MỘT
SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN VÀ CUỘC ĐẤU
TRANH CHỐNG THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
ĐTM
015/2019
Nội
dung cơ bản của tư tưởng nhà nước pháp
quyền là: nhà nước mà trong đó mọi chủ thể ( kể cả các cơ quan nhà nước ) đều
phải nghiêm chỉnh phục tùng pháp luật, một pháp luật có tính pháp lý cao, phù hợp
với lý trí, thể hiện đầy đủ những giá trị
cao cả nhất của xã hội, của con người. Tư tưởng về nhà nước pháp quyền,
đã có từ lâu đời trong lịch sử phát triển
của xã hội loài người. Tuy nhiên, nhà nước và pháp luật đều là công cụ
thống trị của một giai cấp đối với toàn
xã hội, do vậy tư tưởng nhà nước pháp quyền trong các chế độ xã hội không thể
giống nhau. Do vậy, tìm hiểu tư tưởng nhà nước pháp quyền của Đảng cộng sản Việt
Nam, giúp chúng ta quán triệt tư tưởng của
Đảng, góp sức mình biến tư tưởng của Đảng
thành hiện thực. Đặc biệt trong tình hình hiện nay khi mà tệ tham nhũng, quan liêu đang trở thành quốc
nạn, thì tư tưởng nhà nước pháp quyền của
Đảng là cơ sở lý luận để xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, xứng đáng là nhà
nước của dân, do dân, vì dân.
Cùng với những thành tựu
to lớn về nhiều mặt của công cuộc đổi mới, nhiều vấn đề lý luận và thực
tiễn về xây dựng nhà nước ngày càng sáng rõ, cho phép Đảng ta khẳng định quyết
tâm xây dựng nhà nước pháp quyền của
dân, do dân, vì dân. Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
Quyền
lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước quản lý
xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có
nghĩa vụ chấp hành hiến pháp và pháp luật.
Những
luận điểm nêu trên thể hiện những
nội dung cơ bản nhất về: bản chất, đặc điểm, tổ chức của nhà nước pháp quyền ở nước ta. Đó là sự vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước
và pháp luật xã hội chủ nghĩa, vừa là tiếp thu có chọn lọc tư tưỏng và thực tiễn
xây dựng nhà nước pháp quyền đã có trong lịch sử, phù hợp với đặc điểm và quá
trình xây dựng nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ mới.
Xây
dựng nhà nước thực sự của dân, do vì dân
là quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh
và Đảng cộng sản Việt Nam trong toàn bộ tiến trình cách mạng. Vì vậy, xây dựng
nhà nước pháp quyền hiện nay thực chất
là xây dựng nhà nước thực sự của dân, do
dân, vì dân. Nhà nước pháp quyền mà chúng ta xây dựng là nhà nước xã hội chủ
nghĩa. Bản chất giai cấp của nhà nước
pháp quyền ở nước ta vẫn là bản chất giai cấp công nhân, khác hẳn với bản chất của nhà nước pháp quyền tư sản .
Trong
nhà nước pháp quyền ở nước ta, nhân dân thực sự là chủ thể của quyền lực nhà nước, là người tổ chức ra
nhà nước, kiểm tra giám sát hoạt động của
nhà nước; nhà nước là hình thức quyền lực
của nhân dân, thông qua nhà nước mà quyền lực của nhân dân mang tính quyền lực nhà nước và
có hiệu lực trên thực tế ở phạm vi cả nước. Sức mạnh và quyền lực của nhà nước đều bắt nguốn từ nhân dân, chứ
không phải nhà nước là người ban quyền lực cho nhân dân. Nhân dân là người uỷ
quyền cho nhà nước, nhà nước và cán bộ công chức của nhà nước phải thực thi đúng quyền lực mà
nhân dân giao cho.
Hồ
Chí Minh đã căn dặn: các cơ quan của
chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là ngánh vác việc chung cho
dân, chứ không phải để đè đầu dân như thời kỳ dưới quyền thống trị của Nhật, Pháp. Việc gì có lợi cho dân, ta phải
hết sức làm, việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Thấu suốt tư tưởng của Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: nhà nước
là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ
của nhân dân. “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của chính phủ từ toàn quốc cho đến
các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ
không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ thống trị của Pháp, Nhật.
Việc
gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm.
Việc
gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh.
Chúng
ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta.”[1]
Khi
bàn về chế độ dân chủ Các Mác cho rằng: chế độ dân chủ thực chất là chế độ do
dân tự quy định nhà nước. Vì vậy, với tư cách là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa phải chủ động tạo môi trường, cơ chế và điều kiện thuận lợi để nhân dân
tham gia quản lý nhà nước, thực hiện quyền làm chủ của mình trong tất cả các phương diện của đời sống xã hội.
Trước
hết, nhà nước phải tổ chức tốt quá trình dân chủ hoá trên các phương diện: lập
pháp, hành pháp, tư pháp. Về hoạt động lập pháp: cần tổ chức lấy ý kiến của nhân dân vào các dự án luật, tổ chức
trưng cầu ý kiến nhân dân về các vấn đề quan trọng của đất nước; tổ chức quá trình làm chủ trực
tiếp bằng các hình thức nhân dân tự quản, các quy ước, hương ước tại cơ sở phù
hợp với luật pháp. Về hoạt động hành pháp: tổ chức cho nhân dân đóng góp ý kiến
vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội,
vào các quá trình qủan lý; thu hút nhân dân tham gia thực hiện quản lý theo
ngành, theo lãnh thổ; tổ chức cho nhân tham gia giải quyết những tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân trong quá trình thực hiện quản
lý nhà nước.
Về
hoạt động tư pháp: thu hút, huy động tối đa khả năng của nhân dân,
của các tổ chức xã hội và tổ chức nghề nghiệp tham gia rộng rãi các hoạt
động tư pháp, thông qua đó năng cao năng lực làm chủ nhà nước và trách nhiệm
chính trị của nhân dân đối với nhà nước;
tạo điều kiện để nhân dân làm quen với công việc quản lý nhà nước.
Nhà
nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân ở
nước ta, tất cả quyền lực mà nhân dân uỷ thác cho nhà nước phải được tổ chức phù hợp để phát huy sức mạnh của nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi để
nhân dân thực sự làm chủ trong kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, tránh sự lạm dụng
quyền lực từ phía nhà nước. Do đó, quyền lực nhà nước là tập trung, thống nhất,
không phân chia quyền lực cho các cơ quan nhà nước theo kiểu chế ước lẫn nhau
như nhà nước pháp quyền tư sản. Mặt khác
tập trung quyền lực luôn gắn chặt với sự phân công quyền lực cho các cơ quan
nhà nước, phối hợp thực thi các chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Để
tạo khuôn khổ cho quá trình thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, nhà nước phải thường xuyên quan
tâm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa, giữ nghiêm kỹ cương xã hội. Nhà nước thể chế hoá đướng lối, chủ trương
lãnh đạo của Đảng, thể chế hoá quyền,
nghĩa vụ, lợi ích chính đáng của nhân
dân trong hệ thống pháp luật để khi ban hành nó có hiệu lực pháp lý cao, buộc mọi
cơ quan, tổ chức, cán bộ công chức và mọi công dân phải có nghĩa vụ chấp hành.
Mọi hành vi vi phạm pháp luật phải được xử lý
nghiêm minh đó là nguyên tắc của nền
pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Hồ Chí Minh đã dạy: giải quyết mọi công việc
phải thấu lý trọn tình, phải có lòng
khoan dung độ lượng, nhưng pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kể kẻ đó ở địa vị nào, làm
nghề nghiệp gì.
Trong
quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng
ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường cũng đang thường xuyên
tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội,
đặc biệt là tệ quan liêu tham nhũng trong bộ máy nhà nước. Không ít cán bộ,
công chức nhà nước lợi dụng chức quyền để thực hiện hành vi tham nhũng, móc ngoặc
tạo thành vây cánh để che chắn cho nhau trước pháp luật.
Tệ
tham nhũng đã trở thành một quốc nạn, là một trong bốn nguy cơ de doạ đến sự tồn
vong của chế độ xã hội chủ nghĩa mà
chúng ta đang xây dựng. Để đấu tranh chống tệ quan liêu và tham nhũng thì một
giải pháp có tính chất chiến lược là phải xây dựng được một nhà nước pháp quyền
thực sự của dân, do dân, vì dân.
Muốn xây dựng nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân, vì dân thì vấn đề quan trọng
hàng đầu là yếu tố con người. Phải lựa chọn, đào tạo những con người có đủ phẩm chất và năng lực đứng vững
trước những cám dỗ, cạm bẫy của cơ chế
thị trường. Mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau, đòi hỏi phải có tiêu chuẩn khác
nhau đối với những cán bộ của bộ máy nhà nước. Hơn bao giờ hết, hiện
nay chúng ta càng thấm thía lời dạy của
Lê-nin: “ Trong vấn đề cải tiến bộ máy
nhà nước, những yêu cầu đối với con người
không hoàn toàn giống như những yêu cầu
đối với thời chiến tranh” [2]. Muốn xây dựng bộ máy nhà nước thật sự có chất
lượng, xứng đáng với với danh hiêụ nhà nước xã hội chủ nghĩa, yêu cầu đầu tiên
đối với con người là phải có trình độ
văn hoá cần thiết.
Muốn có đủ trình dộ văn hoá cần thiết, cần phải
học tập và chỉ có học tập, cứ không thể chỉ sử dụng bất cứ một trong những đức tính tốt đẹp nhất của con người; không thể thay thế kiến thức,
học thức bằng sự sốt sắng, hấp tấp, vội vàng. Đồng thời việc học tập không phải
nhằm mục đích tự thân; những kiến thức
đã học phải thực sự gắn với cuộc sống, phải trở thành một bộ phận khăng
khít của cuộc sống phục vụ đắc lực cho
cuộc sống. Để phát huy hiệu quả của đào
tạo, phải bố trí sử dụng hợp lý, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và năng lực của từng người.
Thực
tế hiện nay ở nước ta còn có khoảng cách rất lớn giữa đào tạo và sử dụng trong
toàn xã hội nói chung cũng như trong bộ máy nhà nước; nơi thừa, nơi thiếu, làm
việc không đúng chuyên môn được đào tạo, làm lãng phí thời gian và tiền bạc của từng cá nhân cũng như toàn xã hội, hiệu
quả công tác thấp. Để khắc phục được thực trạng nêu trên cân phải thực hiện
nguyên tắc: xuất phát từ việc để bố trí người chứ không phải từ người mà bố trí
việc.
Để
xây dựng nhà nước pháp quyền thực sự của
dân, do dân ,vì dân thì một nội dung không kém phần quan trọng là: đội ngũ cán bộ công chức nhà nước
phải được đãi ngộ một cách xứng đáng với lao động của họ. Thu nhập của cán bộ công chức nhà nước bảo đảm để họ
có sống cao hơn mặt bằng chung của xã hội.
Tất nhiên, các khoản thu nhập phải được công khai hoá, tiền tệ hoá, chống các
thu nhập có tính chất đặc quyền, đặc lợi. Với mức thu nhập như vậy, không cần
tham nhũng cán bộ công chức vẫn sống
đàng hoàng.
Đi
cùng với chế độ đãi ngộ xứng đáng thì cũng cần phải có những chế định về pháp
luật và kinh tế, để cán bộ công chức nhà nước không dám tham nhũng. Trước hết về
pháp luật cần quy định khung hình phạt nặng hơn đối với cán bộ, công chức nhà
nước vi phạm pháp luật; cùng một hành vi vi phạm, nhưng cán bộ giữ cương vị
càng cao thì hình phạt càng nặng. Về kinh tế, nếu cán bộ công chức nhà nước tham
nhũng gây thiệt hại về kinh tế thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về
kinh tế; để tránh tẩu tán tài sản cho con, cháu, họ hàng, pháp luật cũng cần có
quy định: con, cháu, họ hàng của người
tham nhũng phải chứng minh được tính hợp pháp tài sản của mình, nếu không tài sản của con, cháu, họ hàng sẽ bị tịch thu để bồi
thường thiệt hại kinh tế mà người tham
nhũng đã gây ra.
Để
chống tham nhũng có hiệu quả cần phải tạo
ra cơ chế để những người muốn tham nhũng
cũng không thể tham nhũng được. Muốn vậy phải thực hiện công khai, minh bạch mọi
hoạt động của bộ máy nhà nước: công khai
công tác cán bộ; công khai thu nhập, quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, công chức nhà nước; công khai thu
chi tài chính… Đồng thời với công khai phải phát huy được vai trò của tổ chức Đảng, các tổ chức quần chúng
trong việc giám sát mọi hoạt động của
cán bộ và công chức nhà nước.
Đặc
biệt là phải phải phát huy được vai trò giám sát của nhân dân, vì không có một hành vi nào có thể qua được tai
mắt của quần chúng nhân dân. Tuy nhiên,
để nhân dân tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, cần phải có
những hình thức và biện pháp có hiệu quả
để bảo vệ những người dũng cảm đứng ra tố cáo những hành vi tham nhũng. Tham nhũng là quốc nạn,
là giặc nội xâm, vì vậy những người dũng
cảm chống tham nhũng phải được khen thưởng xướng đáng kể cả vật chất và tinh thần,
phải được tặng thưởng những danh hiệu
cao quý của nhà nước. Thực hiện những nội
dung trên đây chính là tạo ra một cơ chế để cán bộ, công chức nhà nước không cần,
không dám, không thể tham nhũng.
Sự
nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay, đòi
hỏi phải đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước theo định hướng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
và đấu tranh chống tệ quan liêu tham nhũng. Quá trính đó đòi hỏi Đảng ta phải
trung thành với học thuyết Mác- Lênin về nhà nước pháp luật; trung thành với tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của
dân, do dân, vì dân; tiếp thu có phê phán tư tưởng, thực tiễn xây dựng nhà nước
pháp quyền và kinh nghiệm đấu tranh chống tham nhũng của các nước trên thế giới. Trên cơ sở đó, phải
không ngừng đổi mới tư duy, vận dụng sáng tạo, định ra phương hướng chủ trương
giải pháp cụ thể để từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam thực sự là nhà nước mang bản chất giai cấp
công nhân, mang tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc, đủ sức mạnh hoàn thành sứ
mạnh vẻ vang xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Tài
liệu tham khảo
1.
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000,T4, Tr.56,57
2. Lênin toàn tập, t45
Nxb tiến bộ M, tr 444
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét