Cách mạng tháng Mười Nga đã tạo ra bước đột phá thực tiễn quan trọng, tạo bước nhảy vọt về chất của chủ nghĩa xã hội khoa học: từ lý luận khoa học đã trở thành hiện thực sinh động trên thế giới. Trước khi Cách mạng tháng Mười Nga 1917 nổ ra, trên thế giới chưa có cuộc cách mạng nào làm được điều này, kể cả những thử nghiệm đầu tiên và bị thất bại của Công xã Pari (1871). Với Cách mạng tháng Mười Nga, lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học đã đi một bước đột phá mới trong sự phát triển của nó: đột phá vào thực tiễn, dấn thân vào hiện thực của cách mạng, bén rễ vào thực tiễn xã hội. Nhờ có bước đột phá vĩ đại này mà chu trình đi từ chủ nghĩa xã hội không tưởng đến chủ nghĩa xã hội khoa học và cuối cùng đến chủ nghĩa xã hội hiện thực được hoàn thành. Bước đột phá này chứng tỏ tiềm năng, sức sống mãnh liệt và sự sáng tạo của lý luận khoa học và cách mạng. Từ đây, chủ nghĩa xã hội được biết đến không chỉ là một học thuyết khoa học, một phong trào, mà còn là một chế độ xã hội cụ thể, thành hiện thực sinh động, có sức mạnh vô cùng to lớn, mở đường cho các dân tộc bị áp bức vùng lên đấu tranh giành độc lập, tự do.
Thứ Ba, 19 tháng 11, 2024
NHỮNG GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN VÀ NỔI BẬT CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA
Giá
trị của Cách mạng tháng Mười Nga còn chỗ biến giai cấp công nhân, từ thân phận
nô lệ làm thuê cho giai cấp tư sản trong chủ nghĩa tư bản trở thành giai cấp
lãnh đạo cách mạng, chủ nhân của xã hội mới. Đúng như lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã
chỉ rõ: “Nước Nga có chuyện lạ đời/Biến người nô lệ thành người tự do”.
Đây là điều mà tất các các cuộc cách mạng xã hội trước kia, đã đều không thể
thực hiện được. Với Cách mạng tháng Mười Nga, lần đầu tiên một cuộc cách mạng
không do giai cấp bóc lột, thống trị lãnh đạo, mà do giai cấp công nhân và nhân
dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã tiến hành thành công. Đây
là giá trị thực tiễn to lớn và không thể phủ nhận của Cách mạng tháng Mười Nga.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét