Dưới thể chế đa đảng, hệ thống Nhà nước yếu ớt và việc thiếu vắng một lý tưởng đoàn kết xã hội, tinh thần dân tộc chủ nghĩa ở các nước cộng hòa cũ thuộc Liên Xô đã không ngừng dâng cao, khuynh hướng ly khai, dân tộc hẹp hòi ngày càng trở nên trầm trọng. Thập niên 1990, hàng loạt các cuộc chiến tranh ly khai nổ ra tại các nước thành viên thuộc Liên Xô cũ, khiến hàng trăm ngàn người thiệt mạng.
Hệ
thống y tế miễn phí và rộng khắp của Liên Xô bị hủy. bỏ, hàng
loạt bệnh viện công bị tư hữu hóa. Viện phí theo đó tăng chóng
mặt, nhiều người dân không có đủ tiền đi chữa bệnh. (điều
chưa từng xảy ra dưới thời Liên Xô). Từ năm 1992 trở đi, dân số
nước Nga luôn có xu thế giảm. Tuổi thọ bình quân của người Nga
năm 1990 là 69,2 tuổi, đến năm 2001 sụt còn 65,3 tuổi. Thậm chí,
tuổi thọ bình quân của nam giới ở một số vùng giảm xuống chỉ
còn 50 tuổi.
Sự šụp đ.ổ
của Liên Xô sau này được Tổng thống Nga Putin gọi là “Thảm họa địa chính trị tồi
tệ nhất thế kỷ 20. Đối với nước Nga, nó đã trở thành một bi kịch thực sự. Hàng
triệu công dân và những người yêu nước của chúng ta bỗng nhiên thấy họ đang sống
bên ngoài lãnh thổ Nga”. Cựu Thủ tướng Nga Evgeny Primakov cho rằng: “Cái giá của
sự sụp đổ. Liên Xô là rất khủng khiếp, nền kinh tế Nga ŧổn thất còn nhiều hơn Chiến
tranh thế giới thứ hai. Sẽ là điên rồ nếu nói rằng đất nước này được hưởng lợi
từ những năm 1990.”
Đảng
Cộng sản Liên Xô biến mất, Liên Xô tan rã đã mang lại hậu quả tai
hại cho nhân dân Liên Xô. Rất nhiều học giả Nga cũng rút ra kết
luận rằng, Liên Xô tan rã làm cho phát triển kinh tế – xã hội
tại Nga thụt lùi mấy chục năm.
Cựu
Tổng thống Ukraine Leonid Kravchuk, một trong ba nhân vật hàng đầu
tham gia ký kết hiệp định giải thể Liên Xô sau này đã nói: “Nếu
như năm 1991, tôi biết được đất nước sẽ phát triển đến như
cục diện như ngày hôm nay thì khi đó tôi đã nhất quyết chặt đứt
cánh tay mình chứ không ký vào Hiệp định đó.
Khảo
sát của hai cơ quan điều tra dư luận ở Nga cho thấy: đa số
người dân Liên Xô cũng không muốn đất nước Liên Xô tan rã. Cuối
năm 2005, kết quả một cuộc điều tra dư luận của hai cơ quan
độc lập nổi tiếng ở Nga cho thấy: 76% số người cho rằng Liên
Xô có rất nhiều điểm đáng để tự hào; 66% người Nga ngày nay cảm thấy
nuối tiếc cho sự sụp đổ của Liên Xô; 72% và 80% số người được hỏi
lần lượt cho rằng Gorbachev và Yeltsin đã đẩy đất nước vào con
đường sai lầm; chỉ có 1% số người được hỏi mong muốn sống
dưới thời Yeltsin, 60% người Nga tin rằng: sự sụp đổ của Liên Xô
gây nhiều tác hại nhiều hơn là lợi ích. Trong cơn đại hồng thủy
đó, nhiều nước cộng hòa hậu Xô viết đã rơi vào bạo lực sắc
tộc sau khi có được độc lập, khiến cả trăm ngàn người thiệt mạng.
Theo cuộc
khảo sát của Sputnik. Ở Nga, 64% số người đã trải qua thời kỳ Liên Xô đánh giá
rằng chất lượng cuộc sống thời đó cao hơn. Ở Ukraina, đồng ý với tuyên bố này
có 60% số người trả lời, còn tỷ lệ cao nhất là ở Armenia (71%) và Azerbaijan
(69%). Mneniya tại 9 nước trong số 11 quốc gia thuộc Liên Xô cũ vào năm 2016,
phần lớn cư dân trên 35 tuổi (những người đã trải qua cuộc sống dưới thời Liên
Xô) cho rằng cuộc sống ở Liên Xô tốt hơn so với thời kỳ sau khi đất nước tan rã./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét