Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỰC HIỆN TỐT CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THỜI KỲ ĐỔI MỚI

 


Chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam là một bộ phận quan hệ hữu cơ với công tác dân tộc, được quy định bởi quan điểm về vấn đề dân tộc, xử lý vấn đề dân tộc và cách thức thực hiện công tác dân tộc

Dưới góc độ chính trị - xã hội,  chính sách dân tộc là tổng hợp những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước được đ ra tác động trực tiếp đến các dân tộc và quan hệ dân tộc và mang bản chất giai cấp ca Nhà nước trong phạm vi đối nội và đi ngoại.

Dưới góc độ quản lý nhà nước, chính sách dân tộc là hệ thống nhng quyết sách của Đng. Nhà nước được thực thi thông qua bộ máy hành pháp để quản lý và phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đối với các dân tộc và vùng đồng bào dân tộc nhm thiết lập sự bình đẳng và hòa nhập phát triển, củng cố, tăng cường sự đoàn kết thống nhất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Chính sách dân tộc cũng là chính sách phát triển nhm thiết lập nên những thành tựu phát triển về kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc và vùng dân tộc, hướng tới mục tiêu cao nhất là sự bình đẳng về mọi mặt, đặc biệt về mặt chính trị, kinh tế và văn hóa giữa các vùng và các dân tộc ờ Việt Nam.

Thực hiện chính sách dân tộc là việc đưa pháp luật, chính sách vào cuộc sống, trên cơ s cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng, Nhà nưc, từ khâu hướng dẫn, thông tin, phân công trách nhiệm, chun bị các điều kiện nguồn lực tài chính, nhân lực cần thiết bảo đảm thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ yêu cầu quy định trong chính sách.

Do đặc điểm tự nhiên và dân cư, tổ chức thực hiện chính sách ở vùng dân tộc, miền núi có nhiều điểm khác biệt với khu vực nông thôn đồng bằng; những yếu tố về thời gian, môi trường sống và phong tục, tập quán cũng không giống nhau nên cách thức thông tin chính sách, nguồn lực cần được chú ý. Các khu vực dân cư khác nhau có những cách tiếp cận khác nhau, cần được cụ th hóa trong những kế hoạch đầy đủ, phù hợp.

Trong thực hiện chính sách, đánh giá chính sách là một nội dung quan trọng nhằm xác định hiệu lực, kết quả, hiệu quả của chính sách, so sánh, đối chiếu với những mục tiêu đặt ra, là cơ sở đề xem xét chính sách có phù hợp hay không, cần điều chỉnh hay bài bỏ. Đánh giá chính sách đòi hỏi phải thực hiện ở tất cả các khâu, giai đoạn, theo sát tiến trình vận động của chính sách. Đây là một quá trình liên tục, tương thích với sự vận động của chu trinh chính sách. Đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ là hai hoạt động có tính băt buộc nhằm tăng hiệu quả giám sát hoạt động chính sách cũng như dế chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.

Thực hiện chính sách dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống chính sách quốc gia, không thể tách rời với sự phát triển chung của đất nước, bảo đảm lợi ích quốc gia cả về khía cạnh chính trị, kinh tế và hội. Thực hiện chính sách dân tộc còn thể hiện mục tiêu công bằng xã hội, là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa; thể hiện tình cảm, trách nhiệm của cả nước đối với những đóng góp của đồng bào dân tộc trong sự nghiệp cách mạng giành và giữ nền độc lập dân tộc, xây đựng và bảo vệ Tồ quốc.

Xã hội chú nghĩa, đồng thời phải bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả và tính phù hợp. Do vậy, việc xây dựng chính sách dân tộc phải bảo đảm trên cơ sở các định hướng:

Dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc, từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định, vấn đề dân lộc có vị trí chiến lược. Trong từng giai đoạn cách mạng, vấn để dân tộc được nhận thức và giải quyết theo các quan điểm cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn đặt ra.

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), Đảng ta đã khẳng định: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc. Chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, kỳ thị và chia rẽ dân tộc[1].

Qua các kỳ đại hội, Đảng luôn nhất quán chủ trương, nguvên tắc trong đường lối, chính sách dân tộc, đó là xây dựng khối đoàn kết, bình đẳng giữa cộng đồng các dân tộc, phát triển toàn điện về kinh tế - chính trị - xã hội, đảm bảo các quyền và tiếp cận các quyền của đồng bào dân tộc thiểu số trên mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên cơ sở hệ thống pháp luật quốc gia và một số chính sách đặc thù đối với vùng đồng bào dân tộc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đàng khẳng định: Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chỉnh sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan bệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ trong phát triển kinh tế, văn hóa, xẫ hội vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên Tây Nam bộ, Tây duyên hải miền Trung1.

Với chủ trương, quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước, hiện nay khối các dân tộc ở Việt Nam luôn đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau xây dựng đất nước. Trong chống dịch COVID- 19 vừa qua, đại đoàn kết các dân tộc đã được phát huy cao độ trong nhận thức và hành động, trong tương trợ giúp đỡ lẫn nhau bằng các hoạt động như hỗ trợ, quyên góp, ủng hộ, chia sẻ, đã tạo nên một sức mạnh vô song để Việt Nam vững bước tiến lên.



 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét