Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

Đừng nhân danh trí thức để đi ngược lại lợi ích của dân tộc

Mấy ngày qua, sau khi ông Chu Hảo bị UBKTTW kỷ luật vì “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, nhẽ ra cũng chẳng quan tâm sâu sắc lắm đâu, vì việc sàng lọc Đảng viên thoái hóa, biến chất là việc làm thường xuyên của Đảng. Tuy nhiên, lợi dụng việc này một số tổ chức, cá nhân lu loa rằng “Đảng không trọng dụng người tài”, rồi “chiêu hiền đãi sĩ”. Đáng lưu ý là nhà văn Nguyên Ngọc, một trong “72 nhân sĩ trí thức” lớn tiếng trên trang cá nhân tuyên bố ra khỏi Đảng, làm cái cớ cho một số tổ chức cơ hội chính trị xuyên tạc rằng “đang có trào lưu ra khỏi Đảng”, gây ra cái nhìn lệch lạc, phiến diện cho người dân.
Đừng nhân danh tri thức để tự phong “thánh” rồi tự đánh mất chính mình
Đừng nhân danh tri thức để tự phong “thánh” rồi tự đánh mất chính mình
Trước hết, về việc ông Chu Hảo bị kỷ luật, nói ngắn gọn thế này. Trong tự nhiên có một quy luật rất hay đó là quy luật đào thải. Theo đó, những thứ phát triển không theo kịp quy luật hoặc phát triển lệch hướng thì sẽ bị thải loại ra khỏi tiến trình phát triển. Tương tự như vậy, trong quá trình phát triển của Đảng, bên cạnh việc phát triển Đảng viên mới thì công việc không kém phần quan trọng là loại bỏ những đảng viên tha hóa, biến chất ra khỏi tổ chức Đảng. Đây là công việc cần phải làm liên tục, thường xuyên và triệt để. Trong thời gian qua, việc này đang được Đảng làm hết sức quyết liệt, không có vùng cấm. Đối với ông Chu Hảo, công lao đóng góp của ông tôi chắc chắn rằng Đảng, nhà nước đã có ghi nhận. Tuy nhiên, công – tội phân minh, đến Ủy viên Bộ Chính trị sai phạm còn bị kỷ luật, án tù thì với ông Chu Hảo cũng là chuyện hết sức bình thường.
Còn nhà văn Nguyên Ngọc, quả thật với “Rừng xà nu”; “Đất nước đứng lên”… thực sự là những đóng góp không nhỏ cho nền văn học nước nhà. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, công – tội phân minh. Nếu ví von mối quan hệ của Nguyên Ngọc với tác phẩm của ông như là Cha – con, thì có thể nói: “ông là người cha vô trách nhiệm với những đứa con tinh thần của mình”. Kể từ khi ông ra khỏi Tạp chí Văn nghệ Quân đội, và rồi tiếp tục ra khỏi Hội nhà văn Việt Nam, tham gia thành lập Hội văn đoàn độc lập là ông đã tự dựng lên bức tường trước con đường mình đi. Nếu nhìn nhận theo khía cạnh khác, ông đã đi theo vết xe đổ của Bùi Tín, vết xe ấy dẫn ông đến đâu thì có lẽ cứ nhìn Bùi Tín thì ông sẽ nhận ra.
Trở lại với tuyên bố “tự ra khỏi Đảng” của Nguyên Ngọc, nhiều người không hiểu thì cho rằng Đảng “ép” ông. Nhưng với tôi, tuyên bố của ông chỉ là hành động tháo chạy đầy tính toán. Vì sao tôi nói vậy? Với thân thế tầng lớp “trí thức” và từng ấy năm tuổi Đảng của mình, bản thân ông thừa hiểu muốn tự nguyện ra khỏi Đảng cần phải làm những gì. Đảng không phải là nơi thích vào thì vào, thích ra thì ra. Cần hiểu rằng, ông phải làm đơn xin ra như khi ông xin vào Đảng và phải nêu rõ lý do xin ra. Thế nhưng, ông lại chọn theo cách “la làng” núp dưới bóng lý do “phản đối quyết định ông Chu Hảo”. Thực chất chỉ là ngụy biện, là đang cố tỏ ra mình “cao thượng”, ra đi “trong tư thế ngẩng cao đầu”.
Từ sau khi các tác phẩm văn học của các đối tượng trong nhóm “Văn đoàn độc lập” bị cấm đưa vào sách giáo khoa, chương trình giảng dạy của ngành giáo dục (trong đó có các tác phẩm của ông), và khi người bạn “cùng hội cùng thuyền” của mình bị kỷ luật, ông thừa biết sớm muộn gì cũng đến lượt mình. Vì thế ông tính bài “chuồn”, hòng cố giữ lại một chút “tiếng tăm” của mình. Cho nên, khi tháo chạy trong tuyên bố của mình, ông đã cố bôi xấu, hạ thấp uy tín của Đảng nhằm lấy sự “đồng cảm” của nhiều người. Nhưng ông đã nhầm, với những hành động lệch chuẩn của mình và chỉ xét nguyên cái “tuyên bố” trên mạng xã hội của ông thôi thì cũng để tổ chức Đảng xem xét kỷ luật theo Quy định 102 ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Và tôi tin chắc rằng ông sẽ được toại nguyện giống người bạn “cùng hội cùng thuyền” của mình mà thôi.
Từ vấn đề trên mới thấy, tri thức có thể là tầng lớp tinh hoa của xã hội, sớm được tiếp cận cái mới, nhưng một số người lại dễ bị cái mới chi phối, hoàn cảnh tác động, không có lập trường, thiếu tính kiên định, dễ bị dao động tư tưởng. Hiện nay, Đảng và nhà nước vẫn đang tích cực trọng dụng người tài, chiêu hiền đãi sĩ, nhưng đừng nhân danh tri thức để tự phong “thánh” rồi tự đánh mất chính mình.
Theo FB

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét