Thi thoảng, chúng ta vẫn thấy thường thấy người ta dùng hai từ “thanh xuân” để nói về chuyện này chuyện kia, chuyện gia đình, chuyện yêu đương… Nhưng, đại đa phần chúng ta còn được sống với “thanh xuân”, làm bất cứ điều gì chúng ta thích làm hoặc muốn làm. Còn có những lớp người “thanh xuân” của họ chỉ là hai chữ “Tổ quốc” và cũng với rất nhiều người, không hề được trải qua thanh xuân một cách trọn vẹn.
Họ dùng “thanh xuân”
của họ để chúng ta có được “thanh xuân”... Có một đoạn thơ rất hay của Thanh
Thảo:
Chúng tôi đã đi không
tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi
làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc
tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
Có một câu nói đầy xúc
động trong Mùi Cỏ Cháy: “Mùa hè năm ấy hy sinh nhiều quá, toàn là lính trẻ”. Trong trường Bách Khoa, có Tượng đài Sinh
viên lên đường bảo vệ Tổ quốc nhằm tri ân lớp sinh viên lên đường vào mùa
hè 1972...
Trên dãy Trường Sơn có
một ngôi đền gọi là Đền Vọng, nơi này dùng để thờ tự cho hương hồn của hơn 13
nghìn người lính, thanh niên xung phong, dân quân đã hy sinh ở Trường Sơn trong
chiến dịch 6000 ngày trên tuyến đường Hồ Chí Minh mà không thể tìm được thi
hài. Lý do mà không thể tìm được có thể do thịt xương các anh, các chị đã hòa tan vào với đất trời, cây cỏ, ngọn núi,
dòng sông, có thể bị chôn vùi ở
nơi đâu, có
thể đã bị lũ quét cuốn trôi
đi, bị thú rừng đào bới… Linh hồn của những người chiến sĩ đã hi sinh vì độc lập, tự
do của Tổ quốc Việt Nam yêu dấu này, luôn cần được sưởi ấm. Sự hy sinh nào cũng là máu xương!
Tôi có một người bạn vừa đi viếng Nghĩa trang
Quốc gia Đường 9 cùng với gia đình, khi bạn ấy tìm đến khu mộ của tỉnh Hải
Dương thì thấy trên bia mộ của một chiến sĩ binh nhất thuộc sư đoàn 308, có ghi
năm sinh là 1955 và hy sinh vào năm 1972, tức là chiến sĩ ấy hy sinh khi chỉ
vừa mới 17. Một độ tuổi còn quá trẻ, quá nhiều hoài bão, quá nhiều khát khao…
Một độ tuổi 17 mà với thế hệ hiện nay, nhiều khi còn chưa vững bước được trên
cuộc đời mà những con người ấy đã phải gánh vác trên vai sự sinh tồn, tính an
nguy của một quốc gia, một dân tộc.
Có một câu chuyện mà tôi nghe được rằng, khi một bà mẹ Việt Nam anh
hùng nhận được tiền trợ cấp, bà mẹ “trách” nhẹ rằng: “Tiên sư, nó chết rồi mà
vẫn nuôi mẹ”. Chàng trai ấy ra đi vào năm 18 tuổi và hy sinh ở mặt trận Trị
Thiên sau đó một năm. Một bà mẹ khác khóc rơi nước mắt: “Con đi thì tôi dễ mất
con, giữ con lại thì mất nước”... Thanh xuân của những người mẹ, người vợ,
người con khi đợi chồng, đợi cha đầy mòm mỏi và ám ảnh, luôn phải trong tình
trạng xác định “đã
đi là sẽ hy sinh”. Và
có những người mất cả cuộc đời cũng chẳng thể đón được người thân trở về, dù
chỉ là một nhánh xương khô hoặc một nắm tro cốt…
Tôi nhớ khi còn bé thơ khi
đi qua nghĩa trang liệt sĩ, có một bà dọa mình và đám bạn rằng: “Vào đó ma bắt
đi đấy”. Sau này lớn hơn vài tuổi, học được lịch sử của dân tộc và hiểu những
lời dạy của ông bà cha mẹ, mình nghĩ rằng, những người đã nằm xuống đều là
những anh hùng, họ đã hy sinh cho chúng ta thì sẽ không bao giờ bắt hay muốn
làm hại chúng ta… Ngược lại, họ luôn sống mãi và che chở cho chúng ta...
Lịch sử thì vẫn trôi
qua từng giây từng phút, cuộc sống vẫn phải tiếp diễn cho dù điều gì đã đang
hoặc sẽ diễn ra. Mình biết rằng, những con người ấy đã có một thanh xuân rất
đẹp...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét