Đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam phần lớn sống ở vùng núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, sản xuất chưa phát triển nên khả năng tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản như giao thông, thông tin liên lạc, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe có nơi còn hạn chế. Các điều kiện về bảo đảm lương thực, nhu cầu ăn, và chỗ ở đảm bảo an toàn vẫn còn là thách thức đối với một số nhóm dân cư do sinh sống ở các khu vực có môi trường tự nhiên không thuận lợi. Bên cạnh đó, nảy sinh những vấn đề mới trong quá trình phát ưiển, như: tình trạng di cư tự phát ở một số khu vực, nhất là Tây Nguyên, đời sống của người dân bị tác động bởi việc tái định cư ở các công trình thủy lợi, thủy điện, còn nhiều khó khăn chưa được giải quyết thấu đáo.
Chất lượng giáo đục, chất lượng nguồn nhân lực
hạn chế, lao động trong độ tuổi qua đào tạo thấp, chỉ đạt từ 5-20% (tùy dân
tộc) vẫn còn tình trạng một bộ phận dân cư mù chữ hoặc tái mù chữ cộng với
trình độ văn hóa thấp đã hạn chế khả năng tiếp cận và hưởng thụ các thành quả
phát triển gắn với tiêu chí về các quyền cơ bản. Cùng với đó, trình độ năng lực
hạn chế, dẫn đến khả năng tự bảo vệ các quyền cơ bản của con người, quyền công
đân của cá nhân được luật pháp thừa nhận cũng hạn chế do những phức tạp nảy
sinh của đời sống xã hội.
Bản sắc văn hóa của một số dân tộc đang
đứng trước nguy cơ mai một, bị đồng hóa, nhất là các cộng đồng ở vùng nghèo dưới
tác động của đời sống kinh tế - xẵ hội hiện đại, xâm thực văn hóa, xâm nhập và
biến đổi tôn giáo - tín ngưỡng diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Nhiều tổ chức quản lý
làng, bản truyền thống gắn với các cộng đồng không gian văn hóa bị phá vỡ (hoặc
phá bỏ do chính sách phát trién gần đây), luật tục bị tháo bỏ hoặc không được
công nhận cùng với một số giá trị sở hữu truyền thống. Sức bảo vệ trước dòng
chảy văn hóa của một số cộng đồng dân tộc thiểu số trở nên suy yếu và cần có
những chính sách trợ lực để bảo vệ bản sắc văn hóa cộng đồng dân tộc. Tình hình
tín ngưỡng, tôn giáo vùng dân tộc có nhiều diễn biến phức tạp, nảy sinh những
vấn đề mới, đạo lạ và truyền đạo trái phép.
Chất
ỉượng và số lượng hoạt động của bộ máy hành chính, các tổ chức cung cấp dịch vụ
công, việc thực thi nhiệm vụ, thi hành pháp luật của bộ máy công chức, viên
chức nhà nước cũng là vẩn đề cần quan tâm trong việc thực thi chính sách, pháp
luật, đảm bảo các quyền cơ bản của công dân, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiều số. Sự hiểu biết,
trách nhiệm và lòng kiên trì là những phẩm chất cần thiết đối vói những cán bộ,
công chức công tác ở vùng dân tộc và lĩnh vực dân tộc.
Tác động của nền kinh tế thị trường tạo điều kiện và
phát huy tiềm năng phát triển vùng đồng bào dân tộc, là cơ hội cho đồng bào
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sản xuất. Kinh tế thị trường thúc đẩy trao đổi quan hệ
hàng hóa - tiền tệ vào quan hệ kinh tế tự nhiên của đồng bào, tạo nên những
biến đổi phức tạp trước dòng chảy của quy luật của thị trường. Mặc dù, chính
sách phát triển kinh tế nhiều thành phần thúc đẩy tăng cường đầu tư vào khu vực
miền núi, nhưng cũng làm gia tăng cạnh tranh không lành mạnh nếu không có sự kiểm
soát và định hướng rõ ràng.
Ngoài ra, còn có những
vấn đề chịu tác động, ảnh hưởng thế giới, khu vực và trong xu thế hội nhập,
phát triển, đó là: sự phát triển thị trường kinh tế toàn và khu vực; vấn đề tôn giảo, sắc tộc và xung đột vũ trang chi phối các vấn đề
quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại
giao giữa các quốc gia; quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội ở nhiều quốc gia
và thế giới; sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, đặc
biệt là công nghệ thông tin.
Những vấn đề trên
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của vùng dân tộc thiểu số của nước ta hiện
nay, đòi hỏi Đảng, Nhà nước cần có chính sách kịp thời để vùng dân tộc thiểu số
phát triển
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét