Đối ngoại quốc phòng là bộ phận quan trọng trong đường lối
đối ngoại của Đảng, của nền ngoại giao Việt Nam. Trải qua chặng đường gần 38
năm đổi mới, cùng với hoạt động đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối
ngoại Nhân dân, đối ngoại quốc phòng không ngừng phát triển sâu rộng cả về phạm
vi và mức độ hợp tác, vừa góp phần khẳng định uy tín, vị thế Việt Nam trên
trường quốc tế, vừa toát lên nét đặc sắc, độc đáo của đối ngoại quốc phòng thời
đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”.
Trên cơ sở
kế thừa, phát huy truyền thống, bản sắc đối ngoại, ngoại giao dân tộc, tiếp thu
có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới và tư tưởng tiến bộ của thời đại, Đảng ta
và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của Chủ
nghĩa Mác - Lê-nin, xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất
đặc sắc và độc đáo, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” - “gốc vững,
thân chắc, cành uyển chuyển”. Triết lý ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh thấm
đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam, đó là: “Mềm mại, khôn
khéo, nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh,
kiên định, can trường trước mọi thử thách, khó khăn vì độc lập dân tộc, vì tự
do, hạnh phúc của Nhân dân. Đoàn kết, nhân ái, nhưng kiên quyết, kiên trì bảo
vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. Biết nhu, biết cương; biết thời, biết thế; biết
mình, biết người; biết tiến, biết thoái, “tùy cơ ứng biến”, “lạt mềm buộc
chặt”.
Đối ngoại
quốc phòng nằm trong tổng thể hoạt động, biện pháp hòa bình nhằm thực hiện
đường lối, chính sách đối ngoại, chính sách quốc phòng trong quan hệ với
các nước, các tổ chức quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu,
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Dưới sự lãnh đạo
của Đảng, Quân ủy Trung ương, công tác đối ngoại quốc phòng được triển khai chủ
động, linh hoạt, hiệu quả, góp phần làm sâu sắc thêm các mối quan hệ, bảo vệ
hiệu quả lợi ích quốc gia, dân tộc; đóng góp vào giải quyết các vấn đề phát
triển, hòa bình và an ninh quốc tế; tiếp tục khẳng định đối ngoại quốc
phòng là một trong những phương thức quan trọng để bảo vệ Tổ quốc từ sớm,
từ xa, bằng biện pháp hòa bình, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam
trên trường quốc tế; nâng cao tiềm lực quốc phòng của đất nước.
Đối ngoại quốc phòng mang đậm bản
sắc ngoại giao “cây tre Việt Nam”
Tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
đã ví ngoại giao Việt Nam là “ngoại giao cây tre”: “... hơn 90 năm qua, dưới sự
lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cơ sở vận dụng sáng tạo những
nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa và phát huy truyền thống,
bản sắc đối ngoại, ngoại giao và văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa
văn hóa thế giới và tư tưởng tiến bộ của thời đại, chúng ta đã xây dựng nên một
trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí
Minh, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”. Bởi, hình tượng cao đẹp của cây tre
luôn gắn bó với con người, làng quê, cũng như gắn chặt với truyền thống dân
tộc, đặc biệt là bản sắc nền ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Tại Đại
hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh
giá cao vai trò của quân đội trong công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc
phòng, khẳng định lĩnh vực này đã trở thành một trong những trụ cột đối ngoại của
Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại Nhân dân, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ
sớm, từ xa.
Trải qua các
giai đoạn cách mạng, ngoại giao Việt Nam đã đạt thành quả đáng tự hào, bất chấp
những thay đổi của thời cuộc. Từ một nước bị bao vây, cấm vận sau chiến tranh,
hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia thành viên Liên
hợp quốc, trong đó có quan hệ đối tác hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt,
hợp tác toàn diện là Lào, Cam-pu-chia và Cu-ba; 06 nước “đối tác chiến lược
toàn diện” là Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản; 18 nước “đối
tác chiến lược” và 12 nước “đối tác toàn diện”.
Trên bình
diện đa phương, Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ
chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, như Liên hợp quốc, Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC),
Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)... Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: Đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối
ngoại nhân dân và đối ngoại của các ngành, lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp
ngày càng mở rộng, chủ động, tích cực và đi vào chiều sâu. Trong đó, Đảng Cộng
sản Việt Nam đã có quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia, bao gồm 90 đảng
cộng sản và công nhân quốc tế, các đảng cầm quyền và tham chính có vai trò quan
trọng. Quốc hội Việt Nam có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 quốc
gia, thường xuyên tham gia tích cực các diễn đàn nghị viện quốc tế quan trọng.
Hoạt động đối ngoại của Chính phủ trên các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an
ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội được đẩy mạnh, góp phần tăng cường sự tin cậy
chính trị và đan xen lợi ích với các đối tác. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
hữu nghị của nhân dân cũng đã triển khai đối ngoại thiết thực, góp phần củng cố
quan hệ hữu nghị với nhân dân các nước, quảng bá sâu rộng công cuộc đổi mới,
hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới.
Trong những
thành tựu đó, có sự đóng góp không nhỏ của đối ngoại quốc phòng mang đậm bản
sắc “ngoại giao cây tre”:
Một
là, đối ngoại quốc phòng “mềm mại, khôn
khéo, nhưng kiên cường, quyết liệt”.
Hai
là, đối ngoại quốc phòng linh hoạt, sáng
tạo, nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử thách, khó khăn vì
độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân; kiên quyết, kiên trì bảo vệ
lợi ích quốc gia - dân tộc.
Ba
là, đối ngoại quốc phòng thể hiện tinh
thần “biết thời, biết thế, biết mình, biết người, biết tiến, biết thoái, “tùy
cơ ứng biến”, “lạt mềm buộc chặt””.
Vận dụng tư tưởng ngoại giao “cây
tre Việt Nam”, nâng cao chất lượng đối ngoại quốc phòng hiện nay.
Thời gian
tới, môi trường chính trị, an ninh thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức
tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất ổn; sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa đứng trước nhiều cơ hội mới cũng như không ít khó khăn, thử thách,
đặt ra những yêu cầu mới, ngày càng cao đối với đối ngoại quốc phòng. Các nước
lớn tăng cường điều chỉnh chiến lược, cạnh tranh quyết liệt. Xung đột vũ trang,
tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, tiếp tục diễn ra gay gắt, tác động nhiều mặt đến
các quốc gia... Bên cạnh đó, cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức; các thế lực thù địch, phản động chưa từ
bỏ âm mưu “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam; các vấn đề an ninh
phi truyền thống, như thảm họa thiên tai, an ninh môi trường, an ninh nguồn
nước, an ninh mạng, tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố,... đang đặt ra nhiều
thách thức đối với Việt Nam, trong đó có quốc phòng, đòi hỏi tăng cường hợp tác
quốc tế mới có thể giải quyết.
Để góp phần
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy,
tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến
thẳng lên hiện đại: Đến năm 2025, cơ bản xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, tạo
tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân chính quy, tinh
nhuệ, hiện đại, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
trong tình hình mới; đối ngoại quốc phòng cần thấm nhuần và phát huy phương
pháp ngoại giao cây tre, nắm vững nguyên tắc “dĩ bất biến ứng vạn biến”; luôn
“biết mình, biết người”, “biết thời, biết thế” để “cương nhu kết hợp” vì lợi
ích tối cao của quốc gia - dân tộc, cần chú trọng thực hiện tốt một số nội dung
sau:
Thứ
nhất, giữ vững nguyên tắc “dĩ bất
biến” của ngoại giao “cây tre Việt Nam”, đối ngoại quốc phòng luôn đặt dưới sự
lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý
thống nhất của Nhà nước và điều hành của Chính phủ, trực tiếp là Quân ủy Trung
ương và Bộ Quốc phòng đối với công tác đối ngoại quốc phòng trong tình hình
mới.
Thứ
hai, đối ngoại quốc phòng cần đổi
mới tư duy, mạnh dạn đột phá, sáng tạo, tìm ra cách làm mới, tìm kiếm hướng đi
mới, “ứng vạn biến” trong môi trường quốc tế nhiều biến động.
Thứ
ba, tăng cường công tác nghiên
cứu, dự báo, tham mưu chiến lược của đối ngoại quốc phòng trong tình hình
mới.
Thứ
tư, vận dụng tư tưởng “cành uyển
chuyển” của ngoại giao “cây tre Việt Nam”, nâng cao hiệu quả đối ngoại quốc
phòng song phương, đưa quan hệ hợp tác với các nước đi vào chiều sâu và thực
chất.
Với vai trò ngày càng tăng của hợp tác quốc tế và đối ngoại quốc phòng
trước diễn biến của thời cuộc, Quân đội nhân dân Việt Nam cần xác định rõ, hoàn
thành tốt trọng trách của đội quân “đối ngoại”, đội quân “quốc tế” bên cạnh
chức năng cơ bản là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động
sản xuất; góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng nước Việt Nam
hùng cường, thịnh vượng, góp phần vào sự ổn định, phát triển trong khu vực và
trên thế giới./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét