn đó càng đòi hỏi người cán bộ chính trị phải thấm nhuần sâu sắc sự dậy bảo của Bác, nhằm không ngừng chăm lo xây dựng tư tưởng chính trị, nâng cao năng lực và tác phong công tác của người cán bộ chính trị trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Mặt khác, phải kế thừa, phát huy phát triển các giá trị truyền thống cao đẹp của dân tộc của nền văn hiến Việt Nam.
Hai là, tập trung nâng cao bản lĩnh chính trị trong quá trình bồi dưỡng rèn luyện của người cán bộ chính trị trong giai đoạn hiện nay.
Bản lĩnh cán bộ chính trị có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến mức độ hoàn thành nhiệm vụ, dặc biệt những lúc khó khăn, những bước ngoặt hoặc trong giai đoạn các liệt gian khổ ác liệt của chiến tranh. Đây là phẩm chất cơ bản , chủ đạo của người cán bộ chính trị . hiện nay mặc dù dang xây dựng trong thời bình với nhiệm vụ chủ yếu là huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, tham gia lao động sản xuất, xây dựng chính tri trên một số vùng trọng điểm, một số lĩnh vực, nhưng thực tế quân đội cũng đang phải chịu ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường tác động, sự chông phá quyết liệt về tư tưởng tổ chức của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch ...tất cả những yếu tố đó đòi hỏi người cán bộ chính trị phải có bản lĩnh chính trị vững vàng. Bản lĩnh đó trước hết biểu hiện ở trình độ nhận thức và lòng tin sau sắc vào chủ nghĩa chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đường lối chủ trương chính sách của Đảng. Theo Hồ Chí Minh “lí luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lí luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi. Vì vậy, trong quá trình bồi dưỡng rèn luyện, người cán bộ chính trị cần bồi dưỡng trình độ bồi dưỡng trình độ nhận thức chính trị, tình cảm chính trị và hành vi chính trị, bảo đảm nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng. Không những nâng cao nhận thức, cảnh giác cách mạng, luôn nhận rõ âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, chú trọng bồi dưỡng thế giới quan phương pháp luận khoa học, bồi dưỡng phương pháp tư duy chính trị trong trong giải quyết các mỗi quan hệ chính trị xã hội.
Ba là, nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, trước hết là năng lực chính trị và quân sự để cán bộ chính trị hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Cán bộ chính trị trong quân đội là những người chuyên trách công tác Đảng công tác chính trị - lĩnh vực công tác đặc thù này đặt ra yêu cầu là người cán bộ chính trị không những phải giỏi công tác tư tưởng, công tác tổ chức mà phải có kiến thức toàn diện, cả về chính trị quân sự, kính tế, văn hoá, khoa học, nghệ thuật. Nếu không có kiến thức toàn diện thì người cán bộ chính trị không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhưng trước hết người cán bộ phải nắm chắc nguyên tắc, nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành công tác Đảng công tác chính trị trong quân đội. Chính vì vậy, trong quá trình bồi dưỡng, rèn luyện của mình, người cán bộ chính trị phải có hiểu biết rộng về các lĩnh vực xã hội và nhân văn, cùng khối kiến thức về khoa học quân sự, kỹ thuật quân sự, tuy nhiên bên cạnh sự hiểu biết rộng về các chuyên ngành trên, người cán bộ chính trị cần phải đặt tới trình độ tiên tiến, sâu sắc về những khối kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, không những chỉ ở mức độ nhận thức mà cần phải đạt tới hoàn thiện về kỹ năng hành động trong tổ chức thực hiện cùng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ. Đòi hỏi tri thức toàn diện của người cán bộ chính trị, không ngừng gia tăng và tăng cường hoàn thiện. Vì vậy, trong quá trình bồi dưỡng cho người cán bộ chính trị cần tập trung rèn luyện óc tư duy lí luận, khả năng quán triệt các nghị quyết của Đảng, trình độ tổ chức thực hiện và rút kinh nghiệm thực tiễn, trên cơ sở đó để có thể vận dụng lí luận kinh nghiệm vào giải quyết các vấn đề này vào trong quá trình hoạt động của đơn vị. Cho nên cấp uỷ Đảng và chỉ huy các cấp trong quân đội cần có quy định, kế hoạch để bồi dưỡng cán bộ chính trị vừa là nhà lãnh đạo vừa là nhà chỉ huy, vừa là nhà lí luận có kiến thức cơ bản vững, có trình độ chuyên môn sâu cao . Nắm được được các kiến thức chuyên ngành có liên quan. Đồng thời tự bản thân người cán bộ chính trị phải thường xuyên cập nhập các kiến thức mới phù hợp với sự vận động của thời đại về thực tiễn kinh tế xã hội ở trong nước, kịp thời bổ xung những kiến thức còn yếu trên tinh thần “học, học nữa, học mãi” của V.I.Lênin.
Bốn là, nâng cao phẩm chất đạo đức lối sống và tác phong của người cán bộ chính trị, kiên quyết phê phán tư tưởng lặc hậu trong nhận thức về tác phong công tác của người cán bộ chính trị, đấu tranh với mọi biểu hiện tác phong thiếu dân chủ, không khoa học, tác phong làm việc làm việc bàn giấy, thiếu sâu sát bộ đội.
Bất kỳ trong giai đoạn cách mạng nào đối với người cán bộ chính trị thì yêu cầu đầu tiên là phải có phẩm chất đạo đức trong sáng, mẫu mực, với lối sống tác phong nghiêm túc, giản dị sâu sát...người cán bộ chính trong quan đội phải là những tấm gương tiêu biểu về những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà Hồ Chí Minh đã khái quát. Ở tư cách người cách mạng ngay tư tác phẩm đường cách mệnh và nhiệm vụ của người cán bộ chính trị quân đôị. Đó là sự kết hợp giữa phẩm chất truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam, với những đức tính của người cán bộ cộng sản. Tuy nhiên trong điều kiện sự nghiệp cách mạng tiến lên công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, với những tác động của nền kinh tế thị trường, trước sự phá hoại của các thế lực thù địch thì phẩm chất đạo đức lối sống nói chung, của người cán bộ chính trị nói riêng càng đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.                                                              










[1] Đảng cng sn Vit Nam , Văn kin Đại hi đại biu toàn quc ln th V, Tp III, Nxb S tht, HN 1982, tr.25
[2] Đảng cng sn Vit Nam , Văn kin Đại hi đại biu toàn quc ln th VIII, Nxb CTQG, HN 1996, tr.137
[3] H Chí Minh, Toàn tp, Nxb. Chính tr quc gia, Hà ni, 2000,  t,5, tr234

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét