Để phát huy hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước đối với xã hội bằng pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cần tăng cường đồng thời 2 yếu tố: Đức trị và pháp trị. Cả 2 yếu tố này được kết hợp chặt chẽ sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị. Sự lãnh đạo của Đảng và thượng tôn pháp luật
Bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đang nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Qua tìm hiểu tác phẩm, nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia, học giả nhận định, đây là bài viết rất sâu sắc, phản ánh tầm nhìn chiến lược và sự kiên định của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ông Nguyễn Túc - Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Văn hóa - Xã hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - chia sẻ, bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, để thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, đòi hỏi tiếp tục phải đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; phát huy quyền làm chủ của nhân dân và xử lý hài hòa mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ và phát huy vị trí, vai trò của từng nhân tố này trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là những nội dung rất sâu sắc được Tổng Bí thư đặt ra trong bài viết. PGS.TS Lê Quốc Lý - nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - cho hay, một trong những điểm đáng chú ý và được nhấn mạnh trong bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đó chính là khẳng định sự thượng tôn pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là nguyên tắc cơ bản của một Nhà nước pháp quyền, nơi mà mọi hoạt động quản lý Nhà nước, xã hội phải được điều chỉnh và giám sát bởi pháp luật.
Tuy nhiên, điều đặc biệt trong hệ thống pháp quyền xã hội chủ nghĩa là pháp luật phải dựa trên nền tảng của đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng. Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu rõ pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cần phải liên tục được hoàn thiện để thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, phát huy dân chủ, vì con người, công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Kết hợp đức trị và pháp trị
Theo ông Nguyễn Túc, nhắc tới Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhắc tới sự thượng tôn pháp luật. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên lại càng phải phát huy vai trò nêu gương, đi đầu trong việc chấp hành và tuân thủ pháp luật. Điều này càng góp phần củng cố niềm tin của nhân dân. “Cán bộ chức vụ càng cao càng cần phải gương mẫu” - ông Túc nhấn mạnh.
Trong bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã đề cập, để phát huy hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước đối với xã hội bằng pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì cần phải tăng cường đồng thời 2 yếu tố: Đức trị và pháp trị. Trong đó, yếu tố đức trị là sự phát huy các ưu điểm, thế mạnh, vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở Đảng, tính tiên phong, nêu gương của cán bộ Đảng viên để dẫn dắt yếu tố pháp trị là việc thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật.
Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Văn hóa - Xã hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng, đức trị và pháp trị là hai khái niệm bổ sung cho nhau trong việc quản lý Nhà nước. Trong đó, đức trị là sự phát huy phẩm chất, đạo đức cách mạng của từng cán bộ, đảng viên, đặc biệt là vai trò nêu gương và sự tiên phong trong tuân thủ pháp luật. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng lòng tin và khơi dậy tinh thần dân chủ, thượng tôn pháp luật từ chính đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Pháp trị là việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật, nơi mọi người, kể cả lãnh đạo, đều phải tuân thủ các quy định pháp luật. Pháp trị tạo ra sự minh bạch, rõ ràng và công bằng trong quản lý xã hội. “Việc kết hợp giữa đức trị và pháp trị là cực kỳ quan trọng, bởi vì pháp trị mà không có đức trị sẽ trở nên cứng nhắc. Ngược lại, đức trị mà không có pháp trị có thể dẫn đến sự tùy tiện, thiếu minh bạch. Do đó, trong hệ thống quản lý Nhà nước, sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị sẽ tạo nên một môi trường quản lý xã hội vừa có kỷ cương, vừa nhân văn và tôn trọng quyền con người. Cả 2 yếu tố này được phối hợp chặt chẽ sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị” ông Nguyễn Túc phân tích./.
St
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét