QUÂN
ĐỘI THAM GIA ĐẤU TRANH CHỐNG HOẠT ĐỘNG
LỢI
DỤNG ĐẠO TIN LÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN HIỆN NAY MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.
ĐTM
006/2019
Những năm gần đây dưới chiêu bài đòi “tự do tôn giáo”, đòi “ độc lập”, “ tự trị” thực
hiện phương châm “ thánh giáo hoá vùng đất
Tây Nguyên” các thế lực thù địch đẩy mạnh hoạt động lợi dụng đạo Tin Lành ở
Tây Nguyên để phục hồi tổ chức phản động FULRO và xây dựng lực lượng " Tin Lành Đêga”, thành lực lượng
chính trị đối lập với Đảng cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đấu tranh để
thành lập "Nhà nước Đêga độc lập " ở Tây Nguyên, làm suy yếu và tiến tới thủ tiêu chế độ xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam. Công tác đấu tranh
với hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng đạo Tin Lành chống phá cách mạng
trên địa bàn Tây Nguyên là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng
lãnh đạo. Quân đội là một lực lượng trong hệ thống chính trị, tham gia đấu
tranh chống hoạt động lợi dụng đạo Tin Lành của các thế lực thù địch là nhiệm vụ
lâu dài và cấp bách hiện nay.
Quân đội tham gia đấu tranh chống hoạt động của các thế lực thù địch
lợi dụng đạo Tin Lành trên địa bàn Tây Nguyên : là tổng hợp các hoạt động của
các đơn vị và quân nhân, dưới sự lãnh đạo, chỉ huy thống nhất, phối hợp chặt chẽ
với hệ thống chính trị và nhân dân sử dụng tổng hợp các cách thức, biện pháp, kịp thời phát hiện và đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn của
các thế lực thù địch lợi dụng đạo Tin Lành chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại thành quả cách mạng xã hội chủ
nghĩa; góp phần giữ vững ổn định chính trị, xây dựng Tây Nguyên vững mạnh về chính trị, kinh tế,
văn hoá và an ninh- quốc phòng, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc.
Luận giải về nguồn gốc, bản chất, chức năng của
quân đội C.Mác - Ph. Ăng ghen, Lê nin, trong các tác phẩm của mình bàn về chiến
tranh và quân đội đã khẳng định: Quân đội
là tổ chức quân sự chuyên nghiệp, ra đời trong đấu tranh giai cấp, lấy đấu
tranh vũ trang làm hoạt động chủ yếu nhằm thực hiện mục đích và bảo vệ lợi ích
của Giai cấp - Nhà nước tổ chức và nuôi dưỡng nó. Ph.Ăngghen viết: Quân đội là một tập đoàn có tổ chức gồm những người được vũ trang, được
nhà nước đài thọ để thực hiện chiến tranh tấn công hoặc phòng ngự [1] . Khi đề cập đến vấn đề
này. V.I. Lênin cũng nhấn mạnh: Cần có
quân đội cách mạng để đấu tranh bằng quân sự và lãnh đạo quần chúng về mặt quân
sự... Cần có quân đội cách mạng vì những vấn đề lịch sử vĩ đại chỉ có thể được
giải quyết bằng vũ lực mà trong cuộc đấu tranh hiện đại thì tổ chức vũ lực có
nghĩa là tổ chức quân sự [2]. Do hoàn cảnh lịch sử cụ thể cho
nên trước đây các nhà kinh điển của
chủ nghĩa Mác - Lênin mới chỉ nhấn mạnh
chức năng công cụ bạo lực, chiến đấu bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân, còn các
chức năng khác hình thành từ bản chất giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc của
quân đội kiểu mới chưa được đề cập đến.
Vận dụng sáng tạo tư tưởng của chủ nghĩa Mác
- Lênin vào xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác
định đúng các chức năng cơ bản của Quân đội ta là: đội quân chiến đấu, đội quân sản xuất, đội quân công tác. Những chức
năng này có quan hệ tác động hỗ trợ lẫn nhau, bắt nguồn từ bản chất giai cấp
công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc của Quân đội. Trong Chỉ thị thành lập Đội
Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Hồ Chí Minh giải thích: Tên đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng
quân nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền... vì cuộc
kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân, cần phải động viên toàn
dân, vũ trang toàn dân.[3]. Như vậy,
ngay từ khi mới thành lập, Quân đội ta đã có chức năng đội quân công tác. Hồ
Chí Minh từng căn dặn: “ Bộ đội chủ lực,
bộ đội địa phương và du kích không nên chỉ biết đánh. Biết đánh là cái tốt
nhưng chỉ biết đánh mà coi nhẹ chính trị, kinh tế, tuyên truyền giáo dục nhân
dân tức là chỉ biết có một mặt, vì đánh không tách rời được với chính trị và
kinh tế”.[4] Là một lực lượng chính trị đặc biệt, Quân đội không chỉ làm
nòng cốt cho sự nghệp quốc phòng mà còn phải thực hiện những nhiệm vụ khác được
Đảng và Nhà nước giao phó. Chỉ thị 66 - CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng
Khoá VI chỉ rõ: Các lực lượng vũ trang
làm tốt công tác quần chúng tại những vùng tín đồ... Do vậy, tham gia đấu tranh chống hoạt động lợi
dụng Đạo Tin Lành là thực hiện một trong những nhiệm vụ cơ bản thuộc chức năng
đội quân công tác của Quân đội nhằm góp phần thực hiện tốt chính sách tôn giáo
của Đảng và Nhà nước.
Mục đích quân đội tham gia đấu tranh chống hoạt
động lợi dụng Đạo Tin Lành là chủ động phát hiện, đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn
hoạt động lừa mỵ, lôi kéo, khống chế, kích động, quần chúng tín đồ Tin Lành gây
rối chính trị, biểu tình bạo loạn cướp chính quyền của các thế lực thù địch. Đánh bại các hoạt động
gián điệp, xây dựng cơ sở ngầm, chính quyền ngầm, khung lực lượng vũ trang ngầm
của địch trong quaàn chúng tín đồ Tin Lành. Sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng
lợi khi có sự can thiệp vũ trang từ bên ngoài.
Đấu tranh chống hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng Đạo Tin
Lành trên địa bàn Tây Nguyên là một vấn đề cấp bách lâu dài, gay go, phức tạp. Trong
đó quân đội có vai trò to lớn: đập tan âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn
dân tộc của các thế lực thù địch; góp phần xây dựng, củng cố cơ sở chính trị vững
mạnh đủ sức giữ vững an ninh chính trị, đối phó có hiệu quả với các hoạt động “biểu tình, bạo loạn” ngay từ cơ sở; Là
lực lượng nòng cốt trong xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng thế trận quốc phòng toàn
dân, an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện;
sẵn sàng chiến đấu, đối phó có hiệu quả với các thủ đoạn mới của kẻ thù trong mọi
tình huống, bảo vệ đảng, chính quyền, bảo vệ cơ sở kinh tế - xã hội; bảo vệ vững
chắc chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc .
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ Quân sự
Trung ương và Bộ Quốc phòng, các đơn vị Quân đội đóng quân trên địa bàn Tây
Nguyên trực tiếp tham gia đấu tranh chống hoạt động lợi dụng Đạo Tin Lành là
các đơn vị bộ đội chủ lực Quân đoàn 3, Trung đoàn 368, Trung đoàn 280, Sư đoàn
2 Quân khu V; các đơn vị làm kinh tế kết hợp quốc phòng như Binh đoàn 15, Binh
đoàn 16; bộ đội địa phương và bộ đội Biên phòng các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk
Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Lực lượng Quân
đội trên địa bàn Tây Nguyên có đủ khả năng, điều kiện cơ bản để tham gia với
chính quyền và các ngành chức năng đấu tranh có hiệu quả với hoạt động của các
thế lực thù địch lợi dụng đạo Tin Lành chống phá cách mạng. Những điều kiện đó
là: có sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt của tổ chức Đảng; có sự phối
hợp, giúp đỡ, hỗ trợ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân địa
phương; có hệ thống tổ chức chỉ huy tập
trung, thống nhất, có kỷ luật tự giác, nghiêm minh; có truyền thống gắn bó máu
thịt với nhân dân; có lực lượng tại chỗ đủ mạnh để bảo vệ dân, giúp đỡ dân ổn định
và phát triển sản xuất. Có cơ sở vật chất – kỹ thuật, cơ sở hậu cần được thiết
lập trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội an ninh - quốc phòng ở Tây
Nguyên những năm qua.
Tuỳ
từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, quân đội tham gia đấu tranh chống hoạt động của
các thế lực thù địch lợi dụng đạo Tin Lành được tiến hành thông qua nhiều
phương thức khác nhau: thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng để vạch trần tính chất phản động của “Tin Lành Đêga”, " Nhà nước Đêga" trước quần chúng; thông qua hoạt động của các
đội công tác cơ sở của Quân đội tiếp xúc trực tiếp với từng cá nhân, gia đình để
đấu tranh với các luận điệu và thủ đoạn chống phá cụ thể của địch; thông qua
các hoạt động kết nghĩa giữa các đơn vị với các tổ chức đoàn thể, quần
chúng tổ chức các hoạt động giao
lưu biểu diễn văn hoá nghệ thuật dân tộc để lôi cuốn đồng
bào tín đồ Tin Lành vào các hoạt động
lành mạnh; thông qua hình thức hoạt động trợ xây dựng cơ sở chính trị – xã hội,
củng cố chính quyền vững mạnh; phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị
sử dụng hàng ngũ chức sắc Tin Lành: mục
sư, truyền đạo, giáo phu … để đấu tranh làm thất bại, âm mưu và thủ đoạn móc nối
với các phần tử phản động, cài cắm gián điệp, xây dựng căn cứ ngầm, lực lượng
ngầm, khung chính quyền ngầm của địch.
Quân đội tham gia đấu tranh chống hoạt động của các thế lực
thù địch lợi dụng đạo Tin Lành là một loại hình công tác khá phức tạp, mới mẻ
nhưng là một yêu cầu khách quan mang
tính cấp bách, lâu dài và có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần to lớn
vào việc giữ vững ổn định chính trị ở Tây nguyên, độc lập chủ quyền của Tổ quốc
và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Danh mục Tài liệu tham khảo
1. Ph. ăng ghen
(1875), “Quân đội”, C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, tập14, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, trang 11-69.
2. V.I Lênin
(1905), “Quân đội cách mạng và chính phủ cách mạng”, V.I Lênin toàn tập, tập 10, Nhà xuất bản Tiến bộ,
Mác-xcơ-va, 1979, trang 373-383.
3.
V.I .Lê nin ( 1979 ) “chủ nghĩa xã hội và tôn giáo ” V.I .lê
nin toàn tập, tập 12, Nxb Tiến bộ , Matxcơ
vaá1979, Tr 169- 175,
4. Hồ Chí Minh (1944), “Chỉ thị thành lập Đội Việt
Nam tuyên truyền Giải phóng quân”, Hồ Chí Minh toàn tập, tập
3, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, trang 507-508.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét