Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2022

SẴN SÀNG ĐỐI PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG BẠO LOẠN LY KHAI

 

Các thế lực thù địch tiến hành bạo loạn ly khai và có thể gây ra nhiều tình huống khác, như: xung đột vũ trang, lấn chiếm biên giới, biển, đảo; chiến tranh xâm lược với những quy mô, hình thức khác nhau. Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới xác định. Chủ động ngăn ngừa, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; khắc phục tình trạng sơ hở, mất cảnh giác. Phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả các nguy cơ xung đột, chiến tranh biên giới, biển, đảo, chiến tranh mạng; không để xảy ra bạo loạn, khủng bố, hình thành các tổ chức chính trị đối lập.

Quan điểm kết hợp chặt chẽ phòng chống bạo loạn ly khai với sẵn sàng đối phó thắng lợi các tình huống khác chỉ đạo phải kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội; củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững chắc, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, đập tan mọi âm mưu gây bạo loạn ly khai của các thế lực thù địch, sẵn sàng đối phó thắng lợi với các tỉnh huống xung đột vũ trang, lấn chiếm biên giới, biển, đảo; chiến tranh xâm lược với những quy mô, hình thức khác nhau.

Phòng chống bạo loạn ly khai là sự chủ động phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn nhen nhóm tổ chức lực lượng, nhằm gây bạo loạn ly khai của các thế lực thù địch, đồng thời chuẩn bị mọi mặt về lực lượng, thế trận sẵn sàng dập tắt bạo loạn ly khai khi xảy ra, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.

khucvu

 

QUÂN ĐỘI THAM GIA PHÒNG CHỐNG DIỄN BIẾN HÒA BÌNH

 


Quân đội tham gia phòng chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, nước ta đang hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế nhưng hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách quản lý, tạo điều kiện cho phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,.

Hội nhập quốc tế còn chưa đồng bộ, hoàn thiện, chất lượng còn hạn chế; công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt được kết quả như yêu cầu đề ra; việc quản lý, sử dụng các nguồn lực của nhà nước như đất đai, tài nguyên khoáng sản, nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế, hiệu quả thấp, thất thoát, lãng phí lớn, nhiều tiêu cực, gây bức xúc xã hội... Địa bàn các vùng dân tộc, miền núi rộng lớn, địa hình hiểm trở, chia cắt phức tạp, thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt; đi lại khó khăn, ít cơ hội tiếp xúc với các dịch vụ, phúc lợi xã hội và nền kinh tế thị trường.

Đặc điểm này đặt ra Quân đội phải nâng cao hiệu quả tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới ; tích cực, chủ động  phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường, cứu hộ, cứu nạn, thực hiện chính sách xã hội, các phong trào, các cuộc vận động cách mạng của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của các địa phương, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc tôn giáo, tôn giáo. Xây dựng, phát triển nhanh các khu kinh tế kết hợp với quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới.

khucvu

 

QUÂN ĐỘI TÍCH CỰC ĐẤU TRANH TRÊN MẶT TRẬN CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG, PHÒNG, CHỐNG DIỄN BIẾN HÒA BÌNH, PHI CHÍNH TRỊ HÓA QUÂN ĐỘI


Xây dựng quân đội về chính trị phải kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chống những âm mưu, thủ đoạn, quan điểm, hiện tượng sai trái, thù địch. Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang dùng chiến lược “diễn biến hoà bình” để chống phá toàn diện sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Một trong những  trọng tâm của chiến lược đó là chống phá trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng với “phi chính trị hoá” quân đội là trọng điểm. Phòng, chống, đấu tranh, ngăn chặn và làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn đó sẽ góp phần trực tiếp xây dựng, củng cố quân đội vững mạnh về chính trị.

Tích cực, kiên quyết đấu tranh vạch trần những  thủ đoạn xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, vai trò và sự lãnh đạo của Đảng trong xã hội và trong quân đội; những  luận điệu xuyên tạc, phủ nhận lịch sử, truyền thống hào hùng của Đảng, dân tộc, quân đội, những  luận điệu đòi “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”; ca ngợi, cổ xuý những  giá trị của chủ nghĩa tư bản, văn hoá, lối sống phương Tây; những  thủ đoạn kích động đối lập Đảng với Nhà nước, với hệ thống chính trị, với lực lượng vũ trang; xuyên tạc, phủ nhận bản chất, mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; những  luận điệu xuyên tạc, phủ nhận, tầm thường hoá, vô hiệu hoá vai trò của quân đội trong thời bình.

Kiên quyết đấu tranh chống những quan điểm sai trái, những hiện tượng thoái hoá biến chất trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. Vạch trần bản chất của “phi chính trị hoá” quân đội là xoá bỏ vai trò và sự lãnh đạo của Đảng, thay chính trị vô sản bằng chính trị tư sản, phản động trong lực lượng vũ trang. Cần lưu ý rằng lực lượng vũ trang bao giờ cũng là công cụ của chính trị, luôn gắn liền với chính trị, không bao giờ phi chính trị, đứng ngoài chính trị.

khucvu

 

 


NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG NHỮNG NĂM QUA TRONG QUÂN ĐỘI

 


Công tác tư t­ưởng lý luận trong quân đội những năm qua có thể khẳng định rằng: Công tác tư tư­ởng, lý luận đã quán triệt sâu sắc đ­ường lối quan điểm của Đảng, các nghị quyết của Trung ư­ơng, Bộ Chính trị, của Đảng uỷ quân sự Trung ­ương, chỉ thị công tác đảng, công tác chính trị của Tổng cục Chính trị vào nhiệm vụ và các mặt hoạt động của quân đội. Công tác tư­ởng lý luận đã luôn luôn đi đúng quan điểm của Đảng, đúng sự chỉ đạo của cấp trên, giữ vững định h­ướng chính trị và nguyên tắc hoạt động.

Các hoạt động công tác tư­ tư­ởng, lý luận đ­ược triển khai toàn diện, đồng bộ; coi trọng chỉ đạo điểm, biết tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, khâu then chốt, thời điểm quan trọng; thư­ờng xuyên hoàn thiện quy chế hoạt động. Không ngừng đổi mới toàn diện cả nội dung, hình thức, ph­ương pháp và tác phong công tác, chất l­ượng hiệu quả ngày càng tăng lên, có ý nghĩa chính trị xã hội ngày càng sâu sắc.

Công tác tư­ t­ưởng, lý luận đã góp phần củng cố, xây dựng tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng ngày càng vững mạnh; phát huy dân chủ, củng cố kỷ luật, xây dựng mối quan hệ nội bộ, quan hệ quân dân ngày càng bền vững, góp phần giải đáp những vấn đề bức xúc nảy sinh ở cơ sở, tạo sự chuyển biến mọi mặt của đơn vị.

Công tác t­ư t­ưởng lý luận đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng an ninh; xây dựng lực l­ợng vũ trang về chính trị, cung cấp nhiều luận cứ khoa học cho việc xây dựng đường lối quốc phòng- an ninh và xây dựng lực l­ợng vũ trang trong thời kỳ mới.

Công tác t­ư t­ưởng lý luận đã chủ động kiên quyết đấu trạnh trên mặt trận t­ư tưởng lý luận chống diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ, âm m­ưu phi chính trị hoá quân đội của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Tích cực đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những biểu hiện suy thoái về đạo đức lối sống, t­ư t­ưởng cá nhân chủ nghĩa; trực tiếp góp phần làm trong sạch chính trị tư­ t­ưởng nội bộ của quân đội.

khucvu

THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI CÁC ÂM MƯU CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

 

Phát huy truyền thống dân chủ và kỷ luật trong quân đội hiện nay đòi hỏi phải tổ chức có hiệu quả cuộc đấu tranh chống lại các quan điểm của các thế lực thù địch về dân chủ, nhân quyền, pháp quyền tư sản, về “phi chính trị hóa” quân đội. Bởi vì, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tư tưởng tư sản về dân chủ, nhân quyền, pháp quyền, “phi chính trị hóa” quân đội vẫn còn nguồn gốc kinh tế - xã hội cho sự tồn tại và lây nhiễm của nó vào quân đội.

Lịch sử 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội cho thấy cuộc đấu tranh chống lại các quan điểm tư tưởng tư sản về dân chủ và kỷ luật cực kỳ gay go, phức tạp. Không một ai được phép trung lập, thỏa hiệp, không bao giờ được xem nhẹ những biểu hiện lập lờ về nhận thức xung quanh vấn đề dân chủ, nhân quyền, pháp quyền tư sản, “phi chính trị hóa” quân đội.

Cuộc đấu tranh này không chỉ phê phán tính chất phản động, phản khoa học trong các hội nghị, hội thảo, trên các phương tiện thông tin đại chúng mà phải được thực hiện trong các hoạt động hàng ngày của toàn quân. Phát huy truyền thống dân chủ và kỷ luật tự giác nghiêm minh đòi hỏi phải đấu tranh chống bệnh tham nhũng, quan liêu trong bộ máy lãnh đạo, chỉ huy, trong các tổ chức quần chúng. Quan liêu, tham nhũng là kẻ thù không thể dung hòa với truyền thống dân chủ và kỷ luật của quân đội ta hiện nay.

Chừng nào chưa khắc phục được bệnh tham nhũng, quan liêu, chừng ấy trong nhận thức và hành vi của quân nhân còn biểu hiện sự suy giảm tính tích cực chính trị, sự thờ ơ, thụ động, tham gia chiếu lệ, hình thức vào các hoạt động thực hiện dân chủ và chấp hành kỷ luật quân đội. Tham nhũng, quan liêu là bạn đồng minh của chiến lược "Diễn biến hòa bình" nhằm xóa bỏ các giá trị dân chủ và kỷ luật trong truyền thống của quân đội ta.

 

 

 

 

ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI ÂM MƯU CỦA CÁC THẾ THỰC THÙ ĐỊCH PHÁ TRUYỀN THỐNG DÂN CHỦ TRONG QUÂN ĐỘI

Phải tổ chức cho quân nhân tham gia rộng rãi trực tiếp vào cuộc đấu tranh này. Một mặt, khẳng định những giá trị dân chủ và kỷ luật tự giác nghiêm minh trong quân đội ta, mặt khác phê phán có tính thuyết phục những quan điểm, tư tưởng thù địch, những thói hư tật xấu cản trở việc phát huy truyền thống dân chủ và kỷ luật; làm cho mỗi quân nhân thật sự là chủ thể, có bản lĩnh chính trị và năng lực trong phê phán, đấu tranh với những quan điểm phản động, phản khoa học, để quân đội thực sự là "pháo đài" kiên cố, "miễn dịch" với mọi sự thâm nhập chống phá của kẻ địch

Để đấu tranh có hiệu quả chống bệnh quan liêu, tham nhũng phải kết hợp các biện pháp hành chính, giáo dục, kinh tế, đẩy mạnh phê bình và tự phê bình trong nội bộ. Cần thực hiện nghiêm túc lời dạy của Bác Hồ: "Muốn chống quan liêu thì phải dân chủ, gây tự  phê  bình và phê bình,  làm cho mọi người biết tự phê bình dám phê bình người"2. Đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch phá hoại truyền thống dân chủ và kỷ luật, tiêu diệt bệnh quan liêu, tham nhũng, độc đoán, chuyên quyền là vấn đề nguyên tắc nhằm phát huy truyền thống dân chủ và kỷ luật, tăng cường bản chất giai cấp công nhân của quân đội ta. Cuộc đấu tranh này rất gay go phức tạp, đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ phải có bản lĩnh chính trị, giác ngộ chính trị cao. Chất lượng, hiệu quả của cuộc đấu tranh này là thước đo việc phát huy truyền thống dân chủ và kỷ luật, tăng cường bản chất giai cấp công nhân của quân đội ta hiện nay.

Truyền thống dân chủ và kỷ luật là một giá trị tinh thần to lớn, phản ánh bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc của quân đội ta. Kế thừa, phát huy truyền thống dân chủ và kỷ luật là vấn đề có tính nguyên tắc trong phát triển bản chất giai cấp công nhân, nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội ta. Cần phải biết trân trọng, giữ gìn truyền thống dân chủ và kỷ luật trong lịch sử xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội ta, làm cho nó trở thành động lực tinh thần, niềm tự hào của các thế hệ quân nhân hiện nay và mai sau.

khucvu

 

PHÁT HUY TRUỀN THỐNG NÂNG CAO SỨC MẠNH QUÂN ĐỘI TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG HIỆN NAY

 

Phát huy truyền thống dân chủ và kỷ luật của quân đội ta hiện nay sẽ không đạt được kết quả mong muốn nếu thiếu những cơ sở vật chất và các điều kiện bảo đảm cần thiết. Để thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa cần có các quy định, quy chế, chế độ cụ thể. Muốn xây dựng chính quy, tăng cường kỷ luật phải có hệ thống điều lệnh, điều lệ hoàn chỉnh và hệ thống doanh trại, trang thiết bị cần thiết.

 Vì vậy, để phát huy truyền thống dân chủ và kỷ luật cần xây dựng và thể chế hóa các giá trị dân chủ và kỷ luật; cụ thể hóa quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ, các tổ chức lãnh đạo, chỉ huy, quần chúng trong quân đội; quy định rõ các quyền hạn, lợi ích, nghĩa vụ quân nhân trong thực hiện dân chủ về kinh tế, dân chủ về chính trị, dân chủ về quân sự, bảo đảm quân nhân biết, quân nhân bàn, quân nhân làm, quân nhân kiểm tra.

Quân đội nhân dân Việt Nam là một bộ phận của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hệ thống điều lệnh, điều lệ, quy chế dân chủ, chế độ quy định phải dựa trên nguyên tắc pháp lý và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Nhà nước. Nhưng do tính đặc thù của hoạt động quân sự, quân đội phải có hệ thống điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định, chính sách cụ thể phù hợp.

Hiện nay, nhu cầu hoàn thiện quy chế dân chủ, hệ thống điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định bảo đảm phát huy truyền thống dân chủ và kỷ luật trở nên cấp bách. Toàn bộ hệ thống huấn luyện và giáo dục phải chuẩn bị cho bộ đội sẵn sàng chiến đấu với một kẻ thù có âm mưu xảo quyệt và ưu thế về trang bị kỹ thuật. Con người, vũ khí trang bị phải thường xuyên ở tư thế sẵn sàng chiến đấu tiêu diệt quân thù trong mọi điều kiện, mọi thời gian.

 

 

 

 

Nếu kẻ thù phát động cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, thì đây sẽ là một thử thách khốc liệt đối với chính trị - tinh thần, tâm lý và phẩm chất chiến đấu của bộ đội. Bởi vậy cần phải chuẩn bị cho bộ đội vững vàng về tư tưởng, chịu đựng được mọi thử thách khốc liệt, căng thẳng, kéo dài của chiến tranh, giữ vững khả năng chiến đấu và bản lĩnh làm chủ vũ khí và trang bị kỹ thuật trong mọi tình huống, tuyệt đối chính xác trong hành động.

Bởi lẽ, nếu chỉ có ý thức dân chủ và kỷ luật đơn thuần thì chưa đủ mà còn phải có năng lực làm chủ và chấp hành kỷ luật thì quân nhân mới hoàn thành nhiệm vụ. Hoàn thiện các quy định, cơ chế thực hiện dân chủ, hệ thống điều lệnh, chính sách và các điều kiện đảm bảo cần thiết chính là tạo ra môi trường thuận lợi để rèn luyện ý thức, năng lực làm chủ, tính tự giác chấp hành kỷ luật cho mỗi quân nhân.

Vấn đề quan trọng của việc hoàn thiện hệ thống điều lệ, điều lệnh, chế độ chính sách là phải xuất phát từ đặc điểm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, phản ánh đúng quy luật của chiến tranh và quan điểm xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị của Đảng.

Hoàn thiện hệ thống chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội là một điều kiện quan trọng tạo động lực phát huy dân chủ và tăng cường kỷ luật trong quân đội. Xây dựng hệ thống chính sách đối với quân đội phải phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, phù hợp với điều kiện khả năng phát triển kinh tế của nước ta.

khucvu

 

 

NÂNG CAO CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THỂU SỐ TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG HIỆN NAY

 

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ về việc tuyên truyền, vận động, xóa bỏ các tà đạo, tiếp tục đẩy mạnh công tác dân vận của quân đội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác dân vận của quân đội ở vùng đồng bào trên địa bàn một số tỉnh miền núi tiến hành tuyên truyền, vận động.

Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị toàn quân đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc công tác dân tộc, tôn giáo và chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước.

Nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ toàn quân về vấn đề dân tộc, tôn giáo, công tác dân tộc, tôn giáo đã có chuyển biến rõ rệt; nội dung, hình thức tiến hành công tác dân tộc, tôn giáo có nhiều đổi mới.

Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh; phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, tìm kiếm cứu nạn, góp phần xây dựng "thế trận lòng dân” vững chắc,

tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Quân nhân là người dân tộc thiểu số, tôn giáo được chăm lo và có nhiều tiến bộ; mối quan hệ đoàn kết quân dân, đoàn kết nội bộ được giữ vững và tăng cường, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện.

khucvu

 

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẢNG VIÊN LÀ ĐIỀU KIỆN QUAN TRỌNG TRONG PHONG CHỐNG ÂM MƯU CHỐNG PHÁ CỦA KẺ THÙ

 

Quản lý các quan hệ xã hội của đảng viên, chú trong việc bồi dưỡng rèn luyện động cơ vào Đảng đúng đắn, tạo nguồn và phát triển đảng viên một cách có kế hoạch, đúng phương hướng, phương trâm đúng nguyên tắc, thủ tục, quy trình đảm bảo chất lượng ngay từ đầu. Kiên quyết đưa ra khỏi đảng những người không đủ tư cách đảng viên; xử lý và giáo dục những đảng viên vi phạm kỷ luật một cách công minh, chính xác, kịp thời.

Cùng với nâng cao chất lướng đảng viên phải chú ý phát triển số lượng hợp lý để đảm bảo đủ khả năng xây dựng chi bộ ở các đại đội đủ quân, chi bộ có cấp uỷ, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo ở từng bộ phận và mọi hoạt động, không có “khoảng chống lãnh đạo”.Công tác quản lý đảng viên phải được thực hiện chặt chẽ trong đó chú trọng những đảng viên công tác ở vị trí trọng yếu, dảng viên công tác ở những lĩnh vực liên quan đến vật tư, tài chính, cán bộ, xây dựng cơ bản, đảng viên đi công tac lẻ, quản lý các mối quan hệ xã hội, kết hợp với cấp uỷ đảng nới đảng viên cư trú. Mặt khác, để xây dựng đội ngũ đảng viên, các cấp uỷ, chi bộ cần kết hợp chặt chẽ, đồng bộ việc quản lý giáo dục bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ và tổ chức xây dựng tổ chức đảng.

Gắn chặt đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ, chức trách của cán bộ với đánh giá phân loại đảng viên. Trong rèn luyện đảng viên đặt trọng tâm rèn luyện thử thách qua thực tế công tác, chú trọng việc tự trao rồi tính đảng, tính nguyên tắc và tính tổ chức kỷ luật cao, lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ của Đảng làm thước đo đánh giá mức độ phấn đấu của đảng viên.

khucvu

 

 

KIÊN QUYẾT THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG


Hiện nay những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tiêu cực, tham nhũng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đã phá hoại niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, phá hoại mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân.

Tham nhũng, lãng phí đã để lại những hậu quả về mặt chính trị-xã hội hết sức nặng nề, thậm chí làm đảo lộn các giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội, làm vẩn đục mối quan hệ giữa con ngư­­ời với con người, làm xói mòn t­ư­ tư­­ởng, đạo đức, lối sống của không ít cán bộ, đảng viên, ảnh hưởng lớn đến xây dựng tiềm lực chính trị-tinh thần của nền quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc.

Đây thực sự là “giặc nội xâm” nguy hiểm đối với đất nư­­ớc ta, là mảnh đất tốt để các thế lực thù địch lợi dụng tiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình” chia rẽ dân với Đảng, làm mất niềm tin của nhân dân vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân.

Để đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí làm trong sạch các tổ chức Đảng, bộ máy Nhà nước, củng cố lòng tin của nhân dân đối với thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân cần tiến hành đồng bộ, có hiệu quả.

Phát huy quyền làm chủ trực tiếp trong các công việc ở địa phương, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; thực hiện giám sát, phản biện xã hội theo các quyết định của Bộ Chính trị ở cấp Trung ương và các địa phương đạt được những kết quả bước đầu; cùng Đảng, chính quyền chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, góp phần tích cực vào kết quả phòng chống bạo loạn ly khai.

khucvu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BIỆN PHÁP CẦN THIẾT NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định của Đảng và Nhà nước theo hướng đề cao trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu trong mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, vừa phải tôn trọng nguyên tắc tập thể, vừa phải phát huy vai trò cá nhân người đứng đầu; khuyến khích, bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, tạo sự thống nhất, tự giác, quyết tâm cao trong hành động phòng chống tham nhũng,

Rà soát cơ chế, chính sách và ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quản lý, kiểm soát chặt chẽ vốn, tài sản của Nhà nước. Theo đó, cần tiến hành tổng kết toàn diện công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm; bổ sung, sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng. Kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan có chức năng đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí.

 

THỰC HIỆN TỐT CHÍNH SÁCH DÂN TỘC, TÔN GIÁO TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

 


Các nội dung tuyên truyền, giáo dục phải coi trọng tạo nên sự đồng thuận về nhận thức trong nhân dân, làm cơ sở tạo đồng thuận về hành động. Nội dung hình thức tuyên truyền, giáo dục nhân dân phải phù hợp đối tượng, địa phương, phong phú, sinh động, sâu sắc nhằm xây dựng tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, đoàn kết sát cánh bên nhau trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo, chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài, chống âm mưu và hành động chia rẽ dân tộc, chủ nghĩa ly khai của các thế lực thù địch. Dân tộc, tôn giáo luôn là vấn đề phức tạp, tính phức tạp lại tăng lên khi bị các thế lực thù địch lợi dụng chống phá. Hiện nay nước ta thực hiện nền kinh tế thị trường, khó tránh khỏi sự phát triển không đồng đều giữa các dân tộc, giữa các vùng, miền. Nếu không giải quyết tốt vấn đề dân tộc, tôn giáo sẽ khó xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững chắc. Vì vậy, phải nghiên cứu làm sáng tỏ đường lối chính trị đại đoàn kết toàn dân của Đảng, tuyên truyền sâu rộng truyền thống đoàn kết trong dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới nội dung, phương thức nâng cao hiệu quả hoạt động và tập trung thực hiện các trọng tâm: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân, củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; phát huy tính sáng tạo và tự quản của nhân dân, triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước; phát huy dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh./.

vubao

 

 

 

TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG QUỐC PHÒNG AN NINH TRONG TÌNH HÌNH MỚI

 


Quân đội đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng nắm chắc, đánh giá đúng tình hình, chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước có quyết sách đúng đắn, xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống quốc phòng – an ninh trên biên giới và nội địa  không để bị động, bất ngờ; chủ động ứng phó kịp thời với mối đe dọa an ninh phi truyền thống, xử lý có hiệu quả các vụ việc phức tạp về an ninh trật tự xảy ra ở một số địa phương; đồng thời, tích cực đấu tranh phòng chống có hiệu quả các loại tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội .

Cấp ủy đảng, chỉ huy các đơn vị đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức nhiều hội nghị để bàn chủ trương, biện pháp giải quyết những vấn đề liên quan đến dân tộc, tôn giáo. Các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đã chủ động làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng các phương án tác chiến trị an, xây dựng phương án và kế hoạch tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc tôn giáo, tín đồ tôn giáo, nhất là trong giải quyết các vụ việc phức tạp liên quan đến dân tộc, tôn giáo. Thường xuyên chăm lo, củng cố quốc phòng – an ninh, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn lợi dụng dân tộc, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chủ động tham gia giải quyết các vụ phức tạp vùng đồng bào dân tộc tôn giáo, đồng bào theo đạo, phát hiện, ngăn chặn kịp thời hiện tượng truyền đạo, sinh hoạt đạo trái pháp luật. Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, đủ số lượng, chất lượng chính trị cao, đúng cơ cấu thành phần, trình độ quân sự, chuyên môn, tạo cơ sở để phát triển lực lượng khi cần thiết; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ rộng khắp, chất lượng cao, đổi mới mô hình tổ chức, huấn luyện, hoạt động, tập trung xây dựng dân quân thường trực biên giới, địa bàn trọng điểm và dân quân tự vệ biển; tổ chức huấn luyện, diễn tập thiết thực, hiệu quả, gắn với bảo vệ địa bàn, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở./.

\vubao

 

QUÂN ĐỘI TÍCH CỰC THAM GIA PHÒNG CHỐNG CÁC THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ CỦA ĐỊCH TRONG TÌNH HÌNH MỚI



Những năm tới, vấn đề dân tộc và tôn giáo có xu hướng gắn với nhau và là những vấn đề nhạy cảm. Các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá với nhiều âm mưu, thủ đoạn mới, như gây sức ép về kinh tế-tài chính, tấn công mạng thông tin; triệt để sử dụng các trang mạng xã hội trên internet và vai trò của các tổ chức phi chính phủ để xuyên tạc, kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân và Quân đội; thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; gieo mầm, thúc đẩy "xã hội dân sự", kích động phản kháng của các phần tử chống đối ở trong nước biểu tình, phản đối, lật đổ chế độ chính trị.

Đặc điểm này đặt ra Quân đội phải đấy mạnh nghiên cứu nắm chắc âm mưu, thủ đoạn hoạt động lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giảo” chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về công tác dân tộc, chính sách dân tộc; phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nhận rõ âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; kiên quyết, kiên trì đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo phá hoại khối đoàn kết toàn dân tộc của Đảng./.

vubao

 

NÂNG CAO CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

 

Triển khai thực hiện nghiêm túc các chế độ, chính sách cho quân nhân là người đồng bào dân tộc thiểu số, quân nhân theo đạo; gắn giáo dục, quản lý, rèn luyện với nắm tư tưởng, đặc điểm của từng quân nhân, chú trọng phát triển đảng viên, đoàn viên; công tác tuyển sinh, cử tuyển quân nhân là người dân tộc thiểu số, theo đạo đi đào tạo các trường trong quân đội, đào tạo sĩ quan dự bị, xây dựng nguồn cho các địa phương đào tạo y tá thôn, buôn, trung cấp y; lái xe ô tô là người dân tộc thiểu số, người theo đạo.

Quá trình tuyên truyền, cần tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của các già làng, trưởng thôn, buôn, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, các chức sắc, chức việc tôn giáo; phối hợp các han ngành, đoàn thể, lực lượng trên địa bàn; kết hợp với các hình thức hoạt động công tác dân vận: kết nghĩa, huấn luyện dã ngoại, công tác dân vận tập trung và tổ, đội công tác. Kết hợp tuyên truyền chung (sinh hoạt cộng đồng, họp thôn, bản, khu dân cư với tuyên truyền riêng gặp gỡ, trao đổi, đối thoại.

Tăng cường công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho già làng trưởng bản, chức sắc, chức việc tôn giáo để họ nhận thức sâu sắc chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, công tác dân tộc, tôn giáo gắn với quốc phòng an ninh, tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước; chủ động phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các lực lượng để tuyên truyền. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, tivi, panô, áp pích, khẩu hiệu, thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội truyền thống, thực hiện các cuộc vận động để tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số không nghe, không tin theo các tà đạo, đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá của các thế lực thù địch./.

vubao

 

ÂM MƯU THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ CỦA ĐỊCH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC


Lợi dụng vấn đề dân tộc là một trọng điểm trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định, tạo dựng lực lượng chính trị đối lập. Kết hợp với can thiệp, trợ lực từ bên ngoài để xóa bỏ chủ nghĩa xã hội, loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII khẳng định: “Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị của nước ta.

Hỗ trợ, chỉ đạo bọn phản động người dân tộc sống ở nước ngoài xây dựng các tổ chức để tập hợp lực lượng, tổ chức xâm nhập, phá hoại trên các địa bàn chiến lược, nhạy cảm. “Nuôi dưỡng, chỉ đạo bọn phản động trong các dân tộc ở nước ngoài và mua chuộc, lôi kéo, hỗ trợ bọn phản động cực đoan trong nước, tạo dựng "ngọn cờ", hình thành các tổ chức phản động để tập hợp lực lượng phá hoại cách mạng Việt Nam. Chúng ráo riết xây dựng các tổ chức phản động ở vùng dân tộc thiểu số và đẩy mạnh xây dựng các tổ chức, lực lượng phản động lưu vong người Việt Nam ở nước ngoài; đồng thời liên kết chặt chẽ với các tổ chức phản động ở nước ngoài và lực lượng ngụy quân, ngụy quyền cũ, như: "Mặt trận giải phóng Khmer Krôm", "Mặt trận Chămpa", "Mặt trận thống nhất đấu tranh của các chủng tộc bị áp bức"... Đây là những tổ chức phản động lưu vong được các thế lực phản động nước ngoài hậu thuẫn trên mọi phương diện.

Chúng thúc đẩy hoạt động của các tổ chức ở nước ngoài, như "Hội người Mông quốc tế", "Liên hiệp người Mông tự trị", "Văn phòng Chămpa quốc tế", "Liên minh người Chăm tị nạn", "Hội người Khmer Krôm"... Các tổ chức này vừa tập hợp, phát triển lực lượng là người các dân tộc thiểu số ngoài nước, vừa hỗ trợ móc nối, phát triển lực lượng ở trong nước ta; đồng thời, tìm cách gây áp lực với các tổ chức quốc tế có uy tín như Liên hợp quốc hoặc chính phủ của một số nước nhằm "quốc tế hóa" vấn đề dân tộc của nước ta, gây khó khăn cho Nhà nước Việt Nam./.

vubao

 

KHÔNG BỎ “VŨ KHÍ” VACCINE

 Thời gian gần đây, tốc độ tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi 3, mũi 4 cho người trên 18 tuổi và tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi ở nhiều địa phương rất chậm, có tình trạng tồn đọng vaccine dẫn tới nguy cơ phải hủy bỏ vì quá hạn sử dụng.

Với nhóm từ 18 tuổi trở lên, tỷ lệ tiêm mũi 1 và 2 đạt xấp xỉ 100%, tuy nhiên, tỷ lệ tiêm mũi 3, mũi 4 tương ứng chỉ đạt 64,5% và 11,5%. Thực trạng này rất đáng lo ngại bởi không chỉ gây lãng phí lớn nếu hàng triệu liều vaccine quá hạn phải tiêu hủy, mà quan trọng hơn, còn khiến dịch Covid-19 có nguy cơ bùng phát trở lại. Hiện nay, cuộc sống, sinh hoạt của người dân đã trở lại gần như bình thường, một trong những nguyên nhân chính là kết quả trong thực hiện chiến lược vaccine. Điều này khẳng định, "vũ khí" chiến lược trong phòng, chống dịch Covid-19 chính là vaccine. Nếu việc tiêm phòng vì lý do nào đó không được thực hiện tốt thì miễn dịch cộng đồng sẽ giảm dần và nguy cơ dịch Covid-19 lây lan rộng là hoàn toàn có khả năng xảy ra.

Bộ Y tế cho biết, Tổ chức Y tế thế giới nhận định, thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch, các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục xuất hiện, có thể khiến dịch Covid-19 gia tăng phức tạp trở lại. Tại Việt Nam, biến thể Omicron đang chiếm phần lớn, biến thể phụ BA.5 đã xâm nhập, nguy cơ dẫn đến số ca nhiễm tăng cao. Do vậy, việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, trong đó có tiêm vaccine tăng cường, tiêm mũi nhắc lại, nhất là với những nhóm người có nguy cơ cao là hết sức cần thiết.

Các chuyên gia và nhiều địa phương đã chỉ ra nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng tiêm vaccine ngừa Covid-19 chậm là do tâm lý chủ quan của không ít người dân khi từ cuối tháng 3-2022 đến nay, dịch Covid-19 có xu hướng giảm mạnh, nhiều ngày không ghi nhận ca tử vong, cùng với đó, trong cộng đồng vẫn có một bộ phận lo ngại về tác dụng phụ của vaccine. Vì thế, có địa phương phát hàng trăm giấy mời nhưng chỉ vài chục người đến tiêm vaccine. Một số nơi đã phải áp dụng biện pháp yêu cầu người dân không đồng ý tiêm vaccine phải ký giấy cam kết và chịu trách nhiệm nếu để lây lan dịch bệnh...

Có nhiều yếu tố tạo ra tâm lý chủ quan, trong đó quan trọng nhất là do công tác truyền thông về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tiêm vaccine ngừa Covid-19 thời gian gần đây chưa được thường xuyên, hiệu quả. Tiêm hay không tiêm vaccine ngừa Covid-19 là tự nguyện. Đã có thời kỳ, việc được tiêm vaccine trở thành vấn đề của xã hội. Do vậy, chỉ khi người dân thấy được sự cần thiết thì mới tự giác tham gia. Vì thế, để đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine trong thời gian tới, cần chú trọng công tác tuyên truyền nhằm cung cấp những thông tin khoa học, khách quan, chính xác về tình hình dịch Covid-19, về lợi ích của việc tiêm phòng, để người dân thấy rằng, hiện nay vaccine vẫn là “vũ khí” chiến lược trong cuộc chiến với dịch Covid-19

“VIỆT NAM KHÔNG CÓ DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN VÀ ĐÀN ÁP MẠNG XÃ HỘI” - LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC, LỐ BỊCH

 Sau 35 năm đổi mới, Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc trong bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, bảo đảm quyền dân chủ cho nhân dân. Tuy nhiên, các thế lực thù địch chẳng những không thừa nhận, mà còn ra sức chống phá, với những luận điệu xuyên tạc, lố bịch về một Việt Nam không có dân chủ, nhân quyền, không có tự do ngôn luận và đàn áp mạng xã hội. Đó là vấn đề cần đấu tranh bác bỏ.

Sự xuyên tạc, lố bịch về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam

Cách nhìn xuyên tạc, lố bịch đến mức chính trị hóa mọi vấn đề là điều dễ nhận thấy trong các chiêu trò chống phá của các thế lực thù địch về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Họ lắp ghép khiên cưỡng yếu tố đạo đức vào thuật ngữ pháp lý, điển hình là ngôn từ mà họ thường xướng lên: “tù nhân lương tâm”, phản ánh cách tư duy chiết trung, ngụy biện, thiếu đạo đức khi không có cơ sở pháp lý. Bởi, trong nền tư pháp Việt Nam và các nước trên thế giới không có thuật ngữ “tù nhân lương tâm”. Thực chất cái gọi là “tù nhân lương tâm” chỉ là một chiêu trò nhằm cổ súy, hậu thuẫn, để dễ bề can thiệp vào việc bảo vệ, kích động các đối tượng chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Những phiên tòa xét xử công khai, nghiêm minh các đối tượng chống đối, như: Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Thành, Cấn Thị Thêu, Phạm Thị Đoan Trang,... là việc làm cần thiết của một nhà nước có chủ quyền, nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật đến mức nguy hiểm đối với xã hội. Trước công lý, các đối tượng này đều công khai chấp nhận các phán quyết của hội đồng xét xử với những tội danh của mình. Vậy nhưng, một số tổ chức nước ngoài không có thiện chí với Việt Nam lại ra những tuyên bố phê phán Tòa án Việt Nam và tỏ thái độ cổ súy, ủng hộ những đối tượng đã bị xét xử và phán quyết công khai về hành vi phạm tội. Đây thực chất là cách tiếp cận pháp lý hết sức sai trái và xuyên tạc trắng trợn tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Họ còn quy chụp rằng: Việt Nam xem xét nhân quyền với nội hàm quá rộng, thiên về khuôn phép xã hội, mà coi nhẹ việc bảo đảm quyền tự nhiên cụ thể của cá nhân. Họ cố tình lờ đi một sự thật hiển nhiên rằng: bảo đảm quyền tự nhiên cụ thể của cá nhân phải đặt trong mối quan hệ với lợi ích của xã hội trong khuôn khổ pháp luật. Không chỉ ở Việt Nam, mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tiếp cận và thực hành nhân quyền phổ quát không chung chung, trừu tượng, mà trong mối quan hệ tự nhiên giữa quyền cá nhân cụ thể với quyền của nhóm xã hội trực tiếp liên quan đến cá nhân đó. Chỉ dựa trên một số thông tin chưa được kiểm chứng và mang động cơ thù địch về chính trị đối với Việt Nam để quy chụp tình hình dân chủ, nhân quyền sẽ là cách nhìn lố bịch. Điều này thấy rõ nhất trong các bản phúc trình nhân quyền toàn cầu từ năm 2013 của Tổ chức theo dõi Nhân quyền (HRW).

Các thế lực thù địch nhân danh nhân quyền phổ quát để ra sức cổ súy cho nhân quyền phương Tây. Họ tự coi văn hóa phương Tây là trung tâm, xem nhân quyền phương Tây chi phối nhân quyền phổ quát toàn thế giới và cao hơn chủ quyền quốc gia. Lối nhân danh này bị chi phối bởi nguồn kinh phí hoạt động của những cá nhân, tổ chức dân sự theo cơ chế thị trường, vi phạm nghiêm trọng công ước và nguyên tắc quốc tế về cấm can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Điển hình là, các bản phúc trình về nhân quyền của HRW thường bị nhiều nước phản ứng và chỉ trích, lên án.

Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ và nền văn hóa do khác biệt về hoàn cảnh lịch sử, giá trị truyền thống, trình độ phát triển, chế độ chính trị,... nên có cách tiếp cận nhân quyền phổ quát là khác nhau. Ông Lý Quang Diệu, cố Thủ tướng Singapore, đã từng khẳng định: không ở đâu trên thế giới, các quyền này lại được phép thực hiện mà không có những giới hạn, vì nếu áp dụng một cách mù quáng những ý tưởng này có thể đi theo hướng hủy hoại xã hội có tổ chức. Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Pete Peterson cho rằng: không thể đánh giá tình hình nhân quyền của một quốc gia trên chuẩn 100% hài lòng. Hoa Kỳ cũng như không một quốc gia nào khác có thể đáp ứng nhu cầu đó; thang điểm 100% hài lòng về mặt nhân quyền là điều không thể đạt được tại một quốc gia.

Những năm qua, bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam đã được nhiều nhà lãnh đạo, chính khách quốc tế, các nhà quan sát, du khách cảm nhận, đánh giá cao. Nhà báo chuyên về chính trị Đông Nam Á, David Hutt phát biểu trên đài BBC News rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hành động trách nhiệm và đặt người dân là mối quan tâm hàng đầu. Ngoài ra, sự thành công của Việt Nam trong việc biến nguy thành cơ để thực hiện có kết quả mục tiêu kép trong: phòng, chống đại dịch Covid-19; đồng thời, phát triển kinh tế - xã hội, nhằm “không để ai bị bỏ lại phía sau” đã nhận được rất nhiều bình luận, đánh giá tốt của giới chính khách, chuyên gia, truyền thông quốc tế. Đó là minh chứng sống động trong việc tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Việt Nam không có tự do ngôn luận và đàn áp mạng xã hội - Luận điệu xuyên tạc, lố bịch

Các thế lực thù địch, phản động, chống đối chính trị ra sức rêu rao, xuyên tạc Việt Nam ngăn cản tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến, là kẻ thù của tự do báo chí trên mạng. Họ chỉ trích chính quyền bắt, truy tố tùy tiện người chống đối; kiểm duyệt, đóng các trang mạng, ra các luật mang tính chất hình sự; chính quyền xiết chặt, kiềm tỏa các quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội, nhóm ôn hòa, tự do đi lại và tự do tôn giáo, v.v. Họ ngộ nhận về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí dẫn tới cho rằng các quyền này là tuyệt đối, nhằm kích động, tẩy chay và trả đũa nhau khốc liệt, kể cả bôi nhọ, chống đối chế độ xã hội, đặc biệt thông qua livestream “bẩn” trên mạng xã hội, v.v. Từ đó, thúc đẩy thành lập một số tổ chức nhân danh văn chương, báo chí, như: “Văn đoàn độc lập”, “Hội nhà báo độc lập”, “Phóng viên không biên giới”, “The 88 Project”1,… để chống đối chế độ, xuyên tạc Nhà nước ta bắt, bỏ tù nhà báo độc lập, đấu tranh cho cái gọi là tự do ngôn luận. Đưa ra bảng xếp hạng sai lệch về tự do báo chí ở Việt Nam; gây sức ép đòi thả tự do cho các đối tượng bị cơ quan chức năng bắt giữ do vi phạm pháp luật Việt Nam mà họ gọi là bắt, bỏ tù “nhà báo báo độc lập”, “blogger”, v.v. Đây là những luận điệu xuyên tạc, lố bịch, bởi: Tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là quan điểm xuyên suốt, nhất quán của Đảng, Nhà nước ta. Với quan điểm đề cao vai trò của báo chí là diễn đàn của nhân dân, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, để nhân dân trình bày những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình. Thông qua đó báo chí thực hiện chức năng phản biện xã hội, đề xuất những ý kiến tâm huyết đối với Đảng, Nhà nước, định hướng dư luận trong quá trình xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội. Thực hiện quan điểm đó, Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin đã được Hiến pháp (năm 2013), Luật Báo chí (năm 2016) và Luật Tiếp cận thông tin (năm 2016) quy định trách nhiệm của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận; bảo đảm mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin; bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân. Đặc biệt, báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 41.000 nhân sự đang hoạt động trong lĩnh vực báo chí, với 779 cơ quan báo chí (trong đó có: 142 báo, 612 tạp chí, 25 cơ quan báo chí điện tử độc lập), 72 cơ quan được cấp phép hoạt động phát thanh - truyền hình với tổng số 87 kênh phát thanh và 193 kênh truyền hình. Tính tới tháng 6/2021, số lượng người dùng internet là gần 70 triệu người, tăng 0,8% trong giai đoạn 2020 - 2021 (chiếm hơn 70% dân số); số người sử dụng mạng xã hội là gần 76 triệu người, tăng gần 10 triệu người trong vòng 01 năm (tương đương 73,7% dân số). Việt Nam được đánh giá là quốc gia có lượng người dùng internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ sáu trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á.

Mặt khác, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin không phải là quyền tuyệt đối mà là quyền có giới hạn. Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin được xem là nguyên tắc cơ bản cho một nền dân chủ, thậm chí được ví như là “khí ôxy” trong một xã hội dân chủ và phát triển; nhưng không được cộng đồng quốc tế thừa nhận là quyền tuyệt đối. Các văn kiện quốc tế về quyền con người, như: Tuyên ngôn Thế giới về quyền con người năm 1948 (Điều 29), Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (Điều 19) đều khẳng định: việc thực hiện quyền tự do ngôn luận phải kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt, có thể phải chịu một số hạn chế nhất định được quy định trong luật và là cần thiết nhằm tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội. Pháp luật của đa số các nước trên thế giới đều giới hạn quyền này, như: tại Mỹ, Bộ luật Hình sự (Điều 2.385, Chương 115) quy định về sự hạn chế của quyền tự do ngôn luận; tại Đức, Luật An ninh mạng năm 2015 (sửa đổi năm 2018), quy định những dịch vụ mạng xã hội có thể bị phạt lên đến 50 triệu Euro nếu để xảy ra trường hợp người dùng lăng mạ, gây thù oán, hay phát tán các tin tức giả mạo, v.v.

Để tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế về quyền con người, Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý bảo đảm quyền tự do ngôn luận, bảo đảm nguyên tắc báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được pháp luật bảo hộ; nghiêm cấm mọi hành vi lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo trình tự, thủ tục luật định, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, cũng không bỏ lọt tội phạm. Đồng thời, theo dõi, khảo sát, đánh giá và kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, phù hợp với các quy tắc điều chỉnh hành vi văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng xã hội, nhất là trên không gian mạng. Sự thực trên đã vạch trần sự phiến diện, xuyên tạc về quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam.