Mối
quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là mối quan hệ mang
tính nguyên tắc giữa sự lãnh đạo của Đảng, chức năng quản lý của Nhà nước với
quyền làm chủ của nhân dân.
Do đó,
nhận thức đúng đắn, đầy đủ, quán triệt sâu sắc và thực hiện hiệu quả mối quan
hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ chính là cơ sở khoa học để
phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc về mối quan hệ này.
Mối
quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là mối quan hệ chủ
đạo, là cơ chế vận hành tổng quát của hệ thống chính trị ở Việt Nam. Chính vì
vậy, mối quan hệ này luôn bị các thế lực thù địch công kích, xuyên tạc.
Thời
gian qua, các luận điệu xuyên tạc mối quan hệ này thường tập trung vào các khía
cạnh: (1) Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà
nước, cho rằng “Đảng không có vai trò lãnh đạo Nhà nước”, Đảng lãnh đạo Nhà
nước là “Đảng đứng trên Nhà nước”, “bao biện, làm thay, lấn quyền Nhà nước”;
“Đảng đứng trên Hiến pháp và pháp luật”; (2) Phủ nhận vai trò quản lý của Nhà
nước, phủ nhận Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam; (3) Phủ
nhận vai trò làm chủ của nhân dân, cho rằng “Đảng độc đoán, chuyên quyền, phi
dân chủ”...
Những
luận điệu sai trái, xuyên tạc nêu trên là vô căn cứ, bởi lẽ:
Thứ
nhất, thực chất mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ
là cơ chế vận hành, quyết định hiệu quả sự vận động, phát triển của cách mạng
Việt Nam.
Mối
quan hệ Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là mối quan hệ giữa các chủ thể chính
của hệ thống chính trị ở Việt Nam. Các chủ thể của mối quan hệ này thống nhất
về mục tiêu và lợi ích. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, các hoạt động của hệ thống chính trị và các đoàn thể chính
trị-xã hội đều vì lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu
phấn đấu, bảo đảm cho nhân dân được quyền làm chủ.
Nhân
dân làm chủ là một nhân tố không thể tách rời trong cơ chế tổng thể này, vừa là
mục tiêu cao nhất khi triển khai thực hiện cơ chế đó trong thực tiễn. Nhân dân
tin tưởng và trao quyền lãnh đạo xã hội cho Đảng để Đảng thực hiện khát vọng tự
do, dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân. Nhân dân lập ra Nhà nước và ủy
quyền, ủy nhiệm cho cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước, thay mặt mình
thực thi quyền lực nhà nước. Do vậy, Nhà nước với tư cách Nhà nước của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân có trách nhiệm bảo đảm để mọi công dân thực hiện
tốt nhất các quyền cơ bản của mình theo quy định của pháp luật.
Do
vậy, hiệu quả thực sự của sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước là
bảođảmquyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và thực hiện các chủ trương, đường
lối của Đảng thông qua việc xây dựng Nhà nước pháp quyền trên cơ sở Hiến pháp
và pháp luật. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ đều hướng tới
mục tiêu chung là xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”.
Thứ
hai, mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là mối quan
hệ phản ánh mang tính quy luật biện chứng, thể hiện nội dung lý luận cốt lõi
trong đường lối đổi mới chính trị của Đảng ta.
Trong
mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, có sự phân vai
rõ ràng giữa các nhân tố. Trong đó, Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước, xã hội
và nhân dân.
Với Nhà nước, Đảng thực hiện
sự lãnh đạo về chính trị đối với tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Giới hạn
quyền lực của Đảng là lực lượng lãnh đạo, có nghĩa Đảng không phải là Nhà nước,
không làm thay công việc của Nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa, cụ
thể hóa cương lĩnh, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật,
kế hoạch, chương trình hành động để thực hiện trong toàn xã hội. Đảng xây dựng
chủ trương, đường lối theo nguyên tắc tập trung dân chủ, còn Nhà nước thì cụ
thể hóa, thể chế hóa các nhiệm vụ do Đảng đề ra.
Với
nhân dân, Đảng thực hiện sự lãnh đạo và tổ chức để nhân dân làm chủ, bảo đảm
quyền làm chủ của nhân dân. Đảng lãnh đạo nhân dân thông qua Nhà nước chứ không
phải lãnh đạo với tư cách là một chủ thể độc lập ở ngoài hay ở trên Nhà nước,
bằng mệnh lệnh, quyền uy chỉ đạo cụ thể đối với các cơ quan nhà nước. Không có
Nhà nước, không thông qua Nhà nước thì Đảng không thể nào lãnh đạo nhân dân
tiến hành sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đảng
lãnh đạo nhân dân là để nhân dân phát huy vai trò và thực hiện quyền làm chủ
đất nước và xã hội. Việc phát huy vai trò và hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà
nước và làm chủ của nhân dân luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, bảo đảm cho
Đảng thực sự là lực lượng lãnh đạo Nhà nước, xã hội và nhân dân.
Nhà
nước quản lý là Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Để thực hiện chức năng quản
lý của mình, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được tổ chức thành các cơ quan
lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm bảo đảm quyền lực được phân công và phối
hợp thực hiện một cách khoa học, chặt chẽ, hiệu quả, theo nguyên tắc: Nhà nước
sinh ra để phục vụ nhân dân. Nhà nước quản lý, thực hiện quyền lực của mình, về
thực chất, cũng là thực hiện quyền lực của nhân dân đã ủy quyền cho Nhà nước,
từ đó, Nhà nước sẽ hiện thực hóa các quyền, ý chí, nguyện vọng của nhân dân để
thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong công việc quản lý đất nước và xã
hội.
Nhà
nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN; bằng
việc thể chế hóa chủ trương của Đảng thành pháp luật, chương trình, kế hoạch
hoạt động và quản lý xã hội. Sự quản lý của Nhà nước không trái với chủ trương,
đường lối của Đảng. Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Nhà nước có mối liên hệ với nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân
dân, chịu sự giám sát của nhân dân.
Như
vậy, Đảng, Nhà nước không có lợi ích tự thân, sứ mệnh của Đảng, Nhà nước là
phục vụ nhân dân; cán bộ, đảng viên, công chức là công bộc, “đầy tớ” của nhân
dân.
Nhân
dân làm chủ là trung tâm của mối quan hệ này. Nhân dân làm chủ thông qua các
hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Dân chủ trực tiếp là việc nhân
dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước. Tức là nhân dân thể hiện một cách
trực tiếp ý chí của mình (với tư cách là chủ thể quyền lực nhà nước) về một vấn
đề nào đó và ý chí đó có ý nghĩa bắt buộc phải thi hành. Dân chủ đại diện là
việc nhân dân thông qua các cơ quan nhà nước, các cá nhân được nhân dân ủy
quyền để thực hiện ý chí của mình. Đây là hình thức chủ yếu để thực hiện quyền
lực nhân dân. Thông qua các hình thức dân chủ này mà nhân dân thực hiện quyền
và nghĩa vụ của mình theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Nhân
dân còn tự thành lập ra các tổ chức, các hội đoàn theo quy định của pháp luật
để thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của bộ máy nhà nước, xem bộ máy
đó có thực hiện đúng những “cam kết” đã thỏa thuận với nhân dân hay không. Nhân
dân còn thực hiện quyền giám sát hoạt động của Đảng theo các hình thức và tiêu
chí cụ thể được chế định trong Hiến pháp, các văn bản luật và Điều lệ Đảng.
Nhân dân làm chủ vừa là mục tiêu cao nhất của mối quan hệ trên, vừa là thành tố
có sự tác động trở lại đối với Đảng và Nhà nước. Đó là nhân tố hết sức quan
trọng và cần thiết để Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý.
Thứ
ba, mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là mô hình
chính trị và cơ chế vận hành tổng quát của hệ thống chính trị ở Việt Nam.
Mô
hình tổng thể về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị nước ta từ năm 1945 đến
nay về cơ bản ổn định bao gồm 3 khối: Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các
tổ chức chính trị-xã hội. Cơ chế vận hành của hệ thống chính trị này là Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Trong cơ chế vận hành này, bao
hàm cả cơ chế thúc đẩy và cơ chế kiểm soát quyền lực giữa 3 chủ thể chính trong
hệ thống chính trị Việt Nam: Quyền lực chính trị của Đảng, quyền lực nhà nước và
quyền lực của nhân dân, trong đó, quyền lực của nhân dân là quyền lực gốc.
Trong
cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, mỗi chủ thể có vai
trò, vị trí khác nhau, phối hợp với nhau, kiểm soát lẫn nhau, tạo ra động lực
của cơ chế, thúc đẩy phát huy tính hiệu quả của nền dân chủ XHCN đã được chế
định trong Hiến pháp.
Hiến
pháp năm 2013 đã tạo nền tảng hiến định cho sự ra đời các cơ chế nhân dân kiểm
soát quyền lực nhà nước gồm: (1) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát và phản
biện xã hội; (2) Công dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân
chủ trực tiếp và các quyền dân chủ trực tiếp cơ bản của công dân; (3) Cơ chế
kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp (bao gồm cả cơ chế kiểm soát quyền lực bên trong của
mỗi quyền (tự kiểm soát mình) và cơ chế kiểm soát lẫn nhau giữa các quyền) và
cơ chế bảo vệ Hiến pháp theo luật định.
Thứ
tư, việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện rõ trong mối quan
hệ giữa Đảng cầm quyền và Nhà nước pháp quyền.
Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ (bổ sung, phát triển năm 2011) xác
định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Trong mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, Đảng và
Nhà nước đều là những tổ chức thực hiện các ủy quyền quyền lực của nhân dân.
Nhân dân ủy quyền lãnh đạo chính trị với 3 thẩm quyền cơ bản: (1) Xây dựng và
quyết định đường lối chính trị cho sự phát triển của đất nước; quyết định những
vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia; (2) Đảng giới thiệu các đảng viên ưu tú
đủ tiêu chuẩn để nhân dân lựa chọn bầu vào các cơ quan đại diện và quyền lực
nhà nước, giới thiệu để các cơ quan nhà nước bầu hoặc bổ nhiệm vào các vị trí
lãnh đạo; (3) Thực hiện kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên và các cơ quan nhà
nước, các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện đường lối, chính sách của
Đảng, nhân dân ủy quyền cho Nhà nước thực hiện các quyền quản lý, điều hành đất
nước với 3 thẩm quyền cơ bản, đó là: Quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư
pháp.
Như
vậy, tính chất, nội dung, phạm vi quyền lực, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước
được xác định là không trùng lặp, phù hợp với vai trò, vị trí và tính chất của
mỗi tổ chức. Do đó, nếu nhận thức đúng, vận hành tốt và thông suốt từ phối hợp
thống nhất hành động cho đến kiểm soát quyền lực trong từng chủ thể và trong
toàn bộ mối quan hệ thì sẽ không có chuyện bao biện, lấn sân nhau.
Mối
quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là mối quan hệ mang
tính nguyên tắc giữa sự lãnh đạo của Đảng, chức năng quản lý của Nhà nước với
quyền làm chủ của nhân dân. Do đó, nhận thức đúng đắn, đầy đủ, quán triệt sâu
sắc và thực hiện hiệu quả mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân
làm chủ trong thực tiễn sẽ góp phần quan trọng hiện thực hóa mô hình chính trị
và cơ chế vận hành tổng quát của hệ thống chính trị ở nước ta. Đồng thời đây là
cơ sở khoa học để phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc mối quan
hệ này.
Sưu tầm