Việc đi nghĩa vụ quân sự là bổn phận và trách nhiệm của công dân Việt Nam. Thực hiện nghĩa vụ quân sự là góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nhưng đã có kẻ xấu lợi dụng vấn đề này để xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Mục đích của họ là phá hoại mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, đặc biệt là với quân đội.
Trong
thời đại công nghiệp 4.0, với sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của công nghệ
thông tin, chúng lợi dụng thế trận trên không gian mạng móc nối với những phần
tử cơ hội chính trị, những đối tượng bất mãn cố tình cắt ghép, ngụy tạo những bức
ảnh, video clip xuyên tạc mục đích, ý nghĩa tốt đẹp của việc thực nhiện nghĩa vụ
quân sự. Một số trang mạng xã hội thù địch đã lợi dụng một số hạn chế trong
công tác tuyển chọn công dân nhập ngũ, chúng kích động, lôi kéo thanh niên
không đi khám tuyển, tìm mọi cách để trốn tránh khám tuyển NVQS, nghĩa vụ công
an. Dàn dựng những hình ảnh, video, những bài viết trên các trang tin điện tử
phản động với nội dung: “Chiến sĩ cũ đánh chiến sĩ mới, sĩ quan hành hạ, nhục
hình chiến sĩ, đi bộ đội để phục vụ Tổ quốc hay phục vụ ai? Câu hỏi đau buồn
cho thanh niên Việt Nam đi bộ đội khi nào bị đánh? Chiến sĩ tử thương, chiến sĩ
rượu say – chơi cờ bạc, thanh thiếu niên Việt Nam bị Đảng đầu độc như thế nào?
Đảng, Nhà nước Việt Nam độc quyền nắm thanh niên để tiếp tục độc tài…”.
Nhìn vào bản chất sự việc, bất kỳ ai cũng hoàn toàn đều có thể
thấy các phần tử cơ hội, phản động đã bóp méo, bịa đặt, suy diễn cảm tính, thiếu
căn cứ để đánh lừa dư luận, kích động sự phẫn nộ trong quần chúng Nhân dân, lái
dư luận có cái nhìn ác cảm về bản chất, truyền thống, tinh thần đoàn kết, môi
trường sống trong Quân đội. Mục đích của những thông tin và luận điệu xuyên tạc
đó là làm xấu hình ảnh của quân đội và công an trước nhân dân, chia rẽ
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhằm tạo ra sự nghi ngờ, gây tâm lý hoang mang
trong nhân dân, làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào đường lối lãnh đạo, làm
người dân thiếu niềm tin vào Quân đội, không muốn cho con, em mình gia nhập
Quân đội và thâm độc hơn có thể dẫn đến mất an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội.
Lịch sử hơn 4000 năm dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật
tồn tại, phát triển của dân tộc ta. Tiếp nối
truyền thống đó, thanh niên Việt Nam hiện nay không chỉ nhận thức rõ nghĩa vụ,
trách nhiệm thiêng liêng của tuổi trẻ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc mà còn
luôn mong muốn, vinh dự tham gia quân ngũ, trở thành người chiến sĩ trong Quân
đội nhân dân Việt Nam. Bác Hồ đã từng nói Quân đội là “trường
học lớn” để các thế hệ thanh niên có thể rèn luyện bản thân, trưởng thành. Trong môi trường quân đội, thanh
niên có cơ hội học tập đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về quốc phòng, an ninh, về chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; được
tiếp thu những kiến thức về văn hóa, khoa học, kỹ thuật. Rèn luyện thanh niên
có tính thống nhất, kỷ luật nghiêm minh, tinh thần tập thể và tình đồng chí, đồng
đội… là điều kiện thuận lợi để mỗi thanh niên hoàn thiện nhân cách, phát triển
toàn diện. Từ đó, nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác cách mạng, có lập trường
chính trị vững vàng trước những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù và thông tin,
tuyên truyền đến mọi người để cùng tham gia bảo vệ Tổ quốc.
Thực tế, trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ
Tổ quốc, tỉnh Vĩnh Phúc đã có hàng vạn thanh niên ưu tú lên đường nhập ngũ.
Trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, thanh niên Vĩnh Phúc đã mưu trí, dũng cảm,
chiến đấu kiên cường, lập công xuất sắc, hàng vạn thanh niên đã anh dũng hy
sinh, để lại một phần xương máu của mình trên khắp các chiến trường trong nước
và trên nước bạn anh em. Nhiều người đã được Đảng và Nhà nước ta phong tặng
danh hiệu anh hung LLVT nhân dân, phát triển thành tướng lĩnh trong quân đội
nhân dân Việt Nam.Tiếp bước truyền thống vẻ vang của cha anh qua các thế hệ đi
trước, lớp lớp các thế hệ trẻ Vĩnh Phúc nối tiếp nhau lên đường nhập ngũ và
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong Quân đội, nhiều thanh niên trở
thành sỹ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp phục vụ lâu dài trong lực lượng
vũ trang. Số thanh niên xuất ngũ về địa phương luôn giữ vững và phát huy phẩm
chất “Bộ đội Cụ Hồ”. Tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội và trở thành
những cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể ở
địa phương, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và phát triển quê hương
Vĩnh Phúc giàu mạnh, phồn vinh.
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Phúc
được giao tuyển chọn, gọi 2.212 chỉ tiêu công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ
tham gia Công an nhân dân. Theo
đánh giá của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, số lượng thanh niên viết
đơn tình nguyện nhập ngũ ngày càng tăng lên hàng năm. Qua đó cho thấy nhận thức
của thanh niên về thực hiện nghĩa vụ quân sự ngày càng nâng cao; đồng thời môi
trường quân đội cũng chính là cơ hội để thanh niên được rèn luyện, phấn đấu, trưởng
thành.
Theo tiếng gọi của Tổ quốc, đứng trước sứ
mệnh của thời đại, thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên tỉnh Vĩnh Phúc
nói riêng luôn nhận thức rằng việc thực
hiện nghĩa vụ quân sự không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm, mà trên hết đó còn là
niềm tự hào của tuổi trẻ góp phần bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, giữ gìn
bản sắc, truyền thống dân tộc mà ông cha ta đã gây dựng. Đồng thời
luôn chủ động tìm ra đường
đi đúng đắn, vượt qua những khó khăn, thách thức, cám dỗ đời thường; tránh xa
những thói hư, tật xấu, tệ nạn trong xã hội; luôn suy nghĩ và hành động tích cực
để làm được nhiều việc có ích cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Vì vậy, việc các thế lực phản động, cơ hội
cố tình quy chụp, xuyên tạc và rêu rao rằng hầu hết thanh niên hiện nay đều trốn
tránh nhập ngũ vì không tin tưởng vào Đảng, chế độ; không yêu nước là hoàn toàn
sai trái, bịa đặt. Bởi vậy, thanh niên cần phải phát huy tốt vai trò xung kích,
sáng tạo, bản lĩnh, kiên trung của mình trên mặt trận đấu tranh tư tưởng chống
lại các luận điệu sai trái, những âm mưu thâm độc và đề cao cảnh giác trước những
luận điệu phản động, xuyên tạc này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét