Trong cục diện thế giới mới, đặc biệt khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện nay và trong những năm tới sẽ có những biến đổi nhanh và mạnh mẽ. Cùng với đó là sự phát triển của các nước sẽ tạo ra những lực cản, kiềm chê quá trình thực hiện “diễn biên hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ Việt Nam của các thế lực thù địch.
Cạnh
tranh và xung đột về địa - chính trị; cạnh tranh giành tài nguyên năng lượng đã
và đang làm cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á ngày
càng “nóng” lên. Nước Mỹ thực hiện chiến lược “xoay trục” quay trở lại châu Á -
Thái Bình Dương; Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ; nước Nga dần khôi phục vị trí cường
quốc về kinh tế và quân sự; Ấn Độ thực hiện chính sách hướng Đông... đã đẩy
nhanh sự thiết lập trật tự thế giới mới, từ trật tự thế giới một cực sau Chiến
tranh lạnh hình thành nên thế giới đa cực nhiều trung tâm. Chính sự chuyển biến
nhanh chóng này làm cho nước Mỹ không còn ỏ vị trí có thể áp đặt mọi vấn đề cho
thế giới đương đại và trong tương lai như họ đã làm trong những năm cuối thế kỷ
XX, đầu thế kỷ XXI. Chính điều này sẽ tác động làm cản trở việc thực hiện chiến
lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ Việt
Nam của các thê lực thù địch.
Sự
xuất hiện của các tổ chức khủng bô" quốc tế như Nhà nước Hồi giáo tự xưng
(IS)... với những hoạt động đe dọa tới lợi ích sống còn và an ninh của nước Mỹ
cùng các nước Tây Âu ngày càng nhiều hơn đã làm cho tình hình quốc tế phức tạp
hơn. Tình hình này đặt cho nước Mỹ và các nước tư bản châu Âu phải tập trung
trí tuệ, sức lực, tiền của để đối phó, đi liền với đó, Mỹ buộc phải phân tán
hơn trong thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa”.
Xu
hướng mở cửa, hội nhập quốc tế của Việt Nam tạo nên sự ràng buộc lợi ích giữa
Việt Nam và các nước khác tác động làm hạn chế các thế lực thù địch trong việc
thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” nội bộ ta.
Ở
Việt Nam, sự ổn định về chính trị, kinh tế phát triển, quốc phòng, an ninh được
giữ vững, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết, dân chủ, công bằng ngày càng tốt
hơn đã tạo lập lòng tin vững chắc hơn của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế
độ xã hội chủ nghĩa. Điều này đã, đang và sẽ là lực cản lớn nhất tới quá trình
thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” nội bộ ở Việt Nam của các thế lực thù địch.
Sự
phát triển của toàn cầu hóa và công nghệ thông tin sẽ tạo cơ hội để các thế lực
thù địch thực hiện chiến tranh thông tin - tư tưởng, tiến hành “diễn biến hòa hỉnh".
Đây là loại hình chiến tranh diễn ra hằng ngày, hằng giờ và được đánh giá là biến
thể của Chiến tranh lạnh. Chiến tranh thông tin - tư tưởng không bị cấm hoặc bị
hạn chế bởi bất cứ một đạo luật nào, cũng không được đưa vào nội dung của các
hiệp ước quốc tế. Loại hình chiến tranh này đang diễn ra một cách quyết liệt,
thậm chí tàn bạo hơn cả chiến tranh nóng, nhưng dư luận phản đối nó chưa rõ
ràng.
Thực
tế đã cho thấy, cuộc chiến tranh thông tin - tư tưởng thường xuyên, lâu dài,
trên quy mô lớn do phương Tây tiến hành là một trong những yếu tố quan trọng dẫn
tới sự sụp đổ của chê độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. về sau, chiến
tranh thông tin - tư tưởng đã từng diễn ra ở Côxôvô năm 1999, ỏ Irắc năm 2003, ở
Libi năm 2011, ở Xyri và Ucraina và nhiều nước khác. Tác động của chiến tranh
thông tin - tư tưởng có thể làm thay đổi cả một chế độ chính trị, hoặc tạo cớ
cho cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia, dân tộc có chủ quyền. Với hiệu quả
của nó, trong thời gian tới, các thế lực thù địch sẽ tiếp tục đẩy mạnh chiến lược
“diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
nội bộ ta, làm cho nó diễn ra nhanh hơn, quy mô lớn hơn. Cũng vì sự phát triển
mạnh mẽ của thông tin và truyền thông với nhiều loại hình báo chí và truyền
thông, đặc biệt là báo điện tử, các trang mạng xã hội, với hiệu ứng rất nhanh,
hiệu quả rất cao, làm cho công tác quản lý, kiểm soát nó rất khó khăn. Vì thế,
phương Tây tiếp tục hô hào, đòi “quyền tự do ngôn luận”, “quyền tự do báo chí”,
đòi cho báo chí tư nhân tồn tại, thoát khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của
Nhà nước, lợi dụng báo chí, truyền thông phục vụ cho tuyên truyền “giành con
tim, khối óc” người dân, chông phá Việt Nam, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” nội bộ ta.
“Mảnh
đất màu mỡ” - điều kiện thuận lợi để các thế lực thù địch thực hiện “diễn biến
hòa bình” và thúc đẩy nhanh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam là tình
trạng: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ
vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số" cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý
tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi,
tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”.
Đặc biệt, việc quán triệt và thực hiện các nghị quyết Trung ương về xây dựng Đảng
vẫn chưa tạo được những chuyển biến mạnh mẽ; “việc triển khai thực hiện các chủ
trương, biện pháp ngăn ngừa, đấu tranh khắc phục hạn chế, khuyết điểm còn chưa
đồng bộ, quyết liệt. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
chưa được đẩy lùi, thậm chí ở một số nơi có biểu hiện tinh vi hơn”. Dựa vào thực
tế này, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch sẽ ráo riết, tranh thủ thời
cơ để “nội công, ngoại kích”, đẩy nhanh chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy
mạnh mẽ hơn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ Việt Nam.
Những tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập
quốc tế, những thách thức đặt ra đối vối nước ta rất phức tạp, trong khi đó, đời
sống của Nhân dân nói chung, của đội ngũ cán bộ, đảng viên nói riêng còn gặp rất
nhiều khó khăn, tệ nạn tham nhũng, tiêu cực xã hội, sự phân hóa giàu, nghèo, bất
bình đẳng... đang tác động tới mọi đối tượng xã hội, trong đó có cán bộ, đảng
viên... Điều đó nếu không được khắc phục có hiệu quả sẽ có tác động tiêu cực, tạo
ra những bức xúc xã hội, suy giảm niềm tin vào chủ nghĩa xã hội dẫn đến “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta với tốc độ nhanh hơn./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét