ĐẤU
TRANH CHỐNG HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG TÔN GIÁO THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC “ DIỄN BIẾN HÒA
BÌNH” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
Tôn giáo là một vấn đề nhạy cảm, tế nhị
và rất phức tạp, có quan hệ ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội, đến sự
ổn định về chính trị của mỗi quốc gia, khu vực và cả quốc tế. Giải quyết vấn đề
tôn giáo là một nhiệm vụ quan trọng trong lãnh đạo quá trình xây dựng đất nước
của Đảng cầm quyền.
I.
NHẬN THỨC MỚI CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ TÔN
GIÁO VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
1. Tình hình tôn giáo ở Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng,
tôn giáo. Theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay có 38 tổ chức, hệ
pháI tôn giáo thuộc 13 tôn giáo, với 24 triệu tín đồ( chiếm 27% dân số cả nước),
83.000 chức sắc, 25.000 chức việc, 46 trường đào tạo chức sắc tôn giáo, gần
28.000 cơ sở thờ tự. Nước ta hiện có 6 tôn giáo lớn đã được Nhà nước cấp đăng
ký hoạt động và công nhận tư cách pháp
nhân. Số lượng tín đồ của 6 tôn giáo lớn: Phật giáo hơn 13 triệu người;
Thiên chúa giáo gần 7 triệu; Cao Đài trên 1 triệu người; Phật giáo Hòa hảo
1.392.067 người; Tin Lành 932.326 người; Hồi giáo 77.275 người. Đa số tín đò
các tôn giáo là người lao động, chủ yếu là nông dân trú trên địa bàn cả nước. Một bộ phận tín đồ
là đồng bào dân tộc thiểu số theo các tôn giáo cư trs ở các địa bàn chiến lược
Tây Bắc 100.000; Tây Nguyên 400.000; Tây Nam Bộ 1,3 triệu.
Trong quá khứ và hiện
tại, một số tôn giáo ở Việt Nam đã từng bị các thế lực xâm lược và thù địch lợi
dụng phục vụ cho chính sách xâm lược thống trị và các mưu đồ khác của chúng. Thời
gian qua ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều “ điểm nóng ” về tôn giáo, đằng sau
các sự kiện đó chúng ta có đủ bằng chứng để khẳng định có bàn tay của các thế lực
đế quốc và phản động quốc tế. Do đó, vấn đề tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn
giáo càng gắn chặt và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Quốc phòng - An ninh của Việt Nam.
2. Nhận thức mới của Đảng, Nhà nước về tôn giáo và giải
quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Trong những năm
gần đây Đảng và Nhà nước ta đã có những đổi mới quan trọng về nhận thức, quan
điểm, nhiệm vụ, chủ trương, chính sách đối với tín ngưỡng tôn giáo và công tác
tôn giáo ở nước ta. Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị
khoá VI về “Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới” là dấu mốc mở đầu
cho bước ngoặt phát triển về nhận thức. Nghị quyết này có 2 luận điểm mang tính
đột phá là: tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân
và tôn giáo có những giá trị văn hoá, đạo đức phù hợp với chế độ mới. Phải đặt
2 luận điểm này trong khung cảnh lúc đó ta mới hiểu rõ ý nghĩa. Đó là một thời
điểm lịch sử đặc biệt các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã sụp đổ, nhưng những
quan điểm tả khuynh về tôn giáo vẫn còn chế ngự.
Đặc điểm chủ yếu của giai đoạn ấy
là, phê bình tôn giáo tập trung chủ yếu vào những vấn đề căn bản của thuyết vô
thần mác-xít và các hình thái vô thần duy vật khác, ở Trung Quốc đã có những dấu hiệu đổi mới đầu tiên với
việc bàn luận về những đặc điểm tôn giáo ở Trung Quốc và khả năng thích ứng với
chủ nghĩa xã hội của tôn giáo (1982).
Với nước ta, 2
luận điểm trên đã nhanh chóng tạo nên sự đột phá nhận thức: không thể nhìn tôn
giáo qua mệnh đề của Mác đã bị cắt xén và phiến diện “Tôn giáo là thuốc phiện của
nhân dân”. Phải nhìn nhận tôn giáo như một “thực tại xã hội” và là nhu cầu của
một bộ phận quần chúng, và nó hoàn toàn có thể đồng hành với chủ nghĩa xã hội. Riêng luận đề mới mẻ về văn hoá tôn
giáo đã khơi dây trực tiếp những suy nghĩ, hành động tích cực của quần chúng,
người có tôn giáo cũng như không có tôn giáo.
Khi các giá trị
văn hoá đạo đức cuả tôn giáo được đặt trong khuôn khổ của văn hoá dân tộc, một
mặt đã thừa nhận sự đa dạng của văn hoá dân tộc, mặc khác tạo ra thêm một con
đường đoàn kết dân tộc, tôn giáo. Khai thác tốt các giá trị văn hoá, đạo đức cuả
tôn giáo là cách tốt nhất để cho nhiều tôn giáo thuận lợi hơn trong quá trình
tìm về dân tộc.
Kể từ sau nghị
quyết 24 nói trên, Đảng ta còn có nhiều văn kiện khác khẳng định và phát triển
tư duy đổi mới về vấn đề tôn giáo, đặc biệt là chỉ thị 37-CT/TW ngày 2/7/1998 của
Bộ Chính trị khoá VIII về công tác tôn giáo trong tình hình mới, một văn kiện
quan trọng lần đầu tiên được đăng tải công khai trên báo nhân dân và hàng loạt
báo khác và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Đảng ta, vấn đề tôn giáo được
đưa ra bàn bạc, quyết định ở cấp Ban Chấp hành trung ương đó là văn kiện của Hội
nghị Trung ương 7 (khoaIX) còn gọi là nghị quyết 25 (12/3/2004) với tên gọi về
công tác tôn giáo, đến nay vẫn giữ vai trò định hướng cho công tác tôn giáo và
cho cả bản thân đời sống tôn giáo.
Cần ghi nhận con
số sau đây: từ 1990 đến 2003, đã có 13 văn kiện về các vấn đề tôn giáo gồm 2
nghị quyết, 2 chỉ thị, 9 thông báo. Trong đó Ban bí thư, ban hành một chỉ thị,
7 thông báo; Bộ Chính trị ban hành 1 nghị quyết, 1 chỉ thị và 2 thông báo; Ban
Chấp hành Trung ương ban hành 1 nghị quyết.
Điều quan trọng
hơn cả là, đến nay nhận thức về vấn đề tôn giáo của cán bộ, đảng viên và nhân
dân đã có bước tiến khá dài. Một bầu không khí xã hội mới mẻ đã lan toả, ranh
giới vô hình mà khắc nghiệt về sự phân biệt “lương, giáo” mà các thế lực đế quốc
thực dân, phong kiến trước đây cố tình khoét sâu mâu thuẫn này đã đựơc gỡ bỏ
căn bản, tạo nên những điểm sáng trong quan hệ đạo đời.
Sự
đổi mới trong chính sách tôn giáo
Đây là bề nổi của
sự vật và thật đáng chú ý, điều này ngaỳ càng bộc lộ rõ, tạo nên những chuyển
biết hết sức sống động trong thực tiễn đời sống tôn giáo ở nước ta. Ngoài những
quy phạm pháp luật chứa đựng trong các điều luật cuả các bộ luật (luật hình sự,
luật tố tụng hình sự…) cho đến nay những văn bản có tính pháp lý cao nhất như
các bản Hiến pháp, từ 1991 đến nay, Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các văn bản
riêng về tôn giáo, tín ngưỡng.
Có thể xem Nghị định số69/HĐBT ngày 21/3/1991 của Hội đồng Bộ trưởng
“Quy định về các hoạt động tôn giáo” là văn bản mở đầu.Năm 1993, Chính phủ ra
Nghị định liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan có tầm
quan trọng bậc nhất về quản lý nhà nước về tôn giáo: Ban tôn giáo của Chính phủ.
Sau đó là nhiều
văn bản đều có dấu ấn khác: Nghị định 26
ngày 19/4/1999 của Chính phủ “Về các hoạt động tôn giáo’’, Quyết định số
125/2003 ngày 18/6/2003 của Thủ tướng
Chính phủ “Về việc phê duyệt chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 7(khoá IX) về công tác tôn giáo”.
Đặc biệt, tháng
7/2004, dư luận trong nước và quốc tế rất quan tâm đến sự kiện Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua và được ban hành cũng
như Nghị định của Chính phủ vừa ban hành mới đây(3/2005) “Hướng dẫn thi hành một
số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo’’.
Về mặt vĩ mô, phải nói sự đổi mới mạnh mẽ của chính sách tôn giáo cũng được
bắt nguồn từ tinh thần của Nghị quyết 24 nói trên. Trong đó, cũng là lần đầu
tiên, công tác tôn giáo vốn được coi chủ yếu là công tác đánh địch lợi dụng,
nay được coi chủ yếu là công tác vận động quần chúng (phạm trù công tác dân vận)
với luận đề quan trọng: “Thực chất công tác tôn giáo là công tác vận động quần
chúng”.
Chúng ta đã có
những bước tiến dài trong việc thể chế hoá các quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng
của quần chúng và các hoạt động của các tổ chức tôn giáo. Từ 1991 đến nay,
chúng ta luôn thể hiện quyết tâm xây dựng Nhà nước pháp quyễn XHCN trên lĩnh vực
quản lí tôn giáo, bằng việc ban hành hàng loạt quy định, nghị định, chỉ thị,
thông tư,…và đỉnh cao nhất là Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Có thể nói hàng
loạt các văn bản pháp lí ấy đã thể hiện sinh động sự đổi mới về chính sách tôn
giáo. Chúng tôi có khái quát vào một số điểm sau đây:
Thứ
nhất,
mối quan hệ giữa nhà nước với các tôn giáo, là nói đúng hơn là các tổ chức tôn
giáo (giáo hội, hội thánh, ban trị sự, hội
đồng giáo sứ..” đã được cải thiện căn bản theo hướng pháp quyền. Một mô hình
Nhà nước thế tục mác-xít, về bản chất là nhà nước thế tục phi tôn giáo do Chủ tịch
Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 234 (1955), nay đã hiện ra rõ rệt.
Mô hình này tỏ ra thích hợp với đời sống tôn giáo ở Việt Nam, được đông đảo đồng
bào có đạo và quần chúng nói chung hoan nghên và bước đầu được thế giới nhìn nhận. Trên cả 3 khâu: theo đạo, hành đạo và quản đạo
đã được thể chế hoá và cơ bản đã phù hợp với thực tiễn.
Thứ
hai,
về mối quan hệ giữa “hoạt động tôn giáo” và “công tác tôn giáo” cũng được giải
quyết tốt hơn. Mối quan hệ này vốn không hề đơn giản vì các “hoạt động tôn giáo” vốn là lợi ít sống
còn của các chủ thể tôn giáo, trong khi đó “công tác tôn giáo” lại là vấn đề
thuộc phạm trù quản lý nhà nước. Nhà nước ta hiểu rõ những kinh nghiệm quá khứ,
khi mà sự tương tác giữa 2 chủ thể “Hoạt động tôn giáo” và “Công tác tôn giáo”
diễn ra không thuận lợi dẫn đến xung đột triệt tiêu lẫn nhau. Trên
khía cạnh này, tư tưởng Hồ Chí
Minh cũng như quan điểm của Đảng ta về sự khai thác các điểm tương đồng, đồng
thuận xã hội có ý nghĩa lớn “giữ vững độc lập, thống nhất của tổ quốc vì dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Thứ
ba,
vận dụng kinh nghiệm của lịch sử dân tộc và quốc tế về luật pháp tôn giáo, để sự
thể chế hoá về quyền hạn và nghĩa vụ của toàn dân, trước hết là cộng đồng các
tôn giáo ngày càng thích hợp hơn. Đây
cũng là nét mới trong chính sách tôn giáo của nhà nước ta hiện nay, trực tiếp tạo
nên bầu không khí phấn khởi trong các chức sắc và tín đồ các tôn giáo.
Về mặt vi mô, nước ta có 6 tôn giáo chính “Phật giáo, công giáo, đạo tin
lành, hồi giáo, cao đài và phật giáo hào hảo” mà việc quản lý mỗi tôn giáo đòi
hỏi có những giải pháp riêng. 20 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những thành
tựu rất đáng kể về mặt này. Không chỉ đối
với công giáo, phật giáo, những tôn giáo lớn có vị trí đặc biệt trong hệ thống
tôn giáo ở nước ta, những chính sách đúng đắn cuả Nhà nước ta những năm gần đây
với đạo Cao đài đã công nhận tư cách pháp nhân cho 10 tổ chức hệ phái; với phật
giáo Hoà hảo cũng có những quyết sách mạnh dạn về cơ cấu tổ chức ban trị sự, với
Hồi giáo cũng tương tự. Đặc biệt với những chính sách mền dẻo và cởi mở để giải
quyết cơ bản “vấn đề Tin lành”, vấn đề tôn giáo nóng bỏng bậc nhất trong những
năm gần đây ở nước ta.
Có thể nói sự đổi
mới chính sách tôn giáo những năm gần đây đã đem lại hiệu quả to lớn trong việc
góp phần quyết định tạo ra sự ổn định, bức tranh sinh hoạt tôn giáo ngày càng
có nhiều điểm sáng. Tất nhiên, trong những năm qua và còn lâu dài, các thế lực
thù địch vẫn luôn luôn tìm cách lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống pháp cách mạng
Việt Nam. Nhưng có thể nói xu hướng tôn giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc và
Chủ nghĩa xã hội là không thể đảo ngược.
Những vấn đề đặt ra trong việc đổi mới nhận thức và chính
sách tôn giáo.
Thứ
nhất,
chúng ta đã thừa nhận tôn giáo còn là một thực tại xã hội, thậm chí nó có thể đồng
hành với dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Tư duy lý luận của chúng ta phải tiến
thêm một bước quan trọng khác, một luận đề có tính đột phá khác là, để tôn giáo
“thực thể xã hội” ấy có thể thích ứng với chủ nghĩa xã hội phaỉ tạo cho nó khả năng và quyền hạn
“pháp lý nhân sự” tham gia tích cực hơn
một số lĩnh vực xã hội tích cực tham gia phát triển đất nước và thoả mãn
như cầu đời sống tôn giáo. Tiền đề lý luận
khách quan là: trong bối cảnh toàn cầu hoá, hiện đại hoá, mọi tôn giáo đều có
khuynh hướng trở thành : “tôn giáo xã hội”, thích ứng xã hội ngày càng cao. Văn
kiện Đại hội X đã lưu ý chỉ ra rằng: “đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng
cuả khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm
bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền
sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật” (13).
Nhu cầu xã hội của các tôn giáo hiện nay ngaỳ càng tăng trong xu thế hội
nhập, toàn cầu hoá và nó cũng không tách rời “quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường”.
Thứ
hai,
giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nhà nước và các giáo hội.
Trong những năm
qua chúng ta có rất nhiều thành tựu về vấn đề này do Đảng ta từ lâu đã biết dựa
và tư tưởng Hồ Chí Minh nắm chắc đặc điểm dân tộc, yếu tố dân tộc của cách mạng
Việt Nam tránh được phần lớn những sai lầm thiếu sót của khuynh hướng tả khuynh
về vấn đề tôn giáo trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Đặc biệt từ năm 1990 đến nay, lần đầu tiên Đảng ta đã chuyển vấn đề tôn
giáo từ phạm trù nội chính, qua phạm trù công tác dân vận, tạo nên cục diện mới,
được đồng bào các tôn giáo đó nhận, tạo nên bầu không khí phấn khởi thuận lợi
hơn cho quan hệ nhà nước và các tổ chức tôn giáo. Hiện nay, vấn đề then chốt để
tiếp tục đổi mới vấn đề tôn giáo là phải đặt mối quan hệ này trong vấn đề nhà
nước pháp quyền, bình thường hoá và pháp
trị. Càng làm tốt điều này, đời sống
tôn giáo càng ổn định vững chắc và xây đắp hơn khối đại đoàn kết dân tộc.
Văn kiện Đại hội X có nói đến “các tôn giáo hợp pháp” và được pháp luật
bảo hộ khi các tổ chức tôn giáo ấy “hoạt động theo pháp luật”. Đây là vấn đề rất
quan trọng không chỉ ở góc độ xây dựng nhà nước pháp quyền, mà còn đáp ứng đòi
hỏi bức xúc: chỉ có làm tốt công tác hoàn thiện luật pháp tôn giáo mới có thể
có điều kiện, phương tiện hữu hiệu làm tốt công tác quản lý nhà nước về tôn
giáo.
Đối với Việt Nam hiện nay, trước khi nói đến một
bộ luật về tôn giáo “các văn bản của Bộ Chính trị đã từng nói điều này” thì cấp
thiết phải xây dựng, hoàn thiện hơn luật pháp nhân tôn giáo, các chế tài khác
liên quan đến đời sống tôn giáo dù chúng ta đã có pháp lệnh tín ngưỡng, tôn
giáo… có như vậy chúng ta mới có thể hoàn thiện mô hình nhà nước thế tục đã lựa
chọn từ những năm đầu hoà bình lập lại sau hiệp định Giơ-ne-vơ (1954).
Thứ ba, việc ổn
định đời sống tôn giáo và tạo thêm điều kiện cho các tôn giáo cống hiến khả
năng xây dựng phát triển đất nước là không ngòai quy luật mà tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ ra: luôn luôn duy trì và phát
triển xu hướng tôn giáo đồng hành với dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo
trước hết bằng mục tiêu chung, điểm tương đồng giữa lý tưởng tốt đẹp vốn có cuả
các tôn giáo với chủ nghĩa xã hội.
Khai thác những giá trị tích cực
của các tôn giáo trước hết là các giá trị văn hoá và đạo đức, đồng thời luôn cảnh
giác những âm mưu lợi dụng các tôn giáo và mục đích chính trị phản dân tộc và
chống phá chủ nghĩa xã hội.
Chúng ta đã từng trải qua những giai đoạn quá dài phương pháp nhận thức
về công tác tôn giáo chưa đầy đủ, tả khuynh và nóng vội. Trong các nhận thức
chưa đúng đắn ấy, có lẽ 3 nhận thức cơ bản sau đây vẫn còn ám ảnh ở một bộ phận
quần chúng:
Thứ nhất,
vì tôn giáo là sự “phản ánh ngược” của hiện thực và duy tâm nên nó hoàn toàn đối
nghịch với khoa học và chủ nghĩa duy vật.
Thứ
hai,
vì tôn giáo luôn được hiểu, đồng nhất với mê tín nên nó là hệ ý thức lạc hậu,
phải xoá bỏ.
Thứ
ba,
vì tôn giáo luôn luôn bị các thế lực phản động lợi dụng, nên tôn giáo thường đồng
nhất với chính trị, ở đó không có chỗ cho “văn hoá” và giải quyết vấn đề tôn
giáo là đấu tranh tư tưởng chính trị, nhận
thức và giải quyết vấn đề địch-ta.
Dưới
ánh sáng đổi mới của Đảng ta trong nhận thức và hành động, chúng ta đã có những
bước đột phá quan trọng. Tuy vậy, cũng chưa thể coi như “không còn vấn đề gì”
trong lĩnh vực vốn rất phức tạp và nhảy cảm này.
II.
QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG, GIẢI PHÁP GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TRONG CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG AN NINH Ở
VIỆT NAM THỜI KỲ MỚI
1.
Quan điểm, chủ trương của Đảng Nhà nước đối với tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Vấn
đề tôn giáo được đại hội XII xác định: “
Tiếp tục hoàn thiện chính sach, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy những
giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo. Quan tâm và tạo điều kiện cho
các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tôn giáo đã được
Nhà nước công nhận theo qui định của pháp luật, đóng góp tích cực vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu
tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối
đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái qui định của
pháp luật” ( 13).
Quan
điểm này phù hợp với thực tiễn đời sống tôn giáo, cả trong những năm sắp đến. Vấn
đề chỉ còn ở chỗ: các cơ quan, ban, ngành hữu quan tiếp tục có những chương
trình phổ biến, giáo dục sinh động cho toàn Đảng, toàn dân đặc biệt là đội ngũ
những người làm công tác tôn giáo trực tiếp, cần thấm nhuần hơn nữa các quan điểm
này về công tác tôn giáo.
Hơn
30 năm đổi mới thành tựu đạt được trong thực hiện nhiệm vụ, chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo đã phát huy truyền thống yêu nước của
đồng bào có đạo, củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đồng bào theo các tôn giáo được bảo
đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền được sinh hoạt tôn giáo theo pháp
luật. Nhà nước quản lý bằng pháp luật đối
với các hoạt động tôn giáo. hướng dẫn, giúp đỡ các tôn giáo xây dựng đường hướng
hành đạo tiến bộ, gắ bó với dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, sống “tốt đời,
đẹp đạo”.
Đấu
tranh làm thất bại âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch chống phác cách mạng nước ta góp phần
giữ vững sự ổn định đời sống chính trị – xã hội, củng cố Quốc phòng - An ninh của đất nước.
Hiện nay, cách mạng
nước ta đang chuyển sang một thời kỳ mới trong bối cảnh đời sống chính trị quốc
tế và khu vực diễn biến phức tạp khó lường sự nghiêp cũng cố quốc phòng - an
ninh của đất nước đứng trước nhiều thách thức mới trong đó có cả những thách thức
về vấn đề tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam.
Việt
Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế các thế lực thù địch ráo riết lợi dụng
tôn giáo gắn vấn đề tôn giáo với vấn đề “nhân quyền”, “ dân tộc” “dân chủ” thực hiện “ chiến lược
diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ chống phá cách mạng nước ta.
Đại
bộ phận chức sắc tôn giáo có tinh thần yêu nước và cách mạng, yên tâm hành đạo,
có ý thức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; song vẫn còn một bộ phận chức
sắc tín đồ có tư tưởng vọng ngoại, cơ hội, thái độ cực đoan, quá khích, gây tổn
hại đến lợi ích dân tộc thậm chí có những hoạt động chống đối chính quyền gây tổn
hại đến đời sống chính trị – xã hội.
Trong
bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay nếu Đảng Nhà nước không có một quan điểm và
đường lối đúng đắn với những giải pháp phù hợp đối với vấn đề tôn giáo thì dễ
bùng phát thành những mâu thuẫn xã hội khó kiểm soát được, dẫn đến xung đột tôn
giáo với chính quyền đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định đời sống chính trị – xã
hội; sức mạnh Quốc phòng – An ninh của đất nước.
Quan
điểm, chủ trương, của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo ở Việt Nam hiện nay phải
nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết các dân
tộc; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc giữ vững ổn định chính trị củng
cố Quốc phòng - An ninh; thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Thực
hiện thắng lợi mục tiêu trên đây Đảng ta xác định rõ quan điểm chỉ đạo công tác
tôn giáo trong tình hiện nay:
a. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu
tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. đồng bào tôn giáo là bộ phận của khối
đại đoàn kết dân tộc.
Thực
hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc
không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng
pháp luật. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ
pháp luật.
b. Đảng, Nhà nước thực hiện nhất
quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín
ngưỡng, tôn giáo.
Đoàn
kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào
không theo tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Giữ gìn và phát huy
những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người
có công đối với Tổ quốc và nhân dân.
Nghiêm
cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngương, tôn giáo; đồng thời
nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật, chính
sách của Đảng và Nhà nước; kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, xâm
phạm an ninh quốc gia
c. Nội dung cốt lõi của công tác
tôn giáo là công tác vận động quần chúng.
Mục
tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là điểm tương đồng để đoàn kết gắn bó đòng bào
các tôn giáo trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Công
tác vận động quần chúng tôn giáo trong thời kỳ mới phải động viên đồng bào nêu
cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và và thống nất đất nước, thực hiện
tốt các chương trình, chính sách phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng- an ninh, làm cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta ngày cang được nâng
cao.
d. Công tác tôn giáo là trách nhiệm
của cả hệ thống chính trị.
Tín
đồ, chức sắc tôn giáo phân bố ở khắp mọi vùng, miền của trong cả nước . Công
tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, liên quan đến
nhiều cấp nhiều ngành.
Tiến
hành công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng
lãnh đạo; trong đó đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo là lực lượng tham mưu
nòng cốt, cần được củng cố kiện toàn, nhất là địa bàn trọng điểm có đông đồng
bào tôn giáo.
Nghị
quyết 25/ NQ- TW chỉ rõ: “Công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo và đấu
tranh chống việc lợi dụng tôn giáo để chống
đối chế độ chỉ thành công nếu làm tốt công tác vận động quần chúng”
e. Vấn đề theo đạo và truyền đạo.
Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia
đình và cơ sở thờ tự ợp pháp theo qui định của pháp luật.
Các
tổ chức tôn giáo được nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được
pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu
hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo qui định
của pháp luật.
Việc
theo đạo và truyền đạo cũng như hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ hiến
pháp và pháp luật, không được lợi dụng tôn giáotuyền truyền “ tà đạo”, hoạt động
mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm các tổ chức
truyền đạo, người truyền đạo, và các cách thức truyền đạo trái pháp luật, vi phạm
các qui định của Hiến pháp và pháp luật.
2. Nhiệm vụ của công tác tôn giáo
trong thời kỳ mới.
a.
Thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách và các chương trình phát triển
kinh tế – xã hội, nân cao đời sống nhân dân trong đó có đồng bào tôn giáo.
b.
Tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường đúng chính sách và pháp luật
của Nhà nước.
Tăng
cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo, đưa các hoạt động tôn
giáo theo đúng chính sách và pháp luật, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, thực hiện
tốt sự bảo hộ của Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo hợp pháp, đúng pháp
luật; ngăn chặn kịp thời các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện
các hoạt động trái pháp luật,chống lại sự
quản lý của Nhà nước.
c.
Đảy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống “ tốt đời, đẹp đạo”
trong quần chúng tín đồ, chức sắc, nhà tu hành ở cơ sở. Xây dựng khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ đất
nước.
d.
Phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào có đạo, tự giác và phối hợp đấu tranh
làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đè tôn giáo, dân tộc
để phá hoạikhối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống chế độ.
e.
Hướng dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp vớ đường lối đối ngoại
của Đảng và Nhà nước. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền vè chính sách tôn giáo của
Đảng và Nhà nước, đấu tranh làm thất bại những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc,
vu khống của các thế lực thù dịchđối với tình hình tôn giáo và chính sách tôn
giáo ở nước ta.
g.
tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác tôn giáo.
Tăng cường công tác nghiên cứu cơ bản, tổng kết thực tiễn, góp phần cung cấp luận
cứ khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách trước mắt
và lâu dài đối với tôn giáo.
3. Giải pháp và chính sách đối với
tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
a. Tập trung nâng cao nhận thức, thống
nhất quan điểm, trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn thể xã hội về vấn đề
tôn giáo.
-
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương, chính sách
về tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong cán bộ, đảng viên, nhân dân;nhất là
ddooid với chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo.
-
Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ độc lập và
thống nhất Tổ quốc; giúp các tôn giaos giữ đúng đường hướng hành đạo, gắn với
dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Động viên tín đồ, chức sắc các tôn giáo phát huy truyền
thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh và nhớ ơn những người có công với Tổ quốc, đan
tộc và nhân dân; tạo sự thống nhất, đoàn kết giữa đồng bào theo tôn giáo và
không theo tôn giáo để đấu tranh chống lại những hoạt đông mê tín, lợi dụng tôn
giáo gây mất ổn định ở cơ sở.
b. Tăng cường công tác vận động quần
chúng, xây dựng lực lượng chính trị ở cơ sở.
-
Thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở. Tăng cường công tác vận động quần chúng,
đổi mới nội dung phương thức công tác dân vận, tổ chức hướng dẫn quần chúng
tham gia mọi hoạt động ở cơ sở phù hợp với đặc điểm các tôn giáo và nhiệm vụ
chính trị ở địa phương.
-
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc ViệtNam và các đoàn thể nhân dân trong
tuyên truyền, vận động tín đồ, chức sắc các tôn giáo thực hieenjcacs chủ
trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
-
Tập trung củng cố và nâng cao hệ thống chất lượng chính trị cơ sở xã, phường,
thị trấn có đông đông bào theo tôn giáo.
c.
Tăng cường quản lý nhà nước về tôn giáo
- Chăm lo phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội cho
nhân dân vùng đặc biệt khó khăn, quan tâm nâng cao đời sống đồng bào theo tôn
giáo, đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Hướng dẫn tín đồ, chức sắc các tôn giáo chấp hành
và thực hiện nghiêm Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày
18 tháng 6 năm 2004 và Luật tín ngưỡng tôn giáo đã được kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIV thông qua ngày18
tháng 11 năm 2016.
- Tăng cường cảnh giác cách mạng, chủ động đấu tranh
làm thất bại âm mưu lợi dụng tôn giáo để kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ
dân tộc, gây rối xâm phạm an ninh quốc gia.
4.
Một số vấn đề cần chú ý khi tiến hành công tác
vận động quần chúng vùng tôn giáo.
Thường xuyên tổ chức quán triệt, phổ biến, học tập
các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của Đảng Nhà nước về công tác tôn giáo trong
tình mới. Nâng cao nhận thức, cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo về đặc
điểm, giáo lý giáo lyaat, lễ nghi của từng tôn giáo để tiến hành công tác vận động
quần chúng vùng tôn giáo đạt hiệu quả tốt.
Công tác tôn giáo phải thực hiện dưới sự lãnh đạo,
quản lý điều hành của Cấp ủy, chính quyền địa phương; phối hợp chặt chẽ với các
tổ chức chính trị - xã hội trong triển
khai thực hiện.
Tích cực đổi mới, nội dung, hình thức công tác dân vận
vùng tôn giáo vùng sâu, vùng xa , biên giới phù hợp với đặc điểm của từng tông
giáo, từng địa phương; quan tâm lợi ích
chính đáng của tín đồ các tôn giáo, bảo đảm quyền sinh hoatjtoon giáo bình thường
đúng pháp luật. Phát huy vai trò của các chức sắc, chức việc, người có uy tín
trong các tôn giáo tham gia vận động tín đồ thực hiện các chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước; nhiệm vụ của địa phương, kiên quyết đấu tranh với mị
hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo chia rẽ, khối đoàn kết toàn dân tộc.Hướng
dẫn tổ chức ton giáo, chức sắc, tín đò, nhà tu hành tham gia thực hiện xã hội
hóa các hoạt động y tế, văn hóa, giáo dục, từ thiện nhân đạo….đúng pháp luật của
Nhà nước, phù hợp với chức năng và nguyên tắc tổ chức của mỗi tôn giáo.
Xử lý về đất đai, nhà ở sử dụng vào mục đích tôn giáo
hoặc liên quan đến tôn giáo đúng pháp luật, pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo chỉ
thij1940/ CT của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với hội đoàn tôn giáo, thực hiện theo điều 19,
20 – Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
Xử lý các vụ việc phức tạp vùng tôn giáo phải thực
hiện dưới sự lãnh đạo của cấp Uỷ Đảng, sự điều hành của chính quyền địa
phương. Nắm vững phương châm : dựa vào quần chúng tín đồ để giải
quyết vấn đề tôn giáo; tích cực tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các chức sắc,
chức việc tiến bộ. Phát huy vai trò tham mưu của các cơ quan chức năng để có
các chue trương, biện pháp giải quyết dứt điểm ngay từ cơ sở, không để sự việc
lây lan kéo dài, tạo sơ hở để các thế lực thù dịchđể các thế lực thù địch, những
phần tử xấu lợi dụng tôn giáo gắn với “ dân chủ” “ dân quyền” thực hiện “ diễn
biến hòa binh’, bạo loạn lật đổ phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất
ổn định chính trị - xã hội, suy yếu sức mạnh quốc phòng – an ninh của đất nước.
KẾT
LUẬN
Tôn giáo là vấn đề nhạy cảm ở tất cả các quốc gia,
giải quyết vấn đề tôn giáo là nhiệm vụ phức tạp liên qua trực tiếp đến sự ổn định
chính trị sự tồn vong của chế độ. Thực tiễn hiện nay cho thấy xung đột tôn giáo
đã đẩy nhiều quốc gia đến chỗ nội chiến, xung đột chính trị giữa các quốc gia.
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, có tôn giáo nội
sinh, có tôn giáo ngoại nhập. Giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam trong tình
hình mới có tác động trực tiếp đến sức mạnh Quốc phòng – An ninh của đất nước; ảnh
hưởng trực tiếp đến sự ổn định chính trị; sự an nguy của chế độ. Dưới sự lãnh đạo
sáng suốt của Đảng với những quan điểm chủ trương, giải pháp đúng đắn đã đoàn kết
được đồng bào giữa các tôn giáo; đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo với đồng bào
không có tôn giáo cùng thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương đổi mới phát
triển kinh tế, giữ vững ổn đinh chính trị; cũng cố Quốc phòng – An ninh; hội nhập
sâu rộng vào đời sống quốc tế; tranh thủ được thời cơ, vượt qua được thử thách
đứng vững trước những biến cố chính trị to lớn của thời đại xây dựng một đất nước
Việt Nam ngày càng phồn vinh hiện đại.
Tài liệu tham khảo
1.C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. CTQG, H, 1993,
T 17, tr 450.
2. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập,
Nxb. CTQG, H, 1993, T 18, tr 718-719.
3. 4. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ,
Mátxcơva, 1979 t.12, tr 172
5. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ,
Mátxcơva, 1979 t.12, tr 173
6.7. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ,
Mátxcơva, 1979 t.12, tr 174
8. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ,
Mátxcơva, 1979 t.7, tr 514-515
9. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ,
Mátxcơva, 1979 t.12, tr 171
10. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ,
Mátxcơva, 1979 t.37, tr 221
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét