Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

Chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam

 

 

  Thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân, trong đó có đồng bào các tôn giáo. Tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo đúng chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Điều 18. Điều kiện để tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo

Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

1. Có giáo lý, giáo luật, lễ nghi;

2. Có tôn chỉ, mục đích, quy chế hoạt động không trái với quy định của pháp luật;

3. Tên của tổ chức không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc;

4. Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;

5. Có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở;

6. Nội dung hoạt động tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật này.

Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. 

2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo. 

3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:

a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; 

b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; 

c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;

d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

- Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống “tốt đời đẹp đạo” trong quần chúng tín đồ, chức sắc, nhà tu hành ở cơ sở. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước.

 Phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào có đạo, tự giác và phối hợp đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để phá hoại đoàn kết dân tộc, chống đối chế độ.

+ Đổi mới chính sách, phương thức giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo

Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm giải quyết các vấn đề dân tộc, tôn giáo, tuy nhiên hiệu quả của nó chưa cao. Vì thế cần đổi mới cả về chính sách, cả về các thức tổ chức thực hiện các chính sách đó.

+ Tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở

+ Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng tôn giáo, từng dân tộc để có hình thức, phương pháp cho phù hợp; phát huy vai trò của đội ngũ chức sắc, chức việc và đội ngũ gì làng, trưởng bản

+ Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng.

Đấu tranh chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo là một bộ phận nằm trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch nhằm xóa bỏ CNXH ở nước ta. Đây là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt, phức tạp và lâu dài trên tất cả các mặt:

Trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng. Thực hiện tuyên truyền vạch trần âm mưu, thủ đoạn lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng; đồng thời làm cho đồng bào các dân tộc, các tôn giáo hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về dân tộc, tôn giáo. Cần hiểu rõ, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là tôn trọng niềm tin, những sinh hoạt tôn giáo phù hợp với giáo lý, với truyền thống văn hóa dân tộc, phù hợp với triết lý “tốt đời, đẹp đạo”; kiên quyết đấu tranh bài trừ mê tín dị đoan và chủ động đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng của các thế lực thù địch. Tôn trọng quyền tự quyết dân tộc không có nghĩa là để cho địch lợi dụng để phá hoại khối đại đoàn kết.

Trên lĩnh vực kinh tế. Phải kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo với đấu tranh chống nghèo nàn, lạc hậu. Bởi lẽ, một trong những nguyên nhân mà kẻ thù lợi dụng là do đời sống của đồng bào các dân tộc, các tôn giáo còn khó khăn để dụ dỗ, kích động họ chống lại chính quyền. Vì vậy, đấu tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo phải gắn chặt với việc động viên đồng bào, các tín đồ tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Đồng thời phải kết hợp với đấu tranh chống địch lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền.

Trên lĩnh vực đối ngoại. Đây là lĩnh vực hết sức phức tạp và nhạy cảm mà các thế lực thù địch lợi dụng để can thiệp, chống phá nước ta. Chúng dựng lên cái gọi là “tự do tôn giáo Việt Nam”, “nhân quyền Việt Nam”... để lừa bịp dự luận quốc tế, trắng trợn vu cáo Nhà nước ta vi phạm nhân quyền, đàn áp đồng bào các dân tộc thiểu số, đàn áp tôn giáo... Do đó, chúng ta cần quán triệt phương châm tích cực, chủ động, mềm dẻo, linh hoạt bác bỏ mọi luận điệu vu cáo, xuyên tạc, bóp méo sự thật về tình hình dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế.

Trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Cuộc đấu tranh chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh được biểu hiện trực tiếp ở việc làm thất bại mọi mưu đồ kích động sự khác biệt, mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo trong cộng đồng người Việt; mưu đồ hỗ trợ chủ nghĩa cực đoan, cuồng tín, tạo nên những vụ gây rối, bạo loạn, ly khai; mưu đồ tạo dựng, hình thành những nhân tố chống đối từ bên trong, xây dựng lực lượng đối lập để lật đổ chính quyền của các thế lực phản động thù địch. Thực tế cho thấy, có lúc vấn đề dân tộc, tôn giáo đã tạo nên những “điểm nóng” như: Vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên 2/2001 và 4/2004 với cái gọi là “Nhà nước Đề Ga”, “Hội thánh Tin lành Đề ga”; Việc truyền đạo trái phép và “xưng vua”ở Mường Nhé (Điện Biên). Những vụ việc trên đã ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đến thế trận lòng dân và thế trận quốc phòng, an ninh.

Cần có sự phân định rạch ròi các khía cạnh của vấn đề: Đâu là vấn đề nảy sinh do những sai lầm, hạn chế, yếu kém của công tác dân tộc, tôn giáo tạo ra; đâu là những vấn đề địch lợi dụng để chống phá cách mạng nước ta; đâu là vấn đề chính trị và đâu là vấn đề nhận thức, tư tưởng; từ đó có những giải pháp phù hợp, hiệu quả.

Qua xử lý các vụ việc trên cho thấy, đấu tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo phải kiên quyết, khôn khéo, dứt điểm không để lây lan kéo dài; phải phát huy được sức mạnh tổng hợp; đấu tranh trên lĩnh vực QP-AN phải kết hợp chặt chẽ với các lĩnh vực khác, đặc biệt là công tác tuyên truyền, vận động, giúp đỡ đồng bào, tín đồ tôn giáo lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, tạo sức đề kháng từ bên trong mỗi tín đồ, mỗi địa phương và cả nước.

 Hướng dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; đấu tranh làm thất bại những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch bên ngoài đối với tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo ở nước ta.

 Tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác tôn giáo.Tăng cường nghiên cứu cơ bản, tổng kết thực tiễn, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách trước mắt và lâu dài đối với tôn giáo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét