Thứ Hai, 18 tháng 11, 2024

 

CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TÌNH HUỐNG BẤT THƯỜNG

Bác cáo Chính trị của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh: “Tình hình thế giới, khu vực diễn biến rất nhanh, phức tạp, khó lường; đất nước đang đứng trước nhiều thời cơ, thuận lợi và nhiều khó khăn, thách thức đan xen, nhiều vấn đề mới đặt ra phải giải quyết”[1]. Theo đó, chúng ta cần nhận thức được tính chất: nhanh, phức tạp, khó lường…thể hiện cụ thể như thế nào là quan trọng, cần thiết. Một trong những vấn đề cần tham khảo về nguồn gốc cốt lõi ở đây là các đặc điểm của tình huống bất thường có thể diễn ra hàng ngày, hàng giờ và len lỏi trong từng lĩnh vực cụ thể trêm mọi phương diện của đời sống và hoạt động của con người và xã hội. Tình huống bất thường được xác định theo các đặc điểm như sau:
Thứ nhất, những sự kiện có thực, đã diễn ra. Chính những diễn biến đã diễn ra, tác động, ảnh hưởng, mang tới hậu quả xã hội ở một nơi, một thời điểm nhất định làm cơ sở nghiên cứu phân tích, tìm ra các yêu tô mang tính quy luật hoặc ngẫu nhiên trong nhận thức khoa học và lý thuyết nhất định về chúng.
Thứ hai, mang yếu tố khách quan hoặc chủ quan. Yếu tố quan được phân ra bởi các tình huống diễn ra từ sự vận động của các yếu tố trong tự nhiên mang tính quy luật tương đối ổn định, khách ngoài ý muốn chủ quan của con người (cá nhân, cộng đồng hay tổ chức). Yếu tố chủ quan thuộc về những tình huống gắn liền với nhận thức của con người.
Thứ ba, tính chất tác động, ảnh hưởng của các tình huống bất thường tới sự biến đổi tiêu cực, tới điều kiện sinh hoạt có thể từ những nguyên nhân tự nhiên khách quan hoặc xã hội, mức độ gây ra hậu quả và khả năng khắc phục.
Những tình huống bất thường có thể là các hiện tượng xã hội có các nguyên nhân khác nhau do con người, như: chiến tranh gây ra sự khủng hoảng kinh tế, suy kiệt tiềm năng phát triển, làm chết chóc, gây đau thương về tổn thất con người; từ nguyên nhân suy thoái kinh tế dẫn đến các chính sách cực đoan; do tai nạn giao thông, hòa hoạn; sự cố ô nhiễm môi trường, ngộ độc thực phẩm, phá sản doanh nghiệp, vỡ hụi... Các tình huống bất thường có nguyên nhân từ tự nhiên, như: biến đổi khí hậu, thời tiết, sụt lún địa chất, hạn hán, núi lửa, sóng thần, ngập mặn, lũ lụt, dịch bệnh... Các nguyên nhân này có thể nằm ngoài sự tác động của con người nhưng cũng có thể do chính hoạt động của con người tạo ra. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, khi xảy ra khủng hoảng tài chính, người dân thường đổ xô rút tiền hàng loạt, bán tháo cổ phiếu, gây sụp đổ cả hệ thống ngân hàng hoặc rung động thị trường chứng khoán. Thảm họa môi trường không chỉ đe dọa đến ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất mà cả điều kiện sinh kế lâu dài của cư dân. Khủng hoảng tài chính và thảm họa môi trường bao giờ cũng gắn với hiệu ứng đám đông, gây nên các hệ lụy xã hội nặng nề, nếu không có biện pháp xử lý sẽ gây nên các đảo lộn xã hội….

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, Nxb Chính trị quốc gia sự thật. Hà Nội. Tr 57.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét