Thứ Ba, 8 tháng 9, 2020

Bản chất "tư duy đột phá" của những "nhà dân chủ cuội"


Trong lúc này khi Đảng Cộng sản Việt Nam chuẩn bị tiến hành Đại hội XIII, người tự xưng “nhà dân chủ” ở trong và ngoài nước hùa nhau “bình luận” và đưa ra những “phát kiến dân chủ” cho nội dung dự thảo các văn kiện trình đại hội.

Tại sao những “nhà dân chủ” lại mất nhiều công sức và thời giờ đến vậy để nêu lên và đề xuất những “phát kiến dân chủ” đối với Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó thực chất chỉ là lời lẽ của những người cố tình khoác lên mình cái vỏ bọc gọi là “dân chủ” mà thôi. Bản chất của những “nhà dân chủ” này được thể hiện ở những vấn gì và tại sao chúng ta phải thật cảnh giác với những vấn đề này.

Họ mượn cớ bàn luận về nội dung văn kiện đại hội chỉ để chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam. Người dân của các nước trên thế giới và ở Việt Nam đều biết rằng, việc hoạch định đường lối chính trị để dân tộc mình phát triển đi lên trong từng giai đoạn là khó khăn nhất so với việc hoạch định mọi đường lối khác. Vì vậy, các đảng cầm quyền ở các nước luôn đầu tư nhiều công sức cho việc xây dựng đường lối chính trị của nước mình trong giai đoạn tiếp theo để được công dân hoặc cử tri đồng tình, ủng hộ với tỷ lệ cao nhất. Cùng vì lý do này, khi người đại diện của Đảng Cộng sản Việt Nam họp báo và nêu lên những vấn đề mới trong nội dung dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII, thì các “nhà dân chủ” bắt đầu bám riết vào đó để “thọc mạch”, “soi mói”. Họ cho rằng: “3 đến 4 vấn đề mới mà dự thảo đưa ra không có gì gọi là “tư duy đột phá” và chỉ là “sự tuyên truyền của Đảng”. Họ còn đưa ra tiêu chí về “tư duy đột phá” - tư duy ở trình độ cao, ít nhất là cao hơn hẳn tư duy thông thường 4-5 bậc (thông thường, kinh nghiệm, logic, tổng hợp)...

Với lập trường chính trị dường như đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, họ lớn tiếng phủ nhận đường lối chính trị của Đảng là điều có thể dự đoán được. Thực tế, Đảng cũng không ép buộc họ phải theo ý của Đảng, đó chính là biểu hiện của tự do dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nhưng đã “đăng đàn” về sự phủ nhận thì phải có lý lẽ thuyết phục và đề xuất được cái gì mới hơn, hay hơn, đúng với cái gọi là “tư duy đột phá” như họ nói thì mới thuyết phục được Đảng Cộng sản Việt Nam và công luận về việc đổi mới tư duy chính trị để xây dựng đất nước. Vậy nội dung chủ đạo cái gọi là “tư duy đột phá” của họ nêu lên là gì? Đó là, họ đòi Đảng phải thay đổi “định hướng xã hội chủ nghĩa”, "đưa đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa, xã hội thực hiện đa nguyên chính trị mà không có đảng cộng sản tham gia thì mới tìm thấy dân chủ"...

Xem ra đây đúng là cái lý của các “chú Cuội”. Tiếc thay thực tiễn trên thế giới này đang diễn ra trái với mong mỏi của họ. Đó là, ở nhiều nước được coi là dân chủ, đa nguyên chính trị trên thế giới, nhưng thực chất chỉ có một hoặc hai đảng thay nhau cầm quyền và quyết định đường lối chính trị của đất nước. Hơn nữa, cái thực thể “chính trị đa nguyên” bấy lâu nay ở một số nước đã nhiều lần bị thế giới “nghi ngờ” và bị chính một bộ phận không nhỏ người dân của nước đó tẩy chay vì sự "đa nguyên nửa vời", tiếng là có nhiều đảng tham gia lãnh đạo chính trị, nhưng thực chất chỉ có một, hoặc hai đảng thay nhau lãnh đạo mà thôi. Và thực tế là "thiên đường" của chủ nghĩa tư bản, của chủ nghĩa đa nguyên thì chưa thấy, nhưng cái hố ngăn cách xã hội do phân hóa giàu nghèo rõ ràng ngày càng rộng; sự phân biệt đối xử, kỳ thị giữa các dân tộc, màu da... đã ngày càng lộ rõ, khiến cho xã hội bất bình, náo loạn, mất an ninh trật tự, quyền con người bị đe dọa.

Thực tế là như thế, nhưng với tâm địa đen tối và bản chất cơ hội, dối trá, những “nhà dân chủ” vẫn cố tình tung hỏa mù hòng lừa phỉnh một số người nhẹ dạ cả tin. Thế nên họ không ngừng tâng bốc phong trào dân chủ kiểu phương Tây; cố hữu tư tưởng, mục tiêu, hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thay đổi chế độ và hướng lái người dân Việt Nam đi tới "xã hội dân chủ" kiểu phương Tây mà thiên hạ thừa biết đó chỉ là cái “bánh vẽ” không hơn không kém. Vì thế có thể gọi họ là những "nhà dân chủ cuội".

Về vấn đề bầu cử trong Đảng, bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, các "nhà dân chủ cuội” cho rằng cần phải “dân cử, dân bầu”, chứ không thể là “đảng cử, đảng bầu” hay “đảng cử, dân bầu”... Thực tế trên thế giới hiện nay, có nhiều nước phương Tây, việc bầu cử tưởng như rất dân chủ, thế nhưng thực chất dân chủ chỉ là cái vỏ, là phần nổi của tảng băng chìm. Có những nước đã bày ra đủ thứ luật lệ để ngăn chặn cơ hội thắng cử của các đảng có tư tưởng đối lập với đảng, hoặc các đảng cầm quyền. Sự việc này còn tiến xa và nguy hiểm đến mức những đối thủ tiềm năng có nguy cơ bị "thanh toán" trước khi thắng cử. Điều này từng xảy ra ở nhiều nước có nền dân chủ kiểu phương Tây. Thực tế đó chắc chắn các "nhà dân chủ cuội" có biết, nhưng họ luôn cố tình lấp liếm, che đậy.

Về phương pháp bầu cử, các "nhà dân chủ cuội" khuyên Đảng ta nên học theo nước này, nước kia và lấy Hoa Kỳ là "hình mẫu", nghĩa là để cho "dân trực tiếp bầu Tổng Bí thư" của Đảng, như kiểu cử tri Hoa Kỳ bầu tổng thống. Nhưng từ trước đến nay, theo pháp luật của Hoa Kỳ thì bất cứ ứng cử viên tổng thống nào cũng phải được đảng của mình lựa chọn, đề cử và bầu ra để trở thành ứng cử viên tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ. Các ứng cử viên tổng thống sẽ được cử tri, đúng hơn là đại cử tri, bầu chọn làm tổng thống. Như vậy có thể hiểu, hiện tượng “đảng cử, rồi đảng bầu”, sau đến “đảng cử rồi dân bầu” cũng là một nguyên tắc phổ thông trong bầu cử ở các nước phương Tây, mà điển hình là Hoa Kỳ. Vì vậy, các "nhà dân chủ cuội" cố tình chê bai, bài xích Đảng Cộng sản Việt Nam "không để cho dân được bầu Tổng Bí thư” và xuyên tạc cơ chế đảng đề cử để nhân dân bầu ra bộ máy lãnh đạo, quản lý nhà nước (bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp) của mình, chứng tỏ họ thiếu hiểu biết về nguyên tắc và phi thực tế. 

Với bản chất, tâm địa hẹp hòi nên các "nhà dân chủ cuội" luôn lo sợ, cố tình dè bỉu, xuyên tạc sự thành công của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa (XHCN). Khi chứng kiến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội (CNXH) hiện thực ở các nước Đông Âu và Liên Xô vào những năm 1980-1990, nhiều người đã không khỏi hoang mang, lo lắng. Lúc đó, những "nhà dân chủ cuội” có lẽ là người vui mừng nhất và họ “tiên đoán” chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sớm hay muộn cũng sẽ sụp đổ theo. Nhưng ngược lại, dưới sự chèo lái của Đảng Cộng sản Việt Nam, con tàu cách mạng Việt Nam không những vượt qua sóng cả mà còn vươn lên mạnh mẽ. CNXH ở Việt Nam đã đứng vững giữa muôn vàn khó khăn, đã phát triển một cách đĩnh đạc, kỳ diệu hơn bao giờ hết. Nói như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là: Chưa bao giờ chúng ta có một cơ đồ như ngày hôm nay. Việt Nam hiện nay đang là đối tác, là bạn bè của gần 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhiều quốc gia hùng cường, nhiều nước lớn trên thế giới muốn nâng cấp mối quan hệ, hợp tác với nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Đó là thực tế không thể phủ nhận.

Vấn đề là tại sao Việt Nam lại đứng vững và phát triển như vậy? Chỉ có một câu trả lời duy nhất đối với các “nhà dân chủ cuội” rằng, chỉ có họ mới cố tình quên truyền thống anh dũng quật cường và tư duy sáng tạo của dân tộc Việt Nam trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Nhưng người không quên vấn đề này là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng đã tiếp nối, phát huy cao độ truyền thống quý báu của dân tộc trong thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Trong sự nghiệp lãnh đạo toàn dân, toàn quân tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đem lại giá trị đích thực về quyền dân tộc tự quyết, quyền con người cho nhân dân và dân tộc Việt Nam. Đảng đang ngày càng làm cho dân giàu, nước mạnh, phát triển hùng cường, nâng cao uy tín, vị thế đất nước, tham gia có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề về hòa bình, an ninh trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, Đảng Cộng sản được nhân dân Việt Nam tin cậy, yêu mến và ủy thác vai trò là lực lượng chính trị lãnh đạo xã hội, định ra chủ trương, đường lối, đưa dân tộc Việt Nam không ngừng phát triển. Bằng uy tín, trí tuệ và bản lĩnh của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tạo được niềm tin đối với nhân dân và bạn bè trên thế giới.

Thực tế ngày nay cho thấy, lý tưởng cộng sản trên thế giới không những không mất đi mà còn tiếp tục hiển hiện một cách quang minh từ chính những thành công mang tầm thời đại của Đảng Cộng sản Việt Nam và các đảng cộng sản khác ở những năm đầu thế kỷ 21 này. Các “nhà dân chủ cuội” đang thấy rõ sự tồn tại mãnh liệt và sinh động đó, nhưng họ vẫn cố tình lập lờ, không chịu thừa nhận thực tế, không chịu thừa nhận những thành quả của cách mạng Việt Nam trong gần một thế kỷ qua. Đó là vì trong họ luôn tồn tại dai dẳng một tư tưởng thù nghịch, hoặc tồn tại sự ảo tưởng phi thực tế mà căn nguyên sâu xa của nó là sự cơ hội về chính trị, chỉ muốn Việt Nam mất ổn định để "đục nước béo cò". Về lâu dài, họ ảo tưởng rằng "cứ tuyên truyền, cứ xuyên tạc kiểu "mưa dầm thấm lâu", thế nào cũng có người nghe, người theo". Về ngắn hạn thì họ cố tình xuyên tạc, bịa đặt trắng trợn, đổi trắng, thay đen trong cách lập luận, hòng câu view, câu like để... kiếm sống trên mạng. Tất cả những trò bịp bợm chính trị đó của các "nhà dân chủ cuội" không thể qua mắt những người có hiểu biết, có kinh nghiệm, có thông tin, không thể phỉnh phờ được nhân dân Việt Nam.

Đến đây có thể nói, các “nhà dân chủ cuội” đang lo sợ những thành tựu của CNXH ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng sẽ là luồng sáng soi rõ tâm can đen tối của họ. Còn những cái gọi là “tư duy đột phá”, những “phát kiến”, “đóng góp” cho Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam từ những "nhà dân chủ cuội" thực chất không có gì gọi là khoa học, là đột phá, đó chỉ là những cái cớ để họ chống phá, hòng hạ thấp uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, chống phá sự vươn lên của CNXH trên thế giới mà thôi. Thế nên, những lý lẽ mà họ đưa ra không thuyết phục và không thể nào tin được, cần cảnh giác và quyết liệt đấu tranh phê phán.

Đại biểu của dân “siêu giàu”?

 

Việc đầu tư vào Síp (Cyprus) để có quyền công dân ở quốc đảo này không phải là lạ. Thực tế thì nhiều năm trở lại đây, các chương trình chào mời đầu tư, định cư ở nước ngoài được quảng cáo rất nhiều, tổ chức các hội thảo rầm rộ ở những thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM... Điều khiến người ta giật mình là mức giá “mua quốc tịch” Síp mà hãng thông tấn Al-Jazeera nêu ra: 2,5 triệu USD, tương đương khoảng 58 tỷ đồng!

Như thông tin công khai, mức thu nhập bình quân của viên chức quản lý tại doanh nghiệp Tân Thuận này là vào khoảng 54,5 triệu đồng/người/tháng (lương kế hoạch năm 2019). Vị chi thu nhập 1 năm của viên chức quản lý ở Tân Thuận - IPC là hơn 650 triệu đồng, một con số không nhỏ. Thế nhưng, con số này cũng chưa thấm là bao so với con số 2,5 triệu USD kia. Ví dụ như ông Quốc dùng thu nhập của mình để mua được quốc tịch Síp thì cũng phải mất đến non 90 năm làm việc trung bình tại Tân Thuận - IPC mà không chi tiêu gì cả!

Con số này thật sự quá lớn với những người bình thường. Thử nhẩm tính về thu nhập mà bản thân có thể tiết kiệm được nếu làm việc quần quật đến cả trăm tuổi, rồi nghĩ đến mức giá mua “hộ chiếu vàng” ở quốc đảo Síp, người viết bỗng… ớn lạnh! Đó là chưa nói đến mức thu nhập bình quân đầu người của người Việt trong năm 2020 và còn đang là phấn đấu thôi là 3.000 USD/năm. Theo ngôn ngữ dân dã thì người bình thường như chúng ta “có nằm mơ cũng chẳng đến lượt mình”! Tất nhiên, “phi thương, bất phú”. Ông Phạm Phú Quốc là doanh nhân, từng có thời gian 10 năm công tác ở Tổng công ty Bến Thành, hơn 2 năm ở Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP HCM (HFIC) và mới được điều chuyển về Tân Thuận - IPC hồi cuối năm ngoái với nhiệm kỳ 5 năm. Do đó, các so sánh thiết nghĩ… cũng chỉ là ở mức tương đối thôi!

Hơn nữa, ông Quốc tuy có thừa nhận ông có quốc tịch Cộng hòa Síp từ giữa năm 2018 nhưng do gia đình… bảo lãnh chứ không phải ông “mua” quốc tịch như thông tin công bố từ hãng tin Al Jazeera. Thực tế thì trên “bản đồ người giàu” thế giới, tầng lớp trung lưu và thượng lưu của Việt Nam đang trỗi dậy nhanh chóng.

Báo cáo Thịnh Vượng 2019 vừa được Knight Frank cho hay, giới siêu giàu Việt Nam sở hữu 30 triệu USD trở lên (gần 700 tỷ đồng) đã tăng thêm 7 người so với năm 2017, đạt số lượng 142 người. Về số triệu phú có tài sản trong khoảng từ 3 triệu USD (gần 70 tỷ đồng) đến dưới 30 triệu USD, năm 2018 Việt Nam có khoảng 12.300 người, tăng hơn 5% so với năm 2017. Knight Frank khẳng định, đến năm 2023, tăng trưởng của giới siêu giàu tại Việt Nam có thể tăng nhanh hàng đầu thế giới với tỷ lệ đạt trên 31% lên hơn 15.700 người.

Không rõ danh sách trên đã chính xác và đầy đủ chưa, nhưng từ câu chuyện lộ danh sách người Việt mua quốc tịch đảo Síp cũng đã cho thấy một trong những phương thức tiêu tiền của giới “siêu giàu” ở nước ta, mà trong đó có cả lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước (?!). Dân giàu thì nước mạnh. Đất nước càng có thêm nhiều người giàu thì càng tốt chứ sao, miễn sự giàu có đó là chính đáng, đúng pháp luật!  Nếu ông Quốc là doanh nhân bình thường, không phải là đại biểu Quốc hội và Công ty TNHH MTV (100% vốn Nhà nước) thì sự thể sẽ khác nhiều. Cho nên chỉ mong là đại biểu, đại diện tiếng nói cho cử tri, nhân dân giả sử như nằm trong “top siêu giàu” cũng có thể nghe và phản ánh được nguyện vọng của người dân (?) Còn vì sao đại biểu lại “âm thầm” có hai quốc tịch, trái với quy định thì… đành chờ ông Quốc lên tiếng vậy!

Ở nước ta cán bộ, công chức giàu là chuyện lạ vì lương không cao nhưng cũng không lạ vì thực tế nhiều cán bô, công chức có biệt thự, xe sang, con cái đi du học nước ngoài. Cái nghịch lý này đã có biết bao cuộc mổ xẻ nhưng cũng không tìm ra câu trả lời thấu đáo. Có khi còn buộc miệng nhại thơ: hôm nay trời nhẹ lên cao; tôi giàu không hiểu vì sao tôi giàu. Tại sao lại đi bình chuyện giầu - nghèo? Chỉ sợ quan nghèo thôi bởi nếu giầu thì họ kén ăn lắm. Quan trọng là có vi phạm pháp luật hay không và tài sản của họ đã hoàn tất nghĩa vụ thuế chưa? Mong mọi người tìm giúp cho một trường hợp quan giầu chính đáng và có nộp thuế đầy đủ. ''giàu mà không giải thích được vì sao lại giàu...'' và vẫn là giàu chính đáng...

Cũng như trước đây vài năm, ở một tỉnh miền núi có ông tiểu sử chỉ có chạy xe ôm, buôn chổi đót ... mà còn có hàng trăm tỉ cơ mà? Quan trọng ông ấy là đại biểu nhân dân, mà dân ta đa số còn nghèo lắm, đại biểu đứng trên bình diện của giới "siêu giàu" mà phải đi phản ánh những chuyện của dân nghèo thì đối với sếp nó có "vặt vãnh" quá không?? Sếp có đủ tâm trí để trăn trở với những chuyện gói mì tôm, con dê giống...? Nếu không “ bị lộ “ do nước ngoài phát hiện và nếu họ lại tiếp tục khai thác cái mảng “ Tài khoản ở các NH nước ngoài “ nữa thì chắc chắn sẽ có nhiều cán bộ xin nghỉ hưu sớm!

Ở chế độ ta chưa có tiền lệ đại biểu "lưỡng cư" như thế này. Có lẽ nên dành tín nhiệm cho những người "một lòng một dạ" thôi. Giầu mà trong sạch còn đáng tự hào chứ giả nghèo giả khổ để ăn không từ một thứ gì thì vô cùng tệ hại. Dẫu sao thì gia sản cũng là vấn đề nóng trước sau gì thì cũng đến lúc cần phải xới lên thì mới hy vọng ngăn chặn sự xói mòn lòng tin.

Lại thêm một kẻ ngông cuồng nơi công cộng

Hình ảnh người đàn ông trợn mắt, mím môi chĩa một vật giống như súng vào một người lái xe ở Bắc Ninh cuối tuần qua cho thấy, ở ta, vẫn còn có những người có văn hóa rất thấp, nhất là ở nơi công cộng, khiến người dân bức xúc và dành nhiều lời chê bai, bình luận về hành vi xấu nói trên.

Mặc dù không có nói một câu khá phổ biến xưa nay "mày biết tao là ai không?", nhưng việc người đàn ông trên có hành vi đe dọa đến sức khỏe của người khác chỉ vì người này không chịu nhường đường cho mình cho thấy ông này đã tự cho mình một thứ quyền nào đó, ép buộc người khác phải tuân theo ý muốn của mình - một thứ mà ông ta không có. Và thực chất là không ai có quyền làm thế khi tham gia giao thông, bởi đó là một thói quen rất xấu, kém văn hóa không thể chấp nhận được.

Trước đó cũng đã có khá nhiều vụ việc tương tự. Như tháng 10 năm trước chúng ta đã từng được biết vụ một người đàn ông ở quận Thanh Xuân, Hà Nội vì tranh giành rút tiền ở cây ATM mà lao vào đấm đá gây thương tích cho một phụ nữ, liên tục nói: "Mày biết tao là ai không". Hay vụ ông Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư, thương mại và dịch vụ Đất Lành đã có hành vi sàm sỡ một phụ nữ và một tiếp viên trên chuyến bay và khi bị yêu cầu xuống máy bay thì luôn mồm nói: "Mày biết tao là ai không?. Mày có tin tao gọi sếp to xử lý chúng mày không?".... Rồi vụ một nữ đại úy công an có hành vi chửi bới, lăng nhục cán bộ cảng vụ sân bay Tân Sơn Nhất; vụ thượng úy công an ném xúc xích, tát nhân viên ở trạm dừng nghỉ Hải Đăng năm 2019....

Tất cả những câu chuyện này cho thấy, không chỉ có một số cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước tự cho mình quyền đứng trên người khác ở nơi công cộng khi không được vừa ý mà cũng có nhiều người ở lĩnh vực khác: Có người là lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân, có người cũng chỉ là người làm công bình thường ở doanh nghiệp nhưng điểm chung của những người này là họ đã thể hiện những hành vi của những người rất thiếu giáo dục, rất thiếu văn hóa ở nơi công cộng.

Đáng tiếc ở nước ta hiện nay, các mức phạt với các hành vi nói trên xưa nay vẫn chỉ dừng ở mức phạt vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng như ông giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành bị phạt 10 triệu đồng. Với cán bộ, công chức nhà nước thì phạt nặng hơn như một số cán bộ, chiến sĩ công an thì thường bị giáng cấp, cho ra khỏi ngành...

Nhưng chưa có vụ việc nào bị xử lý hình sự dù tính chất của hành vi "gây rối trật tự công cộng" của một số người - một hành vi đã được quy định với các mức xử lý hình sự cụ thể trong Bộ luật Hình sự hiện hành trong các vụ việc nói trên là đã rõ.

 

Kinh doanh bằng “quan hệ”?

Những ngày gần đây, thông tin của cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã lệnh kê biên hàng loạt tài sản thuộc sở hữu của “Út trọc” quả thực khiến người ta không khỏi “choáng”. Ngoài tài sản bất động sản về quyền sử dụng đất có diện tích 247 m2 và tài sản trên đất ở Thảo Điền cùng căn biệt thự BT02 diện tích 143,5 m2 ở Khu nhà Licogi 13 tại Hà Nội và số tiền 5,4 tỷ đồng trong ngân hàng thì hầu hết tài sản bị kê biên là vốn góp đầu tư. Cộng lại giá trị số cổ phần, không kể vốn góp ở Khánh An cũng đã đạt xấp xỉ 740 tỷ đồng. Không rõ số tài sản này trước đây có được Đinh Ngọc Hệ kê khai hàng năm theo quy định?

Chúng ta thấy rằng, điểm chung là cổ phần hầu như đều được đứng tên bởi những tổ chức khác. Thế mới nói, chẳng lạ khi có những trường hợp cán bộ khi kê khai tài sản cá nhân thì không có gì ngoài lương và phụ cấp chức vụ, nhưng giả như có “vỡ lở” ra “phần chìm” nào đó, hiển nhiên lại là… của vợ, con! Than ôi, “ai đó” là doanh nhân lớn có hai quốc tịch mà cũng nhờ vợ con bảo lãnh cơ mà!? Không thấy có tài liệu nào hay thông tin nào đề cập đến tiền cổ tức, lãi được chia hàng năm của “Út Trọc”, nhưng dễ đoán hẳn là không nhỏ. Dù vậy, có lật lại vấn đề này ở thời điểm hiện tại thì cũng không nhiều ý nghĩa, vì dẫu sao thì với giá trị danh mục tài sản kê biên nói trên, chúng ta hi vọng rằng, Nhà nước có thể thu hồi được những thiệt hại mà bị can này gây ra, không tái diễn tình trạng ở những vụ gây thất thoát nhiều nhiều tỷ đồng mà không thể thu hồi tài sản.

Tất nhiên, vì là “giá trị cổ phần” nên khi hoá giá còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu doanh nghiệp làm ăn tốt thì giá trị cổ phần có thể tăng, nhưng doanh nghiệp làm ăn không tốt thì thua lỗ có thể “ăn mòn” vốn. Khi xác định nguyên nhân xảy ra vụ án, cơ quan cảnh sát điều tra cho biết, hầu hết công ty mà “Út trọc” lập ra đều kinh doanh thua lỗ, không có năng lực tài chính, năng lực kinh nghiệm… Họ có thể vay tín dụng, tham gia đấu thầu, đấu giá, liên danh, liên kết một phần là nhờ làm giả hồ sơ. Đây chẳng khác nào là “tay không bắt giặc”! Nhưng nói, nếu chỉ biến hoá số liệu, phù phép hồ sơ cho “hợp lý hoá” thì chắc rằng “Út Trọc” cũng khó thành công, có năng lực thật còn chẳng ăn ai nữa là giả?, cho nên “quân bài” chính nằm ở “quan hệ”.

Vậy cho nên, nếu vẫn còn tình trạng “xin cho”, còn kiểu làm ăn “sân sau”, bảo kê thì chiêu “núp bóng quan lớn” cũng sẽ không bao giờ là cũ! Mấu chốt là phẩm chất của “quan lớn” hay là ở cơ chế khiến “quan lớn” có thể “bảo kê”? Có lẽ cả hai! Song song với chọn được cán bộ tốt thì cũng cần đảm bảo cơ chế không “để hư” cán bộ. Mà về mặt cơ chế, về quy định pháp luật trong trường hợp quyền thu phí cao tốc TPHCM - Trung Lương, cơ quan điều tra chỉ ra, chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể cho việc bán đấu giá tài sản Nhà nước trong trường hợp đặc biệt, có giá trị đặc biệt lớn. Quy định về bán chỉ định tài sản Nhà nước tại các văn bản còn có sự chồng chéo, chưa thống nhất dẫn đến cách hiểu và áp dụng không đúng. Ra văn bản mà để “hiểu kiểu gì cũng được” thì quả thực là rất nguy hiểm!

Vụ “Út trọc” chỉ là một trong nhiều ví dụ cho thấy “lỗ hổng” cả về con người lẫn cơ chế dẫn đến tham nhũng, lãng phí. “Trám” những “lỗ hổng” và “kẽ hở” đó của luật pháp là việc cần làm ngay thì mới xây dựng, hoàn thiện được một nhà nước pháp quyền thực sự.