Thứ Năm, 1 tháng 6, 2023

Khoảng trống thông tin ở cơ sở - mối nguy của Đảng -- Bài 1: Tiếp nhận thông tin theo kiểu “mạng nói thế”

 Chưa kịp thời, thiếu hấp dẫn từ những kênh thông tin, tuyên truyền chính thống đã tạo khoảng trống thông tin ở cơ sở. Đây là mảnh đất màu mỡ để các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng lừa đảo nhân dân; xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước...

Hệ quả trước mắt là gây nhiễu loạn lòng dân, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội, dần dần chuyển hóa, làm giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, gây ra mối nguy đối với Đảng và chế độ từ cơ sở nếu không kịp thời điều chỉnh.

Bài 1: Tiếp nhận thông tin theo kiểu “mạng nói thế”

Khảo sát việc tiếp nhận thông tin trong công nhân, nông dân, sinh viên, đồng bào công giáo và đồng bào dân tộc thiểu số tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước... giúp chúng tôi phần nào thấy rõ thực trạng về những khoảng trống thông tin, tuyên truyền của Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở.

Không xem thời sự, chẳng nghe radio

Vào khoảng 17 giờ 30 phút, trên trục đường chính từ thị trấn Bút Sơn tỏa về các xã vùng biển của huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa), rất đông công nhân đi làm về. Như thường lệ, 18 giờ, chị Lê Thị Tình ở thôn Khang Đoài, xã Hoằng Yến về đến nhà. Chị bắt tay vào dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị bữa cơm tối cho gia đình. Thời điểm này cũng là lúc Đài Truyền thanh xã Hoằng Yến tiếp sóng Chương trình "Thời sự" của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Chị Tình cho biết: “Đài Truyền thanh xã vẫn phát đều đặn vào buổi sáng và buổi tối, nhưng thực lòng vì bận quá nên tôi cũng không để ý có những thông tin gì. Gia đình thường ăn cơm sớm, đến 7 giờ tối là xong, sau đó để con học bài nên không xem chương trình thời sự trên truyền hình. Hết việc thì tôi xem mạng xã hội. Vì thế, nhiều thông tin tôi biết được đều qua mạng xã hội".

Tình trạng trên không chỉ diễn ra phổ biến trong các gia đình trẻ ở nông thôn mà ở các vùng đô thị của tỉnh Thanh Hóa cũng không hiếm gặp. Tại Khu công nghiệp Hoàng Long, TP Thanh Hóa, có hơn 3.000 công nhân thuê trọ. 19 giờ, đi vào các khu nhà trọ, hầu hết công nhân sau giờ tan ca đều tất bật chuẩn bị bữa tối khá sơ sài, thời gian còn lại họ “làm bạn” với chiếc điện thoại để xem phim, lướt Zalo, Facebook, TikTok...

Thực tế này cho thấy, phương tiện duy nhất của công nhân trẻ, độc thân là chiếc điện thoại di động, giúp họ kết nối với thế giới bên ngoài. Chị Nguyễn Thị Hạnh (20 tuổi) quê ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) bộc bạch: “Sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi, ăn uống qua loa, chúng tôi chỉ ở nhà vừa nghỉ ngơi, vừa giải trí qua điện thoại... Tất cả thông tin chúng tôi tiếp nhận được từ bên ngoài chỉ duy nhất qua chiếc điện thoại di động”.

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, khi màn đêm buông xuống, chúng tôi được đồng chí Nguyễn Văn Trí, Bí thư Chi bộ xóm Trung Thành, xã Diễn Hồng (Diễn Châu) chở đi một vòng quanh xóm bằng xe máy. Đây là xóm có tới 95% đồng bào công giáo sinh sống. Khi đồng hồ chỉ 19 giờ 15 phút, phần lớn các gia đình trong xóm đóng cửa, chỉ bật điện sáng, không gian rất tĩnh. Đồng chí Nguyễn Văn Trí giải thích: “Thời điểm này, bà con công giáo đi nhà thờ hành lễ nên chẳng mấy nhà mở xem Chương trình "Thời sự" lúc 19 giờ của Đài Truyền hình Việt Nam. Thời gian đến nhà thờ của bà con thường ngày, buổi sáng từ 4 giờ 30 phút đến 5 giờ 30 phút; tối từ 19 giờ 30 phút đến 20 giờ 30 phút".

Sáng hôm sau, chúng tôi đến gặp gia đình giáo dân Nguyễn Văn Thành ở xóm Trung Thành. Đi dọc tuyến đường liên xóm, nhiều hình thức tuyên truyền trực quan qua hệ thống bảng hiệu được chính quyền lắp đặt, thiết kế rõ ràng các khẩu hiệu cùng các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Anh Thành cho biết: “Cả ngày tôi đi làm, sáng và tối đi lễ, lúc nào rảnh thì lên mạng xem thông tin, có việc gì ở thôn thì cán bộ thông báo trên loa”.

Từ Nghệ An, chúng tôi vượt quãng đường 150km lên bản Chuối, xã vùng cao Lâm Hóa (Tuyên Hóa, Quảng Bình). Bản Chuối có 65 hộ dân với 262 nhân khẩu, hầu hết là người Mã Liềng thuộc dân tộc Chứt. Đồng chí Cao Văn Thế, Bí thư Chi bộ bản Chuối chia sẻ: “Bản Chuối có điện lưới, có sóng truyền hình nên đời sống của người dân Mã Liềng cũng dần thay đổi. Bà con được tiếp cận nhiều hơn với các kênh thông tin hữu ích”.

Thế nhưng, tiếp xúc với nhiều người dân trong bản mới thấy được sự “nghèo nàn” trong việc tiếp cận thông tin của bà con nơi đây. Trong ngôi nhà sàn, bà Phạm Thị Lượng cho biết: “Cả nhà có một chiếc ti vi nhưng đã bị hỏng từ hơn hai năm trước; loa truyền thanh của xã thì lâu rồi không thấy phát. Ở cụm dân cư hơn 10 hộ này, không nhà nào có ti vi, bà con còn nghèo lắm! Thanh niên ở đây cũng sử dụng điện thoại thông minh nhưng chúng chỉ vào mạng xem phim, nghe ca nhạc... Giờ mọi thông tin liên quan đến bản, đến xã, tôi chỉ biết được khi có cán bộ thông báo".

Quá trình khảo sát ở cơ sở, chúng tôi nhận thấy: Các loại hình thông tin, tuyên truyền ở cơ sở gồm: Đài truyền thanh-truyền hình; cổng/trang thông tin điện tử, bản tin của cơ quan, đơn vị cơ sở; điểm bưu điện-văn hóa xã; tủ sách pháp luật xã (phường, thị trấn), cơ quan, đơn vị cơ sở; nhà văn hóa, trung tâm văn hóa-học tập cộng đồng; thư viện; hoạt động cổ động trực quan; hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên... cơ bản được triển khai, vận hành khá đều đặn, nền nếp, nhưng xem ra tính hiệu quả thì vẫn là điều rất đáng bàn, thậm chí là băn khoăn, lo ngại.

Không thể phủ nhận, hệ thống thông tin, tuyên truyền cơ sở đã góp phần quan trọng tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân, thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở; đồng thời thông qua đó, cấp ủy, chính quyền cơ sở nắm được tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của người dân, từ đó có giải pháp phù hợp với thực tiễn cơ sở.

 Tuy nhiên, từ khảo sát thực tế ở các địa phương cho thấy: Tỷ lệ người dân ở vùng đồng bằng, đô thị và vùng biên giới trong độ tuổi từ 18 đến 55 tiếp nhận thông tin chủ yếu trên mạng xã hội thông qua điện thoại di động; còn người già, cán bộ hưu trí thường tiếp nhận thông tin qua đài phát thanh và chương trình truyền hình, sách, báo. Điều này đang tạo ra sự mất cân đối cả về nội dung, phương thức, con người trên “trận địa thông tin, tuyên truyền” của Đảng với những thông tin xấu độc, chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng. Đây thực sự là lỗ hổng lớn trong việc cung cấp thông tin chính thống cho người dân ở cơ sở.

Khó phân biệt thông tin thật - giả

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số trong thế giới thông tin trên các nền tảng mạng xã hội, người dân khó lòng phân biệt được đâu là thông tin chính thống, đâu là tin giả.

Chị Nguyễn Thị Duyên (sinh năm 1978) ở xóm Kim Liên, thị trấn Quán Hành (Nghi Lộc, Nghệ An) hằng ngày đi chợ bán hàng rong, thời gian rảnh chị thường sử dụng điện thoại lướt các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok. Tiếp nhận nhiều thông tin, đặc biệt là các trang mua-bán hàng online, việc làm online; quảng cáo các loại thuốc cùng đủ các loại dịch vụ khác và có những nội dung nói về cán bộ, các cấp chính quyền... chị Duyên thừa nhận, bản thân không thể phân biệt được đâu là thông tin thật, đâu là thông tin giả, đâu là của cơ quan nhà nước, đâu là của các tổ chức, cá nhân có ý đồ xấu, lừa đảo hay nói xấu cán bộ.

Quả thực khi đến các xã, chúng tôi nhận thấy địa phương nào cũng tận dụng mạng xã hội để thông tin, tuyên truyền cho nhân dân. Các xã cơ bản đều có trang fanpage, nhóm Zalo của chính quyền và một số đoàn thể như: Công an xã, đoàn thanh niên, hội phụ nữ... Tuy nhiên, nhân dân chưa mặn mà với những thông tin trên các trang, nhóm của địa phương. Mặt khác, một số trang fanpage hay tài khoản cá nhân của lãnh đạo các địa phương còn bị các thế lực lợi dụng sử dụng hình ảnh để tung tin thất thiệt, khiến nhân dân không biết đâu là thật, đâu là giả.  

Chúng tôi đã thực hiện cuộc phỏng vấn ngắn với anh Trương Văn Nghĩa (45 tuổi, là công nhân) ở thôn Thượng Nam, xã Hải Nhân (Nghi Sơn, Thanh Hóa).

- Anh tiếp nhận thông tin chủ yếu qua kênh nào?

- Chủ yếu qua mạng xã hội Facebook.

- Anh có hay thích, chia sẻ, bình luận trên các trang, hội, nhóm không?

- Thỉnh thoảng.

- Các thông tin liên quan đến cán bộ của Đảng, đến chế độ ta mà một số trang mạng xã hội hay đề cập đến, anh có nghe không?

- Có chứ.

- Anh thấy đúng hay sai?

- Cũng không biết nữa. Rất khó để biết là đúng hay sai?

Đồng chí Nguyễn Thị Thúy, Bí thư Đảng ủy xã Hoằng Yến (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) chia sẻ câu chuyện: “Có nhiều hôm đi làm về, trò chuyện với bà con trong thôn, nhiều người hỏi tôi: Thông tin ông X sắp bị kỷ luật mà mấy hôm nay các trang mạng xã hội đưa có thật không đồng chí? Ông Y bị bắt vì lý do gì? Hay do đấu đá nội bộ? Đồng chí có biết không? Tìm hiểu mới rõ, đó là những thông tin mà các tài khoản mạng xã hội phản động tung tin, xuyên tạc, phỏng đoán về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà Đảng ta đang tiến hành. Tuy nhiên, từ sự quan tâm của người dân, phần nào nói lên một thực trạng: Nhân dân khó lòng phân biệt được thật-giả trên không gian mạng”.

Với lợi thế lan truyền nhanh, một số cá nhân, tổ chức lợi dụng vào “khoảng trống thông tin” khi các nguồn tin chính thống chưa kịp đăng tải để tung thông tin chiếm lĩnh trên các nền tảng mạng xuyên biên giới. Họ lợi dụng sự tò mò, hiếu kỳ của người dân với những thông tin xuyên tạc, bóp méo sự thật về các vấn đề dư luận đang quan tâm. Nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng logo, hình ảnh của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và cả cán bộ các cấp đưa lên làm ảnh đại diện, từ đó, đưa những thông tin thất thiệt, xuyên tạc, gây sự hiểu nhầm có chủ đích cho công chúng.

Đồng chí Cao Xuân Tín, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Tuyên Hóa (Quảng Bình) cho rằng: “Thông thường, tin giả được tạo ra với mục đích vụ lợi nhằm thu hút người xem để cộng đồng mạng like, chia sẻ, comment, tạo ra nguồn thu cho chủ tài khoản. Tuy nhiên, nhiều tin giả được tạo ra với mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân. Nhiều tin giả mang nội dung riêng tư, bịa đặt, xuyên tạc hoặc thật-giả lẫn lộn nhằm khủng bố tinh thần và tạo dư luận xã hội trên cộng đồng mạng, phục vụ những ý đồ đen tối, gây phương hại đến ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội”.

Đó là mối nguy cần được cảnh báo sớm. Việc các phần tử xấu lợi dụng “khoảng trống thông tin”, sự hiểu biết hạn chế của người dân để tung tin sai lệch, xuyên tạc trước là làm nhiễu loạn lòng dân, sau là nói xấu các tổ chức đảng, chính quyền các cấp, hòng làm mất niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý của Nhà nước. Hệ lụy từ việc tiếp nhận thông tin sai lệch ra sao chúng tôi sẽ đề cập trong bài viết tiếp theo.

Theo thống kê, đến tháng 4-2022, Việt Nam có 93,5 triệu thuê bao sử dụng smartphone (điện thoại thông minh), tỷ lệ người trưởng thành sử dụng điện thoại thông minh đạt khoảng 73,5%. Đến tháng 2-2022, có 76,95 triệu người dùng mạng xã hội ở Việt Nam, số lượng người dùng mạng xã hội ở Việt Nam vào đầu năm 2022 tương đương 78,1% dân số.

(còn nữa)

KHÁNH TRÌNH - MINH TÚ - DUY THÀNH- qdnd.vn - 11.05.2023

SỰ MẤT DẠY CỦA THỜI GIAN

Hội khóa kỷ niệm 20 năm ngày ra trường. Í ới mãi cả tháng trời trên facebook cuối cùng cũng gom được hơn ba mươi mạng. Họp hành, phát hoa tặng quà và đọc diễn văn xong, cả hội thuê một cái xe khách nhằm hướng Sầm Sơn thẳng tiến. Trên đường đi không khí náo nức vô cùng.


AI YÊU NHI ĐỒNG BẰNG BÁC HỒ CHÍ MINH♥️

 Mỗi khi đến dịp ngày quốc tế thiếu nhi 1-6 chúng ta lại nhớ tới Bác kính yêu, người luôn chăm lo cho đời sống của nhân dân. Đặc biệt là đối với thiếu niên nhi đồng.

Trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ biết học hành là ngoan. (Hồ Chí Minh) sinh thời Bác luôn dành những tình cảm sâu sắc nhất cho thế hệ này. Khi nước nhà còn lầm than trước ách thực dân đế quốc Bác nói: "Chẳng may vận nước gian nan. Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng. Học hành giáo dục đã không. Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa. sức còn yếu, tuổi còn thơ Mà đã khó nhọc, cũng như người già. Có khi lìa mẹ, lìa cha. Để làm đầy tớ người ta bên ngoài... Những câu thơ trong (kêu gọi thiếu nhi ) 21/9/1941 đã nói lên nỗi lòng thương cảm của Bác đối với các cháu thiếu niên, nhi đồng khi nước nhà còn chìm trong khổ đau. "Vì ai nên nỗi thế này Vì giặc nhật, vì giặc tây bạo tàn. Khiến ai nước mất nhà tan. Trẻ em cũng bị cơ hàn xót xa." khi nước nhà được độc lập Bác luôn dành tình thương lớn lao tới các cháu TN và NĐ cả nước. "vở này ta tặng cháu yêu ta Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là Mong cháu ra công mà học tập Mai sau cháu giúp nước non nhà. (bài thơ viết tặng cháu Nông thị Trưng dân tộc tày) một học sinh ngoan và giỏi. Năm 1951 trong dịp trung thu Bác viết: Trung thu trăng sáng như gương Bác ngồi ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng Sau đây Bác viết mấy dòng Viết cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung. Trung thu 1953 Bác viết ..... thư này Bác gửi thư chung, Bác hôn các cháu khắp vùng gần xa... Dù bận trăm công ngàn việc nhưng trái tim của Bác luôn dành phần lớn cho con trẻ Bác luôn dặn mọi tầng lớp phải quan tâm hơn nữa đối với các cháu thiếu niên và nhi đồng. "sữa để em thơ lụa tặng già" Hoà bình độc lập Việt Nam đã và đang xây dựng cho mình một sự phồn vinh, an bình và hạnh phúc. Trẻ em được gia đình XH quan tâm hơn , chúng ta luôn dành những gì tốt đẹp nhất cho các con. Mong các con một đời an yên. Tuy nhiên vẫn còn đây đó những vụ baọ hành rất dã man các con trẻ, thậm chí những đứa trẻ chỉ vài tháng hoặc chỉ vài tuổi. Các con có tội gì mà phải chịu cảnh bạo hành như vậy. Vài tuổi bị bạo hành tới chết, 2 tháng tuổi bị bạo hành gẫy cả chân, cả tay.... Chúng ta cần phải lên án và xử nghiêm những kẻ mặt người dạ thú này. Mong rằng sẽ không có đất sống cho những kẻ tội phạm này Nhân dịp ngày quốc tế thiếu nhi 1-6-2023 Cộng đồng mạng Việt Nam xin gửi tới các cháu thiếu niên nhi đồng trên mọi miền của tổ quốc những lời chúc tốt đẹp nhất. Chúc các cháu biết ăn, biết ngủ, biết học biết hành. Biết nghe lời ông bà, cha mẹ ... Hôm nay ngày của các con Vài câu Gửi tặng khắp nơi xa gần Tuổi nhỏ nhưng trí phải cao Học hành chăm chỉ, dạ vâng nghe lời Đức cao tài cũng phải thành Đức tài dứt khoát phải cùng song song Giang sơn nước Việt rõ ràng
Sánh vai vang vẻ nhờ vào các con!

“ĐẢO XANH” GIỮA KHƠI XA


Cùng với quá trình thực hiện nhiệm vụ, lao động sản xuất, quân và dân trên đảo Sinh Tồn- quần đảo Trường Sa luôn chú trọng trồng cây xanh, xây dựng cảnh quan môi trường sống. Chính vì vậy, dù phải thường xuyên đối diện với thời tiết, thiên nhiên khắc nghiệt, vùng đất giữa trùng khơi của Tổ quốc ta vẫn luôn hiện hữu một màu xanh của thiên nhiên. Khi con tàu hiện đại của lực lượng Hải quân Việt Nam thả neo gần đảo Sinh Tồn, chúng tôi hào hứng lên boong tàu hướng nhìn thu vào tầm mắt là “đảo xanh” giữa trùng khơi. Ngay từ những bước chân đầu tiên trên vùng đất giữa bao la biển cả của Tổ quốc đều có bóng cây xanh che phủ. Xung quanh âu neo đậu cho tàu thuyền ngư dân vào tránh trú bão, trên những con đường dẫn vào trung tâm đảo đều có các loại cây xanh như dừa, phi lao, bàng vuông hiện hữu… Trong điều kiện nắng nóng, cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ đều được bóng cây che mát. Một điều dễ nhận thấy, các dãy nhà, công trình cộng đồng trên đảo Sinh Tồn đều có cây xanh bao quanh. Chúng tôi bắt gặp, dưới những tán cây bàng vuông lớn, những em nhỏ, con của các gia đình trên đảo đang hồn nhiên, vui đùa… Qua tìm hiểu được biết, cũng như nhiều đảo khác thuộc quần đảo Trường Sa của nước ta, đảo Sinh Tồn có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt. Mặt đất của đảo chủ yếu là cát trắng, không chỉ vậy nơi đây giữa bốn bề biển cả, cũng thường xuyên phải đối diện với nắng nóng và mưa bão. Nhưng với ý chí, nghị lực, quân và dân trên đảo đã khắc phục mọi khó khăn, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, lao động sản xuất phát triển kinh tế. Cùng với thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, các thế hệ quân và dân ở đảo Sinh Tồn luôn chú trọng tăng gia, sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Nhiều người bất ngờ khi nhìn thấy các loại cây trồng, vật nuôi có trong đất liền đều đang sinh sôi, nảy nở tốt ở đảo tiền tiêu. Thế nhưng để tạo nên “kỳ tích” đó là sự sáng tạo, lao động không biết mệt mỏi của quân và dân trên đảo. Ngoài giống cây, phân bón được vận chuyển từ đất liền, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị và nhân dân trên đảo đã làm nhiều cách để cải tạo đất, chăm sóc cây xanh hiệu quả nhất. Trung tá Trần Văn Trình, Chính trị viên đảo Sinh Tồn cho biết: “Chúng tôi đã triển khai nhiều biện pháp để thích ứng, khắc chế với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt ở trên đảo, trong đó chú trọng trồng nhiều loại cây xanh. Trải qua quá trình dài với sự nỗ lực của các thế hệ quân và dân trên đảo, mật độ phủ xanh trên đảo Sinh Tồn đang tăng theo thời gian. Cây xanh không chỉ tạo môi trường sống trong lành cho quân và dân trên đảo, cây xanh còn là “bức tường” chắn gió hiệu quả khi mưa bão”./.
Đã gửi

Lời Bác dạy ngày này năm xưa ngày 01-6

 Ngày 01/6/1946

“Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam.

Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”.

Là chân lý thiêng liêng, cao cả của dân tộc Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong thư gửi đồng bào Nam Bộ, đăng trên Báo Cứu quốc, số 255 ngày 01 tháng 6 năm 1946.

Đầu năm 1946, đất nước ta đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách, nhất là nguy cơ thực dân Pháp quay trở lại xâm lược. Chủ tịch Hồ Chí Minh thấu hiểu tâm trạng lo lắng và nguyện vọng thiết tha được độc lập, thống nhất Nam - Bắc một nhà của đồng bào miền Nam. Trước khi lên đường sang Paris để mở cuộc đàm phán chính thức với Chính phủ Pháp, Người đã gửi thư bày tỏ sự đồng cảm và khơi dậy niềm tin của đồng bào Nam bộ vào thắng lợi tất yếu trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Thực tiễn sau 30 năm đấu tranh giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chân lý trên đã trở thành hiện thực: Việt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình quốc tế và trong nước có những thay đổi nhanh chóng, đan xen giữa thời cơ và thách thức; song Đảng ta luôn nhất quán với tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Chủ tịch Hồ Chí Minh; phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và tiềm năng, sức sáng tạo của nhân dân; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước; tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia, dân tộc.

Thấm nhuần lời Bác dạy, Quân đội ta luôn kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, trung thành tuyệt đối và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của công cuộc đổi mới; vào sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân đội trong tình hình mới. Quan tâm lãnh đạo tốt việc xây dựng mối đoàn kết, gắn bó cán bộ, chiến sĩ giữa các vùng miền, giữa người kinh với người dân tộc thiểu số; chăm lo bồi dưỡng nâng cao chất lượng huấn luyện đối với bộ đội là con em dân tộc ít người, vùng sâu, vùng sa; thực hiện tốt chức năng đội quân công tác, làm tốt công tác dân vận góp phần xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc; kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch gây chia rẽ giữa các dân tộc anh em, góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của quân đội, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao…

Theo báo Binh chủng hóa học

Cần tỉnh táo khi dùng ChatGPT

Tháng 11/2022, công ty chuyên nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) có trụ sở tại San Francisco, bang California (Mỹ) cho ra mắt sản phẩm thử nghiệm chatbot ChatGPT, mô phỏng cuộc trò chuyện giữa người với người. Đây là một chương trình máy tính sử dụng AI và xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) để hiểu các câu hỏi của khách hàng đồng thời tự động trả lời.

Người dùng chỉ điền cụm từ “ChatGPT” trên Google thì trong 0,4 giây đã cho ra gần 660 triệu kết quả. Đây là ứng dụng có số người dùng phát triển nhanh nhất trong lịch sử bởi chỉ trong 2 tháng có mặt trên thị trường đã có tới hơn 100 triệu người dùng. Ước tính, trung bình mỗi ngày có 13 triệu người sử dụng ChatGPT. Sản phẩm công nghệ này đã phá vỡ kỷ lục mà không một ứng dụng nào trước đó làm được, cho thấy sức hút vô cùng mạnh mẽ của nó. Đây là ứng dụng có những tiện ích nhất định đối với người dùng, là một phần mềm được ứng dụng công nghệ và AI đang trong quá trình thử nghiệm thu thập dữ liệu bằng nhiều nguồn, nhiều thứ tiếng khác nhau.

Không chỉ là công cụ để trò chuyện thông thường, ChatGPT còn thành thạo nhiều việc phức tạp hơn, chẳng hạn viết hoặc sửa mã (code) máy tính, viết bài đăng email, báo cáo theo yêu cầu, thậm chí viết cả luận văn, kịch bản cho chương trình truyền hình hay làm thơ, soạn nhạc. Đặc biệt, có khả năng cắt ghép, tổng hợp những nguồn thông tin sẵn có trên các trang điện tử, sách, báo, văn bản, Wikipedia... xuất hiện trên Internet để đưa ra phản hồi, đáp ứng được câu hỏi của người sử dụng đưa vào ChatGPT. Nó có khả năng trả lời một cách uyển chuyển, dùng câu từ biểu cảm gắn kết với những tình huống khác nhau khi trả lời các câu hỏi do người dùng cung cấp.

Theo các chuyên gia, ở nhiều nước, ChatGPT chưa được ra mắt như một công cụ chính thức bởi nó liên quan đến vấn đề đạo đức và trách nhiệm khi những thông tin trả lời sai lệch, không chính xác, vi phạm các chuẩn mực. Hơn nữa, ChatGPT chỉ là ứng dụng ảo, không thể thay thế cảm xúc con người. Bởi vậy, nó không thể đại diện cho ý chí, tình cảm của dân tộc Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu, Đảng quang vinh, càng không thể nhân danh người dân Việt Nam để đặt ra những câu hỏi như vậy, đây chỉ là một công cụ để kẻ xấu sử dụng chống phá.

ChatGPT là ứng dụng thông minh, nhưng dù thông minh đến đâu suy đến cùng cũng là sản phẩm do con người sáng tạo ra, hoàn toàn không có lý trí và tình cảm, người dùng cũng không nên tin tưởng hoàn toàn vào kết quả mà nó đưa ra và cần kiểm tra chính xác thông tin trước khi sử dụng. ChatGPT có thể trả lời sai, thiên lệch, hoặc gây nhầm lẫn vì chỉ dựa trên dữ liệu huấn luyện mà không có kiểm soát đảm bảo chất lượng, tính đúng đắn của thông tin. Chính những người sáng lập ra ứng dụng này cũng nói về các nhược điểm như thiếu sự sáng tạo một cách đúng nghĩa, chỉ trả lời chung chung mà không cá nhân hóa và thiếu sự xác thực, thiếu dẫn nguồn...

ChatGPT không có trách nhiệm với các thông tin mà nó trả lời, chính kẻ sử dụng ứng dụng này để xuyên tạc, chống phá mới phải chịu trách nhiệm. Qua câu trả lời, người ta cũng thấy rõ đó là câu trả lời "vô hồn", chưa thể hiểu được các biện pháp tu từ trong ngôn ngữ Việt hoặc thực sự phớt lờ nghĩa bóng.

Điều mấu chốt ở đây, ChatGPT vô tình trở thành kẽ hở, “mảnh đất” để các thế lực thù địch lợi dụng, khai thác phục vụ cho mưu đồ xấu, các thế lực thù địch đã cố tình lập lờ và “nhân danh ChatGPT” để đưa ra những định kiến chủ quan, phủ nhận thực tế, đánh giá phiến diện, xuyên tạc về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam.

Có thể thấy rằng, những tiện ích mà ChatGPT đem đến đã được chứng minh trên thực tế. Tuy nhiên, bằng chiêu trò lợi dụng thành tựu của khoa học công nghệ, những kẻ giảo hoạt đã lạm dụng để cung cấp cho ChatGPT những thông tin sai lệch nhằm phục vụ ý đồ đen tối. Khi đó, lúc người sử dụng đặt yêu cầu cho ChatGPT thì rủi ro mà nó gây ra là lừa đảo, truyền bá thông tin xuyên tạc, rất nguy hiểm nếu người dùng tin, sử dụng và hành động theo những thông tin sai trái ấy.

Do vậy, đối với người dùng khi sử dụng ChatGPT và những ứng dụng tương tự như vậy, khi đặt những câu hỏi và khi có câu trả lời, chỉ xem đó là những vấn đề cần tham khảo, phải có sự đối chứng, kiểm nghiệm, xác thực thông tin, lựa chọn những nguồn tin chính thống, đáng tin cậy. Đồng thời, cảnh giác, tỉnh táo, tránh mắc vào những cạm bẫy bởi “ma trận” tin giả, bịa đặt, xấu độc do những kẻ giảo hoạt giăng ra./.

Đề xuất một số giải pháp phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội

Trong thời gian tới, để tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tiếp tục đấu tranh có hiệu quả, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, chúng ta cần chú trọng thực hiện tốt một số giải pháp như sau:

Một là, quán triệt sâu sắc tầm quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, tiếp tục kiên quyết, kiên trì thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu mà Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra, nhận thức rõ đây là nhiệm vụ chính trị vừa cấp bách, vừa thường xuyên và lâu dài, không chỉ là công việc của các cơ quan Đảng, Nhà nước mà là của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Khẳng định vững chắc quan điểm có tính nguyên tắc, mang ý nghĩa sống còn của Đảng ta, đó là: Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.   

Hai là, đặc biệt coi trọng việc kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”, trong đó “xây” là cơ bản, “chống” phải quyết liệt, hiệu quả. Đa dạng hóa nội dung, phương thức, hình thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở nhiều cấp độ, phù hợp với từng đối tượng, từng lĩnh vực và mỗi tầng lớp nhân dân. Cùng với việc nhận diện rõ các thông tin xấu, độc, xuyên tạc, cần kết hợp đấu tranh trực diện và gián tiếp để phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội theo kịch bản chặt chẽ, tổ chức chiến dịch truyền thông thống nhất, đa dạng, rộng rãi, có sự phối hợp đồng bộ của nhiều lực lượng để tăng tính hiệu quả và sức lan tỏa. Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về truyền thông, báo chí, nhất là quản lý thông tin trên internet và mạng xã hội. Khẩn trương hoàn thiện các quy định pháp lý về quản lý các hoạt động trên không gian mạng, tạo căn cứ để cảnh báo, răn đe và xử lý các trường hợp vi phạm.

Ba là, tăng cường các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để phát hiện sớm, ngăn chặn tận “gốc” nguồn phát tán những tư tưởng, quan điểm sai trái, thù địch, ngăn chặn các trang mạng độc hại. Đồng thời, xây dựng mới các trang mạng, báo chí có nội dung đấu tranh của ta bám sát thực tiễn, tuyên truyền sâu rộng với lập luận sắc bén, “chắc tay”, thuyết phục về các thành tựu phát triển của đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các định hướng, nhiệm vụ chính trị, kinh tế-xã hội của đất nước, của địa phương, với phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, từng bước giành thế chủ động, làm chủ thế trận tiến công về thông tin tư tưởng, lý luận trên internet. Cán bộ, đảng viên phải thật sự nêu gương sáng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, trước hết. Muốn đấu tranh, trước hết phải tránh xa cám dỗ, thói hư, tật xấu, xây dựng đạo đức thực thi công vụ trong sáng, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; kiên trì, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Bốn là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu để định hình, thiết lập hệ thống luận cứ, luận điểm đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; chú ý nhận diện những vấn đề mà các thế lực thù địch tập trung chống phá để xây dựng luận cứ khoa học thuyết phục, phục vụ và trực tiếp đấu tranh phản bác. Tập trung bảo vệ và làm lan tỏa những nội dung mới, tầm nhìn, định hướng, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá chiến lược trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tăng cường tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận; trong đó, chú trọng bổ sung, phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những vấn đề lý luận mới về: Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị, quốc phòng, an ninh trong tình hình mới... Nghiên cứu trên quan điểm khách quan, khoa học những tư tưởng, học thuyết, lý thuyết mới, tiến bộ để chắt lọc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đồng thời, nghiên cứu sâu các vấn đề quốc tế, các sự kiện gây “sốc” trên thế giới, để “mở mắt” cho các thế lực thù địch, phản động - những kẻ thường xuyên viện dẫn một cách lệch lạc, khập khiễng các vấn đề bên ngoài để bôi xấu, chỉ trích, xuyên tạc tình hình trong nước.

Năm là, gắn kết chặt chẽ yêu cầu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục cán bộ, đảng viên, học viên, sinh viên, với công tác tổ chức, cán bộ, bảo vệ nội bộ, xây dựng tổ chức đảng và xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh. Đặc biệt đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, nhất là trong giới trẻ về lịch sử dân tộc, lịch sử cách mạng và lịch sử Đảng, từ đó hình thành nhân sinh quan cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực phân biệt đúng - sai, khả năng miễn nhiễm trước các thông tin xấu, độc. Tiếp tục phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tư tưởng, lý luận có bản lĩnh, trí tuệ, năng lực, phương pháp và kỹ năng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành, có nhiệt huyết và tầm cao về lý luận; xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận, cán bộ trẻ. Tạo môi trường thuận lợi, bảo đảm điều kiện làm việc để người tài chuyên tâm, nỗ lực đóng góp vào công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Tích cực tìm kiếm, nhân rộng những mô hình hay, những cách làm đổi mới, sáng tạo, hiệu quả, những tấm gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến; chia sẻ kinh nghiệm tuyên truyền, đấu tranh; khen thưởng những cá nhân có thành tích xuất sắc trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Theo QĐND


Nhận diện để đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội (Tiếp)

 Nhận diện rõ những âm mưu, thủ đoạn, các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động tấn công vào nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Có thể nói, nắm bắt những âm mưu, thủ đoạn, phương thức, hình thức chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội chính trị là nhiệm vụ đầu tiên để nhận diện rõ các đối tượng này, nhất là khi chúng là những kẻ thù giấu mặt, cơ hội chính trị, lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí, để từ đó, chúng ta có đối sách, phương pháp đấu tranh phù hợp, đạt hiệu quả cao.

Thứ tư, lợi dụng thông tin về những mặt hạn chế, bất cập của đất nước, các thế lực thù địch, phản động khoét sâu vào những điểm yếu kém trong thực thi công vụ của một số cơ quan, cán bộ lãnh đạo, quản lý, hòng chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân, âm mưu cô lập, tách các tổ chức đảng, đảng viên ra khỏi quần chúng, hướng lái tạo ra những tư tưởng, tâm lý nghi kỵ, hẹp hòi, hành động sai trái, chống đối, bạo lực và bạo động trong cộng đồng và xã hội. Chúng ngụy tạo, tô vẽ, thổi phồng, quy kết những biểu hiện cá biệt, những khuyết điểm của một số tổ chức đảng và cá nhân đảng viên thành bản chất của Đảng cầm quyền, từ đó kích động đối lập Đảng với nhân dân, tạo sự xa cách, oán thán, thù ghét, tẩy trừ cán bộ, đảng viên.

Thứ năm, các thế lực thù địch, phản động tiến hành móc nối, xâm nhập vào nội bộ của ta, tìm cách phân hóa tổ chức, hòng dựng lên “ngọn cờ” tập hợp lực lượng. Chúng không ngừng tìm kiếm những phần tử thoái hóa, biến chất trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là những kẻ bất mãn, cơ hội chính trị, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để tán phát tư tưởng phản động, chống phá Đảng, Nhà nước. Để tăng thêm sức lan tỏa, độ tin cậy của thông tin, chúng chú ý tập hợp, dẫn dụ những ý kiến, phát biểu gây “sốc” trái với đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước từ những đối tượng “dân túy”, tạo dựng ra cái gọi là chân dung “nhân sĩ, trí thức yêu nước”, “những cán bộ của nhân dân”... nhằm trực tiếp tuyên truyền các quan điểm, tư tưởng thù địch, sai trái.

Thứ sáu, các thế lực thù địch, phản động phá hoại đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa trong hội nhập quốc tế của Đảng ta với các chiêu bài, như “bài”, “thoát” nước này, liên minh với nước kia, cổ xúy chủ nghĩa ly khai. Đáng chú ý, các đối tượng này triệt để lợi dụng vấn đề chủ quyền biển, đảo để tung tin thất thiệt, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Đảng và Nhà nước ta. Chúng tổ chức tán phát các “thư ngỏ”, “tuyên bố”, “kiến nghị” để lôi kéo, kích động đồng bào ta ở trong nước và nước ngoài; kêu gọi chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế can thiệp vào công việc nội bộ, gây sức ép đối với Việt Nam về các vấn đề dân chủ, nhân quyền.

Theo QDND

Nhận diện để đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nội dung cơ bản, hệ trọng, có ý nghĩa sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trong giai đoạn hiện nay, để tăng cường và không ngừng nâng cao hiệu quả công tác này, cần nhận diện rõ bối cảnh mới, những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động, từ đó đề ra định hướng, giải pháp phù hợp.

Nhận diện rõ những âm mưu, thủ đoạn, các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động tấn công vào nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Có thể nói, nắm bắt những âm mưu, thủ đoạn, phương thức, hình thức chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội chính trị là nhiệm vụ đầu tiên để nhận diện rõ các đối tượng này, nhất là khi chúng là những kẻ thù giấu mặt, cơ hội chính trị, lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí, để từ đó, chúng ta có đối sách, phương pháp đấu tranh phù hợp, đạt hiệu quả cao.

Thứ nhất, các thế lực thù địch, phản động tấn công trực diện vào nền tảng tư tưởng của Đảng nhằm bác bỏ, phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ thống quan điểm, đường lối của Đảng. Thủ đoạn mới của chúng là chuyển từ bôi nhọ bằng luận điệu “du nhập ngoại lai”, “nhập khẩu lý luận” sang đánh tráo, thay thế các khái niệm, thổi phồng cái gọi là “chủ thuyết phát triển mới”, đối lập Chủ nghĩa Mác với Chủ nghĩa Lênin, kêu gọi dùng “Chủ nghĩa Hồ Chí Minh” để thay thế Chủ nghĩa Mác-Lênin mà cố tình lờ đi một sự thật hiển nhiên, rõ ràng rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cụ thể của Việt Nam. Chúng trích dẫn một cách cắt xén, nửa vời những quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đan cài gài bẫy bằng những quan điểm giả danh mác-xít, làm cho người đọc mất phương hướng, lẫn lộn, không phân biệt được đúng, sai. Chúng rêu rao rằng, Đảng và Nhà nước Việt Nam, giới lý luận và các nhà khoa học của ta đã dịch sai, hiểu sai quan điểm của Mác, Ph.Ăng-ghen; đồng thời, chúng diễn giải lại theo cách hiểu xuyên tạc, méo mó, hòng làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hoang mang, dao động, suy giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Cùng với việc công kích trực tiếp vào Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng còn đẩy mạnh tuyên truyền, cổ xúy du nhập các trào lưu tư tưởng cực đoan, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa dân tộc cực đoan từ bên ngoài, kết hợp với kích động chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa bè phái, chủ nghĩa hưởng lạc từ bên trong, nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong hệ thống chính trị và xã hội.

Thứ hai, các thế lực thù địch, phản động phủ nhận, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng và thể chế chính trị XHCN bằng các luận điệu xuyên tạc như: Đảng tự cho mình đứng trên tất cả; Đảng cầm quyền phi chính danh, không còn mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Chúng xuyên tạc các sự kiện lịch sử của cách mạng Việt Nam; cổ xúy “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, đòi từ bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang; phủ nhận kinh tế thị trường định hướng XHCN, đòi tách biệt, đối lập “kinh tế thị trường” với “định hướng XHCN”. Chúng còn cho rằng chế độ hiện nay mắc “lỗi hệ thống”, đòi cải cách thể chế chính trị theo hướng đa nguyên, đa đảng, thực hiện “tam quyền phân lập”, phát triển “xã hội dân sự” theo tiêu chí phương Tây, với âm mưu không gì khác ngoài việc chống phá sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta.

Thứ ba, các thế lực thù địch, phản động xuyên tạc tình hình đất nước, rêu rao cái gọi là “khủng hoảng toàn diện”, “tình thế hiểm nghèo”, khoét sâu các vấn đề xã hội, tôn giáo, dân tộc, nhân quyền, đất đai, dịch Covid-19... nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các thủ đoạn thường được chúng sử dụng là: Kích động đòi đất, đòi nơi thờ tự vô lối, đòi thực hành tôn giáo trái pháp luật; kích động giáo dân, đồng bào dân tộc thiểu số tụ tập biểu tình. Chúng kích động, “hà hơi tiếp sức” cho những kẻ nhân danh “lòng yêu nước” để biểu tình gây rối trật tự, trị an. Đặc biệt, trong thời gian qua, các đối tượng chống đối triệt để lợi dụng các vụ án phức tạp, nhạy cảm để kích động, xuyên tạc, quy kết, vu cáo Đảng, Nhà nước yếu kém, đả kích các cơ quan tư pháp, kích động “bất tuân dân sự” trong xã hội.

Còn tiếp 

Học tập và làm theo tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh




Việc thấm nhuần tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh luôn là một bộ phận không thể thiếu của nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để từng cán bộ, đảng viên và toàn thể các tầng lớp nhân dân khắc phục khó khăn, xây dựng tinh thần đoàn kết, tác phong gương mẫu trong lao động và học tập.

Với vai trò là đảng viên, người đứng đầu trong các cơ quan, tổ chức,địa phương càng cần phải quán triệt, thực hiện và vận động toàn thể cán bộ công chức và Nhân dân hưởng ứng cuộc vận động và học tập làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm cần thiết và quan trọng nhằm phát huy tinh thần làm chủ, ý thức trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo. Từ đó, nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ của mỗi cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Mỗi cán bộ, đảng viên cần triệt để học tập và thấm nhuần tư tưởng đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không ngừng học tập và làm theo tấm gương của Bác trong công tác chuyên môn, trong chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Đồng thời, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng. Có mối liên hệ mật thiết với Nhân dân, phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của người cán bộ đảng viên.

Phải nhấn mạnh rằng, trong các nhiệm kỳ vừa qua, việc thực hiện Chỉ thị 05 trở thành nhiệm vụ chính trị mang tính chất chiến lược, nói đi đôi với làm và cũng đã thể hiện trong suốt quá trình và đạt được kết quả đáng khích lệ. Trong đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm vì sự nghiệp chung ở mỗi tổ chức cơ sở đảng. 

Đặc biệt, đối với thế hệ trẻ hôm nay, tôi cho rằng cần ra sức học tập, trau dồi năng lực chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Trong tâm thức cần gạt bỏ tư tưởng cá nhân, ích kỷ, sống hòa đồng vì sự phát triển tốt đẹp của xã hội. Bởi chính các bạn sẽ là lực lượng quyết định cho sự hưng thịnh của quốc gia dân tộc trong hiện tại cũng như trong tương lai./.