Thứ Năm, 18 tháng 8, 2022

KHƠI DẬY NGỌN LỬA TINH THẦN "BA SẴN SÀNG" TRONG THANH NIÊN VIỆT NAM


Trong lịch sử phong trào thanh niên Việt Nam thế kỷ XX có một cuộc vận động có sức lôi cuốn mạnh mẽ, rộng khắp của tuổi trẻ Hà Nội, sau đó trở thành phong trào chung của cả nước, đó là phong trào thanh niên “Ba sẵn sàng”: “Sẵn sàng chiến đấu; sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang; sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến”.


58 năm từ khi được phát động, phong trào “Ba sẵn sàng” đã hun đúc nên lớp lớp thế hệ thanh niên với những phẩm chất tốt đẹp, đó là lòng yêu nước, biết hy sinh, sẵn sàng cống hiến tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc. Đó cũng chính là cơ sở, nền tảng tinh thần để Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động phong trào “Thanh niên tình nguyện”, để thanh niên thời đại mới tiếp bước cha anh, gánh vác sứ mệnh lịch sử, với bản lĩnh “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”.


Dấu son trong lịch sử chiến đấu của thanh niên Việt Nam


Năm 1964, thanh niên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có phong trào “Tam bất kỳ”. Lúc đó, đất nước ta đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Vừa làm nhiệm vụ chiến đấu chống Mỹ - ngụy ở miền Nam, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm hậu phương lớn cho chiến trường miền Nam. Từ khí thế sôi nổi của các cơ sở Đoàn, Ban Chấp hành Đoàn trường đã phát động phong trào “Tam bất kỳ” với ba nội dung cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến việc sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ công tác của sinh viên sau khi tốt nghiệp: “Bất kỳ đi đến nơi nào mà Tổ quốc cần đến. Bất kỳ làm nhiệm vụ gì mà Đảng và nhân dân yêu cầu. Bất kỳ chế độ hưởng thụ nào cũng chấp nhận.”


Năm 1964-1965, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra toàn miền Nam, tiến hành đánh phá miền Bắc Việt Nam. Với tinh thần cả nước là chiến trường, thanh niên, học sinh, sinh viên ở miền Bắc vừa học tập, phục vụ xây dựng miền Bắc, vừa sẵn sàng chi viện cho miền Nam đánh Mỹ. Nhận thấy phong trào “Tam bất kỳ” trước đây không còn phù hợp nữa, tháng 4/1964, Đoàn trường Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã mở rộng thành phong trào “Ba sẵn sàng” với ba nội dung: Sẵn sàng chiến đấu; sẵn sàng nhập ngũ; sẵn sàng làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần.


Phong trào sau đó được đoàn viên, thanh niên các trường đại học khác và nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn Hà Nội hưởng ứng sôi nổi. Đêm 7/8/1964, Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội đã họp bất thường, quyết định phát động phong trào “Ba sẵn sàng” với các nội dung: Sẵn sàng chiến đấu; sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang; sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến. Đêm 9/8/1964, khoảng 500 đoàn viên và trên 2 vạn thanh niên tập trung ngoài phố giương cao khẩu hiệu “Ba sẵn sàng”. Thành đoàn Hà Nội đã đọc lời kêu gọi và được thanh niên đáp lại “sẵn sàng, sẵn sàng, sẵn sàng” vang động cả góc trời. Ngày 9/8/1964 đi vào lịch sử phong trào thanh niên Thủ đô như một dấu son của tuổi trẻ.


Chỉ sau một tuần phát động, đã có 240.000 thanh niên ghi tên nguyện “Ba sẵn sàng”, trong đó có 80.000 thanh niên xung phong ra trận. Nhiều khẩu hiệu xuất hiện trên đường phố: “Đâu có giặc là ta cứ đi”, “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”... Tòng quân, đi thanh niên xung phong trở thành nguyện vọng thiết tha của tuổi trẻ Thủ đô và trên mọi miền đất nước lúc bấy giờ.


Phong trào “Ba sẵn sàng” đã phát triển mạnh mẽ và đi vào chiều sâu, đến với tất cả các đối tượng thanh niên. Được nhiều địa phương trong cả nước hưởng ứng, thậm chí nhanh chóng vượt ra khỏi biên giới, nhiều du học sinh đã viết đơn xin về nước để chiến đấu nếu Tổ quốc cần. Tháng 3/1965, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chính thức kêu gọi thanh niên cả nước hưởng ứng phong trào “Ba sẵn sàng” của tuổi trẻ Thủ đô và bổ sung thêm nội dung của phong trào, đó là: “Sẵn sàng chiến đấu và gia nhập lực lượng vũ trang. Sẵn sàng học tập và lao động xây dựng cuộc sống mới. Sẵn sàng đi tới nơi nào mà Tổ quốc cần đến”.


Lúc này, nhiệm vụ trung tâm của cả nước là tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ, vì vậy “Ba sẵn sàng” gồm cả nhiệm vụ chiến đấu, sản xuất, học tập, xây dựng cuộc sống. Kể từ đó, “Ba sẵn sàng” đã trở thành một trong những phong trào hành động cách mạng lớn nhất của tuổi trẻ Thủ đô và tuổi trẻ Việt Nam trong thế kỷ XX, tạo nên một đội quân tình nguyện đông đảo nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc: Hơn 5 triệu lượt đoàn viên, thanh niên tham gia, trong đó gần 1,5 triệu người con ưu tú đã ngã xuống. Hàng vạn thanh niên đã để lại một phần xương máu của mình nơi chiến trường khốc liệt. Chính lớp thanh niên “Ba sẵn sàng” ra đi ngày ấy đã sát cánh chiến đấu quên mình cùng với lớp thanh niên “Năm xung phong” từ các vùng nông thôn, thành thị, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đó là dấu son trong lịch sử chiến đấu vẻ vang của thanh niên Hà Nội và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 


Cháy mãi ngọn lửa của tinh thần tình nguyện


Phong trào “Ba sẵn sàng” trong những năm tháng chống Mỹ được ví như "mồi lửa" thắp sáng tinh thần cách mạng của thanh niên, học sinh, sinh viên vốn đã như "củi khô" chờ được đốt cháy. Ngọn lửa ấy vẫn sáng mãi đến hôm nay, với những phong trào thi đua xung kích được tuổi trẻ cả nước đẩy mạnh triển khai trong nhiều năm qua. Trong đó, có thể nói phong trào Thanh niên tình nguyện là sự phát huy, kế thừa hiệu quả, thiết thực nhất từ phong trào “Ba sẵn sàng”, khơi dậy tinh thần xung kích, tự nguyện của thanh niên trong đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước.


Từ nhiều năm nay, phong trào “Thanh niên tình nguyện” đã trở thành một nét văn hóa đẹp thể hiện tinh thần cống hiến của hàng triệu đoàn viên, thanh niên Việt Nam. Lớp lớp đoàn viên, thanh niên đã xung phong đảm nhận những việc mới, việc khó, đến những nơi xa xôi hẻo lánh, góp sức trẻ của mình với mong muốn dựng xây đất nước trở nên giàu đẹp, hùng cường. Trong những dấu ấn nổi bật của phong trào Thanh niên tình nguyện qua các năm, phải kể đến Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè.


“Chiến dịch Mùa hè học sinh - sinh viên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” năm 2000 là cột mốc đầu tiên đánh dấu chặng đường lịch sử với những mùa hè tình nguyện của thanh niên cả nước. Năm 2001, chiến dịch được đổi tên thành “Chiến dịch Thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện hè” nhằm thu hút, tập hợp đông đảo thanh niên trong xã hội tham gia vào các hoạt động tình nguyện. Từ năm 2009 đến nay, tên gọi của chiến dịch được khát quát, rút gọn thành “Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè”.


Từ năm 2014, Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè có sự đổi mới về mặt định hướng nội dung, đối tượng, được tổ chức gồm một chương trình và bốn chiến dịch, gồm Chương trình “Tiếp sức mùa thi”, Chiến dịch tình nguyện “Mùa Hè xanh” với nòng cốt là đoàn viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học viện, có sự tham gia đối ứng của lực lượng thanh niên địa bàn; Chiến dịch tình nguyện “Hoa phượng đỏ” dành cho đối tượng chính là học sinh và có sự tham gia của giáo viên trẻ; Chiến dịch tình nguyện “Kỳ nghỉ hồng” dành cho đối tượng là cán bộ, công nhân, viên chức trẻ; Chiến dịch tình nguyện “Hành quân xanh” dành cho đối tượng đoàn viên, thanh niên, cán bộ trẻ trong lực lượng vũ trang nhân dân.


Qua hơn 20 năm triển khai chiến dịch, đã có hơn nửa triệu công trình thanh niên được thực hiện. Các đội tình nguyện đã sửa chữa và làm mới hàng vạn ki lô mét đường giao thông nông thôn và sửa chữa, xây mới nhà ở cho người dân...


Năm 2022, 67/67 tỉnh, thành đoàn và đoàn trực thuộc đã tổ chức ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè với tổng số 39.100 đoàn viên, thanh niên tham gia. Chỉ riêng trong đợt 1 của Chiến dịch, toàn đoàn tổ chức 14.648 đội hình với sự tham gia của 543.385 đoàn viên thanh niên tham gia các phần việc trong các chương trình, chiến dịch nhánh.


Các hoạt động chủ yếu được tổ chức gồm: Dọn dẹp vệ sinh; tổ chức tập huấn phòng, chống đuối nước, tai nạn thương tích cho trẻ; khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân; khởi công xây dựng nhà tình thương, trao học bổng, sách giáo khoa; tổ chức các lớp tập huấn chuyển đổi số; khởi công các công trình thắp sáng đường quê… Trong đó, một số chỉ tiêu đạt kết quả tốt có thể kể đến như: Xây dựng mới các tuyến phố khu vực đô thị; tư vấn tâm lý cho đoàn viên, thanh thiếu nhi; xây mới nhà nhân ái, điểm vui chơi cho trẻ em; tập huấn kiến thức khởi nghiệp... Các địa bàn trọng tâm được các tỉnh, thành đoàn tiến hành khảo sát và triển khai các đội hình, hoạt động là tại 74 huyện nghèo; 54 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; làng thanh niên lập nghiệp; Đảo Thanh niên.


Tình nguyện, cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc, ngọn lửa của tinh thần “Ba sẵn sàng” dù cách đây hơn nửa thế kỷ song vẫn luôn sáng mãi, nhắc nhở thế hệ thanh niên ngày nay không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh.

GÓP PHẦN NÂNG CAO HÌNH ẢNH CỦA VIỆT NAM TRONG BẢO ĐẢM HÒA BÌNH, AN NINH THẾ GIỚI


Việt Nam đã lần đầu tiên cử sĩ quan công an tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, góp phần thực hiện hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đồng thời nâng cao hơn nữa hình ảnh, vai trò, trách nhiệm của lực lượng vũ trang Việt Nam nói chung, lực lượng Công an nhân dân nói riêng trong việc bảo đảm hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế.


Kết quả của hội nhập quốc tế về an ninh quốc phòng


Lễ trao quyết định của Chủ tịch nước cho các sĩ quan công an đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an thành lập Văn phòng thường trực Bộ Công an về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc đã được tổ chức với sự tham dự của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cuối tuần qua.


Bốn sĩ quan công an nhận nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc đã được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trao các quyết định và tặng hoa. Các sĩ quan này sẽ tham gia với vai trò chuyên gia phòng chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia tại Bộ phận cảnh sát, Cục Hoạt động hòa bình, Ban thư ký Liên hợp quốc tại New York và trực tiếp công tác tại phái bộ Nam Sudan.


Đây là sự kiện có ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân, 17 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, là kết quả của việc thực hiện chủ trương đẩy mạnh hội nhập quốc tế và đối ngoại về an ninh quốc phòng trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình của Đảng và Nhà nước.


Ngày 10-4-2013, Bộ Chính trị đã thông qua Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế. Trên cơ sở của Nghị quyết này, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an đã chủ động xây dựng và triển khai “Đề án Công an nhân dân Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc giai đoạn 2014-2020 và những năm tiếp theo”.


Ngày 15-6-2021, Bộ trưởng Bộ Công an ký quyết định thành lập Văn phòng Thường trực Bộ Công an về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Sau khi thành lập, Văn phòng Thường trực đã tích cực, chủ động tham mưu, đề xuất lãnh đạo Bộ Công an chuẩn bị lực lượng sẵn sàng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại trụ sở Liên hợp quốc và tại các Phái bộ gìn giữ hòa bình.


Bộ Công an đã phối hợp với Liên hợp quốc, các đối tác nước ngoài, đặc biệt là sự hỗ trợ hiệu quả của Cục Gìn giữ hòa bình (Bộ Quốc phòng), tổ chức cho 23 sĩ quan tham gia đào tạo, huấn luyện, đăng ký ứng tuyển các vị trí gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Đến nay, Bộ Công an đã có 8 sĩ quan được Liên hợp quốc kiểm tra, đạt các yêu cầu về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình, trong đó 4 đồng chí sẽ lên đường nhận nhiệm vụ trong năm 2022.


Thay mặt các sĩ quan nhận nhiệm vụ, Trung tá Nguyễn Ngọc Hải bày tỏ tự hào được đại diện cho lá cờ Tổ quốc Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ quốc tế; được Liên hợp quốc tin tưởng, lựa chọn, giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình là thể hiện uy tín, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế. Trung tá Nguyễn Ngọc Hải hứa trước lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, tiếp nối truyền thống cách mạng, vì hòa bình của nhân dân Việt Nam, tiếp tục tô thắm thêm hình ảnh của con người Việt Nam trên trường quốc tế.


Xứng đáng với kỳ vọng của đất nước và nhân dân


Hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ra đời từ năm 1948, là một cơ chế đặc biệt được Liên hợp quốc giao cho Hội đồng Bảo an thành lập dưới hình thức các phái bộ nhằm tạo điều kiện chấm dứt xung đột và gìn giữ hòa bình, thông qua việc triển khai các lực lượng do các nước thành viên đóng góp đặt dưới sự chỉ huy của Liên hợp quốc.


Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước với nhiều cuộc kháng chiến chống lại các thế lực ngoại xâm, dân tộc Việt Nam luôn nhận thức rõ giá trị của hòa bình, độc lập và tự do. Yêu chuộng hòa bình là một trong những truyền thống nổi bật, tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Việt Nam luôn thể hiện tinh thần hòa bình và tích cực đóng góp cho hoạt động xây dựng và bảo vệ hòa bình trên thế giới.


Việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc là kết quả của một quá trình nghiên cứu, chuẩn bị hết sức thận trọng. Năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên của Liên hợp quốc. Từ năm 1993, Việt Nam bắt đầu tham gia đóng góp kinh phí cho hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Từ năm 2005, Việt Nam đã cử các đoàn công tác liên ngành đi tham quan, nghiên cứu và cử cán bộ tham gia các khóa tập huấn quốc tế về gìn giữ hòa bình để chuẩn bị triển khai lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.


Tháng 11-2012, “Đề án tổng thể về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc” được Bộ Chính trị thông qua. Tiếp đó, ngày 10-4-2013, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, trong đó xác định “Xây dựng và triển khai kế hoạch gia nhập các cơ chế đa phương khác; trong đó, có việc tham gia các hoạt động hợp tác ở mức cao hơn, như hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc…”. Trên cơ sở đó, Việt Nam đã thành lập Tổ công tác liên ngành về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Bộ Công an cũng chủ động xây dựng và triển khai “Đề án Công an nhân dân Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc giai đoạn 2014-2020 và những năm tiếp theo”.


Dưới sự chỉ đạo của Bộ Công an, các đơn vị liên quan đã xây dựng và hoàn thiện Nghị định 61/NĐ-CP ngày 25-6-2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Nghị quyết 130 của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc; Thông tư 53/TT-BCA ngày 15-5-2021 của Bộ Công an quy định về biên chế, tổ chức đơn vị, tiêu chuẩn công an nhân dân tham gia lực lượng gìn giữ Liên hợp quốc…


Trong hoạt động hợp tác quốc tế với LHQ, quan hệ hợp tác cấp cao giữa lãnh đạo Bộ Công an với lãnh đạo của Liên hợp quốc phụ trách gìn giữ hòa bình, giữa các đơn vị chức năng Bộ Công an với Cục Các hoạt động hòa bình Liên hợp quốc (DPO) và các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc đã được xây dựng. Kênh hợp tác quốc tế với các đối tác nước ngoài để hỗ trợ Bộ Công an Việt Nam trong công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ sẵn sàng tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2022 và các năm tiếp theo cũng đã được thiết lập.


Với việc các sĩ quan công an đầu tiên được cử đi tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, Việt Nam tiếp tục khẳng định nỗ lực của mình góp phần vào việc thực hiện các cam kết, trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Sự kiện này đã góp phần nâng cao hơn nữa hình ảnh, vai trò, trách nhiệm của lực lượng vũ trang Việt Nam nói chung, lực lượng Công an nhân dân nói riêng, trong việc bảo đảm hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế.


Chắc chắn các sĩ quan Công an nhân dân lần đầu tiên tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc sẽ tiếp nối truyền thống, kế thừa những thành quả của lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam để phát huy bản lĩnh, trí tuệ, năng lực trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu của Liên hợp quốc, kỳ vọng của đất nước và nhân dân, xứng đáng là thành phần trong lực lượng “mũ nồi xanh” của Liên hợp quốc.

HÀO KHÍ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC KHÁNH 2-9 BẤT DIỆT!


Cách đây 77 năm, vào tháng 8-1945, Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân vùng lên đập tan xiềng xích của chế độ thực dân phong kiến và giành lại nền độc lập cho dân tộc. Từ cuộc cách mạng vĩ đại đó, ngày 2-9-1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã đem lại cuộc đời mới tươi sáng cho nhân dân Việt Nam.


Hào khí những ngày Thu lịch sử


Chiến thắng của phe Đồng minh trước phe phát xít trong năm 1945 đã tạo thời cơ để Việt Nam giành độc lập. Tuy nhiên, cần có sự chuẩn bị từ trước thì mới có đủ lực lượng để đón nhận thời cơ này. Trong 15 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam (1930-1945), Đảng ta đã tích cực chuẩn bị, xây dựng lực lượng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động giác ngộ cách mạng trong nhân dân.


Đặc biệt, tháng 5-1941, Đảng ta đã thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) nhằm liên hiệp sức mạnh toàn dân tộc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tháng 10-1944, trong Thư gửi đồng bào toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các Ðồng minh quốc sắp tranh được sự thắng lợi cuối cùng. Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh”


Bởi vậy, ngày 15-4-1945, Đảng ta hợp nhất Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với Cứu quốc quân thành Việt Nam Giải phóng quân. Tháng 6-1945, Đảng ta quyết định thành lập Khu giải phóng Việt Bắc với vị thế căn cứ địa cách mạng của cả nước.


Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945 đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Đêm ngày 13-8-1945, Ủy ban Khởi nghĩa đã ra Quân lệnh số 1 chỉ rõ quân Nhật đã tan rã trên khắp mặt trận chính là cơ hội cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc: “Giờ Tổng khởi nghĩa đã đến! Cơ hội có một cho quân, dân Việt Nam cùng giành lấy quyền độc lập của nước nhà... Chúng ta phải hành động nhanh với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!... Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta!”.


Ngay sau khi nước Nhật đầu hàng Đồng minh vào ngày 15-8-1945, Quốc dân Đại hội họp tại Tân Trào trong hai ngày 16 và 17-8-1945 đã tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng. Trong Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa (18-8-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Hỡi đồng bào yêu quý! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.


Với 5.000 đảng viên, Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, lật nhào sự áp bức, bóc lột của chế độ thực dân đế quốc và phong kiến. Trong đó, Hà Nội, Sài Gòn, Huế là ba vùng trọng điểm quyết định sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.


Sáng ngày 19-8-1945, hàng chục vạn nhân dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận kéo về quảng trường Nhà hát Lớn và sau đó chiếm Phủ khâm sứ Bắc kỳ, Trại lính Bảo an của Nhật và các cơ sở của chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim. Trước sức mạnh của cách mạng, Nhật phải công nhận Việt Minh là đại diện của Việt Nam. Việc này được xác nhận bởi bức điện văn của Đại sứ Nhật gửi về Tokyo: “Chiều ngày 19, Đại sứ đã “được mời” đến dự cuộc gặp với các lãnh đạo Việt Minh và đã tham gia bàn bạc với những người đó, được coi như là các nhà chức trách chính thức”(3). Trước đó, Khâm sai triều đình Huế, Phan Kế Toại ở Bắc kỳ cũng đã ủng hộ Việt Minh. Vào ngày 17-8-1945, ông đã dặn quan, lính của mình tuyệt đối không được nổ súng và phải mở cửa ngay khi quân cách mạng tiến vào. Nhờ đó, Việt Minh cướp chính quyền không phải nổ súng và đổ máu.


Ở Sài Gòn, sau cuộc thương lượng ngày 19-8-1945 tại Hà Nội với Việt Minh thì vào ngày 22-8-1945, Bộ chỉ huy quân đội Nhật chỉ thị cho Thống chế Terauchi tuyên bố quân Nhật không can thiệp nếu Việt Minh giành chính quyền. Bên cạnh đó, đến tháng 8-1945, tại Sài Gòn, qua đồng chí Huỳnh Văn Vàng, đảng viên được cài vào trong tổ chức cảnh sát nên Đảng nắm được phần lớn cảnh sát ở thành phố. Do đó, ngày 25-8-1945, Việt Minh đã giành được chính quyền tại Sài Gòn.


Tại Huế, sau khi đảo chính Pháp, Nhật có đến 4.500 quân thiện chiến, vũ khí hậu cần đầy đủ do tướng Yokoyama Masayuki chỉ huy sẵn sàng đàn áp cách mạng. Tuy nhiên, ngày 23-8-1945, chính quyền ở Huế đã về tay nhân dân. Bởi lẽ, tại thời điểm đó, Việt Minh ở Huế đã lôi kéo được một số nhân sĩ yêu nước của “Hội Tân Việt Nam” (một tổ chức thân Nhật), lực lượng thanh niên Phan Anh, lính khố vàng, lính bảo an cùng hàng chục vạn nhân dân để tiến tới tổng khởi nghĩa. Do đó, trước sức mạnh của quần chúng, vua Bảo Đại giải tán nội các Trần Trọng Kim vào ngày 25-8-1945 và chấp nhận thoái vị vào ngày 30-8-1945.


Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Tinh thần Cách mạng Tháng Tám bất diệt!


Sau này, nói về mục đích của Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Mục đích Cách mạng Tháng Tám là gì? Là giành lại hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ cho Tổ quốc ta, cho nhân dân ta.


Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 nước ta tuyên bố độc lập. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Tổng tuyển cử tự do được tổ chức, nhân dân toàn quốc ta đã bầu ra Quốc hội.


Quốc hội thông qua Hiến pháp và bầu ra Chính phủ Trung ương. Chính quyền địa phương từ xã đến tỉnh đều do nhân dân cử ra. Thế là lúc đó chúng ta đã bắt đầu thực hiện thống nhất, độc lập và dân chủ”.


Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói rõ về ý nghĩa vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám: “Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công. Đó là thắng lợi đầu tiên của Chủ nghĩa Mác-Lênin ở một nước thuộc địa nửa phong kiến”. Người nhận định: “Thắng lợi ấy đã đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội”. Do đó, Người khẳng định: “Đó là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước ta”.


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Cách mạng Tháng Tám có ảnh hưởng trực tiếp và rất to đến hai dân tộc bạn là Miên và Lào. Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân hai nước Miên, Lào cùng nổi lên chống đế quốc và đòi độc lập”.


Trong cuốn “Thế giới bàn về Việt Nam”, học giả nước Anh Thomas Hodgkin đánh giá, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một sự kiện “quan trọng nhất trong lịch sử thế giới từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga”. Thomas Hodgkin đã viết rằng: “Đó là một cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo, một Đảng chỉ mới ra đời được 15 năm. Đó là cuộc cách mạng đầu tiên thành công trong việc lật đổ chính quyền của chế độ thuộc địa...


Như vậy, cuộc Cách mạng Tháng Tám đã đánh dấu sự bắt đầu của một thời kỳ mới, nó vạch đường ranh giới của thời đại thực dân bắt đầu nhường chỗ cho thời đại phi thực dân hóa”(10).


Bên cạnh đó, Tuyên ngôn Độc lập (2-9-1945) với tuyên bố “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” cũng báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới. Giáo sư người Nhật Bản Singo Sibata đã nhấn mạnh, Bản Tuyên ngôn Độc lập đã “phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc".

XÂY DỰNG Ý THỨC TỰ GIÁC CHẤP HÀNH KỶ LUẬT CHO QUÂN NHÂN


Kỷ luật là sức mạnh của Quân đội; là điều kiện bảo đảm cho quân đội luôn có sự tập trung thống nhất cao về ý chí và hành động, vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

 Hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại, đòi hỏi quân đội ta phải tiến hành giải pháp đồng bộ, mà một trong những nội dung ấy là tập trung nâng cao chất lượng công tác giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho quân nhân nói chung, nhất là đội ngũ quân nhân có tuổi đời còn trẻ. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận quân nhân trẻ ý thức tự giác còn thấp, còn tự do, tuỳ tiện, chấp hành kỷ luật không nghiêm, chất lượng công tác còn chưa cao.


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên, song chủ yếu vẫn là do những nguyên nhân chủ quan, như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo giáo dục, rèn luyện, duy trì kỷ luật của một số cấp ủy, chỉ huy đơn vị chưa chặt chẽ. Công tác quản lý tư tưởng, kỷ luật và các mối quan hệ của quân nhân có thời điểm còn chưa tốt. Phương pháp giáo dục, quán triệt chưa hiệu quả, kiểm tra thiếu sâu sát; chưa chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những tác động tiêu cực, tệ nạn xã hội xâm nhập vào đơn vị. Trình độ hiểu biết pháp luật, kỷ luật quân đội của một bộ phận quân nhân còn hạn chế; nhận thức, ý thức tự giác rèn luyện, chấp hành kỷ luật chưa cao…

Để hạn chế được thực trạng nêu trên, thiết nghĩ, cần sự vào cuộc của tất cả các cấp, các tổ chức; phát huy vai trò, đề cao trách nhiệm của các cấp trong công tác giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho đội ngũ quân nhân gắn với xây dựng đơn vị chính quy, quản lý, duy trì nghiêm chế độ, nền nếp trong sinh hoạt; luôn đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, rèn luyện kỷ luật phù hợp với từng đối tượng quân nhân, sát với đặc điểm, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó, mỗi quân nhân luôn nêu cao tính tích cực, chủ động tự học tập, tự rèn luyện, ra sức phấn đấu rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, giữ vững và phát huy phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; sống có lý tưởng cao đẹp, bản lĩnh chính trị vững vàng; có ý chí quyết tâm sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu cao; kỷ luật nghiêm minh; có ý thức tập thể, dân chủ, đoàn kết, giải quyết tốt các mối quan hệ. Đồng thời, tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao năng lực, trình độ mọi mặt, chuyên môn nghiệp vụ giỏi; tích tham gia hoạt động văn hóa văn nghệ, xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú ở đơn vị.

Văn hóa ứng xử trong thời đại số

 

          Trong thời đại số, nhiều người coi mạng xã hội là nơi thể hiện sự tự do, là thế giới riêng, nên mặc sức thể hiện quan điểm cá nhân một cách cực đoan, thái quá; lợi dụng mạng xã hội để có những hành vi thiếu văn hóa, xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, thậm chí bị các thế lực xấu lợi dụng...

          Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã rèn đúc và kết tinh nên nhiều giá trị của văn hóa, con người Việt Nam, tạo nên bản sắc bản sắc cộng đồng, quốc gia - dân tộc. Bản sắc đó là cái gốc của nền văn hóa, hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc.

Văn hóa không chỉ là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu trình độ phát triển của một dân tộc, mà còn vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì khi đã nói đến văn hóa là nói đến những gì là tinh hoa, tinh túy nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ”, “còn những gì xấu xa, việc làm ti tiện, đớn hèn, những hành động phi pháp, bỉ ổi,… là vô văn hóa, phi văn hóa, phản văn hóa”.

          Văn hóa ứng xử của mỗi cá nhân trong cộng đồng là một trong những “lát cắt” quan trọng phản ánh văn hóa cộng đồng, quốc gia - dân tộc; phản ánh vẻ đẹp tâm hồn, là cánh cửa mở ra mọi thế giới giữa con người với nhau. Văn hóa ứng xử được lưu giữ trên cơ sở có sự tiếp biến trong mỗi thế hệ và các giai đoạn lịch sử khác nhau. Mặc dù xã hội thay đổi, nhưng văn hóa - giao tiếp ứng xử luôn có tầm quan trọng đặc biệt, bởi nó thể hiện triết lý sống, tư duy, hành động của một cộng đồng trong ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, với xã hội.

          Bên cạnh các quy định thành văn, văn hóa ứng xử còn được “mặc định” thừa nhận ở những “quy ước” bất thành văn; chứa đựng những giá trị đạo đức, văn hóa nhất định.

          Trong cuộc sống, người Việt Nam luôn quan tâm, coi trọng vấn đề giao tiếp, coi đây là thước đo nhận biết và đánh giá bản chất, tri thức và tầm văn hóa của một con người. Nhìn chung, cách ứng xử của người Việt Nam thiên về tình cảm, lấy tình cảm làm nguyên tắc, nên luôn đề cao vai trò của việc sử dụng ngôn ngữ sao cho vui vẻ, hài hòa, tránh hành xử khiếm nhã, gây mất hòa khí: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”; “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”; “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”,…

          Hầu hết các cộng đồng, tộc người trong đại gia đình dân tộc Việt Nam đều có chung một “hệ quy chiếu” trong xác định phép tắc ứng xử thông qua “lời ăn tiếng nói”. Theo đó, lời nói có thể mang lại niềm vui, tình thân thiện, nhưng có khi cũng gây nên những tiêu cực, thậm chí là bi kịch, hận thù. Vì thế, cổ nhân đã từng răn dạy, cảnh báo: “Vạ từ miệng mà ra, họa từ miệng mà vào”, “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”, “Rắn cắn còn có thuốc chữa, người cắn không có thuốc chữa” (Ngạn ngữ H'Mông). Người có văn hóa là phải biết sử dụng “nhã ngữ” - nói năng nhã nhặn, ôn tồn, “thấu lý đạt tình” thay cho cách nói năng thô lỗ, khó nghe: “Nói ngọt lọt đến xương”, “Người thanh tiếng nói cũng thanh/ Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu”; đặc biệt là phải biết lấy “Tâm”, lấy “Nhẫn” khi nói hoặc bàn về chính sự hoặc những việc trọng đại…

          Truyền thống của người Việt Nam vốn trân trọng nghĩa tình, đề cao danh dự; khi khó khăn, lúc có việc thì đến với nhau, giúp đỡ nhau bằng tấm lòng chân thành, xuất phát từ cái tâm trong sáng, chứ không phải vì “miếng ăn” hay mưu cầu vụ lợi. Vậy nên trong văn hóa ứng xử, người Việt rất coi trọng tinh thần, đặt tinh thần lên hàng đầu, lấy nụ cười để “hóa giải” những xung đột, mâu thuẫn không đáng có trong cuộc sống thường nhật; coi nụ cười là một “phép bảo đảm” cho sự hiếu khách, hòa thuận, thành tâm. Vì được coi là “sứ giả” đầu tiên trong giao tiếp, là yếu tố hàng đầu gây thiện cảm, cho nên “lời ăn, tiếng nói, nụ cười” được xác định là một phần quan trọng trong ứng xử truyền thống của người Việt Nam...

          Truyền thống văn hóa ứng xử của người Việt Nam còn được biểu hiện trong nhiều khía cạnh khác của cuộc sống, được tiền nhân tích lũy thành kiến thức, kinh nghiệm qua hàng ngàn năm lịch sử. Đó là lòng nhân ái: “Thương người như thể thương thân”. Đó là lòng vị tha: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Đó là tinh thần gắn bó, cố kết cộng đồng, tương thân tương ái, đoàn kết, trọng tình - trọng nghĩa - trọng đạo: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống những chung một giàn”, “Lá lành đùm lá rách. Lá rách ít đùm lá rách nhiều”, “Kính trên nhường dưới”, “Tôn sư trọng đạo”. Đó còn là những điều răn dạy không chỉ mang ý nghĩa đạo đức trong góc độ gia đình, mà sâu xa hơn chính là văn hóa ứng xử trong xã hội: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, “Đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục”…

          Nhìn chung, những giá trị truyền thống tiêu biểu trong văn hóa ứng xử của người Việt Nam bên cạnh tính dân tộc còn mang tinh thần nhân loại, vì đó cũng là một phần quan trọng của giá trị chân - thiện - mỹ mà con người luôn hướng đến.

          Ngày nay, việc giao tiếp, ứng xử của con người Việt Nam đã ngày càng mở rộng ra ngoài phạm vi địa phương, cộng đồng, quốc gia; là sự giao thoa nhuần nhuyễn giữa văn hóa phương Đông và phương Tây, giữa cái mới và cái cổ điển. Đặc biệt, trong bối cảnh giao lưu, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, chúng ta đã luôn chú trọng cách ứng xử có văn hóa trong các quan hệ quốc tế nhằm phát huy tối đa “sức mạnh mềm” của quốc gia - dân tộc.

          Dù ở thời kỳ nào cũng vậy, văn hóa ứng xử của người Việt Nam luôn lấy chữ “Tâm”, chữ “Nhẫn” làm nền tảng giao tiếp, biểu hiện ở sự cảm thông, chia sẻ, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, luôn khiêm tốn, nhẫn nại, suy nghĩ thấu đáo, chủ động nhường nhịn để mối quan hệ được hòa thuận, êm đẹp, nhưng cũng rất kiên quyết đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái, bảo vệ lẽ phải, khẳng định tư duy, trí tuệ, khí phách của một dân tộc không chịu khuất phục, không chịu làm chư hầu, lệ thuộc, bảo đảm “trong ấm, ngoài êm”, giữ vững độc lập, tự chủ, ngăn chặn họa xâm lăng, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ.

          Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 190 quốc gia và vùng lãnh thổ; có quan hệ thương mại với 224 đối tác và quan hệ hợp tác với hơn 500 tổ chức quốc tế; đã ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Việt Nam đã đàm phán, ký kết và thực thi 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các Hiệp định tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA và UKFTA. Đặc biệt, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia đi đầu khu vực trong việc hình thành các khuôn khổ hợp tác kinh tế đa phương. “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Những thành tựu to lớn đó có sự đóng góp quan trọng và thành công của văn hóa ứng xử - đối ngoại Việt Nam trong những năm qua.

          Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa ứng xử và cũng không phải tất cả mọi người đều biết cách ứng xử có văn hóa, biết cách phát huy những giá trị văn hóa ứng xử tốt đẹp mà ông cha để lại. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, dưới tác động của toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ, đã và đang đặt ra những thách thức lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh những ưu thế của không gian mạng và các phương tiện truyền thông hiện đại trong việc tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa được mở rộng trên phạm vi toàn cầu, thì mặt trái của nó là sự du nhập và tác động, ảnh hưởng tiêu cực từ các sản phẩm, lối sống “lai căng” bên ngoài; chứa đựng nhiều nguy cơ phá vỡ hoặc làm băng hoại những giá trị văn hóa truyền thống. Thực tiễn cho thấy, bên cạnh nhiều nét đẹp vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta với những con người luôn biết cống hiến, đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ người khác, thì cũng có không ít người dân, nhất là giới trẻ đang bị ảnh hưởng bởi lối sống ngoại lai, buông thả, có dấu hiệu quay lưng với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Sự nhầm lẫn giữa cá tính và sự lập dị khiến cho họ luôn muốn thể hiện một cách cực đoan và kỳ quái bản thân mình. Mặt khác, cuộc sống dư giả về vật chất khiến một bộ phận giới trẻ có lối sống hưởng thụ, ích kỷ, đặt cái riêng trên cái chung, đặt lợi ích cá nhân trước lợi ích tập thể, chối bỏ trách nhiệm với cộng đồng, sống không có lý tưởng. Các giá trị đạo đức truyền thống, đạo đức trong mỗi gia đình, cũng như văn hóa ứng xử trong xã hội đang có biểu hiện xuống cấp trầm trọng và dường như, cách ứng xử thiếu văn hóa đang dần trở thành một căn bệnh có sức lây lan nhanh trong xã hội. Không khó để chúng ta bắt gặp những hành vi lệch chuẩn trong ứng xử, nhất là ở nơi công cộng thời gian qua.

          Trong thời đại số, nhiều người coi mạng xã hội là nơi thể hiện sự tự do, là thế giới riêng, khó kiểm soát, nên mặc sức thể hiện quan điểm cá nhân một cách cực đoan, thái quá; lợi dụng mạng xã hội để có những hành vi thiếu văn hóa, không đúng chuẩn mực đạo đức xã hội, xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, thậm chí bị các thế lực xấu lợi dụng để kích động, nhằm gây bất ổn chính trị, xã hội,… Trong khi đó, với một lượng lớn những người trẻ tuổi tham gia tương tác trên mạng xã hội khi tâm sinh lý vẫn chưa ổn định, chưa đủ kiến thức xã hội và bản lĩnh vững vàng thì việc không có chính kiến, thậm chí là bị ảnh hưởng tiêu cực là khó tránh khỏi. Nhiều người vô cớ bị nói xấu, lăng mạ trên không gian mạng đã rơi vào tình trạng trầm cảm, hoảng loạn; không ít các vụ việc đau lòng đã xảy ra liên quan đến cách ứng xử phản văn hóa trên không gian mạng; một số trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp... Đó là những mảng màu u ám đã và đang làm ảnh hưởng đến bức tranh văn hóa toàn cảnh trong sáng của đất nước; gióng lên những hồi chuông cảnh báo về cách ứng xử của con người trong đời sống xã hội hiện nay.

          Để khắc phục những hiện tượng lệch chuẩn về cách ứng xử của con người trong bối cảnh hiện nay, chắc chắn sẽ cần phải có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, nhằm củng cố, xây dựng và phát triển môi trường văn hóa lành mạnh; trong đó, cần bắt đầu từ chính môi trường gia đình - nơi đầu tiên đặt nền móng cho cách ứng xử có văn hóa của mỗi cá nhân.

Đảng ta đã khẳng định: “Xây dựng gia đình hạnh phúc chính là tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc, là vấn đề hết sức hệ trọng của dân tộc ta”. Môi trường văn hóa gia đình lành mạnh là “vaccine” quan trọng nhất giúp tăng khả năng “miễn dịch” trước những tiêu cực và hệ lụy từ sự “xâm lăng văn hóa” - mặt trái của toàn cầu hóa và thời đại số.

          Việc đón nhận cái mới từ bên ngoài một cách thiếu chọn lọc, không chỉ làm suy thoái lối sống và đạo đức xã hội, mà còn tạo ra một nền văn hóa lai căng, thiếu bản sắc. Vì vậy, thời gian tới, chúng ta cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đã được chỉ ra trong các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về lĩnh vực văn hóa, con người, trong đó tập trung vào một số giải pháp căn bản sau:

          Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu, quán triệt đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc; nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của văn hóa ứng xử, vì chỉ có thay đổi nhận thức, con người mới có thể thay đổi hành vi để ứng xử đạt chuẩn mực văn hóa.

          Thứ hai, đẩy mạnh xây dựng môi trường và đời sống văn hóa lành mạnh, gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phát huy những giá trị tích cực về thuần phong mỹ tục của gia đình và xã hội; nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết; trọng tình nghĩa, trọng công lý và đạo lý xã hội. Tăng cường giáo dục thẩm mỹ, gắn với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng xã hội cho nhân dân, đặc biệt là giới trẻ. Có cơ chế phối hợp chặt chẽ, hài hòa giữa gia đình, nhà trường và xã hội; đề cao vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên, cùng với nhà trường giáo dục, hình thành nhân cách, đạo đức và kỹ năng ứng xử văn minh. Tiếp tục phát huy hiệu quả việc thực hiện bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình; xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, “ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau”; đồng thời cần tiếp tục nghiên cứu, kế thừa có chọn lọc và vận dụng những truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình của người Việt Nam xưa, như ông cha ta trước đây từng nói “Quốc có quốc pháp, gia có gia quy”.

          Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tập trung nghiên cứu, xây dựng và triển khai có hiệu quả các quy tắc ứng xử văn minh trong các cơ quan công quyền, trong cộng đồng, nhất là trong không gian mạng, trong giới văn nghệ sĩ,… Thực hiện nghiêm các quy định về nêu gương đối với cán bộ, đảng viên, nhất là với cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị, đội ngũ những người làm công tác giáo dục, văn nghệ sĩ và cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa, lãnh đạo doanh nghiệp và những người có tầm ảnh hưởng quan trọng trong cộng đồng và xã hội, góp phần lan tỏa những hành vi, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp theo phương châm “nhân cái đẹp, dẹp cái xấu”, để định hướng hành vi, thái độ đúng đắn cho công chúng, nhân dân.

          Đảng ta đã khẳng định: “Xây dựng gia đình hạnh phúc chính là tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc, là vấn đề hết sức hệ trọng của dân tộc ta”

          Thứ tư, coi trọng xây dựng văn hóa từ trong Đảng và trong bộ máy Nhà nước.Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 các khóa XI, XII và đặc biệt là các kết luận, quyết định của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII của Đảng mới đây về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, tiêu cực; chống chủ nghĩa cá nhân, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa “xây” và “chống”, trong đó, “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên.

          Thứ năm, xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật với những điều khoản, quy định chặt chẽ về cách ứng xử của mỗi cá nhân; có chế tài xử lý nghiêm những hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức và quy tắc xã hội, tạo hành lang pháp lý đủ mạnh để vừa có tính giáo dục, vừa có tính răn đe, giúp mỗi cá nhân biết tự điều chỉnh hành vi, suy nghĩ của mình. Mặt khác, cần phát huy hơn nữa vai trò của báo chí, các phương tiện truyền thông hiện đại, góp phần tuyên truyền, cổ động các cuộc vận động xây dựng văn hóa ứng xử; phát hiện, cổ vũ cách làm hay, những gương người tốt, việc tốt điển hình; đồng thời phản ánh những thói hư, tật xấu, phê phán những biểu hiện lệch chuẩn về cách ứng xử của con người, góp phần xây dựng môi trường văn hóa thực sự lành mạnh, văn minh./.

Chống tham nhũng để 'chặt cành cứu cây', sao gọi là 'đấu đá nội bộ'?

 

          Đã có những quan điểm cho rằng, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng ta là cuộc “đấu đá phe nhóm, triệt hạ cán bộ”; công tác xử lý các vụ việc tham nhũng vừa qua vẫn còn “giơ cao đánh khẽ”. Đó là lời lẽ của những kẻ mượn chuyện chống tham nhũng để hướng vào chống đối chế độ, chống phá Đảng. Thực tế công tác chống tham nhũng thời gian qua đã chứng minh, chúng ta càng đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng thì những người thiếu thiện chí sẽ càng đẩy mạnh chống phá.

          Cần phải khẳng định rằng chống tham nhũng không phải là câu chuyện Đảng ta “đánh” ai, “đá” ai. Chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta khẳng định, không có “vùng cấm” trong đấu tranh với tham nhũng, có nghĩa, ai tham nhũng, ở đâu có tham nhũng đều phải tìm ra và xử lý bằng được. Cách thức Đảng đang triển khai chống tham nhũng đó là “đánh từ trên đánh xuống, đánh từ trong đánh ra, đánh những nơi quan trọng trước” là cách làm đúng hướng và hiệu quả. Thực tế đã chứng minh, trong những vụ án tham nhũng trọng điểm đã xử lý, hầu hết các vụ án là ở các cơ quan, doanh nghiệp cấp Trung ương.

          Tuy nhiên, chống tham nhũng vẫn chưa đạt được như kỳ vọng của nhân dân như Đảng đã thừa nhận, bởi chống tham nhũng là chống “giặc nội xâm”, “giặc” ở trong lòng, phá hoại con người của Đảng và sự nghiệp của Đảng, nên đây là cuộc đấu tranh rất khó, đòi hỏi phải trường kỳ, lâu dài chứ không thể ngày một, ngày hai.

          Xong, Đảng đã và đang thực hiện đồng bộ các biện pháp để đấu tranh với tham nhũng. Năm 2012, Đảng thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng do đích thân Tổng Bí thư làm Trưởng Ban. 10 năm sau, với Quyết định 67 đã thành lập Ban Chỉ đạo của các tỉnh, thành. Có thể nói, đây là những “cánh tay nối dài” của Trung ương trong đấu tranh phòng chống tham nhũng. Nó không chỉ thể hiện sự đồng bộ, sự mạnh tay với cơ sở, khắc phục tình trạng “trên nóng dưới lạnh”, mà sẽ là khâu đột phá trong đấu tranh phòng chống tham nhũng.

          Cùng với đó, Đảng ngày càng hoàn thiện các hệ thống pháp luật, xây dựng các quy chế, quy định để phòng ngừa, răn đe. Gần đây nhất, Đảng xây dựng quy định về kiểm soát quyền lực để phòng chống tham nhũng, lãng phí trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Đó là minh chứng rõ nét trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật.

          Đảng còn cho thấy sự quyết liệt trong xây dựng hệ thống chính trị thực sự liêm chính, kiến tạo; xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, sáng về tâm, xứng về tầm.

          Đồng thời cũng đã tổ chức rất tốt khâu kiểm tra, thanh tra trong đấu tranh phòng chống tham nhũng. Hiện Đảng đang tổ chức 8 đoàn kiểm tra chống tham nhũng, điều đó cho thấy cả quyết tâm lẫn biện pháp đều rất quyết liệt, không như rêu rao của các thế lực thù địch là “giơ cao đánh khẽ”.

          Thực tiễn đã chứng minh hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực mà Đảng đang lãnh đạo, chỉ đạo đã thu được kết quả rất lớn. Trong 10 năm qua, cấp ủy Đảng các cấp đã thi hành kỷ luật 2.740 tổ chức đảng, 168.000 đảng viên, trong đó riêng kỷ luật và xử lý các hành vi tham nhũng là 7.390 đảng viên. Đảng cũng đã xử lý 170 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 33 ủy viên, nguyên ủy viên trung ương, có 4 ủy viên, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, 50 tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang. Số tiền thu hồi trong đấu tranh chống tham nhũng của 10 năm qua lên tới 975.000 tỷ đồng.

          Nhìn vào các vụ việc Đảng ta quyết liệt xử lý hiện nay như vụ Việt Á, vụ thao túng thị trường chứng khoán, vụ việc liên quan đến tham nhũng trong bất động sản, trong quản lý xuất nhập cảnh…, chúng ta sẽ thấy được rất rõ sự quyết liệt của Đảng. Nói như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chưa bao giờ công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực lại được thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ, quyết liệt, bài bản và hiệu quả như hiện nay. Thực tế này đủ để vạch trần xuyên tạc chống phá của các thế lực thù địch, không thể gọi như thế là “giơ cao đánh khẽ”.

          Hiệu quả trong đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực được đong đếm bằng “thước đo” lòng dân, loại thước cho kết quả minh bạch, chính xác, rõ ràng nhất. Niềm tin của nhân dân với Đảng trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng lãng phí hiện nay là rất lớn. Nó là dẫn chứng sinh động nhất cho quyết tâm đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng; là sự phủ định đanh thép đối với những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực. Với lý lẽ như vậy, việc các thế lực thù địch phản động xuyên tạc cho rằng trong đấu tranh phòng chống tham nhũng Đảng ta đang “giơ cao đánh khẽ” là hoàn toàn phi thực tế.

HÈN QUÁ THẮNG ƠI!

 

          Mới đây, trên trang BBC News Tiếng Việt, Lê Bích Vượng, vợ của bị can Lân Thắng phủ nhận rằng, Nguyễn Lân Thắng không phải là người sử dụng và đăng bài trên trang facebook này. Bằng chứng mà cô này đưa ra là sau khi Thắng bị bắt, trang facebook Nguyen Lan Thang vẫn hoạt động, đăng bài thường xuyên.

          Quả thật, đọc xong bài thanh minh của chị vợ anh Thắng, tôi càng cảm thấy coi thường Thắng hơn, kém cả mấy cô đàn bà cùng hội dân chủ như Phạm Đoan Trang, Cấn Thị Thêu. Bởi vì, ít nhất, mấy cô này khi ra tòa còn dám thừa nhận những bài viết trên trang cá nhân của mình, dám chịu trách nhiệm với những gì mình làm. Đằng này, thân là nam nhi, chui góc bếp làm anh hùng bàn phím lại không dám thừa nhận hành vi của mình.

          Ấy vậy mà trước khi bị bắt, Nguyễn Lân Thắng lên mạng mở mồm ra là nói đạo lý, dạy dỗ lãnh đạo chính quyền phải làm thế này, phải điều hành thế kia, đạo đức phải trong sáng như thế nào.

          Hóa ra cũng là một phường ăn tục nói phét.

          Hèn lắm Thắng ơi!

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA: NGÀY 18 THÁNG 8 1945!

         “Hỡi đồng bào yêu quý! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
     Lời kêu gọi của Hồ Chí Minh trong “Thư kêu gọi tổng khởi nghĩa”, Người viết ngày 18 tháng 8 năm 1945.
     Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình quốc tế, khu vực, trong nước, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh và Hồ Chí Minh, lực lượng cách mạng đã không ngừng lớn mạnh, cao trào kháng Nhật cứu nước đã phát triển mạnh mẽ, nhất là sau cuộc đảo chính Nhật-Pháp dẫn đến sự thất bại của quân đội Nhật. Thực hiện Lệnh tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng, Hồ Chí Minh đã viết thư kêu gọi quân và dân cả nước tiến hành tổng khởi nghĩa để giành chính quyền. Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, quân và dân cả nước đã đồng loạt biểu tình, đánh chiếm các công sở của địch và giành thắng lợi, đến cuối tháng 8 năm 1945, chính quyền cách mạng được thành lập trong cả nước, ngày 02 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; nhân dân ta từ địa vị nô lệ lên địa vị làm chủ đất nước. Mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập và tự do.
     Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết cách đây 77 năm, song giá trị lý luận và thực tiễn vẫn vẹn nguyên, để Đảng, Nhà nước, quân đội vận dụng trong nhận định, đánh giá tình hình, xác định đúng đối tượng, đối tác của Cách mạng Việt Nam; khơi dậy và phát huy tốt sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh của thời đại… để lãnh đạo thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
     Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chủ động nghiên cứu, nắm chắc, đánh giá, dự báo tình hình một cách khách quan, toàn diện, khoa học, biện chứng để tham mưu kịp thời với Đảng, Nhà nước có đối sách xử lý hiệu quả các tình huống, mang lại hiệu quả cao trong thực hiện nhiệm vụ, hạn chế tối đa thương vong cho bộ đội trong chiến đấu và tuyết đối không để bị động bất ngờ. Luôn biết khơi dậy và phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ, kết hợp với sự giúp đỡ của nhân dân, của bạn bè quốc tế để tạo nên sức mạnh tổng hợp, đảm bảo cho quân đội hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ, là lực lượng nòng cốt cùng với toàn Đảng, toàn dân chiến đấu, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, giải phóng đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới./.
Môi trường ST.

QUAN ĐIỂM QUỐC PHÒNG ĐÚNG ĐẮN CỦA ĐẢNG TA!

     Bảo vệ Tổ quốc (BVTQ) từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy là quan điểm xuyên suốt của Đảng ta. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng xác định: "Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm và triệt để triệt tiêu các nhân tố bất lợi, nhất là các nhân tố bên trong có thể gây ra đột biến”. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục bổ sung, phát triển thành: "Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những yếu tố bất lợi, nhất là những yếu tố nguy cơ gây đột biến; đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch”.
     Quan điểm BVTQ từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy là hoàn toàn đúng đắn, xuất phát từ bài học kinh nghiệm được đúc kết từ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đồng thời thể hiện bước phát triển quan trọng từ thực tiễn và lý luận của Đảng về quốc phòng, an ninh (QPAN), đối tác, đối tượng, về BVTQ trong tình hình mới.
     Việc đặt ra yêu cầu chủ động đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, góp phần BVTQ từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy xuất phát từ đánh giá, nhận định thấu đáo của Đảng ta về tình hình trong nước, những diễn biến mới và thay đổi nhanh chóng trên thế giới; phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch.
     Dự báo, hoạt động chống phá của các đối tượng phản động, chống đối sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó kiểm soát hơn trong thời gian tới. Vì vậy, để chủ động đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, gây tổn hại tới chính sách BVTQ từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy của Đảng, Nhà nước và toàn dân, toàn quân ta; đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi đường lối BVTQ từ sớm, từ xa đúng đắn của Đảng ta./.


Môi trường ST.

Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết”.

 CÁI GIÁ ĐÃ TRẢ CHO SỰ ĐỘC LẬP VÀ ĐI TÌM CÂU HỎI: "HỌC SỬ ĐỂ LÀM GÌ"


Đó là câu trả lời của Liệt sĩ Đỗ Sĩ Họa khi quân Trung Quốc kêu gọi đầu hàng trong cuộc chiến Biên giới 1979. Và... đó cũng là câu trả lời của dân tộc Việt Nam trong suốt 4000 năm qua. Chưa bao giờ chúng ta chịu quỳ gối chấp nhận làm kiếp nô lệ. Thủ tướng Anh Winston Churchill có một câu nói nổi tiếng thế này: "Một đất nước né tránh chiến tranh bằng cách chịu nhục, thì dân tộc đó sẽ phải lãnh đủ cả hai thứ: chiến tranh và sự nhục nhã". Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Chủ Tịch Hồ Chí Minh khẳng định: ''...Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ...'' Đáng tiếc, những kẻ thù của chúng ta chưa bao giờ hiểu được cái gọi là: ''Ý chí và sức mạnh của cả một dân tộc'' Trong ''Lịch sử chiến tranh Việt Nam với các nước Đông Nam Á và Trung Quốc'' đã từng viết như thế này: ''Tính từ khi nhà Triệu đến nay được 2223 năm dựng nước, người dân Việt Nam đã phải trải qua 1490 năm (ít nhất) chiến tranh loạn lạc.


Tính từ 1990 đến nay, Việt Nam chỉ hòa bình được vẻn vẹn hơn 30 năm. Tại sao chúng ta lại phải chiến đấu nhiều như vậy, phải chăng chúng ta là một dân tộc hiếu chiến? KHÔNG, Chúng ta chưa bao giờ và cũng không bao giờ là một dân tộc hiếu chiến. Có chăng, những dân tộc hiếu chiến luôn chọn chúng ta để ''bắt nạt'' vì vị trí địa lý của chúng ta, vì quy mô dân số của chúng ta, vì tiềm lực kinh tế của chúng ta luôn thua kém họ... Và kết quả thì cũng đã rõ, kẻ hiếu chiến luôn chuốc lấy thất bại. Người Phần Lan có câu nói thế này: "Quân địch quá đông mà đất nước ta lại quá nhỏ, đào đâu ra chỗ chôn hết cả lũ chúng nó bây giờ?" Câu nói đó khiến chúng ta suy nghĩ đến câu văn trong tác phẩm thuốc của Lỗ Tấn như thế này: ''Miếng đất dọc chân thành phía ngoài cửa Tây vốn là đất công. Ở giữa có con đường mòn nhỏ hẹp, cong queo, do những người hay đi tắt giẫm mãi thành đường. Đó cũng là cái ranh giới tự nhiên giữa nghĩa địa những người chết chém hoặc chết tù, ở về phía tay trái, và nghĩa địa những người chết nghèo ở về phía tay phải. Cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này lớp khác, như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ.''


Đối với mảnh đất hình chữ S này cũng vậy, đã có lớp lớp xương máu của các thế hệ người Việt ở đó, lớp này đến lớp khác, đời ông cha ngã xuống, đời con cháu lại tiếp tục chiến đấu và rồi lại ngã xuống, và kẻ thù cũng phải trả giá, khắp nơi trên mảnh đất này, những địa danh như Gò Đống Đa, Sông Bạch Đằng, Chi Lăng...khe gọi hồn sẽ mãi còn đó như 1 bài học của dân tộc này dành cho kẻ xâm lược.


Quay lại với chủ để chính, tại sao chúng ta phải chịu chiến tranh. Nếu xét về quy mô dân số, tiềm lực quân sự trong vùng Đông Nam Á thì từ trước đến nay, chúng ta cũng luôn lọt vào hàng top. Tuy nhiên, điều trớ trêu, ngay trên chúng ta là một gã hàng xóm còn to béo hơn bội phần, hiện nay, cứ khoảng 7 người trên thế giới thì lại có 1 người là người Trung Quốc, trước đây cũng vậy, họ đã từng là một trong những đế chế lớn nhất thế giới. Và chúng ta luôn luôn là cái gai cản trở họ tiến xuống phía nam. Không ít lần trong lịch sử, nếu dân tộc chúng ta thất bại trong cuộc chiến thì toàn bộ vùng Đông Nam Á và Đông Dương sẽ ngập chìm trong vó ngựa của những kẻ đến từ phương Bắc. Nói một cách chính xác nhất, chính chúng ta là tiền đồn ngăn chặn sự lớn mạnh và mở rộng lãnh thổ của họ xuống phía nam.


Người Việt luôn là 1 dân tộc thượng võ và yêu nước, đáng tiếc người Pháp, người Mỹ và nhất là người Trung Quốc không bao giờ hiểu điều này, họ không hiểu hoặc cố tình không hiểu và ''những ông kẹ với màu áo xanh cùng những chiếc mũ cối huyền thoại đã bắt họ trả giá vì cái sự không chịu hiểu của mình''.


Như một bài viết trên tạp chí Time đã đăng: '''Một con người khắc khổ trong một chiếc áo khoác bạc màu và đôi dép cao su đã cũ, Hồ Chí Minh đã nuôi dưỡng hình ảnh của một "Bác Hồ" khiêm nhường và lành tính. Nhưng ông là một người theo chủ nghĩa dân tộc mang tính cách mạng và kiên định với một mục đích duy nhất: độc lập cho đất nước của ông ta. Ông ấy truyền cảm hứng và quyết tâm của mình cho những người khác, họ - những du kích, những người thấm nhuần tư tưởng của ông ta đã vượt qua những khó khăn và trở ngại để phá tan những nỗ lực tuyệt vọng của Pháp nhằm lấy lại đế chế ở Đông Dương của họ trước đây; sau đó họ- những người du kích được xây dựng thành một đội quân chính quy, họ đã làm nản lòng nỗ lực rất lớn của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn những người theo chủ nghĩa cộng sản của Hồ Chí Minh và kiểm soát Việt Nam. Đối với người Mỹ, đó là cuộc chiến dài nhất - và thất bại đầu tiên - trong lịch sử của họ, và nó đã làm thay đổi mạnh mẽ cách mà họ nhận thức được vai trò của họ trên thế giới.


Với đôi mắt phương Tây, dường như họ không thể tưởng tượng được những hy sinh to lớn của ''ông Hồ'' và những gì ông ta có thể hy sinh.Vào năm 1946, khi chiến tranh với quân Pháp, ông cảnh báo họ - người Pháp: "Các ông có thể giết 10 người của chúng tôi để đổi lại mỗi một người mà chúng tôi giết của các ông, nhưng ngay cả với tỷ lệ đó thì rốt cuộc rồi các ông cũng sẽ thua, và cuối cùng, chúng tôi sẽ là người chiến thắng". Người Pháp tin tưởng vào ưu thế của họ đã lờ đi lời cảnh báo của ông và chịu thất bại nặng nề. Các sĩ quan cao cấp của Mỹ cũng nuôi dưỡng ảo vọng rằng những vũ khí của họ chắc chắn sẽ phá vỡ tinh thần của kẻ thù. Tuy nhiên, như chỉ huy của ông Hồ, Tướng Võ Nguyên Giáp, nói với tôi tại Hà Nội năm 1990, mối quan tâm chính của ông là chiến thắng. Khi tôi hỏi ông ta có thể kéo dài bao lâu để chống lại sự tấn công của Mỹ, ông trả lời, "Hai mươi năm, có thể 100 năm - miễn là chúng tôi giành chiến thắng, bất kể những gì phải trả...'' Và rằng Chủ tịch của 1 Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ đã có những câu nói đại diện cho toàn nhân dân Việt Nam lúc đó và được tạp chí này ghi lại như sau: ''Tôi xin mời Johnson tới Hà Nội như là khách của chúng tôi. Ông hãy đến với vợ và con gái, người thư ký, người bác sĩ và người đầu bếp của mình. Nhưng đừng mang theo tướng lĩnh và đô đốc!


Mỹ phải cút đi! Chúng tôi trải thảm đỏ cũng được, nhưng Mỹ phải cút đi! Mỹ phải chấm dứt xâm lược. Johnson miệng nói hòa bình tay lại ký những lệnh điều động quân. Chúng tôi không bác bỏ gì hết, nhưng nhân dân chúng tôi phải được yên ổn. Chúng tôi không muốn trở thành người chiến thắng. Chúng tôi chỉ muốn Mỹ cút đi! Goodbye! ''


''Tôi là người đa nghi và tôi có lí do để ngờ vực. Người Mỹ các ông ít nhiều đều là nhà kinh doanh. Tôi cũng là nhà kinh doanh... Khi việc ném bom chấm dứt, câu chuyện bắt đầu. Chúng ta sẽ xem các mặt hàng.


Chúng tôi và nhân dân chúng tôi sẵn sàng nói chuyện với nhà cầm quyền Mỹ và nhân dân Mỹ. Nhưng với Johnson và Mc Namara thì hoặc là trải thảm đỏ hoặc đá đít ra ngoài cửa. Chúng tôi sẵn sàng đem hoa và nhạc tiễn họ và mọi thứ khác họ thích, nhưng ông biết đấy, tôi thích tiếng lóng của các ông: qu'ils foutent le camp! ("qu'ils foutent le camp" có nghĩa là "hãy cút đi")


Và rồi nhiều nhiều nữa những dẫn chứng nữa, tất cả chỉ nhằm chứng minh một điều: ''DÂN TỘC VIỆT NAM MUỐN HÒA BÌNH NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ NỀN HÒA BÌNH BẰNG MỌI GIÁ, CHÚNG TA MUỐN NỀN HÒA BÌNH TRONG BÌNH ĐẲNG, NẾU KẺ NÀO CỨ CỐ TÌNH ÁP BỨC HOẶC ĐE DỌA NỀN HÒA BÌNH ĐÓ, THÌ HÃY COI CHỪNG VÀ TRƯỚC KHI NGHĨ ĐẾN VIỆC DÙNG BIỆN PHÁP QUÂN SỰ VỚI DÂN TỘC NÀY THÌ HÃY VỀ ĐỌC LẠI LỊCH SỬ CỦA CHÚNG TÔI MỘT LẦN CUỐI ĐI''


Câu hỏi: ''Học lịch sử để làm gì'' tôi đã gặp khá nhiều, thậm chí ngay bài viết : ''Viết cho một thế hệ cúi đầu và viết để tưởng nhớ một thế hệ khác'' tôi cũng đọc được câu hỏi này, và rồi, chính bản thân tôi cũng đi tìm câu trả lời cho nó, và ...tôi không thể tìm ra câu trả lời cho mình, nhưng...có lẽ, tôi, à không, chúng ta đã sai, chúng ta sai ngay từ khi chưa bắt đầu, sai ngay điều cốt lõi của vấn đề, sai từ cái cách chúng ta đặt vấn đề, vậy nên cái vòng luẩn quẩn lịch sử - giáo dục, lỗi của ai, mãi không có hồi kết và mãi không có câu trả lời. Và cuối cùng :''LỊCH SỬ LÀ ĐỂ CẢM NHẬN BẰNG TRÁI TIM VÀ TẤM LÒNG CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ ĐỂ HỌC THUỘC LÒNG'', ngày tháng ghi trên tờ giấy báo tử của những người chồng, người cha, và những người con của triệu triệu gia đình Việt Nam cũng chính là lịch sử, hãy đặt mình vào vị trí của họ và cảm nhận, có lẽ những liệt sĩ đã nằm xuống kia cũng chẳng cần tượng đài hay nhưng ngôi mộ hoành tráng ,có chăng, điều họ cần, là những người còn sống đừng quên lãng họ, đừng phủ nhận công lao của họ, và hãy tưởng nhớ họ với những gì thành kính nhất!

ST

ĐẤU TRANH CHỐNG LUẬN ĐIỆU "QUÂN ĐỘI KHÔNG CẦN THỰC HIỆN MỤC TIÊU ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI"

 

Các thế lực thù địch sử dụng chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam, tiến hành nhiều thủ đoạn, nhiều hướng tấn công theo phương châm đánh “mềm, ngầm, sâu” trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và tác động đến mọi đối tượng bằng con đường kích động “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” làm suy yếu nội bộ của chúng ta.


Trong đó, các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội, với luận điểm kích động: “Quân đội không cần thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội".  


Đòn đánh nham hiểm nhằm làm suy yếu quân đội từ gốc


Thời gian qua, các thế lực thù địch xác định tiến hành nhiều thủ đoạn tinh vi, trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, theo lộ trình “5 hóa”, trong đó có “vô hiệu hóa quân đội”. Bởi lẽ, các thế lực thù địch đưa ra nhận định rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam đang nắm chắc quân đội, công an nên chưa thể lật đổ được vai trò cầm quyền, vai trò lãnh đạo xã hội”.


Vì thế, chúng xác định âm mưu cơ bản, lâu dài là thực hiện “vô hiệu hóa quân đội” thì phải theo kịch bản, con đường “phi chính trị hóa” Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam. Khi đó quân đội không còn là lực lượng chính trị tin cậy, tách rời khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thì sẽ không còn công cụ đắc lực để bảo vệ Đảng nên dễ lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam.


Mục đích phản động của luận điệu nêu trên là làm cho cán bộ, chiến sĩ mơ hồ ảo tưởng, rồi dần dần xa rời mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội ta, không trung thành với mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Đảng Cộng sản Việt Nam là “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Nếu quân nhân nào bị ảo tưởng, nhận thức không đúng về mục tiêu, lý tưởng của Quân đội ta phải phục tùng mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam thì sẽ mất phương hướng chính trị.


Thực hiện thủ đoạn lấy tư tưởng là khâu đột phá, các thế lực thù địch đưa ra những luận điểm rất đa dạng và biến hóa: “Quân đội là trung lập”, “quân đội đứng ngoài chính trị”, “quân đội không cần tham gia chính trị”, “quân đội chỉ cần đề cao tính nhân dân, tính dân tộc”... Bên cạnh đó, chúng còn sử dụng con đường vòng là kích động truyền bá lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, buông thả, thờ ơ với chính trị để làm suy thoái về đạo đức lối sống dẫn đến suy thoái về tư tưởng chính trị và phai nhạt về mục tiêu, lý tưởng trong đội ngũ cán bộ, chiến sĩ.


Chưa dừng lại ở đó, các thế lực thù địch, bất mãn chính trị từng đưa ra cái gọi là kiến nghị rằng: Lời thề thứ nhất trong "10 Lời thề danh dự của quân nhân" chỉ cần diễn đạt ngắn gọn lại là “Hy sinh tất cả vì Tổ quốc Việt Nam”, bỏ cụm từ “dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam” và cụm từ “phấn đấu thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”... Chúng cũng đưa ra đề xuất "quân đội chỉ cần thực hiện “công tác chính trị”, chứ không cần thực hiện “công tác đảng” và không cần xác định "Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội"(!).


 Nếu cán bộ, chiến sĩ quân đội không có bản lĩnh chính trị vững vàng, phân biệt rõ đúng, sai mà lại bị kích động và nhận thức không đúng đắn về sự thống nhất giữa mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Đảng Cộng sản Việt Nam với mục tiêu chiến đấu của Quân đội ta thì tác hại rất lớn. Tác hại là không chỉ gây mơ hồ, ảo tưởng về nhận thức tư tưởng chính trị mà sẽ dẫn đến hành động dễ bị lệch lạc trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay. 


Giữ vững mạch sống, “linh hồn” của Quân đội nhân dân Việt Nam


Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, phục vụ. Cội nguồn hàng đầu làm nên sức mạnh, sự trưởng thành và chiến thắng của Quân đội ta trong gần 8 thập niên qua là do sự lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng là mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của QĐND Việt Nam. Vì vậy, việc thấm nhuần và thực hiện mục tiêu, lý tưởng “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” phải được xác định là mạch sống và “linh hồn” của QĐND Việt Nam, là phương châm hành động của mọi cán bộ, chiến sĩ.


Việc cần làm thường xuyên, bất di bất dịch là giữ vững, tăng cường vai trò lãnh đạo và kiên định với mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, kiên quyết phản bác, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa quân đội” của các thế lực thù địch. Đánh giá của Đảng ta về nguy cơ: “Các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước và đất nước ta”(1). Vì thế, trong mọi hoàn cảnh, chúng ta phải tuân thủ triệt để cơ chế, nguyên tắc lãnh đạo lực lượng vũ trang là: “Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với QĐND, Công an nhân dân và sự nghiệp quốc phòng, an ninh”(2). Bởi vì, có Đảng lãnh đạo mới có đường lối đúng, mới thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng. Đối với LLVT thì còn Đảng là còn tất cả; nếu Đảng ta không còn giữ quyền lãnh đạo xã hội, giữ quyền lãnh đạo LLVT thì sẽ mất chế độ XHCN.


Để vô hiệu hóa âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch làm biến chất về chính trị Quân đội ta, cần tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nhiều lực lượng xã hội. Trong đó, cần phát huy vai trò chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Quân ủy Trung ương, Ban chỉ đạo 35, cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng đối với các cấp ủy đảng trực thuộc, thường xuyên nắm chắc và nhận diện đúng bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm vô hiệu hóa Quân đội ta về chính trị.


Nâng cao tính khoa học trong tổ chức hoạt động đấu tranh làm thất bại luận điểm sai trái “Quân đội không cần thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” của các thế lực thù địch. Về lý luận, phải chỉ rõ quân đội ra đời gắn liền với sự ra đời của nhà nước do yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp, nên bất cứ quân đội nào cũng mang bản chất và phục vụ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của giai cấp sinh ra.


Công khai bản chất giai cấp công nhân của LLVT cách mạng, V.I.Lênin đề ra nguyên tắc xây dựng Hồng quân và Công an Xô viết là phải đặt dưới sự lãnh đạo, phải thực hiện mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Đảng Bolshevik Nga (Đảng Cộng sản Liên xô). Vận dụng sáng tạo tư tưởng của V.I.Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, ngay từ năm 1930, trong “Chánh cương vắn tắt” của Đảng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã yêu cầu phải “Tổ chức ra quân đội công nông”.


Vì thế, trong suốt quá trình tổ chức xây dựng, lãnh đạo, giáo dục Quân đội ta, Người luôn nhắc nhở: “Quân đội ta có sức mạnh vô địch, vì nó là một quân đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo dục”(3); do đó, “Phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội. Phải tăng cường giáo dục chính trị để nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho toàn quân”(4). Đảng ta đã nhấn mạnh rằng: “Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc”(5).


Các thế lực thù địch sử dụng đòn đánh nguy hiểm làm suy yếu nội bộ Quân đội ta về chính trị thì chúng ta phải có giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, mà trực tiếp là giáo dục sâu sắc về mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội ta. Nội dung giáo dục chính trị nói chung, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội ta nói riêng ở mỗi đơn vị phải phù hợp với mỗi đối tượng quân nhân, bảo đảm những nội hàm của mục tiêu “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” trong mỗi giai đoạn cụ thể, đặc biệt bám sát tinh thần mới mà Đại hội XIII của Đảng đã chỉ ra.


Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt công tác quản lý chính trị nội bộ, ngăn chặn và làm thất bại các hoạt động chiến tranh tâm lý của các thế lực thù địch. Chú trọng công tác dân vận, kết hợp với cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị-xã hội ở địa phương nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh phản bác, vạch trần các luận điểm sai trái, phản động trên lĩnh vực tư tưởng chính trị.


QĐND Việt Nam nguyện mãi mãi là lực lượng chính trị trung thành với mục tiêu, lý tưởng “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì thế, không có một thế lực thù địch nào có thể làm thay đổi bản chất, mục tiêu chính trị của QĐND Việt Nam-một quân đội "nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng". Trong giai đoạn hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân đội ta nỗ lực phấn đấu thực sự là đội quân chiến đấu tinh nhuệ, lực lượng chính trị tin cậy cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, vì "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

ST


 BÁC HỒ VỚI MÙA XUÂN THÀNH LẬP ĐẢNG


Trong cuộc đời hoạt động của mình, với 30 năm đi khắp thế giới tìm con đường cứu nước, Bác Hồ của chúng ta đã có biết bao những mùa Xuân đáng ghi nhớ. Bác đã từng đón rất nhiều cái Tết Nguyên đán Việt Nam ở xứ người. Những cái Tết đạm bạc nhiều khi chỉ là bát cháo và cái bánh mỳ rẻ tiền ở một quán ăn nhỏ. Những ngày Tết, Bác nhớ đất nước quê hương da diết cùng với bao những dự định lớn lao. Nhưng mùa Xuân năm 1930 có thể nói là mùa Xuân lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là mùa Xuân lịch sử của cách mạng Việt Nam


Mùa Xuân Canh Ngọ 1930, nhận được liên lạc của Quốc tế cộng sản, Bác Hồ của chúng ta từ một vùng quê ở Thái Lan, đáp xe lửa đi Băng Cốc, rồi đi tàu thuỷ đến Sing-ga-po. Tại đây, Người chuyển sang một con tàu khác đi Hồng Kông. Ngồi trên tàu, qua cánh cửa, Bác được nhìn thấy bờ biển Tổ quốc thấp thoáng nơi chân trời. Nỗi nhớ nước, thương nhà làm tim Người thắt lại! Nỗi đau riêng của gia đình (cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh ra Người đã qua đời) hoà trong nỗi đau chung của cả một dân tộc. Bác nghĩ đến những đêm dài nô lệ, biết bao sĩ phu yêu nước đã tập hợp nhân dân, giương cao ngọn cờ chống giặc ngoại xâm. Nhưng những cuộc nổi dậy ấy đều bị dìm trong biển máu. Và trách nhiệm lịch sử nặng nề ấy đã đặt lên vai những người cộng sản. Ba tổ chức cộng sản ở Bắc, Trung, Nam được thành lập. Song yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một Đảng thống nhất trong nước. Các đồng chí Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn đã bí mật ra tận cảng biển để đón Bác.


Sau khi bàn bạc với các đồng chí của mình, liên lạc với các đồng chí quen biết cũ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bác quyết định tổ chức Hội nghị hợp nhất các Đảng Cộng sản ở Việt Nam vào đúng dịp Tết Nguyên đán. Ở Việt Nam và Trung Quốc, Tết Nguyên đán là ngày hội cổ truyền, thường kéo dài hàng tuần, người đi lại rất đông. Chính trong dịp này, những đại biểu tham dự Hội nghị có thể đi khỏi đất nước mà không ai để ý. Hội nghị họp từ ngày 3 đến mồng 7 tháng 2 năm 1930 tại Cửu Long (Trung Quốc) thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày cuối cùng của Hội nghị, Bác tổ chức một bữa cơm nhỏ ngay tại phòng ở của mình. Khi các đại biểu đã ngồi xung quanh bàn. Người xúc động nói: "Các đồng chí! Hôm nay là ngày lịch sử của chúng ta. Lênin vĩ đại đã nói: Chỉ Đảng nào có được một lý luận tiên phong, mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong. Bây giờ chúng ta đã có một Đảng như thế rồi - Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Nhân dân ta từ xưa đã có truyền thống đấu tranh anh dũng, nhưng suốt những năm ấy nhân dân ta lại thiếu người cầm lái sáng suốt. Giờ đây, Đảng của chúng ta phải gánh lấy vai trò này, và tôi tin rằng Đảng ta sẽ dẫn dắt nhân dân ta đến thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành Độc lập, Tự do cho Tổ quốc thân yêu". 


Thực hiện tư tưởng của Bác trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, đoàn kết nhân dân thành một khối vững chắc để đánh giặc giữ nước và xây dựng nước nhà. Đảng ta luôn coi ý kiến, nguyện vọng của nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng.


Đón Xuân mới, cùng với kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta lại nhớ đến Bác Hồ kính yêu - Nhà lãnh đạo thiên tài. Không những chúng ta mà bạn bè thế giới đã nói: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là "một cuộc đời, một bước ngoặt kỳ diệu, một sự nghiệp vĩ đai./.

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI

 “Phải có một quân đội đánh giỏi và một hậu phương vững chắc”; “Mỗi một người công nhân, mỗi một người nông dân đều phải biết đánh giặc”. “Tẩt cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”.


Đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết "Lênin dạy", đăng trên Báo Nhân dân, số 161, từ ngày 21 đến ngày 25-1-1954. Đây là thời điểm quân và dân ta đang mở các chiến dịch lớn tiến công địch trên các chiến trường toàn quốc; kế hoạch Na-va của thực dân Pháp đang trên đà phá sản; cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của nhân dân ta tiến đến giai đoạn quyết định, cần phải có sức mạnh tổng lực của lực lượng quân sự hùng mạnh và nguồn hậu cần tiếp tế hùng hậu, để đáp ứng yêu cầu của cuộc quyết chiến chiến lược giành thắng lợi.


Trong bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định lại cho mọi người thấy rõ quan điểm lý luận của Lênin về tính tất yếu phải xây dựng một quân đội của giai cấp công nhân, cùng với hậu phương vững chắc, đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Qua đó, Người chủ trương tập trung củng cố, tăng cường sức mạnh cho quân đội; cả nước họp sức, dồn lực, xây dựng hậu phương vững chắc, “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”.


Lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm ấy, đã trở thành định hướng chiến lược về xây dựng sức mạnh lực lượng cách mạng; được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân hưởng ứng tích cực; khơi dậy lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đại đoàn kết toàn dân, ý chí quyết tâm giành độc lập dân tộc, huy động sức mạnh tổng hợp tham gia xây dựng quân đội và bảo đảm hậu phương cho tuyền tuyến, giành thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ lung lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Chủ trương đó, tiếp tục được Đảng, Nhà nước ta vận dụng sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, phát triển Quân đội nhân dân Việt Nam, xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn, cùng quân dân miền Nam thực hiện thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà.


Quán triệt sâu sắc quan điểm của Lênin và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội cách mạng, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên chăm lo giáo dục, rèn luyện, nâng cao sức mạnh tổng hợp, trình độ chiến đấu của quân đội, tăng cường bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc của quân đội, làm cho quân đội ta luôn l

à lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành và tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, nền quốc phòng toàn dân, xây dựng hậu phương vững chắc, tạo tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, gắn với thế trận an ninh nhân dân để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới./.

ST