Những ngày gần đây, trên internet xuất hiện khá nhiều trang báo mạng với đủ các thể loại (viết, hình, nói) đề cập đến một số vụ án hình sự vừa được các cấp tòa của Việt Nam xét xử. Chưa bàn đến tính chất, nội dung của các bản án, bởi để có được một bản án công minh, đúng người, đúng tội thì phải có một quá trình thực hiện tố tụng, xét xử chặt chẽ, khoa học, theo đúng luật định.
Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2020
Làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình”: Bịa đặt thông tin hòng làm méo mó các vụ án
Cảnh giác với tin giả trên mạng xã hội
Mặc dù tin giả xuất hiện từ lâu, ở mọi thời kỳ song những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, nhất là internet và mạng xã hội thì tin giả cũng xuất hiện ngày càng nhiều và trở thành vấn nạn với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bởi vậy, nhận diện tin giả, nguyên nhân xuất hiện và tác hại của nó làm cơ sở nâng cao cảnh giác, chủ động phòng, chống tin giả, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hiện nay.
Phòng, chống “diễn biến hòa bình": Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên
Hiện nay, có một số người băn khoăn về nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa thuộc về những thành phần nào, hay nói cách khác là nhiệm vụ đó thuộc cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.
Đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thủ đoạn thâm hiểm của các thế lực thù địch, nhằm xóa bỏ thành quả cách mạng và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta. Tuy nhiên, thực tiễn 90 năm qua đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng là không thể bác bỏ!
Tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh ra khỏi chủ nghĩa Mác - Lênin, một âm mưu thâm độc và phi lý
Trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, đẩy mạnh công tác đấu tranh chống các quan điểm sai trái cũng là góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, vì thế trong điều kiện tình hình phức tạp hiện nay, nhất là thời điểm "nhạy cảm chính trị" khi chúng ta đang tiến hành Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng, thì cuộc đấu tranh để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là cuộc đấu tranh quyết liệt và phức tạp, không chỉ đơn thuần về mặt nhận thức, mà còn mang tính chính trị sâu sắc.
Cảnh giác trước những biểu hiện “tự diễn biến”
Khi mỗi cán bộ, đảng viên luôn nhận thức rõ mọi âm mưu, thủ đoạn chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào cũng vững niềm tin son sắt vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi công cuộc đổi mới, thì dù các thế lực thù địch có tìm mọi mưu ma chước quỷ để thúc đẩy “tự diễn diễn”, “tự chuyển hóa” đến đâu, chúng cũng không thể đạt được ý đồ thâm hiểm làm chuyển hóa chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã lựa chọn.
Nhận diện âm mưu chống phá của các thế lực thù địch trong điều kiện Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là quá trình dịch chuyển, thay đổi về lập trường chính trị, tư tưởng trong từng cá nhân, đến một mức độ nhất định nào đó sẽ dẫn tới sự thay đổi bản chất của con người và tổ chức. Biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đối với người cán bộ, đảng viên là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; có sự hoài nghi, lung lay về lập trường, lý tưởng và cuối cùng là sự thay đổi, buông bỏ lập trường giai cấp công nhân, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng; nói và làm ngược lại với đường lối, chủ trương, mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Đặc biệt, lợi dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các thế lực thù địch, phản động đang thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta, cụ thể như sau:
Thứ nhất, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm
cho cuộc đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trở nên khó
khăn, phức tạp hơn.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang được các
thế lực thù địch triệt để lợi dụng nhằm thực hiện các âm mưu, thủ đoạn chống
phá Đảng, Nhà nước ta; khiến cuộc đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” trong nội bộ Đảng ta càng khó khăn, phức tạp và khó lường hơn. Giờ đây,
tiến bộ công nghệ bị các thế lực thù địch lợi dụng biến thành “công cụ” hữu
hiệu tuyên truyền xuyên biên giới nhằm xuyên tạc, chống phá nền tảng tư tưởng,
đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Thứ hai, dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư, các thủ đoạn chống phá đa dạng, tinh vi, phức tạp và nguy hiểm hơn.
Thông qua không gian mạng, mà trực tiếp là các trang
mạng xã hội, các diễn đàn, hệ thống truyền thông đa phương tiện, các thế lực
thù địch gieo rắc các thông tin xấu, độc, xuyên tạc, tấn công trực diện, phủ
nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm phá hủy nền tảng tư
tưởng của Đảng, bản chất cách mạng của Đảng và Nhà nước. Với luận điệu xuyên
tạc được lặp đi lặp lại nhiều lần, các thế lực thù địch sử dụng công nghệ để
tạo ra sự “thu hút” ảo, như số lượng người đọc, người bình luận, người chia sẻ
“khủng” để gây chú ý, hoài nghi, hoang mang và dần làm lung lay tư tưởng của
một số cán bộ, đảng viên.
Thứ ba, bằng những thủ đoạn chống
phá mới, các thế lực thù địch, phản động đã thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” trong nội bộ ta.
Dù muốn hay không, chúng ta cũng
phải thừa nhận rằng, trong hàng ngũ của chúng ta có một bộ phận cán bộ, đảng
viên đã bị lôi kéo, mua chuộc, thoái hóa, biến chất. Một số cán bộ, đảng viên
sau khi bị tiêm nhiễm thông tin tiêu cực, độc hại đã tỏ ra hoài nghi về con
đường cách mạng, có tư tưởng xét lại một số chủ trương của Đảng, như đảng viên
làm kinh tế tư nhân, phát triển kinh tế tư nhân hay vấn đề kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa,... Họ hoài nghi và cho rằng, đây chính là biểu
hiện, là minh chứng về sự dần “đổi màu” của Đảng, của chế độ. Nhiều cán bộ,
đảng viên từ lung lay lập trường, lại bị tác động, tấn công dồn dập của kẻ thù
trên không gian mạng nên dẫn tới tha hóa, biến chất, biến thành những phần tử
cơ hội chính trị, thậm chí phản bội lại lợi ích dân tộc và nhân dân.
Để thanh niên không bị cuốn theo thông tin sai lệch
Để thanh niên không bị cuốn theo thông tin sai lệch
Sự bùng nổ mạng xã hội (MXH) tại nước ta những năm
gần đây khiến một bộ phận bạn trẻ thiếu kiến thức, chưa vững vàng về lập trường
chính trị dễ sa ngã, bị cuốn theo những luồng thông tin xuyên tạc, bịa đặt của
các thế lực thù địch, phản động.
Cách
đây vài năm, giới truyền thông cũng như người dùng in-tơ-nét ở Việt Nam vẫn
chưa có nhiều khái niệm về “Fake news” (tin giả). Ban đầu, “Tin giả” tại nước
ta chỉ là một số địa chỉ trang mạng giới thiệu những phương pháp trị bệnh nan y
bằng “siêu năng lực”. Dần dần, trên các trang MXH mà điển hình là Facebook xuất
hiện những câu chuyện ly kỳ, hình ảnh thương tâm hay đơn giản là các khuyến mãi
“hời” không ngờ từ những nhãn hàng, thương hiệu nổi tiếng. Một số địa chỉ MXH
lại sử dụng các ứng dụng “nhảm” nhưng kích thích trí tò mò của người dùng. Sau
một thời gian, các địa chỉ này bắt đầu “nhồi” vào tai người dùng những thông
tin bịa đặt.
Theo
nhiều nghiên cứu khác nhau, Facebook hiện là MXH được sử dụng nhiều nhất tại
nước ta. Thống kê gần đây cho thấy, Việt Nam hiện xếp thứ bảy về số lượng người
dùng Facebook trên toàn thế giới với 64 triệu tài khoản. Số tuổi trung bình
người dùng MXH Việt Nam là từ 18 đến 34 tuổi, trong đó thời gian dành cho việc
“lướt” MXH, tìm kiếm thông tin, đọc tin tức lần lượt chiếm 94%, 87% và 65%. Như
vậy, có thể thấy rằng, ở nước ta, những người thường xuyên truy cập MXH chính
là lực lượng thanh niên, và nhu cầu tìm kiếm thông tin qua MXH của các bạn trẻ
là rất cao.
Có
rất nhiều bạn trẻ biết cách sử dụng MXH hiệu quả, tự tìm kiếm nguồn tri thức,
nâng cao giá trị bản thân và cả khởi nghiệp, làm giàu chính đáng. Nhiều nhóm
bạn trẻ sử dụng MXH để gắn kết cộng đồng, sẻ chia những bất hạnh, giúp đỡ những
người có hoàn cảnh khó khăn, góp phần xây dựng một xã hội giàu lòng nhân ái.
MXH còn là môi trường giúp giới trẻ tự tin bày tỏ suy nghĩ, thể hiện trình độ,
chứng minh năng lực bản thân trước bạn bè quốc tế trong thời đại hội nhập toàn
cầu. Tuy nhiên, qua khảo sát cũng như tìm hiểu thực tế của chúng tôi, một bộ
phận không nhỏ thanh niên vẫn “chuộng” tìm kiếm thông tin qua những địa chỉ MXH
không chính thống hoặc những luồng thông tin mang tính chất “lá cải”, dẫn đến
nhiều hệ lụy. Điển hình như thời gian vừa qua, không ít bạn trẻ đã bị kẻ xấu
lợi dụng, kích động, mua chuộc tham gia cả trực tiếp và gián tiếp vào các hành
vi tụ tập gây rối trật tự công cộng, cố ý làm hư hỏng tài sản nhà nước. Bên
cạnh đó, một số thanh niên dù không tham gia nhưng vẫn hiếu kỳ lại gần theo
dõi, quay phim, chụp ảnh, vô tình khiến những kẻ quá khích thêm hung hăng, ngạo
ngược. Đến khi bị các lực lượng chức năng tạm giữ, một số bạn trẻ mới nhận ra
sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức, hùa theo số đông trên MXH nguy hiểm đến mức
nào.
VIỆT NAM LIỆU CÓ ĐÓNG GÓP ÍT?
Trong cuộc họp về cuộc chiến chống coronavirus của Hội đồng Bảo an vừa qua, Đại sứ Mỹ Kelly Craft đã có phát biểu gây tranh cãi rằng “Mỹ đã tài trợ hơn 900 triệu USD cho phản ứng của LHQ - nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác cho đến thời điểm hiện tại”. Theo đó, các quốc gia mà bà kể tên lấy ví dụ là "Niger - 4,6 triệu, Nam Phi - 8,4 triệu, Indonesia - 5 triệu, Việt Nam - 9,5 triệu, Tunisia - 600 nghìn đô la".
Tất nhiên, với một đất nước siêu cường như Mỹ, việc tài trợ 900 triệu USD là việc nhỏ, nhưng với một nước như Việt Nam, vài triệu USD lại là vấn đề khác. Nhưng liệu Việt Nam có đóng góp ít cho cuộc chiến chống dịch Covid 19 của thế giới?
Tôi nghĩ là không. Bởi lẽ, Việt Nam đã cung cấp cho thế giới một mô hình chống dịch hiệu quả, tiết kiệm, không để nền kinh tế rơi vào tình trạng sụp đổ vì dịch bệnh. Mô hình của Việt Nam đã được WTO, và chính Mỹ phải thừa nhận và cử đoàn sang học hỏi kinh nghiệm. Thử hỏi, nếu các nước làm tốt việc phòng chống dịch như Việt Nam, hậu quả của dịch Covid 19 có lớn và lan rộng như bây giờ không?
Trong khi đó, dù Mỹ chi tiền lớn, có cơ sở y tế hiện đại, nhưng Mỹ lại là nước bị đánh giá là thất bại nhất trong đợt chống dịch vừa qua, luôn giữ vị trí hàng đầu về số ca tử vong và số người nhiễm bệnh. Mỹ cho thấy rằng tiền nhiều chưa chắc đã xử lý dịch bệnh một cách hiệu quả.
Đóng góp có nhiều kiểu đóng góp, chứ đâu phải là tiền bạc. Đối với một nạn dịch, tôi nghĩ đóng góp lớn nhất không phải là đã tài trợ bao nhiêu tiền, mà quan trọng nhất chỉ ra cách chống dịch hiệu quả để mọi nước có thể áp dụng. Và Việt Nam là một trong ít nước có được mô hình như thế.
Hải Đăng st
CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN NÊU CAO TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Cần phải khẳng định rằng, việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh với những quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân. Trong đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên là lực lượng tiên phong.
Để bảo vệ hiệu quả nền tảng tư tưởng của
Đảng, thì toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cần kiên trì tiến hành cuộc đấu tranh
phê phán triệt để hệ tư tưởng tư sản, tư tưởng xã hội dân chủ, chủ nghĩa thực
dụng tồn tại trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Tiếp tục khẳng định chế độ và
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn là
con đường duy nhất đúng, bởi nó vừa thể hiện tính cách mạng triệt để, vừa phù
hợp với quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội. Bên cạnh đó, cần có biện
pháp thiết thực củng cố và phát triển mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với các
tổ chức trong hệ thống chính trị, hệ thống chính trị xã hội và nhân dân. Phê
phán, bác bỏ các quan điểm, tư tưởng và ý đồ thực hiện chế độ đa nguyên chính
trị, đa đảng đối lập. Phát hiện, xử lý kịp thời những âm mưu phá hoại nền tảng
tư tưởng của Đảng từ các thế lực thù địch, vạch mặt những phần tử cơ hội chính
trị, ngăn chặn những hành vi xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách, pháp
luật của Đảng, Nhà nước, ngăn chặn sự chia rẽ mối đoàn kết gắn bó giữa Đảng,
Nhà nước với nhân dân và lực lượng vũ trang. Phải tiếp tục nâng cao năng lực
lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước, cụ thể là của bộ
máy chính quyền các cấp; xử lý đúng đắn những mâu thuẫn nội bộ trong các tầng
lớp nhân dân, không để tích tụ, tạo tâm lý bất bình và các “điểm nóng” về an
ninh trật tự trong xã hội. Đồng thời đẩy mạnh việc đấu tranh, chống suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng, chủ nghĩa cơ hội,
thực dụng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Quyết tâm làm trong sạch từ nhận
thức đến hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên-đội ngũ vừa là đối tượng, vừa
là chủ thể của phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, để tạo cơ sở nền
tảng đấu tranh hiệu quả với âm mưu, thủ đoạn hoạt động “diễn biến hòa bình” của
các thế lực thù địch./.
ĐẤU TRANH CHỐNG “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” TRONG NỘI BỘ - BIỆN PHÁP BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG HIỆN NAY
Quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong mỗi cá nhân, tổ chức thường bắt đầu từ mất niềm tin, mất phương hướng, từ bỏ lý tưởng, mục tiêu cách mạng, tiến tới du nhập tư tưởng, lý luận phi mác-xít, sẵn sàng “trở cờ” phản bội, đưa đất nước đi theo hướng khác, con đường khác phi xã hội chủ nghĩa. Thực tế là nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa vẫn tồn tại trong cả nhận thức và hành động của một số người. Nhận thức đó có thể bắt nguồn từ những vấn đề còn chưa tỏ tường về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, kết hợp với sự xuất hiện những thế mạnh của chủ nghĩa tư bản hiện đại trong quá trình toàn cầu hóa. Những điều đó đã tác động mạnh tới nhận thức của một số người, trong đó có một số văn nghệ sĩ, trí thức, làm cho nhận thức của họ trở nên mông lung, như người “đứng giữa ngã ba đường”.
Vì vậy, để đấu tranh, bảo vệ thành công
nền tảng tư tưởng của Đảng, trước hết phải bảo vệ vững chắc nội bộ. Nội bộ đoàn
kết, không dao động, không “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thì thế lực thù địch
dù có nhiều âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt đến mấy cũng khó bề làm lung lạc ý chí,
niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Vì thế, việc
đầu tiên là cần có biện pháp đấu tranh, khắc phục thực trạng một bộ phận cán
bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý không chỉ phai nhạt lý tưởng mà
còn thiếu niềm tin vào con đường xã hội chủ nghĩa.
Phòng, chống các biểu hiện “diễn biến hoà bình” trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
Nhận thức đúng đắn về nội dung, thủ đoạn thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đối với nước ta hiện nay và tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của chúng là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của các cơ quan trong hệ thống chính trị hiện nay. Để làm tốt nhiệm vụ này; đẩy lùi nguy cơ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, viên chức cần có giải pháp đồng bộ, toàn diện, trong đó đào tạo, bồi dưỡng là một giải pháp quan trọng. Tuy nhiên, không chỉ cần bồi dưỡng về năng lực mà còn cần nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức công vụ. Điều này đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải thực sự là những người có bản lĩnh, đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp, không “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2020
NỮ ĐIỆP VIÊN LÀM TAN XÁC CHIẾN HẠM TRÊN BIỂN SẦM SƠN.
Cách đây 70 năm, ngày 27/9/1950 tại vùng biển Sầm Sơn, Thanh Hoá, Điệp báo Nha Công an Trung ương phối hợp với Công an Thanh Hoá đã lập chiến công vang dội, đánh đắm chiến hạm Amiôđanhvin của thực dân Pháp tại biển Sầm Sơn.
Với 30 kg
thuốc phát nổ, bà Nguyễn Thị Lợi khiến hơn 200 sĩ quan địch tan xác, cùng với đồ
chi viện trên chiến hạm Amyot D'Inville chìm xuống vùng biển Sầm Sơn (Thanh
Hóa).
1. Người
phụ nữ kiên trung
Sự việc
diễn ra vào sáng ngày 27/9/1950, 4 chiến sỹ dân quân xã Quảng Tường (nay là phường
Trung Sơn, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa) chèo thuyền đưa Nguyễn Thị Lợi (bí số
A16) trong vai phu nhân của Quốc vụ khanh, đàng hoàng lên tàu Amyot D'Inville.
Lấy lý do
sức khỏe, phu nhân Quốc vụ khanh vào phòng nghỉ mang theo 30kg thuốc nổ được đựng
trong một chiếc valy. Khoảng 30 phút sau, chiến hạm Amyot D'Inville đã nổ tung.
Hơn 200
sĩ quan địch, cùng với hàng trăm tấn vũ khí, quân trang, quân dụng mà thực dân
Pháp dự định chi viện cho quân đội Pháp ở Việt Nam bị chìm xuống đáy biển. Cùng
trên chiếc chiến hạm ấy, Nguyễn Thị Lợi đã anh dũng hi sinh, mãi mãi nằm dưới
lòng biển.
Nguyễn Thị
Lợi (SN 1911) quê ở Châu Phú, Châu Đốc, tỉnh An Giang. Khi kháng chiến toàn quốc
bùng nổ, bà gửi người con gái đầu cho mẹ đẻ ở quê rồi đưa người con trai nhỏ
theo chồng ra Bắc. Trên đường đi, bom đạn của kẻ thù đã cướp đi người con trai
và chồng bà. Ở trong vùng kháng chiến, bà được mọi người đùm bọc, động viên vượt
qua nỗi đau mất chồng, con.
Tại vùng
kháng chiến phía tây nam Thanh Hóa, bà Nguyễn Thị Lợi đã gặp Hoàng Đạo (Nguyên
Trưởng Ty Công an Thanh Hóa, lúc bấy giờ là Tổ trưởng Tổ Điệp báo A13). Nhận thấy
bà Lợi là người phụ nữ bản lĩnh, thông minh, kiên trung, có tố chất của một chiến
sĩ điệp báo nên ông Hoàng Đạo đã kết nạp bà vào Tổ Điệp báo do ông phụ trách.
Theo ghi
chép, đầu năm 1949, Ty Điệp báo Trung ương chủ động, khéo léo đưa điệp viên
thâm nhập vào bộ máy Chính phủ Bảo Đại. Trong vai trò Quốc vụ khanh, đồng chí
Hoàng Đạo đã xâm nhập và đứng vững trong bộ máy Chính phủ Bảo Đại.
Để dễ
dàng khống chế, địch chủ động đề nghị Quốc vụ khanh Hoàng Đạo đưa phu nhân ra
Hà Nội chung sống. Thực dân Pháp cho chiến hạm Amyot D'Inville, một trong những
Thông báo hạm lớn nhất của Pháp trong khu vực Thái Bình Dương, đón phu nhân Quốc
vụ khanh.
Trước
tình hình mới, cấp trên lệnh cho ông Hoàng Đạo kết thúc nhiệm vụ trong hàng ngũ
địch để nhận nhiệm vụ khác. Đồng thời, qua phân tích tình hình, ta quyết định
đánh bom Amyot D'Inville nhằm tiêu diệt nặng nề sinh lực địch, gây hoang mang,
dao động trong giới quân sự, chính trị Pháp, làm phá sản âm mưu chiến tranh của
thực dân Pháp.
Điệp báo
Hà Nội và Thanh Hóa được giao thực hiện nhiệm vụ quan trọng, nguy hiểm này.
Nhân vật cốt yếu đảm bảo cho thắng lợi là người đóng vai phu nhân Quốc vụ
khanh. Trước nhiệm vụ vinh quang, bà Nguyễn Thị Lợi đã đề nghị với ông Hoàng Đạo
được tham gia trận đánh, xin tình nguyện hy sinh cho Tổ quốc.
Ngày
3/8/1995, Nhà nước ta truy tặng cho nữ điệp viên Nguyễn Thị Lợi danh hiệu Anh
hùng lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân.
2. Mộ gió
nơi biển khơi
Nơi bà Nguyễn Thị Lợi lên tàu để thực hiện nhiệm vụ hy sinh nay là phường Trung Sơn (thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa). Câu chuyện hy sinh của bà năm ấy vẫn như còn mới nguyên về lòng dũng cảm, tinh thần hy sinh vì Tổ quốc. Thi thể bà đã hòa vào biển khơi, nhưng với nhân dân Sầm Sơn, con đường, ngôi trường mang tên bà như những ngôi mộ gió để truyền lại cho các thế hệ tấm gương của bà.
Để ghi nhớ
điểm mốc nơi xuất phát lên đường làm nhiệm vụ của người anh hùng Nguyễn Thị Lợi,
năm 2007, chính quyền địa phương đã xây dựng bia tưởng niệm tại bờ biển thuộc
phường Trung Sơn, nơi bà Nguyễn Thị Lợi lên thuyền để đến chiến hạm Amyot
D'Inville của giặc thực hiện sứ mệnh cao cả vì độc lập tự do của dân tộc./.
Thực hiện chuyển giao thế hệ lãnh đạo vững vàng, chắc chắn, bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất cao
Phát biểu tại Hội nghị giao ban trực tuyến Ngành Tổ chức xây dựng Đảng 9 tháng đầu năm 2020, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Những Đảng bộ trực thuộc Trung ương đã hoàn thành việc tổ chức Đại hội khẩn trương chuẩn y nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ khóa mới; thực hiện chuyển giao thế hệ lãnh đạo vững vàng, chắc chắn, bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất cao.
Theo ông Phạm
Minh Chính, ngành Tổ chức xây dựng Đảng cần thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết
Trung ương về công tác tổ chức xây dựng Đảng gắn với việc chuẩn bị nhân sự Đại
hội XIII của Đảng. Thực hiện nghiêm túc Quy định 205 của Bộ Chính trị để tăng
cường siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác cán bộ, góp phần đấu tranh
ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng chạy chức, chạy quyền, nhất là thực hiện kiểm
soát quyền lực trong việc xây dựng phương án nhân sự và bầu cử đại hội. Không lợi
dụng quy trình công tác cán bộ để thực hiện ý đồ cá nhân.
Tại đại hội,
một số kinh nghiệm được rút ra qua quá trình tổ chức chỉ đạo Đại hội đảng bộ
các cấp cho thấy, từng cấp ủy viên, nhất là người đứng đầu cần đề cao trách nhiệm
nêu gương, bảo đảm đúng quy định, thật sự công tâm, trong sáng, dân chủ, khách
quan.
Đối với
những việc khó, phức tạp, nhạy cảm phải thực hiện nhất quán, giữ vững nguyên tắc,
phát huy dân chủ, huy động trí tuệ tập thể và quyết định theo đa số. Không bố
trí người nhà, người thân, “cánh hẩu” thiếu tiêu chuẩn, điều kiện hoặc hợp thức
hóa quy trình nhân sự để thực hiện ý đồ cá nhân với động cơ, mục đích không
trong sáng.
Ngoài ra,
công tác chỉ đạo, lãnh đạo việc thẩm định, rà soát hồ sơ cán bộ của các cơ quan
tham mưu phải bảo đảm thực hiện “từng bước chắc chắn, từng khâu kỹ lưỡng, từng
việc hiệu quả; thực hiện từng nhóm chức danh từ thấp đến cao; làm đến đâu, dứt
đến đấy”./.
VIỆT NAM - TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ KHI CHẶN ĐỨNG COVID-19 VẪN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Báo Les Echos của Pháp hôm 29/9 đăng tải bài viết với tựa đề “Covid-19: Ngoại lệ Việt Nam”, trong đó cho rằng với số ca tử vong do mắc Covid-19 ở mức thấp, Việt Nam đang tái khởi động các hoạt động kinh tế và nước này có thể tự hào vì chặn đứng được đại dịch.
Theo tác giả Michel De Grandi, Việt Nam ghi nhận 1.077 ca nhiễm Covid-19 và 35 ca tử vong, đồng thời qua 28 ngày không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng (tính đến ngày 30/9), trong tổng số gần 100 triệu người.
Ngay từ
khi những ca nhiễm đầu tiên tại tâm dịch Vũ Hán của Trung Quốc được phát hiện,
Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh
trên cả nước, trong đó hạn chế đi lại, tạm ngừng các chuyến bay..., đồng thời
cách ly những người nhập cảnh.
Do thực
hiện các biện pháp hạn chế này, thương mại xuyên biên giới bị ảnh hưởng nặng nề,
tuy nhiên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý III/2020 của Việt Nam vẫn tăng 2,6%
so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo ông
Dương Mạnh Hùng - Trưởng phòng Tăng trưởng của Tổng cục Thống kê quốc gia, mục
tiêu tăng trưởng 2% cho năm 2020 của Việt Nam hoàn toàn khả thi.
Bài báo
cho biết trong 9 tháng qua, xuất khẩu của Việt Nam tăng 4,2% và sản xuất cũng
khởi sắc, có thể duy trì nhịp độ của năm trước. Một cuộc khảo sát cho thấy 81%
người dân tin rằng nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ được đà tăng trưởng.
Cũng theo
Tổng cục Thống kê, Chính phủ Việt Nam dành ưu tiên cho đầu tư công và sẽ tiếp tục
trong năm tới. “Chính phủ đang ưu tiên cho đầu tư công và sẽ duy trì trong năm
2021, điều này sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP trong quý cuối cùng của năm nay”,
ông Phạm Đình Thủy - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp, Tổng cục Thống kê, cho hay.
Bên cạnh
đó, chi tiêu hộ gia đình sẽ tái khởi động từ nay đến cuối năm và sẽ kéo dài cho
đến Tết Âm lịch, vào ngày 12/2/2021./.
Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2020
CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU ĐÔNG 70 NĂM TRƯỚC
Là cuộc tiến công quy mô lớn đầu tiên chống Pháp xâm lược, chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mặt trận chỉ đạo.
Do thất bại
trong kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh", từ năm 1948, thực dân Pháp
thay đổi chiến lược, chuyển sang "đánh kéo dài", đẩy mạnh âm mưu
"dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh".
Đến giữa
năm 1949, thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Rơve (do tướng G.Revers, Tổng tham
mưu trưởng quân đội Pháp đề xướng), đẩy mạnh củng cố hành lang Đông - Tây, mở rộng
chiếm đóng trung du, đồng bằng Bắc Bộ, củng cố tuyến phòng thủ biên giới Đông Bắc,
thực hiện âm mưu khóa chặt biên giới Việt - Trung.
Yêu cầu
chiến lược của Việt Nam lúc này là phải phá tan âm mưu phong tỏa biên giới phía
Bắc của Pháp, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của cách mạng Trung Quốc và các nước
xã hội chủ nghĩa; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
Thực hiện
nhiệm vụ Trung ương giao, ngày 7/7/1950, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định mở chiến dịch
giải phóng vùng biên giới Đông Bắc tại Cao Bằng - Lạng Sơn, lấy mật danh là chiến
dịch Lê Hồng Phong II, tiến công phòng tuyến của địch trên đường số 4, tập
trung vào Cao Bằng - Thất Khê.
Chiến dịch
do Bộ Tổng Tư lệnh trực tiếp tổ chức, chỉ huy; đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ
Nguyên Giáp làm Chỉ huy trưởng kiêm Chính ủy; Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn
Thái làm Tham mưu trưởng.
Với quyết
tâm giành thắng lợi cho chiến dịch lớn có ý nghĩa chiến lược quan trọng này,
Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp nghiên cứu tình
hình, phê chuẩn kế hoạch tác chiến, chỉ đạo các ngành ở Trung ương và địa
phương phục vụ tiền tuyến và phối hợp chiến trường trên toàn quốc.
Chiến dịch
gồm 4 bước: Đánh Đông Khê; đánh quân chi viện của địch lên Đông Khê; đánh Thất
Khê; đánh Cao Bằng. Lúc đó, Hồ Chủ tịch chỉ ra điểm mạnh của thực dân Pháp tại
mặt trận Cao Bắc Lạng là gồm nhiều tiểu đoàn Âu Phi, lại có công sự kiên cố. Điểm
yếu là đồn bốt đóng theo tuyến đường dài, nếu bị đánh gãy một đoạn thì các vị
trí sẽ bị cô lập.
Ngày
9/9/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ kêu gọi đồng bào Cao Bắc Lạng
giúp đỡ bộ đội để giành thắng lợi. Trước ngày diễn ra trận đánh Đông Khê, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã đến thăm cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 296 và giao nhiệm vụ phải
đánh thắng trận mở màn của Chiến dịch Biên giới.
Ngày
16/9/1950, quân đội Việt Nam với lực lượng áp đảo đánh vào cụm cứ điểm Đông
Khê, mở màn chiến dịch biên giới. Sáng 18/9, Đông Khê bị thất thủ, quân địch bị
dồn vào thế nguy khốn: Thất Khê bị uy hiếp, thị xã Cao Bằng bị cô lập, hệ thống
phòng ngự trên đường số 4 lung lay.
Mất Đông
Khê, quân Pháp được lệnh rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4, quân Pháp ở Thất
Khê được lệnh tiến đánh Đông Khê để đón cánh quân từ Cao Bằng rồi cùng rút về
xuôi.
Địch rơi
vào thế trận đã giăng sẵn của quân đội Việt Nam. Phương châm "đánh điểm,
diệt viện" đã phát huy hiệu quả.
Chiến dịch
đã diễn ra đúng như dự liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng. Để động
viên, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân, ngày 20/9/1950, hai ngày sau thắng
lợi của trận mở màn Đông Khê, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi, thăm hỏi
bộ đội bị thương.
Khi được
tin quân Pháp rút khỏi Cao Bằng và binh đoàn Lơ Pagiơ lên cứu viện bị bộ đội
vây chặt ở khu vực Cốc Xá, ngày 6/10/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện động
viên chiến sĩ đang tham gia chiến dịch: "Hiện nay tình hình rất có lợi cho
ta. Vậy các chiến sĩ phải quyết tâm tiêu diệt địch để giành lấy toàn thắng".
Ngày
7/10/1950, binh đoàn Lơ Pagiơ bị tiêu diệt. Tuy nhiên, sau nhiều ngày chiến đấu
liên tục, một số cán bộ, chiến sĩ muốn được nghỉ ngơi một ngày rồi tiếp tục tiến
đánh binh đoàn Sáctông ở Cao Bằng về. Nhận rõ cơ hội và thời gian đóng vai trò
rất quan trọng, để động viên bộ đội, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Ta mệt
một, địch mệt gấp năm, gấp bảy lần. Lúc này là thời cơ tốt nhất để diệt địch".
Ngày
8/10/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư đến các chiến sĩ biểu dương tinh thần
vượt khó giành thắng lợi trong những ngày qua và khuyên nhủ: "Các chú đã
hoàn thành bảy phần mười cuộc thử thách một cách dũng cảm. Các chú cố gắng mà
tiêu diệt nốt binh đoàn Sáctông nhé".
Với đường
lối chỉ đạo chiến lược cùng sự quan tâm sâu sát của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chiến
dịch Biên giới thu được những kết quả tốt đẹp, các chiến sĩ đã không quản mệt
nhọc, nhanh chóng cơ động tiếp tục diệt gọn binh đoàn Sáctông, làm nên thắng lợi
lớn./.
Sự sụp đổ của Liên Xô gây ra hậu quả nặng nề như thế nào?
Dưới thể chế đa đảng, hệ thống Nhà nước yếu ớt và việc thiếu vắng một lý tưởng đoàn kết xã hội, tinh thần dân tộc chủ nghĩa ở các nước cộng hòa cũ thuộc Liên Xô đã không ngừng dâng cao, khuynh hướng ly khai, dân tộc hẹp hòi ngày càng trở nên trầm trọng. Thập niên 1990, hàng loạt các cuộc chiến tranh ly khai nổ ra tại các nước thành viên thuộc Liên Xô cũ, khiến hàng trăm ngàn người thiệt mạng.
Hệ
thống y tế miễn phí và rộng khắp của Liên Xô bị hủy. bỏ, hàng
loạt bệnh viện công bị tư hữu hóa. Viện phí theo đó tăng chóng
mặt, nhiều người dân không có đủ tiền đi chữa bệnh. (điều
chưa từng xảy ra dưới thời Liên Xô). Từ năm 1992 trở đi, dân số
nước Nga luôn có xu thế giảm. Tuổi thọ bình quân của người Nga
năm 1990 là 69,2 tuổi, đến năm 2001 sụt còn 65,3 tuổi. Thậm chí,
tuổi thọ bình quân của nam giới ở một số vùng giảm xuống chỉ
còn 50 tuổi.
Sự šụp đ.ổ
của Liên Xô sau này được Tổng thống Nga Putin gọi là “Thảm họa địa chính trị tồi
tệ nhất thế kỷ 20. Đối với nước Nga, nó đã trở thành một bi kịch thực sự. Hàng
triệu công dân và những người yêu nước của chúng ta bỗng nhiên thấy họ đang sống
bên ngoài lãnh thổ Nga”. Cựu Thủ tướng Nga Evgeny Primakov cho rằng: “Cái giá của
sự sụp đổ. Liên Xô là rất khủng khiếp, nền kinh tế Nga ŧổn thất còn nhiều hơn Chiến
tranh thế giới thứ hai. Sẽ là điên rồ nếu nói rằng đất nước này được hưởng lợi
từ những năm 1990.”
Đảng
Cộng sản Liên Xô biến mất, Liên Xô tan rã đã mang lại hậu quả tai
hại cho nhân dân Liên Xô. Rất nhiều học giả Nga cũng rút ra kết
luận rằng, Liên Xô tan rã làm cho phát triển kinh tế – xã hội
tại Nga thụt lùi mấy chục năm.
Cựu
Tổng thống Ukraine Leonid Kravchuk, một trong ba nhân vật hàng đầu
tham gia ký kết hiệp định giải thể Liên Xô sau này đã nói: “Nếu
như năm 1991, tôi biết được đất nước sẽ phát triển đến như
cục diện như ngày hôm nay thì khi đó tôi đã nhất quyết chặt đứt
cánh tay mình chứ không ký vào Hiệp định đó.
Khảo
sát của hai cơ quan điều tra dư luận ở Nga cho thấy: đa số
người dân Liên Xô cũng không muốn đất nước Liên Xô tan rã. Cuối
năm 2005, kết quả một cuộc điều tra dư luận của hai cơ quan
độc lập nổi tiếng ở Nga cho thấy: 76% số người cho rằng Liên
Xô có rất nhiều điểm đáng để tự hào; 66% người Nga ngày nay cảm thấy
nuối tiếc cho sự sụp đổ của Liên Xô; 72% và 80% số người được hỏi
lần lượt cho rằng Gorbachev và Yeltsin đã đẩy đất nước vào con
đường sai lầm; chỉ có 1% số người được hỏi mong muốn sống
dưới thời Yeltsin, 60% người Nga tin rằng: sự sụp đổ của Liên Xô
gây nhiều tác hại nhiều hơn là lợi ích. Trong cơn đại hồng thủy
đó, nhiều nước cộng hòa hậu Xô viết đã rơi vào bạo lực sắc
tộc sau khi có được độc lập, khiến cả trăm ngàn người thiệt mạng.
Theo cuộc
khảo sát của Sputnik. Ở Nga, 64% số người đã trải qua thời kỳ Liên Xô đánh giá
rằng chất lượng cuộc sống thời đó cao hơn. Ở Ukraina, đồng ý với tuyên bố này
có 60% số người trả lời, còn tỷ lệ cao nhất là ở Armenia (71%) và Azerbaijan
(69%). Mneniya tại 9 nước trong số 11 quốc gia thuộc Liên Xô cũ vào năm 2016,
phần lớn cư dân trên 35 tuổi (những người đã trải qua cuộc sống dưới thời Liên
Xô) cho rằng cuộc sống ở Liên Xô tốt hơn so với thời kỳ sau khi đất nước tan rã./.
Bất tuân dân sự - một thủ đoạn nguy hiểm
Thuật ngữ "bất tuân dân sự" lần đầu tiên xuất hiện trong tập tiểu luận của Henry David Thoreau-nhà văn, nhà tư tưởng người Mỹ-với nhan đề "Dân sự bất hợp tác", vào tháng 5-1849. Nội dung cơ bản của tập tiểu luận bàn về mối quan hệ giữa cá nhân (hoặc thiểu số công dân) với nhà nước. Theo đó, cá nhân (hoặc thiểu số công dân) có thể không tuân thủ, không phục tùng nhà nước; thậm chí, có thể thực hành chống lại luật pháp của nhà nước nếu cảm thấy những điều luật đó không phù hợp với người dân, kể cả là với thiểu số, bằng phương pháp "cách mạng hòa bình".Thực chất đây là quan điểm cực đoan, "vô chính phủ" của một kẻ vốn là phạm nhân (H.D. Thoreau viết tập tiểu luận này nhằm biện minh cho việc ông ta phải ngồi tù ở bang Massachusetts vì tội không đóng thuế). Mặc dù ở thời điểm ra đời, tác phẩm của H.D. Thoreau không gây được sự ảnh hưởng nào, nhưng sang thế kỷ 20, tư tưởng về một cuộc "cách mạng hòa bình" của ông được một số nhà hoạt động chính trị lợi dụng phát triển thành phương pháp đấu tranh bất bạo động như phong trào "Satyagraha" của Mahatma Gandhi đấu tranh giành quyền lợi cho người Ấn Độ ở Nam Phi (năm 1914) và giành độc lập cho Ấn Độ từ thực dân Anh (năm 1947); phong trào đấu tranh dân quyền ở Mỹ của Martin Luther King (thập niên 60 thế kỷ 20); phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc (chủ nghĩa Apartheid) ở Nam Phi của Nelson Mandela...
Đặc biệt, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chiến lược "diễn biến hòa bình" của chủ nghĩa đế quốc ra đời với tư tưởng chủ đạo là chuyển cuộc đấu tranh vào bên trong các nước XHCN. Từ đó, "bất tuân dân sự" từng bước trở thành một phương thức, thủ đoạn nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với các phương thức, thủ đoạn khác của chiến lược "diễn biến hòa bình". Trong các cuộc "cách mạng ca hát", "cách mạng màu", "cách mạng đường phố" ở các nước Đông Âu và Liên Xô vào những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21; "Mùa xuân Ả Rập" ở các nước Trung Đông và Bắc Phi đầu những năm 2010... đều có dấu ấn của phong trào "bất tuân dân sự". Gần đây nhất là phong trào biểu tình nhằm lật đổ Chính phủ Bolivar ở Venezuela (từ năm 2017 đến nay); phong trào “cách mạng dù” của sinh viên Hồng Công (năm 2014 và 2019) đều thể hiện rất rõ thủ đoạn "bất tuân dân sự".
Như vậy, “bất tuân dân sự” khi được sử dụng trong tay chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế đã trở thành một thủ đoạn phản cách mạng nhằm chống phá, lật đổ chính quyền, thay đổi chế độ chính trị ở những nước tiến bộ, không cùng "quỹ đạo" với chúng.
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về "bất tuân dân sự" nhưng thực chất “bất tuân dân sự” là các hoạt động công khai từ chối tuân theo, hoặc vi phạm một cách cố ý và có ý thức đối với một số đạo luật nhất định nhằm cản trở quá trình thực thi chính sách, luật pháp của nhà nước; là hình thức phản kháng bất bạo động, gây áp lực buộc nhà nước phải thay đổi chính sách, luật pháp, thậm chí lật đổ chính quyền; bản chất là hành vi vi phạm pháp luật.
“Bất tuân dân sự" là các hoạt động công khai từ chối tuân theo, hoặc vi phạm một cách cố ý và có ý thức đối với một số quy định pháp luật nhất định của nhà nước. Điều này khác hẳn với nguyên tắc phổ biến mà hầu hết các nhà nước pháp quyền trên thế giới đều thực hiện, đó là: Tiểu số phục tùng đa số; lợi ích riêng phải nằm trong lợi ích chung; lợi ích cá nhân phải phục tùng lợi ích cộng đồng, xã hội, dân tộc. Vì vậy, "bất tuân dân sự" về cơ bản thể hiện tư tưởng cực đoan, "vô chính phủ", hầu như không được nhà nước pháp quyền nào chấp nhận (ngoại trừ những thế lực muốn lợi dụng nó để chống lại nhà nước pháp quyền).
"Bất tuân dân sự" hình thức phản kháng, không tuân thủ, không phục tùng, không hợp tác cơ bản là ôn hòa, bất bạo động. Tuy nhiên, không phải tất cả hình thức đều là ôn hòa, bất bạo động. Thậm chí, theo những người chủ trương "bất tuân dân sự", hành động vũ trang của kẻ yếu chống lại kẻ mạnh hơn có vũ trang thì được coi là bất bạo động. Điều này thể hiện sự mập mờ về tính chất của các hình thức đấu tranh gọi là bất bạo động; hay nói cách khác, ranh giới giữa bất bạo động và bạo động là khá mong manh, có thể chuyển hóa cho nhau rất nhanh chóng. Thực chất, đây là cách ngụy tạo để biện giải, mở đường cho đấu tranh bạo động khi bất bạo động đã tích lũy đủ điều kiện hay "châm ngòi" thành công.
Phát triển bền vững nhưng không để vấn đề môi trường bị lợi dụng
Có không ít thông tin đã bị kẻ xấu lợi dụng, xuyên tạc, bóp méo, kích động chống phá Đảng, Nhà nước. Vì vậy, dư luận kiến nghị, cần nhận diện rõ sự thật, quan tâm xử lý nghiêm túc những bất cập về môi trường để phát triển bền vững nhưng cũng phải cảnh giác, kịp thời xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm những hội, nhóm, trang mạng núp bóng vấn đề môi trường để phá hoại an ninh chính trị, kinh tế, trật tự an toàn xã hội. Báo QĐND xin trích đăng một số ý kiến phản hồi sau bài báo.
Câu chuyện các nhóm đối tượng lợi dụng vấn đề về môi trường để xuyên tạc làm mất ổn định trong nước đã quá rõ và không còn mới. Bài học cho thấy chúng thường núp bóng dưới cái mác bảo vệ môi trường (BVMT) để xuyên tạc nhiều vụ việc làm phức tạp tình hình. Ví như, các đối tượng làm bản báo cáo đánh giá môi trường ven biển miền Trung gửi đến Quốc hội, trong đó có những thông tin không chính xác, thậm chí còn sử dụng cả hình ảnh cá chết ở Mỹ để kích động. Và đó là những nguyên nhân dẫn đến biểu tình, đập phá… gây mất ổn định.
Đối với vấn đề phát triển kinh tế và môi trường, chúng ta đã có chủ trương, phát triển kinh tế phải gắn với phát triển văn hóa, xã hội, con người, BVMT một cách tương xứng, hài hòa. Nhưng cũng cần tỉnh táo không để kẻ xấu lợi dụng vấn đề này để xuyên tạc chống phá. Hiện nay, các dự án kinh tế triển khai đều phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, về đầu tư, BVMT, được các bộ, ngành thông qua trước khi Chính phủ quyết định. Do đó, nếu phản biện phải có căn cứ, không nên chụp mũ, làm nản lòng các nhà đầu tư, cản trở sự phát triển chính đáng.
Chúng ta lại thấy một kịch bản quen thuộc khi trong hai tuần qua có hơn 4.000 trang mạng tán phát các thông tin xuyên tạc, bóp méo sự thật liên quan đến các dự án sinh thái du lịch ở Vĩnh Phúc, Đà Nẵng. Báo QĐND đã có bài viết chỉ rõ, sự việc có bàn tay của các tổ chức phản động. Vì vậy, để ngăn ngừa những “bàn tay đen” núp bóng BVMT, tôi cho rằng, các cơ quan chức năng, trước hết là cơ quan công an cần vào cuộc điều tra, tìm ra các đối tượng liên quan để xử lý nghiêm minh, giữ gìn kỷ cương phép nước.