Thứ Ba, 2 tháng 11, 2021

 

KIÊN QUYẾT ĐẤU TRANH NGĂN CHẶN

THÔNG TIN GIẢ TRÊN MẠNG XÃ HỘI

 

Hiện nay, bên cạnh những tiện ích to lớn mà mạng xã hội mang lại, người dùng đã và đang phải đối diện với nhiều nguy cơ, trong đó có vấn nạn tin giả. Tin giả trong xã hội là ảo nhưng gây hại nguy hiểm đến thế giới thực. Vì vậy, việc nhận diện, đấu tranh với thông tin giả trên mạng xã hội trở thành vấn đề cấp thiết hiện nay.

Sự linh hoạt, thuận tiện của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube… là không thể phủ nhận. Bên cạnh việc tiếp cận thông tin, người dùng có thể chia sẻ, bày tỏ quan điểm cá nhân về những vấn đề mà mình quan tâm. Người dùng không chỉ tiếp cận một chiều mà hoàn toàn có thể phát triển tư duy và sự sáng tạo của bản thân, góp phần làm giàu tri thức của nhân loại. Tuy nhiên, trên các nền tảng mạng xã hội, tri thức, dữ liệu được tạo ra trên từng giây, trong số đó có rất nhiều thông tin giả, thông tin xấu, độc, có hại cho người dùng.

Tin giả có thể hiểu đơn giản là những thông tin không chính xác, chưa được kiểm chứng, kiểm duyệt, sai lệch về nội dung và được phát tán rộng rãi, với tốc độ vô cùng nhanh trên các phương tiện truyền thông. Có thể đó là những thông tin hoàn toàn không chính xác được cố tình đăng tải, lan truyền vì một mục đích nào đó; có thể là những thông tin có một phần sự thật nhưng không hoàn toàn chính xác do người viết không kiểm chứng toàn bộ sự thật trước khi đăng tải hoặc chia sẻ. Dù ở thể loại nào thì đây hoàn toàn là những thông tin không đáng tin cậy, xuất hiện với cường độ lớn, mật độ dày đặc trên nhiều nền tảng mạng xã hội, dễ gây nên những nhận thức sai lầm trong dư luận xã hội.

Theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng, từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện cho đến tháng 9/2021, công an các đơn vị, địa phương trong cả nước đã xác minh, làm việc với gần 700 trường hợp đưa tin sai sự thật; có hơn 300 đối tượng trong nước tung tin giả về dịch Covid-19 trên không gian mạng bị cơ quan chức năng xử lý. Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, phát hiện, ngăn chặn và phòng, chống tin giả là việc làm cấp bách hiện nay. Do đó, để nhận diện, đấu tranh hiệu quả với các thông tin giả trên không gian mạng đòi hỏi người dùng mạng xã hội cần ý thức rõ việc thiết lập “vùng an toàn” trong khuôn khổ pháp luật; để một mặt bảo đảm sự an ninh, an toàn cho cá nhân, mặt khác bảo vệ quyền lợi của quốc gia, dân tộc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên không gian mạng. Người dùng mạng xã hội hoàn toàn có thể nhận diện, “chỉ mặt, đặt tên” những thông tin sai sự thật với sự hỗ trợ đắc lực của các công cụ tìm kiếm như google, người đọc sẽ nhanh chóng tìm thấy sự so sánh, đối chiếu đơn giản, dễ dàng tìm ra chân lý của sự việc.

 

 

 

TỪ KẺ VÔ KỶ LUẬT, LÊ VĂN THƯƠNG TÌM CÁCH

 CHỐNG PHÁ ĐẤT NƯỚC

 

Từng có thời gian phục vụ tại ngũ trong quân đội, được quan tâm tạo điều kiện để phấn đấu trưởng thành nhưng Lê Văn Thương (sinh năm 1988 tại Quảng Ngãi) đã không chịu rèn luyện, tu dưỡng, nhiều lần vi phạm kỷ luật. Mặc dù đã được động viên, giáo dục, Thương vẫn tính nào tật ấy, do đó đã bị kỷ luật và được giải quyết cho xuất ngũ.

Thương được cho phục viên về quê mở xưởng mộc. Lẽ ra, nếu giữ gìn bản lĩnh và nhân cách, Thương có thể làm lại cuộc đời, sửa chữa sai lầm bởi xưởng mộc của Thương cũng khá đông khách. Nhưng Thương lại bị kích động, lôi kéo, bỏ trốn ra nước ngoài và lên mạng xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước, quân đội.

Với giọng điệu ngông cuồng của kẻ thoái hóa biết chất, Lê Văn Thương còn tuyên bố thành lập lực lượng hòng thay đổi chế độ ở Việt Nam. Mặc dù chỉ được ở trong quân ngũ thời gian ngắn, nhưng Lê Văn Thương đã ảo tưởng tuyên bố có thể chỉ huy những đội quân lớn, có thể làm thay đổi tình hình đất nước.

Trước những hoạt động chống phá đất nước, Lê Văn Thương đã bị khởi tố về hành vi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, đồng thời đã bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra-Công an tỉnh Quảng Ngãi phát lệnh truy nã sau khi bỏ trốn khỏi địa phương vào năm 2018. Các cơ quan chức năng đã nhiều lần có văn bản gửi gia đình, vận động, kêu gọi Thương ra đầu thú để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Sau khi bỏ trốn ra nước ngoài, Lê Văn Thương tiếp tục lún sâu vào con đường tội lỗi khi núp bóng các thế lực phản động chống phá Đảng, Nhà nước ta. Để được các thế lực ngoại bang sử dụng và có tiền sinh sống, Lê Văn Thương đã tạo lập các tài khoản trên không gian mạng để xuyên tạc, nói xấu tình hình đất nước. Trên tài khoản facebook cá nhân và tài khoản youtube “Tiếng nói Dân chủ Việt”, Lê Văn Thương đã công khai bộc lộ là một kẻ phản bội khi liên tục phát tán những thông tin sai trái, bịa đặt.

Chính Lê Văn Thương đã tự bôi xấu bản thân, làm ảnh hưởng đến những người thân và tự chọn con đường quay lưng lại với trở về quê hương mà một số kẻ đã sai lầm mắc phải trước đây. Nhiều đồng đội đau xót cho Thương chỉ vì thiếu bản lĩnh mà sa ngã. Đó là bài học đắt giá về việc rèn luyện, giữ gìn phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ. Nếu không tu dưỡng, rèn luyện có thể sa ngã, thậm chí từ tự diễn biến tự chuyển hóa chuyển rất nhanh sang tiếp tay cho thế lực thù địch.

 

 

ĐỪNG ĐỂ TIN “ RÁC” LÀM HOANG MANG DƯ LUẬN

 

Mới đây, trên trang mạng của “tổ chức khủng bố Việt Tân” đã đăng tải nội dung không chính xác về vụ bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai bị khởi tố. Chúng đã đưa ra những nội dung không đúng sự thật, cáo buộc khi chưa có kết quả điều tra của cơ quan chức năng.

Xuyên tạc vụ bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai bị khởi tố Theo báo Công An Nhân dân online đưa tin: Cơ quan CSĐT Bộ Công an đang thụ lý điều tra vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Bệnh viện Tim Hà Nội và các đơn vị liên quan theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 36/QĐ-CSKTP10 ngày 13/5/2021.

Căn cứ kết quả điều tra mở rộng vụ án, ngày 19/10/2021, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh khám xét và Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 222 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, đối với: ông Nguyễn Quang Tuấn, sinh ngày 5/1/1967, tại Hà Nội. Nghề nghiệp: nguyên Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng mua sắm Bệnh viện Tim Hà Nội, sau này là Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai.
Ngày 21/10/2021, sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã thi hành các Quyết định và Lệnh đúng quy định pháp luật.
Hiện Cơ quan CSĐT Bộ Công an đang tập trung lực lượng điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của các bị can, mở rộng vụ án, triệt để thu hồi tài sản cho Nhà nước và người bệnh. Theo thông tin mới nhất thì hiện tại cơ quan CSĐT Bộ Công an đang tiếp tục điều tra để làm rõ vụ việc, vậy mà Việt Tân đã dăng tin chưa đúng sự thật làm cho dư luận hoang mang, xôn xao. Mặc dù biết là trang phản động chống phá cách mạng nước ta, nhưng với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt Việt Tân đã làm cho dư luận băn khoăn, đặc biệt là một số người thiếu hiểu biết.

Chính vì vậy, chúng ta cần chắt lọc thông tin chính thống để nắm chắc các sự việc, tuyên truyền cho mọi người xung quanh có cái nhìn nhận đúng đắng, đừng để những tin “rác” làm ảnh hưởng dư luận.

 

 

 

 

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

Từ lòng yêu thương, sự tin tưởng đối với thế hệ trẻ kết hợp với tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại những di sản tư tưởng có giá trị về chiến lược xây dựng thế hệ trẻ: phải coi trọng giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ có đạo đức, có tri thức văn hoá, khoa học và kỹ thuật giỏi, làm cho họ là những người kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay - Ảnh 1. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với học sinh Trường Nghệ thuật Sân khấu Trung ương ở khu văn công Mai Dịch, Hà Nội, ngày 25/11/1961. Người đặc biệt coi trọng giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên: "Thanh niên ta cần phải thấm nhuần tinh thần làm chủ nước nhà và phải trau dồi đạo đức của người cách mạng. Đạo đức cách mạng là bất kỳ ở cương vị nào, bất kỳ làm công việc gì, đều không sợ khó, không sợ khổ, đều một lòng một dạ phục vụ lợi ích chung của giai cấp, của nhân dân, đều nhằm mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội"([1]). Trước lúc đi xa, Người đã căn dặn trong Di chúc: "ĐOÀN VIÊN VÀ THANH NIÊN ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết"([2]). Tiếp nối tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ luôn được Đảng, Nhà nước, gia đình, nhà trường và toàn xã hội quan tâm. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta xác định "Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội". Do đó phải "chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp người "vừa hồng vừa chuyên" theo tư tưởng Hồ Chí Minh ", "Nâng cao nhận thức chính trị, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên, nhất là học sinh, sinh viên. Tập trung giáo dục, định hướng, cổ vũ thanh niên thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" tạo chuyển biến thực sự trong đạo đức, lối sống và hành động của thanh niên"([3]). Mới đây nhất, văn kiện Ðại hội Ðảng lần thứ XII khẳng định: "Đổi mới nội dung, phương thức giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng, truyền thống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh, ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật cho thế hệ trẻ. Có cơ chế, chính sách phù hợp tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho thế hệ trẻ học tập, nghiên cứu, lao động, giải trí, phát triển trí tuệ, kỹ năng, thể lực. Khuyến khích, cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại. Phát huy vai trò của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"([4]). Ðây là những định hướng quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực trẻ trong tương lai. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ, trong những năm gần đây, các nhà trường và tổ chức Đoàn thanh niên đã có nhiều đổi mới trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ với những nội dung phong phú, đa dạng, bao gồm: Giáo dục về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thông qua đó từng bước nâng cao nhận thức của các em về tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là vị trí và vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam; Tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, các ngày kỷ niệm quan trọng của Đảng, Đoàn và các đoàn thể chính trị - xã hội; các thành tựu kinh tế - xã hội đạt được trong sự nghiệp đổi mới. Trên cơ sở đó hình thành niềm tin, lý tưởng của thế hệ trẻ vào đường lối đổi mới mà Đảng, nhân dân đã lựa chọn; Giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc, nâng cao ý thức chính trị, tinh thần cảnh giác cách mạng cho thế hệ trẻ, qua đó phát huy vai trò của thế hệ trẻ trong đấu tranh phản bác, làm thất bại âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch; Giáo dục tinh thần đoàn kết, làm cho thế hệ trẻ nhận rõ được vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế trong lịch sử dân tộc cũng như trong công cuộc đổi mới đất nước; Giáo dục cho thế hệ trẻ tinh thần yêu lao động, phát huy truyền thống hiếu học, chuyên cần và sáng tạo thông qua đó hình thành ý thức tự giác của các em trong lao động, học tập và rèn luyện, phấn đấu trở thành những người vừa "hồng", vừa "chuyên". Trong Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, gắn với việc thực hiện và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Các cấp bộ Đoàn, đoàn viên, thanh thiếu nhi cả nước đã có nhiều mô hình phong phú để giáo dục thanh thiếu nhi như viết "Nhật ký làm theo lời Bác"; "Sổ vàng học tập và làm theo lời Bác", "Sổ tay tự rèn", cuộc thi "Tôi yêu Tổ quốc tôi, tôi yêu đồng bào tôi", mô hình "Quỹ đồng đội", khẩu hiệu "Mỗi ngày một việc tốt vì nhân dân"... ; xây dựng các tiêu chí về chuẩn mực đạo đức, lối sống cho các đối tượng đoàn viên thanh niên; gắn liền với chương trình rèn luyện đoàn viên và tuyên dương, biểu dương các điển hình. Thông qua các hoạt động giáo dục, các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước đã tạo môi trường lành mạnh để thế hệ trẻ rèn luyện, trưởng thành, góp phần hình thành lý tưởng cách mạng, đạo đức cao đẹp, lối sống nghĩa tình, tuân thủ pháp luật, từng bước hoàn thiện nhân cách. Nhìn chung, thế hệ trẻ Việt Nam được giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng ngày một tốt hơn; phần lớn thanh thiếu nhi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường phát triển của đất nước, sống có trách nhiệm với Tổ quốc, gia đình và bản thân, có ước mơ, hoài bão, kiến thức, kỹ năng, sức khỏe tốt, tư duy năng động, sáng tạo, lạc quan, tự tin, dám nghĩ, dám làm; có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều tấm gương thanh niên vượt qua khó khăn của bản thân, gia đình để vươn lên thành những người hữu ích; không ít thanh niên dám đấu tranh quyết liệt với các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội; tỏ thái độ lo lắng, băn khoăn trước các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội; bất bình trước những sai phạm của cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ trong những năm gần đây còn có những mặt hạn chế, thiếu sót, cụ thể như sau: còn không ít thanh niên không có chí hướng rõ ràng, chưa hiểu biết đầy đủ truyền thống cách mạng của Đảng và dân tộc, ít quan tâm đến tình hình đất nước; một bộ phận thanh niên lười lao động, lười học tập, ngại khó, ngại khổ, chưa làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình ở gia đình, địa phương, đơn vị; không có ý chí vươn lên làm giàu cho bản thân và xã hội, có những thanh niên có biểu hiện giảm sút niềm tin, bản lĩnh non kém, bị lôi kéo, kích động tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật. Đây là một thực trạng báo động. Xác định nhiệm vụ giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ là công việc hết sức quan trọng và là quá trình liên tục, lâu dài, đồng thời là nhiệm vụ có ý nghĩa cấp bách của toàn Đảng, toàn dân và trách nhiệm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Để đạt được mục tiêu và những nội dung đã đề ra, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên cần tập trung vào những nhiệm vụ, giải pháp sau: - Nhận thức đúng, đầy đủ tính cấp bách và tầm quan trọng của công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ, từ đó xác định trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân và toàn xã hội đối với công tác này. - Xây dựng môi trường lành mạnh, tạo điều kiện để thế hệ trẻ học tập, rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành. - Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị, đạo đức, bảo đảm thực chất, giúp thế hệ trẻ nhận thức sâu sắc, toàn diện về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sống có văn hoá, nghĩa tình, phấn đấu thực hiện mục tiêu "độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội", bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần tự cường dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường phát triển đất nước (Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030). Có thể khẳng định, với Chỉ thị số 42 của Ban Bí thư cũng như đề án "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, giai đoạn 2015-2020" sẽ tạo động lực thúc đẩy sự quan tâm chăm lo của toàn xã hội cho thế hệ trẻ, góp phần tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh việc các trường đại học, cao đẳng tiến hành giảng dạy bộ môn chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thường xuyên tổ chức học tập chính trị, tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để học sinh, sinh viên hình thành thế giới quan cách mạng và phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan đúng đắn, lối sống lành mạnh, thì những sinh hoạt chính trị ngoại khóa cũng là hoạt động mang tính giáo dục nhiều mặt cho sinh viên. Một trong những phương pháp giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh mang lại hiệu quả thiết thực, đó là việc kết hợp việc giảng dạy lý thuyết tại nhà trường và tham quan học tập thực tế tại các khu di tích, các bảo tàng và khu lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tổ chức tham quan học tập thực tế là hình thức có mục đích rõ ràng về mặt chính trị, có dẫn chứng xác thực về mặt khoa học lịch sử. Tổ chức tham quan thực tế cho các học viên, sinh viên là công tác giáo dục khoa học của di tích và bảo tàng, đây là hình thức hữu hiệu nhất, đem lại niềm say mê, hứng thú cho các học viên, sinh viên đối với môn tư tưởng Hồ Chí Minh giúp họ tiếp nhận thông tin một cách thực tế, tự nhiên và hiệu quả. Tham quan các di tích, bảo tàng, khu lưu niệm, trước hết, học viên, sinh viên có thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp một cách trực tiếp bằng các giác quan, lấy việc quan sát tài liệu, hiện vật là cơ sở với đặc điểm nổi bật là tính vật chất và tính trực quan sinh động của nó. Cùng với việc quan sát trực tiếp các tài liệu hiện vật, các học viên, sinh viên được người hướng dẫn viên giảng giải, cung cấp những thông tin một cách rõ ràng, kể cho nghe những câu chuyện để họ lĩnh hội một cách tích cực và đầy đủ, chính xác những giá trị đích thực của bảo tàng, di tích, khu lưu niệm đó. Để Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch góp phần tích cực vào việc tuyên truyền giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng nói riêng, thế hệ trẻ nói chung, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất: - Để phát huy cao nhất những giá trị của di tích và quyết định thành công, chất lượng của việc tham quan thực tế của sinh viên (và của khách tham quan) thì cán bộ thuyết minh đóng vai trò quan trọng. Vì vậy cán bộ thuyết minh muốn thực hiện tốt vai trò của mình cùng lúc vừa là thầy giáo, nhà ngoại giao, người nghệ sỹ thì không chỉ cần trang bị những kiến thức chuyên môn về lịch sử, văn hoá, nắm chắc kiến thức xã hội, mà còn phải có bản lĩnh chính trị vững vàng; phải có phương pháp sư phạm, khả năng diễn giải, truyền đạt cũng như nhạy cảm ứng xử khôn khéo, linh hoạt… mới chuyển tải được những nội dung, giá trị phi vật thể chứa đựng trong di tích đến với sinh viên nói riêng, khách tham quan nói chung. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác sưu tầm tài liệu hiện vật, công tác nghiên cứu trưng bày để tạo tiền đề nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền giáo dục tại các di tích. - Để đạt được những vấn đề nêu trên, trong việc lựa chọn cán bộ làm công tác thuyết minh, như lâu nay Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch vẫn làm, như chọn cán bộ có trình độ chuyên môn, có khả năng ngoại ngữ, giọng nói… cũng như ngoại hình của cán bộ thuyết minh để thu hút và phù hợp, gần gũi với đối tượng sinh viên (và khách tham quan). Về phía các trường đại học, cao đẳng: - Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể của nhà trường cần nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên; - Cần tăng cường vai trò tổ chức đoàn, hội sinh viên trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên. - Có biện pháp hữu hiệu trong việc ngăn chặn tình trạng gian lận trong thi cử, đảm bảo dân chủ, công bằng, bình đẳng trong giáo dục đi đôi với đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, tu dưỡng, rèn luyện của học sinh, sinh viên; chống bạo lực học đường, đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên. - Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh trong nhà trường, khuyến khích hỗ trợ sinh viên tham gia các sinh hoạt lễ hội truyền thống, các phong trào xã hội và các sinh hoạt chính trị. Và công tác này phải được thực hiện một cách có kế hoạch, thường xuyên, liên tục. Vì chỉ khi nào huy động cả hệ thống chính trị, trường học vào cuộc thì công tác giáo dục tư tưởng, chính trị cho học sinh, sinh viên mới đạt hiệu quả thực sự, giúp các em vững vàng, có lý tưởng trong sáng để phấn đấu hoàn thiện bản thân góp phần vào xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

Nhận thức đúng về tự do báo chí



Gần đây một số tổ chức và cá nhân lâu nay không ủng hộ Việt Nam đã ra sức xuyên tạc vấn đề “tự do báo chí” ở Việt Nam. Các luận điệu này không có gì mới mẻ nhưng họ đã tạo ra sóng dư luận chú ý để gây áp lực với chính quyền Việt Nam. Vậy vấn đề “tự do báo chí” ở Việt Nam nên hiểu như thế nào cho đúng?

Ngày 2.11, Hà Nội ghi nhận 62 ca mắc COVID-19 mới

 Từ 18h ngày 1.11 đến 18h ngày 2.11, thành phố ghi nhận 62 ca mắc COVID-19 mới, trong đó 12 ca cộng đồng.

Lê Văn Thương - từ kẻ vô kỷ luật đến chống phá đất nước

 

Thời gian gần đây, một số đối tượng vì bất mãn, hám lợi đã bị các phần tử xấu, các tổ chức phản động dụ dỗ, lôi kéo thực hiện những hành vi sai trái, chống phá đất nước.

Đừng làm sai lệch sự thật để bênh vực cho nhóm "Báo Sạch"

Ngày 29-10 vừa qua, sau khi tòa án ở Việt Nam xét xử công khai và tuyên án 5 đối tượng thuộc nhóm "Báo Sạch", thông cáo của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ đã nêu ra những ý kiến thiếu khách quan, sai lệch về tự do báo chí ở Việt Nam để bênh vực cho những đối tượng vi phạm pháp luật.

Không để “thức ăn của quỷ” có cơ hội bày trên “bàn tiệc”

 

Xác định đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” là hết sức quan trọng, cấp bách, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền của tỉnh Vĩnh Phúc đã vào cuộc, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, khả thi để giữ vững nền tảng chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội.


 Chủ động nắm bắt tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân

Dự báo Hà Nội tiếp tục ghi nhận các chuỗi lây nhiễm phức tạp

 

Dự báo Hà Nội tiếp tục ghi nhận các chuỗi lây nhiễm phức tạp

Ngày 2/11, bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố hiện vẫn đang trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, dịch đã có dấu hiệu diễn biến phức tạp hơn so với những ngày trước khi xuất hiện nhiều ổ dịch cộng đồng do nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch và thêm những ca F0 về từ địa phương có dịch.

Dự báo trong thời gian tới trên địa bàn thành phố còn tiếp tục ghi nhận các chuỗi lây nhiễm phức tạp và có nguy cơ rất cao nếu không được quản lý chặt chẽ và có các biện pháp hành chính phù hợp.

Báo cáo của thành phố cho thấy từ ngày 11/10 đến nay, số ca mắc trung bình trong ngày tăng mạnh so với thời gian thực hiện bình thường mới (từ ngày 21/9 đến ngày 10/10). Thống kê cho thấy từ 11/10 đến 1/11 có 442 ca mắc, trung bình 21/ca/ngày, trong đó có 103 ca cộng đồng, 270 ca tại khu cách ly, 48 ca khu phong tỏa và 21 ca nhập cảnh. Trước đó ở giai đoạn bình thường mới trung bình 1 ngày có 5,7 ca. Từ ngày 28/10 đến ngày 1/11, số ca nhiễm bình quân từ 33-57 ca/ngày.

Hà Nội đã thực hiện giám sát những người về từ các địa phương có dịch cho thấy nhiều trường hợp chưa thực hiện nghiêm túc việc theo dõi sức khỏe, cách ly tại nhà, còn có hiện tượng giao lưu, tiếp xúc nhiều nên đã có những ca lây nhiễm thứ phát. Hầu hết các ca bệnh đều không có triệu chứng.

Hiện nay thành phố có 6 chùm ca bệnh mới phát sinh trong cộng đồng. Cụ thể, ổ dịch liên quan salon tóc Mẹ Ớt (Trần Quang Diệu, Đống Đa) với 36 ca mắc; ổ dịch thị trấn Quốc Oai với 110 ca mắc sau 8 ngày; ổ dịch xã Tiến Thắng (Mê Linh) với 64 ca mắc chỉ sau 1 tuần; ổ dịch Lĩnh Nam sau 3 ngày ghi nhận 16 ca mắc; ổ dịch Lê Đức Thọ - Nam Từ Liêm ghi nhận 4 ca. Mới nhất là ổ dịch An Khánh – Hoài Đức cùng lúc phát hiện 8 người mắc COVID-19.

Trong số này, có những ổ dịch phức tạp như ổ dịch thị trấn Quốc Oai ghi nhận gia tăng ca mắc nhanh trong thời gian ngắn, ca mắc rải rác khắp 5 quận/huyện của thành phố (như Sơn Tây, Thanh Oai, Hà Đông...). Ông Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, chùm ca bệnh ở thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai và chùm ở xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh có liên quan đến đám hiếu, đám cưới và liên quan các cơ quan, công sở nên lượng người có tiếp xúc với F0 nhiều.

Đến nay, 2 xã, thị trấn (xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh và thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai) là 2 địa phương ở Hà Nội có dịch ở cấp độ 3. Trong khi đánh giá cấp độ dịch của thành phố tính đến thời điểm ngày 29/10 (theo tiêu chí của Quyết định số 4800 của Bộ Y tế) thì ở cấp 2. Cùng với đó, 30 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 2; 245 xã, phường đạt cấp độ 2; 332 xã, phường đạt cấp độ 1.

Trong các ca bệnh phát hiện gần đây, nhiều ca đã tiêm vắc xin từ 1-2 mũi. Đơn cử ngày 1/11, có 35/57 ca đã tiêm vắc xin từ 1-2 mũi (trong đó 20 người đã tiêm 2 mũi); ngày 31/10 có 25/49 ca đã tiêm 2 mũi, trước đó ngày 30/10 có 20/42 ca đã tiêm đủ 2 mũi. Số người chưa tiêm vắc xin chủ yếu do chưa đến tuổi.

Tính đến hết ngày 31/10, thành phố Hà Nội đã rà soát, quản lý và giám sát sức khỏe 8.566 người về từ các tỉnh miền Nam. Theo Sở Y tế Hà Nội, tới tối 1/11, qua xét nghiệm đã phát hiện 50 trường hợp dương tính, trong số này, đa số đã tiêm 2 mũi vắc xin. Ngoài ra 24 ca COVID-19 khác liên quan những trường hợp trở về từ các tỉnh miền Nam cũng được phát hiện.

 

BÁC HỒ SẴN SÀNG THỨ TỘI VÀ MỜI NGÔ ĐÌNH DIỆM THAM GIA CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG NHƯNG NGÔ ĐÌNH DIỆM ĐÃ BỘI ƯỚC ĐỂ THEO GIẶC VÀ CÁI KẾT CỦA KẺ BẤT NHÂN, BẤT NGHĨA!

Thời Xuân Thu bên Tàu, Tề Hoàn Công là Vua của nước Tề, vốn có thù với Quản Trọng (Quản Di Ngô) vì trước đó Quản Trọng từng bắn tên suýt giết chết Ông. Nhưng sau đó, biết Quản Di Ngô là người có tài kinh bang tế thế nên Tề Hoàn Công không những không giết mà còn trọng dụng và giao trọng trách vực dậy nước Tề  sau nhiều biến cố đã rất suy yếu; để rồi sau đó, chính Quản Trọng đã giúp Vua Tề đứng đầu Ngũ Bá. Ngô Đình Diệm vốn được Bác Hồ tạo điều kiện thuận lợi để trở thành một “Quản Di Ngô” hoặc chí ít cũng là người có ích cho nước, cho dân nhưng hắn ta đã bỏ chỗ sáng để bước vào bóng tối không lối thoát; chỉ vì hám danh, hám lợi, hám quyền lực mà phản bội lại dân tộc ta; chọn ngoại bang để tôn thờ; hết thờ Pháp lại chuyển sang thờ Mỹ; trở thành tội nhân thiên cổ, để lại tiếng xấu muôn đời. Dù có nhảy xuống Hồng Hà hay Cửu Long muôn vạn lần cũng không sạch hết tội!


1. NGÔ ĐÌNH DIỆM

 Vào các năm 1930 và 1931, Ngô Đình Diệm đã giúp người Pháp đàn áp cuộc nổi dậy Xô Viết Nghệ Tĩnh của nông dân do những người Cộng sản tổ chức. Ngô Đình Diệm vùi dập cách mạng vì ông không ủng hộ cách mạng. Ông cho rằng cách mạng không thể quét sạch người Pháp, có thể sẽ đe dọa quyền cai trị của quan lại trong đó có hắn ta. Cũng chính vì “thành tích” đàn áp người yêu nước mà Ngô Đình Diệm từng làm đến chức Thượng Thư bộ Lại của triều đình Huế (tương đương với Bộ trưởng Bộ Nội vụ ngày nay) thay cho Nguyễn Hữu Bài và kể từ đó hắn đã làm tay sai cho giặc Pháp để tắm máu phong trào yêu nước của những người Cộng sản kiên trung.


2. BÁC HỒ LẤY ĐẠI CỤC LÀM TRỌNG KHI TẾP DIỆM VÀ MỜI ÔNG TA THAM GIA CÁCH MẠNG

Kho lưu trữ của Bảo tàng cách mạng Việt Nam Hà Nội, có sáu cuốn sổ tay khổ giấy học trò, ngoài bìa ghi Sổ tiếp khách. Đó là những cuốn sổ ghi hằng ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp những người đã đến gặp Chủ tịch, từ ngày 04/9/1945 đến tháng 3/1946. Có lẽ còn nhiều cuốn sổ tiếp khách nữa, nhưng Bảo tàng không lưu trữ được, hoặc là mất, thất lạc, hoặc đến thời gian đó … do nhiều lý do mà không tiếp tục ghi. Qua các Sổ tiếp khách này, người nghiên cứu có thể thấy điểm nổi bật: sổ đánh dấu số 5, ngày 15/1/1946, bên cạnh tên các vị khách, có dòng chữ “Cụ tiếp Ngô Đình Diệm”.

Tháng 9/1945, Ngô Đình Diệm bị Việt Minh bắt trên đường từ Sài Gòn ra Huế. Tại Huế, ông được (biết) anh ruột ông là Ngô Đình Khôi và con trai của ông Khôi là Ngô Đình Huân bị Việt Minh xử tử vì tội phản quốc. Ngô Đình Diệm gặp Bác vào tháng 1/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp ông Diệm tại Hà Nội với mục đích mời ông Diệm tham gia chính phủ liên hiệp. Stanley Karnow (tác giả sách Lịch sử Việt Nam (Viet Nam a history - New York, 1991 - NV) nhưng Diệm đã từ chối.


3. TÂM PHỤC KHẨU PHỤC BÁC HỒ

Cuộc tiếp kiến Bác Hồ đã để lại cho ông Diệm một ấn tượng sâu sắc. Có lẽ vì vậy mà con người chống Cộng cực đoan này chưa một lần nào thất lễ với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau này, trong một cuộc trò chuyện thân mật với anh Hai Nhạ (cán bộ tình báo của Việt Nam) tại dinh Gia Long, ông Diệm vẫn nhớ lại hình ảnh mảnh dẻ, giản dị, phong sương của Cụ Hồ trong buổi tiếp. Cụ mặc quần “soóc”, chân đi dép cao su trắng với điếu thuốc lá trên môi, lời nói và cử chỉ rất mực lịch thiệp. Ông Diệm có thể thốt ra với Vũ Ngọc Nhạ một câu: “Cụ Hồ là bậc đại nghĩa, còn Qua là người tiểu khí. Nhưng nếu qua nhận lời cộng tác với Cụ Hồ thì qua biết ăn nói thế nào với dòng họ Ngô về cái chết của anh qua và cháu qua bởi tay Việt Minh”. Câu chuyện này là do ông Trần Quốc Hương, tức Mười Hương, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, người trực tiếp chỉ đạo mạng tình báo chiến lược ở miền Nam thời chống Mỹ, trong đó có Vũ Ngọc Nhạ, nói với ông Ngô Trần Đức, đầu năm 2004.

Qua một số tư liệu trên, chúng ta có thể thấy: Đối với Ngô Đình Diệm, Cụ Hồ còn có ý định “mời ông Diệm giữ chức vụ quan trọng trong chính phủ” (như giáo dục, cải thiện mức sống nhân dân…). Đó là việc làm của bậc Đại Nhân, Đại Trí, Đại Nghĩa, Bác Hồ lấy đại cục làm trọng, biết rõ tài năng của Diệm nên muốn cảm hóa hắn ta để phục vụ cho mục đích chung là đấu tranh để giải phóng dân tộc nhưng vì hám danh, hám lợi và không vượt qua được “thù hằn” cá nhân (Ngô Đình Khôi, anh trai Diệm bị Cách mạng xử tử về tội phản quốc) nên hắn không nhân lời Bác Hồ. Sau cuộc đó, Bác Hồ đã thả Ngô Đình Diệm.


4. NGÔ ĐÌNH DIỆM LẤY VIỆC BẤT NHÂN, BẤT NGHĨ ĐỂ ĐÁP LẠI VIỆC LÀM ĐẠI NHÂN, ĐẠI NGHĨA CỦA BÁC HỒ VÀ CÁCH MẠNG VÀ QUẢ BÁO CHO KẺ BÁN NƯỚC.

Sau khi được tha tội, Ngô Đình Diệm về sống ẩn dật với Ngô Đình Nhu ở Đà Lạt. Sang Mỹ (1950), được đào tạo ở các chủng viện, ở Đại học Michigân (Michigan). Ngô Đình Diệm được Bảo Đại đưa lên làm Thủ tướng (7/1954) thay cho Bửu Lộc (Mỹ gây sức ép). Năm 1955, thực hiện cuộc “trưng cầu dân ý” giả hiệu để lật đổ Bảo Đại. Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống của ngụy Sài Gòn (bọn ngụy hay gọi là nền Đệ Nhất Cộng Hòa). Phá hoại hiệp định Giơnevơ (Hiệp định quy định sẽ tổng tuyển cử trước 1956 nhưng Mỹ, Diệm đã bội ước), Diệm ráo riết thực hiện mưu đồ chia rẽ lâu dài đất nước, chống phá cách mạng, thực hiện âm mưu của Mỹ biến Miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới; tàn sát người yêu nước với chính sách bạo tàn “giết nhầm hơn bỏ sót”; ban hành Luật 10/59, lê máy chém khắp Miền Nam; gây đau thương, tang tóc cho đồng bào ta, nhân dân ta.  Ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Việt Nam sang Đông Nam Á, làm bàn đạp tiến công Miền Bắc Việt Nam. Tuy vậy, Ngô Đình Diệm vẫn không đáp ứng được yêu cầu thực thi chính sách thực dân mới của Mĩ nên Mĩ đã đưa một số tay sai mới làm cuộc đảo chính (1.11.1963) giết chết anh em Diệm, Nhu. 

Ngô Đình Diệm là kẻ có tài năng, học thức; đó là điều không thể chối cãi; tuy nhiên, hắn ta dùng cái “tài” đó vào việc bất nhân, bất nghĩa nên cái “tài”trở thành tai ương, trở thành kẻ bất Trí, phản quốc. Đúng như Nguyễn Du nói “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài” và “chữ tài liền với chữ tai một vần”! Theo giặc và bị giặc giết, không gì có thể nhục nhã hơn cho một kiếp nhân sinh! Sự đớn hèn và nhục nhã của Diệm thì ngàn năm Nhật, Nguyệt cũng khó có thể che mờ!


5. MỸ DỰNG LÊN DIỆM RỒI LẠI GIẾT DIỆM; NGỤY QUÂN, NGỤY QUYỀN MỘT THỜI “THỜ” DIỆM CŨNG LẠI THEO MỸ ĐỂ HẠ SÁT HẮN TA VÀ BÂY GIỜ BỌN NGỤY TÀN DƯ  VÀ BỌN PHẢN QUỐC LẠI TƯỞNG NIỆM HẮN - TRÒ HỀ CỦA LỊCH SỬ.

 Cuộc đảo chính năm 1963 đã đưa anh em Ngô Đình Diệm xuống địa ngục của trần gian, đền tội trước nhân dân Việt Nam; tuy nhiên, những kẻ giết hắn và cả gia tộc nhà Diệm lại là những kẻ đã dựng hắn lên và tôn thờ hắn một thời.  Cái chết của anh em Ngô Đình Diệm là kết cục bi đát nhất cho kẻ can tâm làm tay sai cho giặc để phản bội tổ quốc, tàn hạn nhân dân. Với việc giết Diệm thì bản chất của Đế quốc Mỹ cũng lộ rõ; đúng như lời Tổng thống (Pakistan), Ayub Khan, đã nói với Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon: “Cuộc thảm sát gia đình Ngô Đình Diệm đã khiến các lãnh tụ Á Châu chúng tôi rút ra được một bài học khá chua chát: Làm đồng minh với Mỹ thật nguy hiểm! Có lợi hơn nên đứng thế trung lập. Và có lẽ hữu ích hơn nữa là nên làm kẻ thù của Hoa Kỳ”. Có nghĩa là người Mỹ chỉ vì lợi ích quốc gia của họ mà thôi, đối với kẻ làm tay sai thì họ dựng lên được thì cũng có thể hạ xuống như cái cách mà người ta lật bàn tay mà thôi!

 Và bây giờ sau 46 năm, những kẻ chống Cộng lưu vong ở hải ngoại và một số thành phần phản quốc ở trong nước lại “tưởng niệm” và hối tiếc vì đã sai lầm khi giết Diệm và cho rằng chính vì sai lầm này mà ngụy Sài Gòn sụp đổ; đúng là trò hề của lịch sử của một đám vong quốc nô! Dù cho cả một trăm, một ngàn Ngô Đình Diệm thì mãi mãi phi nghĩa sẽ không bao giờ thắng được chính nghĩa, bất Nhân không thắng được đại Nhân và bất Nghĩa chẳng bao giờ thắng Đại Nghĩa! Nhân dân Việt Nam sẽ đánh bại bất cứ kẻ thù nào dù chúng hùng mạnh và hung hãn đến đâu! Lịch sử dân tộc đã chứng minh điều đó!

 Các ngươi nên nhớ rằng lịch sử dân tộc nói riêng và cả thế giới nói chung thì những kẻ phản quốc đều có cái kết tương đồng với Ngô Đình Diệm mà thôi, không thể khác được! Giống bất Nhân, bất Nghĩa nhân danh là “trí thức”, là “nguyên khí quốc gia” dưới vỏ bộc “dân chủ, nhân quyền” ở Việt Nam nên lấy gương của Ngô Đình Diệm để tự răn mình, “buộc chỉ ngón tay” để không bội phản, trở cờ; làm việc thất đức. Hãy nhớ cho rõ điều đó, nếu không các ngươi chỉ sẽ là tội đồ của dân tộc này, vạn kiếp không phai./.





Môi Trường ST.

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ BÀI HỌC VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT

 Lãnh đạo tổ chức và sự đoàn kết, đồng lòng ủng hộ của toàn dân là hai nhân tố cực kỳ quan trọng có ý nghĩa quyết định thắng lợi của mọi cuộc cách mạng. Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta.

          Từ khi Đảng ra đời (03/02/1930), đoàn kết gắn với lãnh đạo tổ chức. Phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương những năm 1936 - 1939, bên cạnh những ưu điểm lớn, cũng để lại bài học kinh nghiệm quý báu về lòng dân và đoàn kết như nhận xét của Bác Hồ: "Nó dạy cho chúng ta rằng: Việc gì đúng với nguyện vọng nhân dân thì được quần chúng nhân dân ủng hộ và hăng hái đấu tranh, và như vậy mới thật là một phong trào quần chúng. Nó cũng dạy chúng ta rằng: Phải hết sức tránh những bệnh chủ quan, hẹp hòi". Với chính sách của Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương, một luồng gió mới về đoàn kết được thổi đến. Những cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, Bắc Sơn, Đô Lương cho thấy đồng bào ta quyết nối gót tổ tiên, dù hy sinh cũng phải phá tan xiềng xích, giành tự do độc lập. Nhưng việc lớn chưa thành mà nguyên nhân như Bác Hồ chỉ ra là không phải vì đế quốc mạnh, mà vì cơ hội chưa chín và dân ta chưa hiệp lực đồng tâm.

          Tại Hội nghị Trung ương 8 (5/1941), Đảng ta và Bác Hồ quyết định "thay đổi chiến lược". Để phù hợp với tình hình mới và xuất phát từ thực tiễn, mà thực tiễn lớn nhất từ khi dân ta chịu ách áp bức một cổ hai tròng của Pháp - Nhật là yêu cầu, nguyện vọng bức thiết của nhân dân. Đảng ta nhận định cuộc cách mạng trước mắt của Việt Nam là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, chỉ giải quyết một vấn đề cần kíp giành tự do độc lập. Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới quyền lợi giải phóng của toàn thể dân tộc.

          Hội nghị Trung ương VIII (tháng 5/1941) tại Pắc Bó,Cao Bằng đã đem lại sinh khí và nguồn năng lượng mới cho đại đoàn kết toàn dân tộc. Để thực hiện nhiệm vụ đánh đuổi Pháp, Nhật, khôi phục độc lập tự do, Bác Hồ kêu gọi dân ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn. Nhấn mạnh làm thế nào có lợi cho việc đánh thắng Pháp - Nhật, Đảng ta xác định điều cốt yếu là phải có một phương pháp làm sao đánh thức được lòng yêu nước và tinh thần dân tộc trong nhân dân Việt Nam. Tên gọi của mặt trận phải thể hiện được một mãnh lực dễ hiệu triệu và có thể thực hiện được trong tình hình thực tiễn lúc bấy giờ, Bác Hồ quyết định tên gọi mặt trận đó là Việt Nam độc lập đồng minh, nói tắt là Việt Minh. Khẩu hiệu chính của Việt Minh là đoàn kết toàn dân, chống Nhật, chống Pháp, giành lại độc lập.

          Bài học xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, rút kinh nghiệm từ thực tiễn; xuất phát từ nguyện vọng chính đáng của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân được Bác Hồ vận dụng khi thành lập, tổ chức và triển khai hoạt động của Mặt trận Việt Minh. Người xác định sự thống nhất và sức mạnh của Việt Minh không phải trên hình thức và lý thuyết, mà giá trị và hiệu quả là căn cứ vào hành động, mà hạt nhân là cứu quốc. Từ đó các tổ chức cứu quốc được thành lập như: Công nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Quân nhân cứu quốc, Văn nhân cứu quốc, Giáo viên cứu quốc, Phụ lão cứu quốc, Học sinh cứu quốc, Nhi đồng cứu vong. Đảng cũng chủ trương mở rộng tổ chức trong các tầng lớp khác có thể có ít nhiều tinh thần yêu nước, căm thù giặc Pháp - Nhật, thành thực cứu nước, cứu dân, muốn giải phóng dân tộc, như cai ký, đốc công, phú nông, địa chủ. Đó có thể là tổ chức Ủng hộ quỹ Việt Minh, hay Phú hào cứu quốc.

          Việt Minh công bố 10 chính sách vừa ích quốc vừa lợi dân (một là ích nước, hai là lợi dân), có những điểm chung cho quyền lợi của mọi tầng lớp nhân dân (nông dân có ruộng, có bò; có ăn, có mặc khỏi lo cơ hàn), có những điểm đấu tranh cho quyền lợi của từng giai cấp (công nhân làm lụng gian nan; tiền lương phải đủ, mỗi ban tám giờ). Vì thế Việt Minh được nhân dân nhiệt liệt hoan nghênh và phát triển rất mau, rất mạnh. Đảng cũng phát triển và giúp cho anh em trí thức tiến bộ thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam để thu hút thanh niên trí thức và công chức Việt Nam.

          Nhận rõ vai trò, sức mạnh của đoàn kết, trong Kính cáo đồng bào (6/1941), Bác nhấn mạnh chỉ cần một điều: Toàn dân đoàn kết. Người tha thiết kêu gọi: "Hỡi đồng bào yêu quý! Việc cứu quốc là việc chung. Ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm". Kết thúc bài thơ Mười chính sách của Việt Minh (1941), Người viết: "Khuyên ai xin nhớ chữ đồng, Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh".

          Giữa tháng 8/1945, lực lượng vũ trang và quần chúng nô nức, hừng hực khí thế khởi nghĩa. Đảng họp hội nghị toàn quốc ở Tân Trào khẳng định cơ hội tốt cho dân tộc ta giành độc lập đã tới và quyết định chương trình hành động. Đại hội quốc dân họp nhất trí chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua Chương trình của Việt Minh.

          Khi thời cơ ngàn năm có một đã tới, Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc đồng bào gia nhập Việt Minh, đoàn kết chung quanh Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam, đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Nhân dân cả nước triệu người như một dưới sự lãnh đạo của Đảng đã nhất tề nổi dậy từ khởi nghĩa từng phần đến phạm vi cả nước. Chỉ trong 15 ngày, với sự đoàn kết của toàn dân, cả lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị, trong đó lực lượng chính trị của quần chúng đóng vai trò quyết định chủ yếu, tạo nên sức mạnh to lớn trong tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn.

          Sức mạnh đoàn kết dân tộc trong lịch sử hào hùng của đất nước được phát huy làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945; trở thành bài học quý giá làm nên thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, xây dựng chủ nghĩa xã hội; đặc biệt là trong 35 năm đổi mới, đang hiện hữu trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Ðại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là bài học lớn của cách mạng Việt Nam. Từ Kính cáo đồng bào của Nguyễn Ái Quốc 80 năm trước (6/1941) đến Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 cho thấy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc luôn được giữ gìn và phát huy. Cả nước đồng lòng chung sức, tất cả vì miền nam ruột thịt, tâm điểm là TP Hồ Chí Minh thân yêu, với tinh thần "thương người như thể thương thân", "lá lành đùm lá rách". Dưới sự lãnh đạo của Đảng, điều hành năng động, sáng tạo của Chính phủ, cả hệ thống chính trị vào cuộc cùng sự chung sức đồng lòng của toàn dân, ủng hộ của bạn bè quốc tế, chúng ta tin tưởng sự nghiệp "chống dịch như chống giặc" nhất định sẽ thắng lợi trong một thời gian không xa.

VTT (ST)